* Nội dung sáng kiến:
Ở Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có vị trí rất quan trọng. Các em học tốt môn Tiếng Việt sẽ tạo điều kiện tốt để học các môn học khác. Tiếng Việt giúp các em có các kiến thức và kĩ năng đọc, nghe, nói, viết. Đối với học sinh lớp 2 vốn từ ngữ học sinh còn hạn chế, cần được bổ sung, mở rộng và phát triển qua phân môn Luyện từ và câu. Hiểu được tầm quan trọng của việc dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt và giao tiếp hàng ngày của học sinh. Tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu phân môn Luyện từ và câu, đưa ra một số giải pháp để hướng dẫn các em học tốt phân môn này qua đề tài: “ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Luyện từ và câu” bằng các giải pháp cụ thể như sau:
Giải pháp 1: Phân loại các kiểu bài trong phân môn Luyện từ và câu.
* Bài lý thuyết về từ:
Ở lớp 2, có những bài dạy về lý thuyết từ như : Từ và câu, từ ngữ chỉ sự vật từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, từ ngữ chỉ đặc điểm, tình cảm, từ trái nghĩa
Đây là những dạng bài học cơ bản giúp học sinh phát triển vốn từ ngữ tự nhiên. Để giúp học sinh nắm vững và có vốn từ phong phú và đa dạng giáo viên phải nắm vững nghĩa các từ để giải thích đúng từ ngữ đó cho học sinh hiểu. Ngoài ra, giáo viên sử dụng tranh ảnh, hình ảnh minh họa bằng phương pháp trực quan học sinh sẽ dễ dạng nhận biết và hiểu các từ ngữ đó.
Ví dụ: Từ chỉ hoạt động ( Tuần 7). Bài tập 2: Quan sát tranh, tìm từ chỉ hoạt động. Học sinh sẽ quan sát nói từ chỉ hoạt động, từ nào khó giáo viên sẽ giải thích cho học sinh hiểu và tìm đúng từ chỉ hoạt động đó.
* Bài mở rộng vốn từ:
Dạng bài mở rộng vốn từ liên quan đến nội dung các bài học trong tuần theo từng chủ điểm. Vì vậy, khi dạy các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả giáo viên phải chú ý khai thác và phát hiện các từ của chủ điểm có liên quan đến bài luyện từ và câu sẽ học để kết hợp giảng giải, giúp học sinh mở rộng vốn từ về chủ điểm sẽ thuận lợi hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài : “Từ ngữ về cây cối” (tuần 28)
Khi giới thiệu chủ điểm mới giáo viên cho học quan sát tranh chủ điểm, yêu cầu học sinh kể tên các loại cây có trong tranh. Học sinh sẽ kể cây chuối, cây mít, cây cau hoặc dạy bài Tập đọc “ Cây dừa”. Qua phần giới thiệu chủ điểm và bài Tập đọc đã học học sinh sẽ biết thêm nhiều loại cây sẽ thuận lợi cho việc học tiết luyện từ và câu về từ ngữ cây cối.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thắm - Ngày tháng năm sinh: 8/5/1994. Nam, nữ: Nữ - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Lãng A - Thị trấn Thanh Lãng – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc. - Chức danh: Giáo viên. - Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Tiểu học. - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thắm. c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Luyện từ và câu” Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu lớp 2. Mô tả sáng kiến: * Nội dung sáng kiến: Ở Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có vị trí rất quan trọng. Các em học tốt môn Tiếng Việt sẽ tạo điều kiện tốt để học các môn học khác. Tiếng Việt giúp các em có các kiến thức và kĩ năng đọc, nghe, nói, viết. Đối với học sinh lớp 2 vốn từ ngữ học sinh còn hạn chế, cần được bổ sung, mở rộng và phát triển qua phân môn Luyện từ và câu. Hiểu được tầm quan trọng của việc dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt và giao tiếp hàng ngày của học sinh. Tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu phân