Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học

Dạy học dựa trên tìm tòi, khám phá khoa học (viết ngắn gọn là dạy học khám phá) là phương pháp dạy học cung cấp cho học sinh cơ hội để trải nghiệm các hiện tượng và quá trình khoa học. Nó tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những quan niệm sai lầm vốn có của họ, khuyến khích họ trao đổi, thảo luận với nhau để đề xuất các giả thuyết, thu thập thông tin, tìm kiếm bằng chứng, xây dựng các kế hoạch hành động nhằm kiểm chứng các giả thuyết ban đầu, từ đó tìm ra các kết luận mang tính khoa học. Thông qua các hoạt động đó, học sinh có thể tự điều chỉnh và thay đổi các quan niệm trước đó của mình để tiếp nhận kiến thức mới; đồng thời, học sinh cũng có cơ hội để phát triển tư duy phê phán, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và rất nhiều các kĩ năng khác cần thiết cho một cuộc sống độc lập sau này.

Đặc trưng của dạy học khám phá

Dạy học khám phá có một số đặc trưng sau đây:

- Học sinh được thu hút bởi các câu hỏi định hướng khoa học.

- Học sinh tiến hành tìm kiếm, thu thập các bằng chứng và sử dụng chúng để xây dựng và đánh giá các cách giải thích cho câu hỏi định hướng khoa học đã được đặt ra ban đầu.

- Học sinh công bố kết quả, kiểm chứng và đánh giá cách giải thích của họ bằng cách đối chiếu nó với cách giải thích của bạn bè và với các kiến thức khoa học.

Khám phá khoa học khác với các dạng khám phá khác ở chỗ các giải thích được đề xuất có thể được xem xét lại, thậm chí có thể bị loại bỏ dưới ánh sáng của những phát hiện mới. Các nhà khoa học cần phải công bố nghiên cứu của mình một cách trung thực và chi tiết đủ để những nhà khoa học khác có thể tái tạo lại các nghiên cứu đó nếu cần thiết.

Tương tự như vậy, học sinh sẽ thu được nhiều lợi ích khi họ chia sẻ và so sánh kết quả của mình với các bạn trong lớp, thông qua đó, tạo cơ hội cho họ đặt ra các câu hỏi, kiểm tra các bằng chứng, xác định các lập luận sai lầm, xem xét các giải pháp thay thế. Họ cũng có thể nhận thức được kết quả của họ có quan hệ với các kiến thức khoa học hiện tại như thế nào.

 

