Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phòng chống tai nạn thương tích ở Trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phòng chống tai nạn thương tích ở Trường Mầm non

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Tai nạn, thương tích ở nước ta đã trở thành vấn đề đáng lo ngại của toàn

xã hội. Tỷ lệ tai nạn, thương tích gây tử vong đối với nhóm tuổi từ 0-18 tuổi

chủ yếu là do chết đuối, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, ngã và điện

giật. Các biện pháp phòng chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục

không chỉ có tác động tới sức khỏe và tính mạng của trẻ ở lứa tuổi mầm non,

học sinh, sinh viên mà còn là yếu tố đảm bảo giáo dục toàn diện. Tai nạn

thương tích trẻ em do tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng, ngã, bạo lực gia

đình, xã hội và tự tử.là thứ mà bất kỳ không ai mong muốn.

Tai nạn, thương tích, luôn rình rập quanh ta nhất là đối với trẻ mầm non

nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng. Bởi vì lứa tuổi này là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ

vô cùng hiếu động luôn tò mò khám phá thế giới xung quanh trẻ, nhưng trẻ lại

chưa biết bảo vệ mình tránh những tai nạn, thương tích. Nên các nguy cơ xảy ra

tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng của người lớn

hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ chưa được an toàn.

Vì vậy khi trẻ học, vui chơi và các hoạt động khác rất dễ xảy ra tai nạn thương

tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương.những tai nạn này sẽ để

lại hậu quả không tốt cho trẻ, nếu như trẻ bị thương tích nặng trẻ sẽ bị mất máu,

tinh thần bị hoảng loạn, nếu như vết thương vào mắt rất nguy hiểm có thể gây

mù, vết thương gãy xương sẽ làm ảnh hưởng đến vận động, vóc dáng của trẻ.

