Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giảm thiểu nguy cơ lưu ban

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giảm thiểu nguy cơ lưu ban

 Qua những giải pháp trên bản thân tôi nhận thấy nâng chất lượng học sinh yếu có khả quan. Các em yếu năng động hơn tham gia học tốt hơn so với đầu năm. Số em đọc, viết ,làm bài yếu co tiến bộ rõ. Đến thời điểm này số em đọc viết yếu đã đọc nhanh hơn, viết ít sai lỗi. Số em yếu đã vượt lên trung bình, khá. Chỉ con một em còn yếu. Tôi sẽ cố gắng tìm biện pháp giúp em học tốt hơn để lớp không còn học sinh có nguy cơ lưu ban.

doc 7 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2055Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giảm thiểu nguy cơ lưu ban", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Đặt vấn đề:
Đất nước ta đang vững bước tiến vào thế kỉ XXI, thế kỉ của nền khoa học tiến tiến và hiện đại. Vì vậy đòi hỏi con người phải có tri thức để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi ngày càng rộng cho đất nước. Chính vì vậy mà nước ta vẫn không ngừng nâng cao giáo dục. Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học là một vấn đề quan trọng, đòi hỏi ở mỗi giáo viên cần cố gắng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu và mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội. Mà giáo viên Tiểu học là người cung cấp kiến thức ban đầu cho các em. 
Năm học này tôi được nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 5B . Lớp sĩ số 34 em số lượng học sinh tương đối đông. Nhưng phần đa là con em tập trung ở trong địa bàn xã. Các em có độ tuổi không đều nhau từ giai đoạn tuổi thơ chuyển sang giai đoạn tuổi dậy thì nên các em có những suy nghĩ và hành động mà giáo viên không lường trước được. Tuy vậy do đặc thù của vùng quen chủ yếu sống bằng nghề biển, trình độ học thức còn hạn chế, do đó việc dạy dỗ, kèm cặp con em học tập chưa được quan tâm lắm. Lớp 5 là lớp mà chương trình khá rộng về kiến thức đối với các em. Ở lớp này là lớp học sinh có nguy cơ lưu ban là rất lớn. Nhưng lợi thế cho tôi là 5 năm liền tôi được phân công dạy lớp 5 nên chương trình về các môn tôi nắm rất rõ về những khó khăn và thuận lợi khi dạy các môn.. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm nhưng tình trạng học sinh lưu ban không thể tránh khỏi. Đây là một vấn đề làm cho tôi trăn trở. Tôi rất lo cho chất lượng học tập của các em. Làm thế nào để tất cả các em đều nắm chắc kiến thức làm nền tảng để các em lên học cấp 2. Tôi suy nghĩ mãi với mong muốn rằng các em sẽ được học tốt đảm bảo kiến thức . kĩ năng cơ bản. Nên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “ Một số giải pháp giảm thiểu nguy cơ lưu ban”
II/ Những biện pháp và giải pháp giải quyết vấn đề:
 Chương trình HDH lớp 5 là chương trình có lượng kiến thức khá nặng đối với các em. Môn Tiếng Việt đòi hỏi các em phải có vốn hiểu biết. Môn Toán kiến thức yêu cầu khá cao không chỉ vận dung các dạng toán đã học ở các lớp dưới mà còn học thêm những kiến thúc nặng nề hơn như thực hiện các phép tính với hỗn số. Bảng đơn vị đo diện tích, thể tích, thời gian. Các dạng toán giải như: tỉ số phần trăm, diện tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình thang, hình tròn. Không những học tập trung ở 2 môn Toán, Tiếng Việt mà các môn Tiếng Anh, Tin học và các môn khác các em cũng phải trao dồi cho mình những kiến thức vững vàng hơn. Sau một buổi học các em nhồi nhét rất nhiều kiến thức.Từ đó dẫn đến các em chán học, cho là học khó, học nhiều, học không nổi. Bên cạnh đó một phần phụ huynh do trình độ học vấn ít, việc quan tâm đến việc học của con em cứ khoán trắng cho giáo viên, thời gian học ở trường có qui định , nên các em không thể học tốt được nhất là những em học yếu. Phụ huynh cho rằng học cho biết được ngang nào hay ngang đó, có em biết e thẹn, có e thì chán học do tuổi đã lớn, có phụ huynh lại muốn con nghỉ học để đi làm kiếm tiền, . Nên chưa khuyến khích con em học dẫn đến sự ham muốn học tập của các em cũng có phần hạn chế.
 Trong lớp có nhiều đối tượng Giỏi- Khá- TB- Yếu có. Có em làm toán rất tốt nhưng đọc quá chậm, còn đánh vần ( Trần Ngọc Sang). Nên khi viết chính tả rất mất thời gian và sai lỗi quá nhiều, làm văn thì gãy gọn, khô khan chưa nằm vững cách hình thành bài văn. Lại có em đọc tốt, nhưng tính toán thì chậm ( Nguyệt, Công, Thư), điều đó cũng làm các em chán học.
 Học sinh Tiểu học luôn thích thú những điều mới lạ.Vì vậy, mỗi giờ học cần phải hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi giáo viên phải luôn chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng những phương pháp dạy học mới, cũng đồng thời tìm tòi kể cho các em nghe những mẫu chuyện vui để giúp các em yếu hưng phấn khi tham gia học, từ đó các em ham thích đến trường và hạn chế nguy cơ lưu ban. Nên tôi mạnh dạn nêu ra một số biện pháp sau.
1/ Biện pháp khắc phục:
1.1/ Về chuyên cần: 
 Tôi tự đặt ra cho lớp chỉ tiêu về chuyên cần hàng ngày. Yêu cầu các em phải đi học đầy đủ các buổi theo quy định của trường đề ra. Nếu có trường hợp vắng học không rõ lí do thì tôi cần có những biện pháp cụ thể sau :
 Theo dõi điểm danh hàng ngày vào đầu buổi học, tìm hiểu nguyên nhân nghỉ học thông qua học sinh, những em gần nhà, hoặc liên hệ trực tiếp với phụ huynh qua điện thoại. Thời gian rảnh tôi đã đến gia đình tìm hiểu hoàn cảnh, kịp thời động viên con em đi học. Nếu gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn về kinh tế, vật chất không đủ điều kiện cho em tiếp tục học. Tôi tham mưu với nhà trường hoặc các mạnh thường quân trong lớp hỗ trợ sách vở , quần áo hoặc miễn giảm các khoản thu gíúp em thoải mái tinh thần khi học.
	Qua tìm hiểu ở năm học trước 1 em đã bỏ học suốt học kì I ( Hiệp ), 1 em thích học thì học thích nghỉ thì nghỉ ( Nguyệt ) nhưng giáo viên chủ nhiệm đã cố gắng vận động để các em không bỏ học giũa chừng.
	Ở 2 tuần học đầu, tôi đã trò chuyện và phân tích để các em nhận thức được tầm quan trọng của việc học. Đến tuần thứ 3, được sự cho phép của nhà trường, trong cuộc đại hội cha mẹ học sinh lớp đầu năm, tôi đã được gặp và trao đổi với 28 phụ huynh. Khi gặp được phụ huynh tôi giải thích rõ rằng em vắng học nhiều buổi sẽ không nắm chắc kiến thức vì kiến thức mỗi ngày mỗi khó và nó liền mạch nhau nếu cứ vắng học sẽ khó cho việc học các bài tiếp theo mà còn ảnh hưởng đến thi đua lớp. Phụ huynh hiểu ra lẽ phải, từ đó phụ huynh động viên, nhắc nhở để các em đi học đều hơn.
Nhưng để đảm bảo sĩ số tốt tôi phải đưa ra các phong trào thi đua như: “Đôi bạn chuyên cần”, “Đôi bạn cùng học”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, “Điều em muốn nói” tạo cho các em tư tưởng thoải mái có cảm nhận rằng trường học là nơi được học, được chơi, được tham gia bất kì hoạt động nào mà mình thích. Ngoài những việc làm nêu trên tôi phối hợp với Đội để đưa ra một số quy định về thi đua với các lớp khác trong trường về xếp vị thứ hàng tuần. Điều đó tạo cho các em động lực thực hiện tốt nội quy. Tuy nhiên giáo viên cũng không tiết kiệm lời nhận xét khen ngợi khi các em đạt thành tích cao. Bởi vì lứa tuổi các em thích khen hơn chê.
1.2/ Về chất lượng:
 Để đảm bảo kiến thức - kĩ năng cơ bản từng môn học. Tôi tự nghiên cứu các phương pháp dạy học phù hợp, đồng thời trao đổi học tập kinh nghiệm các đồng nghiệp trong tổ để nắm vững được mục tiêu giáo dục hoạt động và đưa ra những phương pháp, trò chơi học tập phù hợp với từng hoạt động, nâng dần yêu cầu theo từng giai đoạn phù hợp với khả năng nhận thức của các em.
III/ Kết quả và hiệu quả phổ biến ừng dụng nội dung vào thực tiễn:
 Qua những giải pháp trên bản thân tôi nhận thấy nâng chất lượng học sinh yếu có khả quan. Các em yếu năng động hơn tham gia học tốt hơn so với đầu năm. Số em đọc, viết ,làm bài yếu co tiến bộ rõ. Đến thời điểm này số em đọc viết yếu đã đọc nhanh hơn, viết ít sai lỗi. Số em yếu đã vượt lên trung bình, khá. Chỉ con một em còn yếu. Tôi sẽ cố gắng tìm biện pháp giúp em học tốt hơn để lớp không còn học sinh có nguy cơ lưu ban. 
 Trong quá trình vận dụng “ Những giải pháp giảm thiểu nguy cơ lưu ban” bản thân rút ra được những kinh nghiệm như:
 Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ bài dạy, lập kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ học sinh lớp mình và tình hình địa phương.
 Giáo viên nên quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt nhưng xem nhút nhát, lúng túng khi trả lời... Ngoài ra, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, vượt khó, tìm tòi sáng tạo và phải có tinh thần trách nhiệm cao, lòng say mê với công việc.
 Luôn chủ động trong giờ dạy, tìm ra những phương pháp dạy cho mỗi bài cụ thể để học sinh cả lớp được làm theo đúng khả năng của mình, và các em có sự hỗ trợ lẫn nhau trong học tập tạo không khí hào hứng cho học sinh.
 Luôn đổi mới phương pháp giảng dạy để giờ học nhẹ nhàng mà hiệu quả .Học sinh tích cực học tập, linh hoạt sáng tạo.
* Phạm vi sử dụng:
 Từ những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện và qua việc phân tích những biện pháp trên ,tôi tin rằng kinh nghiệm này có thể áp dụng cho các lớp ở bậc tiểu học với lớp học sinh có nguy cơ lưư ban đã đạt được kết quả khả quan nhưng chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý của các đồng chí đồng nghiệp và HĐKH để chuyên đề của tôi có tính khả thi trong quá trình chỉ đạo. 
 Phước Thể ngày 12 tháng 04 năm 2011
 Người viết
 ..
 * Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
* Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN TUY PHONG

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_hoc_sinh_co_nguy_co_luu_ban.doc