doc 56 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 43Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? Làm thế nào để trả lời?, Những gì tôi tìm thấy, Tôi đã làm gì 
iii) Dạy học theo dự án
Khái niệm dạy học dự án 
Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu. 
Đặc điểm dạy học dự án
- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của các dự án học tập xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của các dự án học tập cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học. Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống và xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng, việc thực hiện các dự án học tập có thể mang lại những tác động tích cực cho xã hội. 
- Định hướng hứng thú người học: Người học được tham gia lựa chọn những đề tài, những nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện các dự án học tập.
- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án học tập có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn và thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố và mở rộng những hiểu biết về lý thuyết cũng như rèn luyện những kỹ năng hành động và kinh nghiệm thực tiễn cho người học. 
- Tính tự lực cao của người học: Trong dạy học theo dự án, người học cần tự lực và tham gia tích cực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp người học. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với năng lực, khả năng của người học và mức độ khó khăn của nhiệm vụ học tập. 
- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa người học, với giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án học tập. 
- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện các dự án học tập, các sản phẩm học tập của các nhóm được tạo ra. Sản phẩm này không chỉ giới hạn trong phạm vi là những bài thu hoạch thiên về lý thuyết, mà trong đa số trường hợp, các dự án học tập tạo ra những sản phẩm của hoạt động thực tiễn và thực hành. Những sản phẩm của các dự án học tập này có thể được sử dụng, công bố, giới thiệu... 
Xin tham khảo thêm phần phụ lục về ví dụ của một dự án mà học sinh đã làm trong biểu phụ lục đính kèm cuối báo cáo này.
iv) Dạy học giải quyết vấn đề 
Đặc trưng của dạy học giải quyết vấn đề 
Nét đặc trưng chủ yếu của dạy học giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội tri thức diễn ra thông qua việc tổ chức cho học sinh hoạt động giải quyết các vấn đề. Sau khi giải quyết vấn đề học sinh sẽ thu nhận được một kiến thức mới, một kĩ năng mới hoặc một thái độ tích cực.
Các hoạt động chủ yếu thực hiện theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề thường diễn ra như sau:
- Phát hiện vấn đề: Phát hiện nhận dạng vấn đề, nêu vấn đề cần giải quyết.
Tình huống có vấn đề thường xuất hiện khi: nảy sinh mâu thuẫn giữa điều học sinh đã biết và điều đang gặp phải, tình huống bế tắc trước nội dung mới, tình huống xuát phát từ nhu cầu nhận thức tại sao
- Giải quyết vấn đề: Đề xuất cách giải quyết vấn đề khác nhau (nêu giả thuyết khác nhau), thực hiện cách giải quyết đã đề ra (kiểm tra giả thuyết). 
- Kết luận vấn đề: Phân tích để chọn cách giải quyết đúng (lựa chọn giả thuyết đúng và loại bỏ giải thuyết sai). Nêu kiến thức hoặc kĩ năng, thái độ thu nhận được từ giải quyết vấn đề trên.
Giải pháp 4: Sử dụng bộ công cụ LAR để đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh 
Một câu hỏi được đặt ra khi chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đó là tiêu chí nào để đánh giá hoạt động dạy học đó là phát triển năng lực học sinh? Để trả lời câu hỏi này, tôi đã sử dụng bộ công cụ LAR.
Các kết quả nghiên cứu về Dạy học sáng tạo được tài trợ bởi chương trình Đối tác học tập của tập đoàn Microsoft kết hợp với các tài liệu từ đề án Teacher assignment/ Student work thuộc Quỹ Bill & Melinda Gates sẽ là một kênh thông tin quan trọng để xây dựng tiêu chí đánh giá. Theo đó, một hoạt động học tập được cho là phát triển năng lực học sinh phải được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí, thông qua bộ công cụ LAR (Learning Activity Rubrics)
Bộ công cụ LAR xem xét 5 phương diện khác nhau của một hoạt động dạy học, gồm:
Xây dựng kiến thức;
Hợp tác;
Ứng dụng công nghệ thông tin; 
Tự điều chỉnh;
Giải quyết vấn đề thực tế.
Ở mỗi phương diện LAR đều có thang đánh giá với các mã điểm từ thấp đến cao, cụ thể từ 1 đến 4. Cụ thể:
Xây dựng kiến thức sẽ trả lời cho câu hỏi: Hoạt động dạy học kích thích học sinh xây dựng kiến thức ở mức độ nào? Đó có phải kiến thức liên môn không? Quá trình xây dựng kiến thức diễn ra khi học sinh gắn kết thông tin mới với kiến thức có sẵn của họ để “sản sinh” ra các ý tưởng và hiểu biết còn mới lạ bằng cách sử dụng ít nhất một trong các thao tác của tư duy như giải thích, phân tích, tổng hợp hoặc thẩm định/đánh giá,  Nếu học sinh chỉ đơn giản mô phỏng lại thông tin đã đọc/nghe từ các bài giảng/sách giáo khoa, hay thông qua tiếp xúc Internet, truyền thông thì đó không được coi là xây dựng kiến thức.
Hợp tác sẽ trả lời câu hỏi: Hoạt động dạy học yêu cầu học sinh phải hợp tác với những người khác ở mức độ nào? Phương diện này xem xét liệu học sinh có làm việc với những người khác trong hoạt động dạy học hay không và chất lượng của sự hợp tác đó ở mức độ nào (chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhau, chia sẻ trách nhiệm với nhau khi thực hiện công việc, hay phải cùng nhau đưa ra những quyết định quan trọng đối với sản phẩm chung của cả nhóm)
Sử dụng công nghệ thông tin sẽ trả lời cho câu hỏi: Việc sử dụng công nghệ thông tin có hỗ trợ học sinh xây dựng kiến thức không? Liệu học sinh có thể đạt được những kiến thức tương tự mà không cần sử dụng công nghệ thông tin hay không? Phương diện này tập trung vào việc sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho hoạt động xây dựng kiến thức mới của mình chứ không xem xét việc giáo viên sử dụng công nghệ thông tin như thế nào trong bài giảng đó. Mức độ sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học có thể sắp xếp từ thấp đến cao, gồm: Học sinh không có cơ hội sử dụng công nghệ thông tin; Học sinh được sử dụng công nghệ thông tin để mô phỏng lại kiến thức; Học sinh sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ xây dựng kiến thức; Học sinh sử dụng công nghệ thông tin như công cụ bắt buộc để xây dựng kiến thức.
Tự điều chỉnh sẽ trả lời câu hỏi: Hoạt động dạy học diễn ra trong bao lâu? Học sinh có được tự lên kế hoạch, tự đánh giá công việc của mình hay không? Phương diện này xem xét hoạt động dạy học có mang lại cho học sinh cơ hội để rèn luyện các kĩ năng tự điều chỉnh, như: kĩ năng lập kế hoạch, kiểm soát và tự đánh giá công việc cũng như sự tiến bộ của mình. Các hoạt động dạy học đáp ứng được điều đó thường là các hoạt động “dài hơi” (khoảng một tuần hoặc hơn – dưới hình thức dạy học theo dự án). Giáo viên có thể tăng cường việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng này bằng cách giao nhiệm vụ và để học sinh tự quyết định vai trò của các thành viên trong nhóm, tự lên kế hoạch hành động. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên cung cấp trước các tiêu chí đánh giá sản phẩm giúp học sinh định hướng tốt hơn cũng như có thể tự đánh giá về công việc của mình. 
Giải quyết vấn đề thực tế sẽ trả lời cho câu hỏi: Hoạt động dạy học có đòi hỏi giải quyết các vấn đề thực tế không? Các giải pháp của học sinh có được thực hiện trong thực tế, liên hệ và vận dụng vào thực tế không? Trước đây, những kiến thức mà học sinh được học từ hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận nội dung thường tách biệt và ít gắn với thực tế. Vì vậy, phương diện này xem xét hoạt động dạy học đòi hỏi học sinh phải giải quyết vấn đề, sử dụng các dữ liệu hoặc các bối cảnh từ thực tế. Việc giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh giải quyết vấn đề rất phong phú, đa dạng như: đưa ra giải pháp cho vấn đề mới có liên quan đến thực tế, thực hiện một nhiệm vụ mà học sinh chưa được dạy cách làm, hoặc thiết kế một sản phẩm phức tạp đòi hỏi sự hợp tác từ nhiều nguồn và phải trải qua các công đoạn khác nhau, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần lễ, 
Áp dụng công cụ đánh giá này có thể thực hiện với tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.
Giải pháp 5: Tổ chức tốt công tác thi đua - khen thưởng trong dạy học, động viên phát huy tài năng sức lực của giáo viên 
 - Mục đích và ý nghĩa giải pháp: Nhằm phát hiện những cá nhân, tập thể làm tốt việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học; khen thưởng kịp thời tạo không khí phấn khởi, kích thích, động viên giáo viên và học sinh; đồng thời với những cá nhân tập thể làm chưa tốt, có biện pháp khắc phục kịp thời. 
- Nội dung và cách thức thực hiện: 
+ Công tác thi đua, khen thưởng trong dạy học theo hướng phát triển năng lực người học là phải xây dựng được tiêu chí thi đua phấn đ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_chi_dao_day_hoc_theo.doc