pdf 22 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1310Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phòng chống tai nạn thương tích ở Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyệt đối về thể chất cũng như tinh thần cho trẻ trong 
các cơ sở giáo dục. 
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 
tuổi nói riêng là một yêu cầu rất quan trọng, giáo viên cần xây dựng hoạt động 
thông qua quá trình phát triển của trẻ đặc biệt là quá trình nhận thức. 
Trẻ lứa tuổi này rất hiếu động, thích khám phá nhưng để bảo vệ bản thân 
tránh những tai nạn thương tích xảy ra còn hạn chế nên khả năng gây ra thương 
tích là rất cao. Là một giáo viên tôi cần trang bị cho bản thân mình những hiểu 
biết chính xác về tai nạn thương tích (Khái niệm, nguyên nhân, cách phòng 
tránh, cách xử lý ban đầu) khi bản thân đã có những kiến thức hiểu biết rõ ràng 
thì sẽ dễ lồng ghép, tích hợp vào tất cả hoạt động, vui chơi, ăn, ngủ một cách 
hợp lý và đúng lúc. 
Thực tế hàng ngày trẻ 4 – 5 tuổi được tiếp xúc và tham gia rất nhiều hoạt 
 5động trong trường, ở mọi nơi như: Trong lớp học, ngoài sân trường. Hay nói 
một cách khác là nhu cầu hàng ngày của trẻ là học tập, vui chơi, ăn ngủ trẻ chỉ 
biết rằng mình thích chơi đùa nghịch theo phản xạ của mình điều này rất nguy 
hại bởi trẻ chưa hiểu về những tác động bên ngoài có thể gây nguy hiểm đến 
bản thân trẻ. Chính vì vậy là một giáo viên cần nắm bắt được tình hình cũng 
như đặc điểm của môi trường xung quanh trẻ để trang bị cho trẻ những hiểu 
biết về cách phòng, tránh tai nạn, thương tích thì mới đảm bảo cho trẻ mỗi ngày 
trẻ đến trường là một ngày vui. 
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 
* Thuận lợi : 
Về phía nhà trường: 
Trường mẫu giáo Hoa cúc Trắng đã được sự chỉ đạo sát sao về chuyên 
môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của 
lãnh đạo địa phương và Ban giám hiệu nhà trường. 
Lớp đã được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ 
 Về phía giáo viên: 
 Năm học 2020 - 2021 tôi được nhà trường phân công dạy lớp trẻ 4 - 5 
tuổi. 
Bản thân là giáo viên trẻ nhiệt tình năng động, có nhiều kinh nghiệm 
thực tế đứng lớp nên cũng đã tìm được ra một số giải pháp để phòng tránh tai 
nạn thương tích cho trẻ. 
- Trẻ 4 - 5 tuổi được phổ cập giáo dục ra lớp 100% nên mức độ nhận 
thức tương đối đồng đều, chính vì vậy việc dạy trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi. 
*Khó khăn: 
Bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có không ít khó khăn trong quá 
trình giảng dạy của mình mà tôi đã gặp phải như sau: 
 Một số phụ huynh lại có quan niệm để trẻ ở nhà không đi học mà đến 4 
tuổi mới ra lớp, chính vì vậy mà một số cháu đến trường còn nhút nhát. Mặt 
khác cũng có phụ huynh lại phó mặc con mình cho trường mầm non dẫn đến 
việc không tạo ra được sự thống nhất trong công tác giáo dục trẻ dẫn đến hiệu 
quả việc đến lớp không đồng đều. Cho trẻ tự ý xem tivi, điện thoại khong có sự 
kiểm soát dẫn tới việc trẻ xem những chương trình không phù hợp vớ lứa tuổi 
mầm non 
 Một số phụ huynh đi làm công ty phó mặc con cái cho cô giáo, cho ông 
bà nên phần nào ảnh hưởng đến việc phối kết hợp với cô giáo trong công tác 
 6chăm sóc – Nuôi dưỡng – Giáo dục trẻ. 
 Đối với trẻ: 
Một số trẻ kỹ năng sống cần thiết còn hạn chế. 
Trẻ chưa biết đâu là nơi an toàn, đâu là nơi nguy hiểm 
Một số trẻ thích choi trò mạo hiểm mà chưa biết hậu quả của các trò chơi 
. 
* Kết quả, hiệu quả của thực trạng: 
TT 
Nội dung 
Tỷ lệ trẻ đạt được 
Số trẻ 
khảo 
sát 
Trẻ 
không bị 
thương 
tích 
Tỷ lệ 
Trẻ bị 
thương 
tích 
Tỷ lệ 
1 
- Trẻ biết tránh 
xa những đồ 
chơi dụng cụ 
gây nguy hiểm 
18 
8 
45,5% 
10 
55,5% 
2 
- Trẻ biết 
phòng tránh tai 
nạn thương tích 
18 10 
55,5% 
8 
45,5% 
3 
- Trẻ bị trầy 
xước, ngã, bị 
thâm phần mềm 
18 10 55,5% 8 
45,5% 
4 
- Trẻ bị các dị 
vật, đất nặn, hột 
hạt, sáp màu 
vào đường thở 
18 7 38,8% 11 62,2% 
 Với kết quả khảo sát như trên cho thấy kĩ năng phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ còn hạn chế trẻ chưa biết để bảo vệ bản thân mình, hay đùa 
nghịch, hay xô đẩy nhau, hay lại gần những dụng cụ gây nguy hiểm như: Ổ 
điện, phích nước nóng...hay đưa những dị vật vào đường thở. Với những nguy 
hiểm luôn đe dọa bất cứ lúc nào với trẻ vì vậy là một giáo viên tôi băn khoăn 
trăn trở tìm tòi mọi biện pháp như trao đổi với đồng nghiệp, mạnh dạn đề xuất 
với cấp trên, tìm hiểu thông tin đại chúng qua sách báo, truyền thông... để tìm 
 7ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ bảo vệ bản thân tránh xa những nguy hiểm 
gây thương tích, giúp trẻ luôn đảm bảo an toàn 100% số trẻ đến trường đến lớp. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 
a. Mục tiêu của giải pháp 
 Là một giáo viên Mầm non tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm phải đi 
sâu tìm hiểu về các giải pháp giúp trẻ phòng chống tai nạn thương tích khi đến 
trường 
Phòng chống tai nạn thương tích để trẻ luôn cảm thấy mình luôn được yêu 
thương và được bảo vệ 
 Phòng chống tai nạn thương tích góp phần phát triển sức khỏe và học tập 
của xã hội nói chung và trẻ mầm non nói riêng 
 Phòng chống tai nạn thương tích giúp phụ huynh tin tưởng vào môi trường 
giáo dục mầm non 
 Phòng chống tai nạn thương tích giúp trẻ luôn được an toàn khi tham gia tất 
cả các hoạt động trong trường 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 
*Giải pháp 1: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn 
Trường mẫu giáo Hoa Cúc Trắng được xây dựng khá thuận lợi tuy nhiên 
khi xây dựng trường học chưa lường trước được những nguy hiểm xảy ra với 
trẻ, lan can còn thấp, tầm với tay của trẻ rất dễ leo trèo. Bản thân là một giáo 
viên trực tiếp giảng dạy trẻ hàng ngày tôi nhận thấy một số bất cập về cơ sở vật 
chất vì thế tôi đã trao đổi với một số giáo viên mạnh dạn đề xuất ý kiến với ban 
giám hiệu nhà trường có kế hoạch báo cáo với ủy ban nhân dân xã và đã lên kế 
hoạch tuyên truyền công tác ủng hộ từ nguồn xã hội hóa giáo dục từ phụ huynh, 
nhà trường đã có biện pháp nâng cấp một số thiết bị có thể gây nguy hiểm cho 
trẻ. 
Hành lang được hàn bằng các then sắt thẳng đứng quá tầm đầu của trẻ, 
chiều rộng không quá 15cm để đảm bảo an toàn cho trẻ 
 8
Hành lang 
 Một số bệ vệ sinh, sàn thoát nước, vòi khóa do sử dụng lâu năm nên bị hư 
hỏng, tắc không thoát được nước, nước đọng lại cũng gây nguy hiểm cho trẻ, 
tôi đã báo cáo với ban giám hiệu được nhà trường lưu tâm chú ý cho thay thế 
những bệ vệ sinh bị tắc và các vòi nước bị hư, giờ đây sàn nhà vệ sinh của lớp 
tôi dốc nước và khô thoáng. 
 Các cống rãnh thoát nước xung quanh trường được đậy nắp bê tông kín 
 Khu vực bếp ăn của nhà trường đã phối kết hợp với phụ huynh về công 
tác xã hội hóa giáo dục để mua tủ hấp cơm rất an toàn, sạch sẽ, bể nước nhà 
trường được xây cao xa lớp học và khu sân chơi có cửa khóa ra vào nơi bể 
nước và khu chế biến của nhà bếp, có máy lọc nước để đảm bảo nguồn nước 
sạch để phục vụ cho trẻ ăn uống tại trường. 
Đối với các cánh của như của sổ, cửa chính luôn phải cố định, tránh tình 
trạng trẻ mở ra vào, gió đập gây ảnh hưởng đến trẻ 
 9
Cửa chính được gắn then chốt 
 Kết quả: Từ những điều kiện vật chất còn hạn chế, một số dụng cụ bị hư 
hỏng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ bản thân đã đề xuất ý kiến 
lên nhà trường, nhà trường báo cáo với lãnh đạo xã đã kết hợp với phụ huynh 
nâng cấp sửa chữa kịp thời đảm bảo an toàn cho trẻ vì vậy tại lớp tôi không có 
trẻ nào xảy ra tai nạn thương tích về xương gãy tay chân tại lớp. 
*Giải pháp 2: Chọn lọc và sáng tạo làm đồ chơi mang tín an toàn cho 
trẻ 
Đối với trẻ mầm non đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu 
được, đồ chơi cần cho trẻ được ví như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Nếu như 
một ngày trẻ đến lớp mà không có đồ dùng đồ chơi sử dụng trong các hoạt 
động học và chơi thì coi như hoạt động đó không thu hút sự hứng thú của trẻ 
dẫn đến không thành công vì vậy đồ dùng đồ chơi rất quan trọng và cần thiết 
cho trẻ khi hoạt động ở lớp và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một 
ngày là rất cần thiết. 
Đối với trẻ 4 – 5 tuổi hay hiếu động tò mò khám phá đồ chơi tháo lắp 
khám phá xem bên trong đồ chơi có gì và nó được lắp ghép như thế nào nên đồ 
chơi rất nhanh hư hỏng. Vì vậy là giáo viên tôi thường xuyên lau chùi hàng 
ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh cho trẻ khi chơi và loại bỏ một số đồ chơi 
 10đã hư hỏng gây nguy hiểm cho trẻ. 
 Vệ sinh đồ dùng đồ chơi, loại bỏ đồ dùng hư hỏng. 
 Trong quá trình trẻ chơi tôi thường xuyên quan sát tránh trường hợp 
những đồ chơi bị vỡ có cạnh sắc nhọn loại bỏ ngay để thay thế đồ chơi khác, 
tránh tình trạng trẻ cầm đồ chơi sắc nhọn dễ dẫn đến tai nạn cho trẻ khi chơi 
giữa trẻ này với trẻ khác: Rách mặt, chảy máu tay, chân, vào mắt có thể gây 
đến mù lòa... 
Những đồ chơi nhỏ như: xâu hạt, trẻ rất hay bỏ vào hốc mũi, bỏ vào miệng 
để cắn, khi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát trò chuyện giáo dục trẻ khi tham gia 
các thao tác phải biết phối hợp với nhóm bạn cùng nhau thực hiện và giáo dục 
trẻ tầm quan trọng của việc bỏ các hạt hoặc đồ chơi nhỏ vào miệng vào mũi. 
Khi trẻ chơi xong cô cùng trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định không để 
trẻ tự ý lấy hột hạt ra chơi. 
 Đối với trẻ 4 – 5 tuổi khi chơi phải có nhiều đồ chơi đa dạng về chủng 
loại để trẻ được khám phá vì thế bản thân luôn cố gắng sáng tạo, phối kết hợp 
với phụ huynh tìm kiếm nguyên vật liệu sẳn có để tạo ra những đồ chơi mới 
phù hợp lứa tuổi nhưng phải đảm bảo tính khoa học thẩm mỹ, tận dụng các 
nguyên vật liệu phế thải như các lon bia, nước ngọt, các vỏ chai nhựa tạo ra đồ 
 11chơi; ví dụ: Khi trẻ chơi bán hàng với các lon bia nước ngọt..... phải được chùi 
rửa sạch sẽ dán kín miệng hoặc đậy nắp kín miệng chai lọ, các loại chai nhựa 
cắt làm đồ chơi như ô tô, hoa lá....để trẻ chơi phải được hơ chèn cạnh qua lửa 
để loại bỏ cạnh sắc nhọn xù xì làm chầy sước da trẻ, khi cho trẻ làm đồ chơi tự 
tạo cùng cô, cô phải luôn thận trọng chú ý quan sát trẻ sử dụng dao, kéo, súng 
bắn.. 
Đồ dùng đồ chơi tự sáng tạo 
Những đồ chơi tự làm chưa đủ để phục vụ cho trẻ chơi vào hoạt động khi mua 
 12thêm đồ chơi cho trẻ cần phải lựa chọn đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng 
trên bao bì sản phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi, chọn lọc và không mua 
tràn lan. Khi dùng xong phải cất gọn gàng đúng nơi quy định. 
- Những giá góc trong lớp bị hư hỏng phải báo ngay với ban giám hiệu 
thay thế giá góc khác và phải vít chặt vào tường tránh tình trạng trẻ lại giá góc 
chơi bị đỗ vào người trẻ. 
Kết quả: Chọn lọc và sáng tạo đồ dùng dồ chơi mang tính an toàn cho trẻ 
là một việc làm phải thường xuyên và liên tục, luôn quan tâm chú ý khi trẻ sử 
dụng đồ chơi tránh tai nạn thương tích và dị vật đường thở cho trẻ. 
Khi tạo ra đồ dùng đồ chơi phải có tính thẩm mỹ, bền không có cạnh sắc 
nhọn, nhờ việc làm thường xuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi hư hỏng, tạo ra nhiều 
đồ chơi mới an toàn cho trẻ nên lớp tôi không có trẻ nào bị tai nạn thương tích 
do đồ chơi gây ra. 
*Giải pháp 3: Giáo viên luôn giám sát và bảo vệ trẻ mọi lúc mọi nơi 
 Trẻ lứa tuổi 4 – 5 tuổi rất hiếu động luôn muốn mình khám phá mọi đồ vật 
xung quanh bằng tất cả khả năng của mình. Vì thế là cô giáo phải thường xuyên 
theo dõi, bao quát và bảo vệ trẻ mọi lúc mọi nơi trong mọi hoạt động. 
Hàng ngày giáo viên phải nhận trẻ trực tiếp từ tay phụ huynh và kiểm tra số trẻ 
nhiều lần trong ngày để tránh thất lạc, tôi mạnh dạn ý kiến với ban giám hiệu 
nhà trường kết hợp với bảo vệ và giáo viên trong trường phân công trực đóng 
mở cửa cổng đúng giờ, nếu có người lạ ra vào phải được quan sát để đảm bảo 
an toàn cho trẻ không bị bắt cóc hoặc trẻ chạy ra đường về nhà. 
 Hoạt động học: Một số trẻ rất chú ý quan sát nghe cô giải thích, chú ý hoạt 
động nhưng có một số trẻ chưa chú ý hoạt động hay đùa nghịch, như lấy đất nặn 
nhét vào tai, bôi lên tóc, lấy phấn màu, bút chọc vào mặt nhau, nhét phấn màu vào 
mũi vì thế cô phải thường xuyên quan sát giáo dục trẻ trong khi hoạt động. 
+ Giáo viên luôn lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ mọi chủ 
đề, lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn, thương tích vào chương trình giáo 
dục. 
+ Chủ đề: “Giao thông”: biển báo giao thông đơn giản, đèn tín hiệu, khi 
tham gia giao thông các bé cũng phải nhớ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao 
thong. 
 13 + Chủ đề: Gia đình lồng ghép các câu hỏi những đồ dùng nào trong gia đình 
có thể gây nguy hiểm các con không được đến gần (Ổ điện, phích nước nóng, 
bếp ga, dao, kéo...) 
+ Chủ đề: Động vật khi tham quan vườn bách thú các con phải làm sao. 
Cung cấp kiến thức cho trẻ những con vật nào hung dữ không nên đến gần, 
những con vật nuôi trong gia đình không nên đánh đập, hay bế các con vật lên 
tay như: Mèo, chó, các móng vuốt của chó, mèo sẽ làm trẻ bị thương vì da của 
trẻ rất dễ trầy xước. 
Cô bao quát trẻ trong giờ học 
 Hoạt động ngoài trời: Trong giờ chơi ngoài trời trẻ rất ham chơi, lứa tuổi 
này trẻ hiếu động hay chạy, nhảy, leo trèo nên có thể gặp các tai nạn như: Chấn 
thương phần mềm, rách da, gãy xương... nguyên nhân là do trẻ đùa nghịch, xô 
đẩy nhau, múa tay chân để đấu kiếm, bẻ cành cây chọc vào nhau, cầm sỏi đá 
ném vào nhau, tranh nhau trèo lên đồ chơi. Vì thế trước khi cho trẻ hoạt động 
ngoài trời cô phải nên chú ý quan sát trẻ, kiểm tra khu vực sân chơi có chủ định 
phải bằng phẳng, sạch sẽ giao hẹn với trẻ về khu vực chơi, những đồ chơi ngoài 
trời như: Thuyền rồng, cầu trượt, đu quay... phải được vít óc thật chặt xuống 
sàn sân để đảm bảo an toàn cho trẻ leo trèo khi chơi 
 Khi trẻ chơi cô phải gần trẻ, kịp thời giải thích cho trẻ sự nguy hiểm khi xô 
 14đẩy nhau, tranh nhau leo trèo trước, khi chơi phải nhường nhịn đoàn kết phối 
hợp với bạn, phải cẩn thận khi chơi 
Cô phải điểm diện lại số trẻ xem đủ số trẻ chưa mới cho lên lớp, để tránh tình 
trạng trẻ thất lạc. 
 Trẻ hoạt động ngoài trời. 
 - Hoạt động ăn: Vào giờ ăn trẻ lứa tuổi này hay đùa nghịch, để đảm 
bảo an toàn cho trẻ khi ngồi ăn tôi đã kê bàn ăn thành từng nhóm mỗi nhóm có 
6 trẻ, chuẩn bị đầy đủ như đĩa đựng khăn ướt, đĩa đựng cơm rơi vãi để trẻ bỏ 
vào không vớt xuống sàn nhà hoặc búng cơm vào mặt nhau, nhắc trẻ khi ăn 
không đùa nghịch, không lấy thìa chọc vào mặt nhau, không nói chuyện, ăn từ 
nhai kỹ, tôi luôn kiểm tra trước khi cho trẻ ăn tránh cho trẻ ăn những thức ăn 
quá nóng 
 Hoạt động ăn 
 15- Hoạt động ngủ: Giáo viên chuẩn bị giường chiếu đầy đủ cho trẻ, khi trẻ 
ngủ cô phải kiểm tra nhắc trẻ không được ngậm cơm, thức ăn trong miệng, 
kiểm tra trẻ xem trẻ có cầm đồ vật cứng, hột hạt trên tay để tránh trường hợp 
khi ngủ trẻ treo ghẹo nhét vào miệng, tai, mũi làm trẻ ngạt thở. Khi trẻ ngủ phải 
đủ sạp, giường nằm cho trẻ nằm thoải mái, phòng ngủ phải thông thoáng, 
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông tránh gió lùa trực tiếp vào mặt trẻ. 
Giáo dục trẻ khi ngủ không nên nằm sấp, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí 
gây ngạt thở. 
Hoạt động ngủ trưa 
Trẻ 4 – 5 tuổi rất hay bắt chước nhau, khi trẻ lên uống nước hoặc đi vệ sinh, các 
bạn khác cũng chạy theo lên để đùa nghịch thi nhau uống, cô giáo phải quán 
xuyến giải thích cho trẻ lần lượt từng bạn lên uống tránh tình trạng trẻ thi nhau 
uống bị sặc nước, hoặc tranh nhau đi vệ sinh xô đẩy nhau sẽ gây thương tích 
cho trẻ 
 Hoạt động trả trẻ: Mỗi ngày trẻ đến trường là một ngày vui nếu như 
được cô giáo chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành vui chơi và đảm bảo an 
toàn cho 100% trẻ đến trường đến lớp. Trước giờ trả trẻ cô phải cho trẻ vệ sinh 
cá nhân sạch sẽ, đồ dùng cá nhân của trẻ phải phát đúng đủ cho trẻ, cô phải 
điểm số cháu một lần nữa để kiểm tra xem đã đủ số trẻ chưa, tránh tình trạng 
trẻ đang ngoài nhà vệ sinh hay chơi ở hành lang, cho trẻ ngồi ngay ngắn, không 
để trẻ chạy lung tung, khi có phụ huynh đến đón cô gọi từng trẻ giao tận tay 
 16cho phụ huynh tránh trả nhầm trẻ gây thất lạc. 
Kết quả: Bằng việc làm thường xuyên giám sát, ở gần trẻ lớp tôi đã loại 
giảm được tỉ lệ trầy xước da loại bỏ được thương tích nặng có thể xẩy ra , đồng 
thời trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm tới bản thân và 
biết cách phòng tránh, 100% số trẻ đến lớp học về với gia đình được vui vẻ, 
khỏe mạnh, được an toàn, không có thương tích xảy ra đây mới là điều hạnh 
phúc to lớn và thành công nhất của người giáo viên mầm non 
*Giải pháp 4 : Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng 
tránh tai nạn thương tích cho trẻ. 
 Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giảng dạy trẻ bản thân thường xuyên bồi 
dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, ngoài việc tham ra 
các buổi tập huấn của nhà trường giáo viên cần nghiên cứu thêm sách báo, bồi 
dưỡng thường xuyên về phòng, chống tai nạn, thương tích cho phù hợp với đặc 
điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế ở địa phương, thực hiện nghiêm 
túc và có chất lượng về nội dung giáo dục phòng, tránh tai nạn, thương tích đã 
được bộ qui định tại chương trình các môn học. Cần chú trọng việc trang bị 
kiến thức và hình thành kỹ năng phòng tránh tại nạn thương tích cho trẻ. 
Hàng năm nhà trường tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường, ban giám hiêụ đưa 
ra một số câu hỏi về sử lý một số tình huống tai nạn trẻ thường gặp để giáo viên 
trả lời giúp giáo viên cũng cố thêm kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích 
cho trẻ. 
 Khi trẻ bị tai nạn giáo viên phải bình tỉnh xử lí sơ cứu ban đầu tại chỗ, 
đồng thời báo cho ban giám hiệu và cha mẹ phụ huynh biết và đưa trẻ đến y tế 
nơi gần nhất để cấp cứu. 
Kết quả: từ những buổi tập huấn rất hữu ích và những tài liệu tham khảo, 
bản thân tôi đã nâng cao được kiến thức vê phòng, tránh tai nạn, thương tích và 
biết cách xử lý kịp thời các tai nạn không may xảy ra. 
* Giải pháp 5 :Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh bằng nhiều hình 
thức 
Ngoài công tác tuyên truyền trên loa đài, khẩu hiệu ...về công tác phòng, 
tránh tai nạn, thương tích cho trẻ thì công tác tuyên truyền với phụ huynh là 
những biện pháp quan trọng. Để phòng tránh những tai nạn cho trẻ có thể xảy 
 17ra tại gia đình, trên đường đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà. Tuyệt đối 
không để trẻ nhỏ đi đón nhau. 
Hiện nay do có nhiều công ty mở cửa, phụ huynh đi làm xa, đa phần phụ 
huynh rất bận, giao co cái lại cho ông bà nên giáo viên thường tranh thủ trao 
đổi với ông bà của các cháu vào giờ đón trả trẻ hoặc đến tạn nhà để tuyên 
truyền về cách phòng, tránh tai nạn, thương tích tại nhà, không nên cho trẻ xem 
các phim hoạt hình có bạo lực, những vật dụng gây nguy hiểm lên cao, để đúng 
nơi quy định nhất là các loại dao kéo, phích nước nóng, các loại thuốc, thường 
xuyên loại bỏ những đồ chơi hư hỏng gây nguy hiểm đến trẻ. 
Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn, thương tích với phụ huynh là 
việc vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở 
đây là giáo viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc nội dung 
tuyên truyền thu hút được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu dễ thực hiện. 
 Hoạt động tuyên truyền 
Kết quả: biện pháp tuyên truyền với phụ huynh tại lớp, giúp giáo viên, phụ 
huynh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi giáo dục trẻ tránh những 
nơi nguy hiểm, không an toàn với trẻ, giáo viên phối hợp với phụ huynh là việc 
làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an toàn, lành mạnh 
C. Kết quả khảo nghiệm,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, 
phạm vi và hiệu quả ứng dụng 
 Sau khi áp dụng một số biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
 18của lớp tôi đạt kết quả như sau: 
TT 
Nội dung 
Tỷ lệ trẻ đạt được 
Số trẻ 
khảo 
sát 
Số trẻ 
khôn 
thương 
tích 
Tỷ lệ 
% 
Trẻ bị 
thương 
tích 
Tỷ lệ 
1 
- Trẻ biết tránh xa 
những đồ chơi dụng 
cụ gây nguy hiểm 
18 18 100% 0 0% 
2 
- Trẻ biết phòng 
tránh tai nạn thương 
tích 
18 18 100% 0 
0% 
3 - Trẻ bị trầy xước, 
ngã, bị thâm phần 
mềm 
18 18 100% 0 
0% 
4 - Trẻ bị các dị vật, 
đất nặn, hột hạt, sáp 
màu vào đường thở 
18 18 100 0 0% 
+ Việc giúp trẻ phòng tránh tai nạn thương tích phải được tiến hành 
thường xuyên và liên tục.quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi. Qua bản khảo sát ta thấy 
- Đối với trường và lớp học:Trong lớp không có các đồ dùng đồ chơi nguy 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_giup_tre_4_5_tuoi_phong_chong_tai_nan_thuon.pdf