môn Luyện từ và câu, đưa ra một số giải pháp để hướng dẫn các em học tốt phân môn này qua đề tài: “ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Luyện từ và câu” bằng các giải pháp cụ thể như sau: Giải pháp 1: Phân loại các kiểu bài trong phân môn Luyện từ và câu. * Bài lý thuyết về từ: Ở lớp 2, có những bài dạy về lý thuyết từ như : Từ và câu, từ ngữ chỉ sự vật từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, từ ngữ chỉ đặc điểm, tình cảm, từ trái nghĩa Đây là những dạng bài học cơ bản giúp học sinh phát triển vốn từ ngữ tự nhiên. Để giúp học sinh nắm vững và có vốn từ phong phú và đa dạng giáo viên phải nắm vững nghĩa các từ để giải thích đúng từ ngữ đó cho học sinh hiểu. Ngoài ra, giáo viên sử dụng tranh ảnh, hình ảnh minh họa bằng phương pháp trực quan học sinh sẽ dễ dạng nhận biết và hiểu các từ ngữ đó. Ví dụ: Từ chỉ hoạt động ( Tuần 7). Bài tập 2: Quan sát tranh, tìm từ chỉ hoạt động. Học sinh sẽ quan sát nói từ chỉ hoạt động, từ nào khó giáo viên sẽ giải thích cho học sinh hiểu và tìm đúng từ chỉ hoạt động đó. * Bài mở rộng vốn từ: Dạng bài mở rộng vốn từ liên quan đến nội dung các bài học trong tuần theo từng chủ điểm. Vì vậy, khi dạy các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả giáo viên phải chú ý khai thác và phát hiện các từ của chủ điểm có liên quan đến bài luyện từ và câu sẽ học để kết hợp giảng giải, giúp học sinh mở rộng vốn từ về chủ điểm sẽ thuận lợi hơn. Ví dụ: Khi dạy bài : “Từ ngữ về cây cối” (tuần 28) Khi giới thiệu chủ điểm mới giáo viên cho học quan sát tranh chủ điểm, yêu cầu học sinh kể tên các loại cây có trong tranh. Học sinh sẽ kể cây chuối, cây mít, cây cau hoặc dạy bài Tập đọc “ Cây dừa”. Qua phần giới thiệu chủ điểm và bài Tập đọc đã học học sinh sẽ biết thêm nhiều loại cây sẽ thuận lợi cho việc học tiết luyện từ và câu về từ ngữ cây cối. * Bài khái niệm câu: Ở lớp 2, các em học các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? Để giúp các em nhận biết, hiểu và phân biệt được 3 kiểu câu này giáo viên phải giới thiệu và lấy các ví dụ gần gũi nhất để học sinh dễ hiểu. Ví dụ: Câu kiểu : Ai là gì ? giáo viên lấy ví dụ làm mẫu, giải thích mục đích của câu kiểu sau đó cho học sinh lấy ví dụ và làm các bài tập khác. Ví dụ: - Em / là học sinh. (Ai là gì ?) Ai là gì - Con chó / là người bạn thân của em. (Con gì là gì?) Con gì là gì Giáo viên nắm rõ các bài tập về khái niệm câu: đặt câu theo mẫu, gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi ai, đặt câu theo các kiểu câu. Để từ đó phát triển kĩ năng đặt câu đúng và dùng từ thích hợp, tích cực hoá hoạt động của học sinh. Giải pháp 2: Tổ chức các trò chơi, câu đố tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên phải thường xuyên sưu tầm các trò chơi để tổ chức trong các giờ học phù hợp từng bài tập đồng thời kích thích sự hứng thú, tò mò, say mê học cho học sinh. Luân phiên thay đổi các trò chơi trong từng bài học như: trò chơi tiếp sức, bắn tên, đi chợ để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài Từ ngữ về chim chóc ( trang 27 SGK Tiếng Việt 2 tập 2) Bài tập 1: Xếp tên các loài chim theo nhóm thích hợp. Tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức. Ba đội lên chơi và xếp tên các loài chim đúng vào các nhóm. Đội 1 - a, Gọi tên theo hình dáng: chim cánh cụt, cú mèo, vàng anh. Đội 2 - b, Gọi tên theo tiếng kêu: tu hú, quốc, quạ. Đội 3 - c, Gọi tên theo cách kiếm ăn: bói cá, gõ kiến, chim sâu. Ngoài ra, giáo viên tổ chức cho học sinh thi giải các câu đố về các loài chim. Con gì nho nhỏ Cái mỏ xinh xinh Chăm nhặt, chăm tìm Bắt sâu cho lá Là con gì? Giải pháp 3: Rèn kĩ năng giao tiếp, diễn đạt cho học sinh. Khi học và làm các bài tập về luyện từ và câu các em sẽ có vốn từ phong phú và đa dạng giúp cho cách giao tiếp và diễn đạt trong cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ: Bài tập 2 ( trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2) a, Bông cúc trắng mọc ở đâu? b, Chim sơn ca bị nhốt ở đâu? Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành nhóm đôi, học sinh vừa hỏi vừa trả lời các câu hỏi. Giúp học sinh rèn kĩ năng giao diếp và diễn đạt. Các em sẽ tự tin hơn khi trình bày trước lớp. Phát triển năng lực hợp tác với bạn cùng bàn để giải quyết nhiệm vụ học tập đề ra. Khi các em giao tiếp và diễn đạt tốt sẽ giúp học sinh phát triển được đầy đủ cả năng lực và phẩm chất mà mục tiêu giáo dục Tiểu học đặt ra hiện nay. Đó là năng lực hợp tác và giải quyết vấn đề, phẩm chất tự tin, trách nhiệm. Trên đây là một số giải pháp của tôi về việc giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Luyện từ và câu. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! *Khả năng áp dụng của sáng kiến. Sáng kiến có thể áp dụng vào dạy và học môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 2 nói riêng và các lớp ở trong các trường Tiểu học nói chung. Đặc biệt sáng kiến này có thể giúp cho các bậc phụ huynh và các em học sinh làm tài liệu trong quá trình học. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. + So sánh lợi ích kinh tế: - Áp dụng sáng kiến sẽ giúp tiết kiệm thời gian công sức cho giáo viên cũng như học sinh, đồng thời nâng cao năng suất lao động của giáo viên. - Học sinh phát triển ngôn ngữ nói, viết. Khả năng giao tiếp và diễn đạt trong cuộc sống tốt hơn. + So sánh lợi ích xã hội: Giáo viên: - Chủ động, tự tin hơn trong việc giảng dạy môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu. - Giáo viên có ý chí tự học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn. Học sinh: - Học sinh phát triển được vốn từ vựng, biết dùng từ, đặt câu đúng. - Rèn học sinh kĩ năng giao tiếp và diễn đạt. - Học sinh biết cách làm việc khoa học, hợp tác. - Nâng cao năng lực nhận thức của học sinh, tạo động lực cho học sinh phát triển toàn diện, ham học hỏi hiểu biết có ý chí vươn lên trong học tập. Phụ huynh : - Phụ huynh tin tưởng đối với giáo viên trong việc giáo dục học sinh. - Các thông tin cần được bảo mật: Không. d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. - Nhà trường: Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất như lớp học phải đảm bảo đủ , bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh, đồ dùng dạy học... - Giáo viên: Nghiên cứu tìm ra các giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy. - Học sinh: Tự giác, hợp tác với bạn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. - Phụ huynh: Quan tâm, trao đổi phối hợp với giáo viên để rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu đúng cũng như các kỹ năng khác cho con em mình. đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Trong các trường Tiểu học. Bảng so sánh kết quả trước khi áp dụng sáng kiến và sau khi áp dụng sáng kiến với 36 học sinh. Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến So sánh TS % TS % Dùng từ và đặt câu đúng 16 44,4 31 86,1 Tăng 41,7% Mở rộng vốn các từ ngữ 13 36,1 29 80,6 Tăng 44,5% Khả năng giao tiếp và diễn đạt 12 33,3 28 77,8 Tăng 44,5% Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Thanh Lãng, ngày 20 tháng 01 năm 2021 NGƯỜI VIẾT ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thắm
Tài liệu đính kèm: