Cách xếp loại hạnh kiểm hàng tuần:
- Mỗi học sinh có tổng số điểm là 100 điểm, học sinh vi phạm lỗi nào thì theo biểu điểm
thi đua của lớp để trừ điểm. Sau khi tính các điểm cộng và điểm trừ của mỗi học sinh số
điểm còn lại là căn cứ để xếp loại tuần theo các mức Tốt, Khá,TB, Yếu
* Xếp loại Tốt : Học sinh có tổng số điểm còn lại từ 80 điểm trở lên
* Xếp loaị Khá : Học sinh có tổng số điểm còn lại từ 65 -> 79 điểm
* Xếp loại Trung bình : Học sinh có tổng số điểm còn lại từ 50-> 64 điểm
* Xếp loại Yếu: Học sinh có tổng số điểm còn lại dưới 49 điểm.
ớp để làm sao các em cũng phải biết làm việc “hết mình”, biết phấn đấu vì tập thể và biết tự giác, chủ động điều hành lớp ngay cả khi không có giáo viên chủ nhiệm. Sử dụng phiếu giao việc cũng là một hình thức tạo cho học sinh phát huy tính tự giác, tự quản, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Trên cơ sở được giao việc học sinh phải tự lập kế hoạch và giáo viên chủ nhiệm hẹn thời gian để duyệt. Nhìn chung được giao việc và nhất là được thầy cô tin tưởng, phát huy tính dân chủ và tự quản các em rất phấn khởi và tất nhiên phải rút kinh nghiệm, khen chê kịp thời (trong một năm học, ban cán sự ít nhất được động viên, khen thưởng hai lần vào dịp sơ kết học kỳ I và tổng kết năm học). Một số giải pháp có hiệu quả trong công tác quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ở Trƣờng THPT GV: Nguyễn Văn Phong - 8 - Năm học: 2014 - 2015 e. Cụ thể hoá các đợt thi đua do Đoàn thanh niên phát động cũng là một biện pháp tích cực thúc đẩy phong trào đi lên của tập thể lớp: Phong trào thi đua học tập và các hoạt động khác trong nhà trường được Đoàn thanh niên phát động và duy trì thường xuyên suốt năm học. Trên cơ sở đó, lớp lại đề ra các hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm và các cá nhân. Kết thúc mỗi đợt thi đua lại chọn ra những tập thể (tổ, nhóm) và các cá nhân xuất sắc để biểu dương khen thưởng. Để tạo hứng thú cho học sinh trong việc xây dựng bài học ở trên lớp, tôi gợi ý các em tính điểm thi đua cho mỗi lượt phát biểu. Kết quả nhiều giờ học diễn ra sôi nổi và có chất lượng, giáo viên dạy rất phấn khởi. f. Giáo dục học sinh bằng sức mạnh tâm lí Trong một lớp học bao giờ cũng có học sinh ngoan ngoãn, học sinh nghịch ngợm, cá biệt. Do đó tìm hiểu nắm vững từng đối tượng học sinh sẽ giúp GVCN sử dụng vũ khí tâm lí để giáo dục học sinh có hiệu quả. Đối với những học sinh ngoan, có ý thức thì chỉ cần nhắc nhở chung. Nhưng đối với những học sinh có cá tính, có hoàn cảnh khó khăn thì lại phải vừa nghiêm khắc khi xử lý những sai phạm của các em, vừa phải tình cảm, động viên, thậm chí phải dỗ dành. Giáo dục những học sinh cá biệt điều quan trọng là phải tạo được mối quan hệ gần gũi, cảm thông giữa thầy và trò. Muốn vậy GVCN không chỉ đứng ở cương vị người thầy mà phải biết nhập vai, biết lắng nghe các em nói, tìm hiểu tâm tư của các em, tạo cho các em có cảm giác mình được chia sẻ, cảm thông, được giúp đỡ thì các em sẽ tự giác sửa chữa khuyết điểm, tự giác phấn đấu hơn. Có những học sinh khi mắc khuyết điểm đã nói với bạn bè rằng: không sợ bị kỷ luật, bị phạt mà chỉ sợ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, sợ làm thầy buồn Có em học sinh đầu năm học lớp 10 thường xuyên đi học muộn, nhiều hôm không vào được trường lại ra quán Internet. Tôi đã sắp xếp thời gian đến thăm gia đình học sinh này, mới hay em ở với ông bà nội (bố em mất từ khi em mới được 5 tuổi, mẹ đi lấy chồng khác). Vì ít được quan tâm nên em cũng sao nhãng chuyện học hành. Được thầy đến thăm nhà, động viên nên em tiến bộ rất nhanh, chấm dứt hiện tượng đi học muộn và tham gia rất tích cực vào các hoạt động của lớp. Qua trường hợp cụ thể vừa nêu, tôi thấy việc sắp xếp thời gian đến thăm gia đình học sinh (đặc biệt là những học sinh cá biệt) cũng đem lại nhiều hiệu quả trong công tác chủ nhiệm. Ngoài ra, để tạo không khí cởi mở trong tập thể lớp và cũng là để giúp cho mình hiểu học sinh hơn, tôi thường động viên các em ghi nhật ký lớp hằng ngày. Thi thoảng tôi lại cho học sinh viết cảm nhận về lớp mình. Có những điều thường ngày có khi khó nói ra được, nhưng khi viết cảm nhận hoặc ghi nhật kí lớp các em lại có dịp để giãi bày. Qua Một số giải pháp có hiệu quả trong công tác quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ở Trƣờng THPT GV: Nguyễn Văn Phong - 9 - Năm học: 2014 - 2015 những bài cảm nhận và những trang nhật ký lớp, thầy trò, bạn bè hiểu nhiều về nhau hơn và đương nhiên tập thể lớp ngày càng thêm gắn bó. g. Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác: Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Hiệu trưởng với học sinh, truyền đạt chủ trương chính sách của ngành, nội quy của nhà trường đến học sinh không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục cảm hoá, gương mẫu của bản thân mình. Bên cạnh đó GVCN phát hiện kịp thời các hành vi xấu của học sinh, đề nghị nhà trường xét kỷ luật nghiêm khắc nhằm ngăn chặn hành vi xấu khác có thể xảy ra tiếp. Phối hợp với giáo viên bộ môn: Biết lắng nghe những nhận xét của giáo viên bộ môn thậm chí là những phê phán cá nhân, tập thể lớp mình sau đó chọn lọc, phân tích thông tin để phối hợp tác động giáo dục cùng chiều, khắc phục khó khăn, vướng mắc của học sinh trong quá trình học tập, đề đạt nguyện vọng của học sinh với giáo viên bộ môn để nâng cao chất lượng giáo dục. Phối hợp với ban nề nếp: thường xuyên theo dõi sổ trực của ban nề nếp để biết được tình hình thực hiện nội qui của lớp chủ nhiệm để có biện pháp giáo dục kịp thời. Phối hợp với cha mẹ học sinh: Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải thống nhất được phương hướng phấn đấu của lớp đặt trong kế hoạch chung của nhà trường, đặc biệt là thống nhất được các biện pháp quản lí, giáo dục học sinh khi đến trường cũng như ở nhà. Đây là điều kiện đầu tiên để giáo viên chủ nhiệm có được sự ủng hộ của phụ huynh trong công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt với những học sinh vi phạm nội quy của trường, lớp, tuỳ theo mức độ vi phạm GVCN thông báo với phụ huynh bằng văn bản (giấy thông báo), bằng điện thoại hoặc trực tiếp gặp để thống nhất biện pháp giáo dục. Trong thực tế biện pháp này tôi và nhiều giáo viên đã làm và có hiệu quả: học sinh tiến bộ và phụ huynh cũng cảm thấy thoải mái mỗi khi được mời đến gặp GVCN Nhìn chung nếu biết kết hợp các lực lượng giáo dục, chắc chắn công tác quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao hơn. h. Việc thực hiện nghiêm túc các giờ sinh hoạt lớp cần được coi trọng: Tuy nhiên cách thức tổ chức các giờ sinh hoạt trên lớp cũng nên linh hoạt. Giờ sinh hoạt lớp không nên chỉ kiểm điểm học sinh hoặc có kiểm điểm thì cũng không nên máy móc. Đôi khi có thể biến giờ sinh hoạt thành những hội thảo nhỏ với những chủ đề phù hợp với học sinh như: chọn nghề cho tương lai, sự lạc quan trong cuộc sống, những mơ ước tuổi trẻ, làm thế nào để sống đẹp mỗi ngày, văn minh trong cách tặng quà,... Có thể thay những lời phê bình gay gắt bằng một câu chuyện nào đó. Chẳng hạn: Trước đây khi chủ nhiệm lớp Hệ công lập tự chủ, có tuần lớp có nhiều cá nhân vi phạm nội quy, nhiều giờ học xếp loại trung bình, yếuGiờ sinh hoạt của tuần đó thay vì kiểm điểm tôi cho các em được phép phát biểu thoải mái. Tôi gợi ý để các em nói ra những Một số giải pháp có hiệu quả trong công tác quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ở Trƣờng THPT GV: Nguyễn Văn Phong - 10 - Năm học: 2014 - 2015 dự định trong tương lai về việc chọn ngành nghề, chọn trường học. Nhìn chung các em rất cởi mở và tỏ ra hưng phấn với đề tài này. Sau khi nghe các em nói, tôi mới đặt vấn đề: “Mọi dự định, mọi ước mơ của các em đều đẹp cả, điều quan trọng là cần phải cố gắng thực hiện cho bằng được. Song nếu các em học hành như thế này thì liệu có đạt được mục đích của mình không?”. Như vậy không kiểm điểm mà lại hoá ra kiểm điểm nhưng giờ sinh hoạt rõ ràng đỡ căng thẳng hơn và lại có hiệu quả. k. Chú trọng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Kĩ năng sống của con người nói chung đó là sự tự ý thức vai trò trách nhiệm của bản thân mình trong việc ứng xử với mọi người xung quanh và môi trường tự nhiên trong đó con người đang tồn tại. Từ những ngày học đầu tiên ở trường phổ thông, học sinh đã được bồi dưỡng cả hai mặt đức và tài. Sự phát triển của mỗi người nói chung và học sinh nói riêng được hình thành thông qua việc tiếp thu tri thức hằng ngày trong cuộc sống như kĩ năng làm việc hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thích nghi, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường Những kĩ năng này không chỉ đòi hỏi cho một giai đoạn nào đó mà nó cần thiết cho cả đời người đặc biệt là chuỗi ngày đi học. Khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” xuất hiện ở các trường cũng vì lẽ đó. Kĩ năng sống được biểu hiện đa dạng tuỳ từng người, từng sự việc và từng hoàn cảnh cụ thể. Nhưng dù trong trường hợp nào, đối với ai thì kĩ năng sống nhất thiết phải vươn tới chân lý tốt đẹp: nhân ái, vị tha, bản lĩnh tự tin, khiêm tốn, văn minh lịch sự, dám nghĩ dám làm, hoà đồng và tôn trọng người khác. Thực tiễn ngày nay cho thấy đôi khi kiến thức uyên bác, học vị cao lại không làm nên sự thành đạt của con người bằng chính kĩ năng sống của họ. Cuộc sống ngày càng phát triển, đất nước đang hội nhập với thế giới, cơ hội có được vị trí trong xã hội và khẳng định bản thân của người lao động đang rộng mở, nhưng số lượng người thất nghiệp vẫn không ngừng gia tăng. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do họ chưa được trang bị những kĩ năng sống cơ bản của một người lao động. Chính vì vậy, kĩ năng sống cần được mỗi người chúng ta rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong bốn trụ cột của giáo dục được Unesco nêu ra là “học để biết, học để làm việc, học để làm người (để tồn tại), học để cùng chung sống” đã có ba nội dung hàm chứa các yêu cầu kĩ năng sống. Điều này càng khẳng định hơn nữa tầm quan trọng và cần thiết của nhà trường trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đành rằng hình thành kĩ năng sống phải qua cả trường học và trường đời nhưng trường học vẫn giữ vị trí nền móng vì hầu hết mọi người đều được đi học và nội dung học ở trường phổ thông gồm nhiều lĩnh vực tự nhiên, xã hội, văn hóa, thể dục thẩm mỹ, cùng nhiều bài học về lối sống tốt đẹp của những bậc tiền nhân mà học sinh cần học tập noi theo. Có thể tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm bằng các hình thức như: Một số giải pháp có hiệu quả trong công tác quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ở Trƣờng THPT GV: Nguyễn Văn Phong - 11 - Năm học: 2014 - 2015 + Tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khoá để các em được tham gia vào hoạt động thực tiễn của cuộc sống, tạo cơ hội bộc lộ chân thật những suy nghĩ, tình cảm, hành vi trong công việc, chia sẻ những khó khăn và niềm vui cũng như hoàn thiện dần dần các kĩ năng thực hành một cách tự nhiên. Từ đây, tính ích kỷ cá nhân, ngại khó, vụng về, rụt rè sợ sệt sẽ nhường chỗ cho lòng bao dung, sự tự tin, dũng cảm, tháo vát, nhanh nhẹn, khéo léo, tinh tế, hoà đồng và thân thiện. Nội dung hoạt động cũng khá đa dạng như: hội trại, thể thao, văn nghệ, diển đàn học sinh với An toàn giao thôngvà chú ý xác định rõ kĩ năng sống cần đạt được cho học sinh sau mỗi hoạt động. Nên để cho học sinh viết lại, nói lại những điều mà các em cảm thấy thú vị và bổ ích nhất sau mỗi hoạt động. + Một hình thức nữa để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đó là thông qua hoạt động dạy học trên lớp. Trong mỗi tiết dạy, ngoài yêu cầu về kiến thức thì yêu cầu về kĩ năng và thái độ luôn được đặt ra và đó cũng chính là yêu cầu về giáo dục kĩ năng sống. Do vậy, trong các giờ lên lớp tôi đều có sự liên hệ với thực tế cuộc sống của học sinh ở cả hai mặt tích cực và hạn chế. Tuỳ theo bài học mà hình thành những kĩ năng tích hợp cho học sinh như kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời, kĩ năng trình bày, kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc hợp tác (còn gọi là hợp tác nhóm hay hoạt động nhóm) Trong đó, kĩ năng làm việc hợp tác cần được đặc biệt quan tâm vì đây là kĩ năng sống mang tính thời đại, nó thể hiện cách làm việc theo cơ chế phân công hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích của từng thành viên và cùng nhau phát triển. Qua sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, học sinh được chia thành các nhóm. Mỗi em được phân công đảm trách một công việc của nhóm (nhóm trưởng, thư ký, theo dõi thời gian, động viên phát biểu, trình bày trước lớp). Tất cả thành viên trong nhóm được trình bày suy nghĩ của cá nhân nhưng cũng phải tôn trọng ý kiến người khác và chấp nhận sự thống nhất chung của nhóm. Mỗi nhóm sẽ cùng nhau thảo luận để giải quyết một nội dung khó của bài học mà chỉ với mỗi cá nhân có thể không tìm được lời giải đáp. + Ở tiết sinh hoạt lớp, giáo viên cần tạo điều kiện để các em tự đánh giá nhận xét về bản thân và lớp của mình. Các em có thể trình bày ý kiến về những việc làm tốt và chưa tốt; cùng nhau xây dựng nội quy của lớp; thiết kế, đề xuất các việc làm, hoạt động hằng tuần, hằng tháng và cả năm học. + Xây dựng các quy tắc ứng xử với môi trường như giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ môi trường sống, rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, tiết kiệm điện – nước, phòng chống các TNXH. Bên cạnh đó, cần chú ý xây dựng cảnh quan trường lớp với những hình ảnh mang tính giáo dục và thẩm mỹ, những lời hay ý đẹp như “Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta”, “Mỗi lần giao tiếp là mỗi lần bạn thể hiện mình”, “Bạn có thể vấp ngã, điều quan trọng là bạn phải đứng lên”... Cách rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh phải từ dễ đến khó. Chẳng hạn khi học sinh mới vào lớp 10, trong mục cùng góp ý trong giờ sinh hoạt, tôi yêu cầu học sinh “Em hãy nói vài ý kiến của mình về những vi phạm của các bạn trong tuần vừa qua”. Ban đầu, các em còn nói năng lí nhí, mắt không dám nhìn thẳng, gương mặt căng thẳng. Nhưng sau vài Một số giải pháp có hiệu quả trong công tác quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ở Trƣờng THPT GV: Nguyễn Văn Phong - 12 - Năm học: 2014 - 2015 lần, các em không còn những cái nhìn ái ngại, trở nên dạn dĩ hơn, cảm thấy tự tin và câu nói chắc gọn, cộng thêm một môi trường giáo dục thân thiện hoà đồng, cho phép các em tiến đến gần và hoà nhập với nhau, sau đó là những điều khác như đóng góp ý kiến cho tập thể, ý tưởng độc đáo cho các hoạt động của lớp phong phú hơn, hiệu quả hơn và đặc biệt kỹ năng làm việc nhóm, các em được trang bị lý thuyết cụ thể, rồi thực hành để hiểu. Với kỹ năng làm việc nhóm, các em được tập làm việc để biết cách hợp tác và chấp nhận lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống, đây là điều rất cần thiết trong cuộc sống của các em sau này. Sau đây tôi xin lấy ví dụ về công tác chuẩn bị và tổ chức một tiết sinh hoạt chủ nhiệm để qua đó quản lí và giáo dục học sinh có hiệu quả hơn. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm đóng vai trò rất lớn và hết sức quan trọng đối với công tác quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm của GVCN Qua một tuần hoạt động của lớp kết quả thi đua thực hiện nội qui, nề nề và học tập của lớp được đánh giá qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Việc tổ chức một tiết sinh hoạt chủ nhiệm tốt sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm nắm bắt đầy đủ tình hình hoạt động của lớp qua một tuần và có cách thức xử lý, giáo dục ý thức rèn luyện và học tập phù hợp cũng như triển khai kế hoạch cho hoạt động của lớp tuần tới. I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO MỘT TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM. 1. Xây dựng biểu điểm thi đua của lớp ( thực hiện vào đầu năm học ) - Giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng cho lớp mình một biểu điểm thi đua riêng của lớp. Biểu điểm thi đua của lớp phải căn cứ trên nội quy của nhà trường, các tiêu chí thi đua của Đoàn và tình hình thực tế của lớp mình chủ nhiệm để đưa ra biểu điểm cho phù hợp. Những vi phạm nào học sinh lớp mình thường xuyên vi phạm và để ảnh hưởng tới thi đua của lớp thì cần trừ nhiều điểm và có thể có thêm hình phạt phụ. Ví dụ : Biểu điểm thi đua ( Tổng điểm ban đầu: 100 điểm ) STT NỘI DUNG THI ĐUA ĐIỂM CHUẨN ĐIỂM CỘNG, ĐIỂM TRỪ GHI CHÚ I. VỀ TƢ TƢỞNG - ĐẠO ĐỨC 10 Điểm 1. Không tham gia chào cờ đầu tuần, chào cờ không nghiêm túc. -5đ/ lần Một số giải pháp có hiệu quả trong công tác quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ở Trƣờng THPT GV: Nguyễn Văn Phong - 13 - Năm học: 2014 - 2015 2. Không tham gia sinh hoạt Đoàn – Hội. -5đ/ lần 3. Vô lễ với giáo viên - 30đ/ lần Hạ hạnh kiểm II. CHUYÊN CẦN 10 Điểm 4. Vắng học không phép ( kể cả ngoại khóa ) - 5 đ/ lần 5. Vắng học có phép ( kể cả ngoại khóa ), trừ trường hợp nhập viện. - 1đ/ lần 6. Đi học trễ -5 đ/ lần 7. Trốn tiết -15 đ/ lần III. NỀ NẾP – KỶ LUẬT 10 Điểm 8. Ăn quà vặt trong lớp -5 đ/ lần 9. Mang hung khí, văn hóa phẩm đồi trụy, hút thuốc, uống rượu bia. -40 đ/ lần Mời PH, hạnh kiểm yếu 10. Leo trèo trên bàn ghế, ngồi trên lan can, trèo tường rào, trèo cây, tự ý đổi chỗ ngồi. -10 đ/ lần 11. Cưỡi xe, đá bóng trong sân trường, để xe không đúng nơi qui định. - 5 đ/ lần 12. Mang điện thoại di động đến trường.( tạm giữ điện thoại ) -20đ/ lần Mời PH IV. HỌC TẬP 10 Điểm 13. Không thuộc bài, không làm bài, soạn bài ở nhà, không chuẩn bị bài. -5 đ / lần Một số giải pháp có hiệu quả trong công tác quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ở Trƣờng THPT GV: Nguyễn Văn Phong - 14 - Năm học: 2014 - 2015 14. Không ghi bài học mới, làm việc riêng trong giờ học, không nghiêm túc, không có sách vở và dụng cụ học tập. - 5 đ/ lần 15. Xem tài liệu, gian lận trong kiểm tra. - 30 đ/ lần Mời PH, hạnh kiểm yếu 16. Đạt điểm tốt, phát biểu xây dựng bài có chất lượng. +10 đ/ lần V. ĐỒNG PHỤC 10 Điểm 17. Mặc quần áo không đúng qui định ( kể cả học thêm và hoạt độn ngoại khóa ) - 5đ/ lần 18. Mang giầy dép không đúng qui định, không cái quai hậu. - 5đ/ lần 19. Để tóc không đúng qui định, nhuộm tóc, chải tóc không đúng qui định và sơn móng tay, móc chân hoặc trang điểm. - 5đ/ lần VI. BẢNG TÊN – HUY HIỆU 10 Điểm 20. Đeo bảng tên – đeo huy hiệu không đúng qui định. - 5đ/ lần 21. Không đeo huy hiệu, không đeo bảng tên - 5đ/ lần VII. VỆ SINH 10 Điểm 22. Vứt rác trong, xung quanh phòng học, hành lang. - 5 đ/ lần 23. Không dọn vệ sinh, vệ sinh bẩn. - 5 đ/ lần 24. Không xóa bảng khi chuyển tiết. - 5 đ/ lần Một số giải pháp có hiệu quả trong công tác quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ở Trƣờng THPT GV: Nguyễn Văn Phong - 15 - Năm học: 2014 - 2015 25. Đổ rác không đúng vị trí qui định - 10 đ/ lần VIII. SINH HOẠT 15 PHÖT ĐẦU GIỜ VÀ CHUYỂN TIẾT 10 Điểm 26. Không sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt không nghiêm túc. - 5 đ/ lần 27. Ra ngoài lớp trong 5 phút chuyển tiết không có lí do chính đáng. - 5 đ/ lần IX. LAO ĐỘNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO 10 Điểm 28. Không tham gia lao động - 10đ/ lần Đi lao động bù. 29. Không mang dụng cụ lao động, lao động không nghiêm túc. - 5 đ/ lần 30. Không tham gia vào các hoạt động phong trào, tham gia không có hiệu quả. - 5 đ/ lần 31. Tham gia các hoạt động phong trào đạt kết quả cao ( có giải ) +20 đ/ lần 32. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao +10 đ/ lần X. BẢO QUẢN TÀI SẢN NHÀ TRƢỜNG 10 Điểm 33. Viết, vẽ, khắc trên bàn ghế; viết, vẽ hoặc làm bẩn tường. - 10đ/ lần Quét vôi lại 34. Làm hư hỏng bàn ghế, làm bể cửa kính, phá hỏng dụng cụ học tập và thiết bị điện. - 15đ/ lần Bồi thường TC 100 Điểm Một số giải pháp có hiệu quả trong công tác quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ở Trƣờng THPT GV: Nguyễn Văn Phong - 16 - Năm học: 2014 - 2015 2. Cách đánh giá xếp loại hạnh kiểm: a. Cách xếp loại hạnh kiểm hàng tuần: - Mỗi học sinh có tổng số điểm là 100 điểm, học sinh vi phạm lỗi nào thì theo biểu điểm thi đua của lớp để trừ điểm. Sau khi tính các điểm cộng và điểm trừ của mỗi học sinh số điểm còn lại là căn cứ để xếp loại tuần theo các mức Tốt, Khá,TB, Yếu * Xếp loại Tốt : Học sinh có tổng số điểm còn lại từ 80 điểm trở lên * Xếp loaị Khá : Học sinh có tổng số điểm còn lại từ 65 -> 79 điểm * Xếp loại Trung bình : Học sinh có tổng số điểm còn lại từ 50-> 64 điểm * Xếp loại Yếu: Học sinh có tổng số điểm còn lại dưới 49 điểm. Ví dụ : XẾP LOẠI HẠNH KIỂM TUẦN STT HỌ VÀ TÊN TỔNG ĐIỂM VÀ ĐIỂM CỘNG ĐIỂM TRỪ Đ
Tài liệu đính kèm: