Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn Công nghệ 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn Công nghệ 8

1. Lí do chọn đề tài

Chúng ta biết môn công nghệ có những đặc thù riêng so với môn học khác

đây là môn học gắn với thực tiễn, với công nghệ và sản xuất.

Môn công nghệ là môn học mang nhiều tính thực tiễn do vậy phương pháp

chủ yếu trong giảng dạy là kết hợp lí thuyết với thực hành, thực hành một mặt

cũng cố lí thuyết cho học sinh mặt khác để hình thành những kĩ năng cần thiết cho

học sinh và tập cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng đã được học vào thực

tế vào cuộc sống hàng ngày, qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học

sinh đối môn học góp phần chuẩn bị cho học sinh phân luồng để một bộ phận sẽ

vào học các lĩnh vực giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, số còn lại sẽ đi

vào cuộc sống lao động.

Công nghệ là một trong những môn học quan trọng trong trường học, trang

bị cho học sinh những tri thức kỹ năng cơ bản của nghề với những kiến thức đã

học các em có thể áp dụng được trong đời sống hàng ngày từ đó giúp các em có

hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp bậc trung học cơ sở.

Môn công nghệ mang tính kỹ thuật, mang tính thực tiễn và nó rất gần gũi

với cuộc sống sinh hoạt của các em.Vậy việc học tập của các em phải kết hợp

chặt chẽ giữa lý thuyết với thưc hành. Đây là một việc hết sức quan trọng, thực

hành để củng cố kiến thức, mặt khác thực hành giúp các em hình thành kỹ năng

kỹ xảo và tư duy công nghệ tất cả cho các em biết vận dụng kiến thức vào thực

tế, qua đó gây sự hứng thú say mê cho các em trong tiết học.

Chính vì thế mà phương pháp giảng dạy của thầy cũng hết sức quan trọng

thầy phải tìm ra phương pháp giảng dạy như thế nào để cho hoc sinh dễ hiểu, dễ

nhớ vận dụng các thao tác một cách công nghiệp.

pdf 24 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 2680Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh được học . 
Để thực hiện tốt việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 cho 
học sinh cấp THCS nói chung và trường tôi nói riêng thì mỗi giáo viên cần phải 
có những phương pháp dạy học đặc trưng để có sự hứng thú cho các em học tập 
bộ môn một cách có hiệu quả. Đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành cho các em 
một cách thành thạo có khoa học và thực hiện đúng qui trình công nghệ. 
Điều đầu tiên người giáo viên giảng dạy môn công nghệ phải biết phân loại 
các dạng bài để có những phương pháp giảng dạy khác nhau để rèn luyện kỹ năng 
kỹ xảo, các kiến thức từ những bài học lý thuyết được nhắc lại trong các bài thực 
hành này. Mà quá trình thực hiện là cả một chu kỳ hay một kế hoạch của môn 
học. Vì vậy chúng ta cần phải định hướng để thực hiện tốt yêu cầu, mục đích và 
nhiệm vụ của môn học. Vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp giảng dạy 
cho bài thực hành công nghệ lớp 8 nhằm giải quyết những cấp thiết cho học sinh 
trong năm học được tốt hơn. 
 Tổ chức giờ học thực hành bao gồm những công việc của giáo viên và học 
sinh nhằm thực hiện giờ học. Dựa vào cấu trúc nội dung phương pháp của chư-
ơng trình có thể tiến hành giảng dạy. Để thực hiện mục đích đào tạo và giáo dục 
của môn học cần có những hình thức phong phú về phương pháp giảng dạy thực 
hành, điều này đòi hỏi giáo viên phải chủ động sáng tạo tìm ra cho mình có một 
phương pháp thích hợp với bài dạy để có hiệu quả cao nhất, tức là việc lựa chọn 
phơng pháp phải đa dạng không được dập khuôn máy móc. Trong giảng dạy cần 
việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thể hiện ở ý thức đối với các 
vấn đề khoa học kỹ thuật và tính kinh tế. Để hình thành phẩm chất trên cần thông 
qua việc trình bày bài một cách chặt chẽ. Cuối cùng các nhận thức, các quan niệm 
và luyện tập phải đi tới một kết quả là giáo dục cho học sinh có thái độ và học tập, 
lao động với một ý chí quyết tâm có trách nhiệm. 
2. Cơ sở thực tiễn. 
2.1. Hiện trạng thực tế. 
 Như chúng ta đã biết ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và 
công nghệ, với xu thế tiếp cận và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục 
nghề nghiệp. Ở nước ta trong chương trình THCS trước đây đã đưa môn kĩ thuật 
và theo chương trình đổi mới thay sách hiện nay, môn kĩ thuật được lấy tên là 
môn công nghệ. Môn công nghệ góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục 
phổ thông và chuẩn bị phân luồng cho học sinh sau này. 
Môn công nghệ 8 trang bị cho học sinh một kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật, cơ 
khí, kĩ thuật điện gắn liền với thực tế hàng ngày và có thể các em tham gia vào 
trong lao động khi cần thiết mà bản thân các em đã có kĩ năng thực hành môn 
công nghệ. 
 Tuy nhiên không biết từ bao giờ học sinh có khái niệm môn học ''chính '' 
với môn học ''phụ ''. Chính vì quan niệm đó mà dẫn đến phong trào học tập của 
các em có phần hạn chế trong các buổi học lý thuyết cũng như thực hành . 
 Đối với những tiết thực hành học sinh thường dễ nhầm lẫn khi thực hiện các 
thao tác kỹ thuật, các bước trong lóc thực hành. 
Học sinh chưa phân đoạn được các thao tác kỹ thuật và mức độ thời gian cho từng 
cung đoạn. 
 Thực hành công nghệ ở đây là một bài khó - phức tạp đòi hỏi sự kết hợp hài 
hoà giữa các quy trình thực hiện, giữa lý thuyết với thực hành. 
Mặt khác trang thiết bị có nhưng chưa đảm bảo, cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng 
nên các giờ thực hành thường không đem lại hiệu quả. 
Chương trình quá nặng so với kiến thức của các em được học trong chương trình 
nhất là phần vẽ kĩ thuật và kĩ thuật điện. 
2.2. Đối với giáo viên. 
 Qua hiện trạng thực tế giảng dạy các giáo viên được phân công giảng dạy 
môn học "công nghệ ": Nói chung về phương pháp đều đặt ra câu hỏi cho chính 
bản thân là làm như thế nào để có những giải pháp khắc phục được hiện trạng 
thực tế. Nhưng về cách giảng dạy, trình độ chuyên môn còn một số hạn chế như 
: 
- Chưa nắm vững về cách phân loại của trình độ tiếp thu thực hiện của các đối 
tượng học sinh. 
- Chưa đưa ra được những đặc điểm về phương pháp đổi mới và những trọng điểm 
kiến thức của bài học để dẫn đến việc hình thành các khái niệm kỹ năng, kỹ xảo 
thực hành cũng như sự phát triển tư duy, trí tuệ, tính kiên trì của học sinh còn yếu. 
2.3. Về cơ sở vật chất 
 Trong tình trạng chung của các trường học hiện nay còn thiếu về trang thiết 
bị, dụng cô phục vụ cho các tiết dạy về chuyên môn chưa được đảm bảo . 
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy còn hạn chế, thiết bị 
dạy thực hành chưa đầy đủ nên độ chính xác, mức độ an toàn chưa cao. 
 Phòng thực hành thí nghiệm chưa đủ nên việc sử dụng thực hành còn khó 
khăn cho các giờ ứng dụng đối với môn học. 
3. Biện pháp đề xuất. 
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CÓ THỂ ÁP DỤNG VỚI BÀI THỰC HÀNH. 
3.1.Vận dụng lí thuyết để giải quyết các bài tập tình huống 
Trong dạng này gồm các bài cụ thể như sau: 
Phần 1 : Vẽ kĩ thuật : 
- Đọc bản vẽ các khối đa diện 
- Đọc bản vẽ các khối tròn xoay . 
- Đọc bản vẽ nhà đơn giản . 
Phần 2: Cơ khí: 
- Đo và vạch dấu 
- Truyền chuyển động 
Phần 3: Kĩ thuật điện: 
- Cứu người bị tai điện 
- Tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đỡnh . 
- Sơ đồ điện 
- Thiết kế mạch điện . 
Tuỳ từng bài mà giáo viên có những phương pháp dạy khác nhau cô thể: 
a) Vẽ kĩ thuật 
 Đây là phân môn rất khó bởi vì kiến thức rất mới đối với các em học sinh, 
các em chưa được học hình học không gian kiến thức này đòi hỏi các em, phải 
có óc tưởng tượng mới học được phần này . Vì vậy để rèn luyện được kĩ năng 
vẽ hình và đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản đòi hỏi giáo viên phải chú 
trọng đến phương pháp trực quan , phải kết hợp chặt chẽ việc giảng dạy với thiết 
bị. Phân môn vẽ kĩ thuật gắn với hoạt động thực tiễn nên chú trọng làm các bài 
tập thực hành mà đặc biệt giáo viên phải hướng dẫn cho các em biết nhận ra 
được các phép chiếu như : 
Loại 
phép chiếu 
Đặc điểm của 
các tia chiếu 
Tia chiếu đối 
với mặt chiếu 
Số chiều của 
hình chiếu 
Loại 
hình chiếu 
Phép chiếu 
xuyên tâm 
Các tia chiếu 
đồng qui 
Xiên góc Ba chiều Hình chiếu 
phối cảnh 
Phép chiếu song 
song 
Các tia chiếu 
song song 
Xiên góc 
Vuông góc 
Ba chiều Hình chiếu 
trục đo 
Vuông góc Hai chiều Hình chiếu 
Vuông góc 
 Không những thế mà cũng cần rèn luyện cho các em tưởng tượng được các 
hình chiếu, hình cắt , mặt cắt của một vật thể từ đó các em mới làm các bài tập 
thực hành được. Để thực hiện được điều này giáo viên cần phải hướng dẫn cô thể 
về cách quan sát các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào đối với người quan 
sát, vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu. Điều quan trọng ở 
đây là giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo các thiết bị dạy học trực quan. 
 Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh thực hiện được các nội dung sau : 
* Về đọc bản vẽ: 
- Hình dung đúng hình dạng vật thể 
- Phân tích đúng hình chiếu các mặt , các cạnh của vật thể . 
- Thời gian đọc ngắn . 
* Về vẽ bản vẽ : 
-Vẽ đúng các hình chiếu của vật thể . 
- Đặt đúng vị trí các hình chiếu . 
- Trình bày bản vẽ cân đối, vẽ đúng thời gian qui định . 
b) Kĩ thuật điện: 
 Phần tính toán giáo viên cần phải rèn luyện kĩ năng tính toán và liên hệ tới 
các kiến thức vật lí cần thiết để tính toán , nếu giáo viên không luyện tập cho học 
sinh thì khó mà các em có kĩ năng vận dụng để tính toán . 
3.2. Thực hành sản phẩm đơn giản 
 Trong dạng này gồm các bài cụ thể: 
Phần 1: Cơ khí: 
- Ghép nối chi tiết 
- Truyền chuyển động 
Phần 2: Kĩ thuật điện 
- Đèn ống huỳnh quang 
- Quạt điện 
- Máy biến áp 1 pha 
- Lắp mạch điện . 
 Giáo viên tiến hành theo các bước sau: 
- Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ . 
- Giáo viên hướng dẫn thao tác mẫu – Học sinh quan sát 
- Học sinh thực hiện theo qui trình . 
- Các sản phẩm làm ra sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn kĩ thuật. 
Tăng cường vận dụng các phương pháp thực hành rèn luyện kĩ năng thực hành là 
đặc thù của môn công nghệ , khi dạy thực hành và rèn luyện kĩ năng thực hành 
cho học sinh các thao tác mẫu của thầy phải thật chính xác, đúng theo qui trình 
công nghệ, vì rằng nếu học sinh đó quen với thao tác không chính xác thì sau này 
sửa chữa các em rất khó. Cho nên mỗi thầy cô giáo dạy thực hành cần phải rèn 
luyện kĩ năng thực hành cho học sinh, kết thúc cuối buổi thực hành cần được đánh 
giá sản phẩm học sinh làm ra. Muốn vậy giáo viên cần áp dụng hai phương pháp 
để dạy là : 
Phương pháp làm mẫu : 
 Giáo viên thực hiện – học sinh quan sát làm theo. 
 Giai đoạn thực hiện thao mẫu giáo viên cần thực hiện theo các bước : 
+ Định hướng hoạt động của học sinh bằng cách nêu rõ mục đích của việc cần 
thao tác mẫu, tên công việc, trình tự công việc, yêu cầu học sinh quan sát . 
+ Làm mẫu toàn bộ qui trình thực hành, qua đó giúp các em có được (hình mẫu ) 
khái quát về toàn bộ nội dung công việc cần thực hiện tạo ra sự hứng thú và chú 
ý trong qui trình theo dõi thực hành vấn đề quan trọng ở đây là giáo viên phải rèn 
luyện cho được kĩ năng thực hành tạo ra sản phẩm đạt theo các tiêu chí . 
+ Giáo viên thực hiện thao tác mẫu với tốc độ chậm , cho công việc thành các 
bước thao tác, động tác riêng biệt để hướng dẫn, dừng lại ở những thời điểm cần 
thiết , ở những chỗ khó để giải thích học sinh hiểu , nhắc nhở học sinh tránh sai 
lầm , nếu cần thiết giáo viên làm lại nhiều lần những thao tác khó để học sinh 
quan sát kĩ lưỡng . 
+ Giáo viên làm lại với tốc độ bình thường toàn bộ công việc để giúp cho học sinh 
hệ thống lại toàn bộ quá trình thực hành theo công việc . 
 Sau đó giáo viên thao tác mẫu theo từng bước và giải thích những thao tác khó 
để học sinh tiếp thu dễ dàng . 
Giai đoạn đánh giá rút kinh nghiệm : Đánh giá kết quả việc hướng dẫn học sinh 
thực hành , thường được giáo viên dạy thực hành tự mình rút ra kinh nghiệm về 
việc thực hiện thao tác mẫu để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đề ra . Để 
đánh giá được kết quả này giáo viên gọi học sinh thực hiện lại xem thử kết quả 
tiếp thu của học sinh như thế nào. Qua đó giáo viên có thể hiểu được phần nào 
khả năng ảnh hưởng của việc làm mẫu của mình trong việc rèn luyện kĩ năng thực 
hành bộ môn cho học sinh . 
Phương pháp huấn luyện : 
 Giáo viên thực hiện – học sinh luyện tập. 
Trình tự hướng dẫn của giáo viên như sau : 
+ Thao tác mẫu một lần . 
+ Tách từng thao tác nhỏ và giải thích . 
+ Làm mẫu tóm tắt cho học sinh ghi lại. 
 Phương pháp này thường được dùng sau khi giáo viên đó làm mẫu , khi học 
sinh luyện tập thực hành , huấn luyện giữ vai trò quan trọng . Giáo viên cần tập 
trung quan sát trình tự công việc , kĩ năng thực hành cách sử dụng dụng cụ , vấn 
đề an toàn lao động . Quan sát đồng thời uốn nắn tương ứng giáo viên cần thực 
hiện ít nhất bốn khâu kiểm tra : Sự sẵn sàng , sự bắt đầu , quá trình tiến hành và 
quá trình kết thúc công việc . Để có được kĩ năng thực hành tốt đòi hỏi trong quá 
trình thực hiện học sinh phải tuân thủ theo các yêu cầu sau : 
* Học sinh hiểu rõ mục đích yêu cầu và cách thức tiến hành công việc . 
* Học sinh theo dõi chặt chẽ từng công việc mà thầy hướng dẫn . 
* Học sinh phải biết tự kiểm tra và điều chỉnh kịp thời trong quá trình rèn luyện 
kĩ năng thực hành . 
* Thực hiện sản phẩm hoàn chỉnh đạt được kĩ năng kĩ xảo đạt yêu cầu chuẩn 
 Để giờ dạy đạt kết quả cao thì không những cần vai trò của giáo viên, học sinh 
mà cả phụ huynh học sinh nữa. Có thể như sau: 
* Đối với giáo viên. 
- Muốn cho giờ học đạt yêu cầu do chương trình đề ra cần làm tốt mọi công việc 
chuẩn bị cần thiết. 
- Nghiên cứu SGK - Công nghệ KTĐ lớp 8, các môn liên quan khác, tài liệu kỹ 
thuật điện . 
- Lập kế hoạch cho từng chương - bài, soạn giáo án chi tiết giúp cho việc lên lớp 
được thuận lợi và chủ động - dự kiến kế hoạch thực hành . 
- Chuẩn bị cho giờ thực hành: Các dụng cụ làm mẫu của giáo viên , dụng cụ thực 
hành cho học sinh , thiết bị vật liệu dụng cụ quy định . 
- Nắm được tình hình các mặt của lớp sẽ dạy : Các mặt học tập, kỷ luật và các vấn 
đề có liên quan tới kinh nghiệm của học sinh về lĩnh vực này như : Nghề nghiệp 
của cha mẹ học sinh, môi trường sống ... 
*Đối với học sinh: 
 Đây là môn học mới đối với các em , nhất là phần vẽ kĩ thuật và phần kĩ thuật 
điện cần đòi hỏi trớ tưởng tượng và tính toán cụ thể , mà ở đây chương trình này 
sẽ phân luồng cho các em đi vào các lĩnh vực khác nhau . Cho nên yêu cầu học 
sinh cần: 
 Có thái độ đúng đắn với môn học không được xem nhẹ bộ môn , không học 
qua loa lấy lệ mà cần phải rèn luyện tăng cường tính thực hành rèn luyện kĩ năng 
thực hành thông qua sự hướng dẫn của thầy giáo . 
 Học sinh thực hiện vai trò của mình học tập bộ môn cần phải say mê, hứng 
thú học tập và ham thích tìm hiểu công việc, có tác phong công nghiệp, làm việc 
theo qui trình, đúng kế hoạch, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động . 
 * Đối với phụ huynh học sinh: 
 Ngay từ đầu năm giáo viên bộ môn tham mưu tốt với lãnh đạo nhà trường 
làm việc quán triệt tinh thần về việc học tập bộ môn công nghệ, yêu cầu của bộ 
môn, không chỉ là ý thức học tập của học sinh mà phụ huynh cũng đóng vai trò 
không nhỏ trong việc giáo dục ý thức học tập của con em mình . Không được xem 
nhẹ bộ môn vì đây là bộ môn mang tính thực tiễn cao và áp dụng với thực tế cuộc 
sống hằng ngày. Do đó phụ huynh tạo mọi điều kiện để các em có niềm say mê 
hứng thú học tập bộ môn. 
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 
(Áp dụng các phương pháp nhằm phát huy tích cực chủ động của thầy và trò) 
Bài 3: THỰC HÀNH: “ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ”. 
Đây là dạng kiểu bài thực hành tương đối khó với học sinh bởi vì bước đầu 
các em mới làm quen với việc hình học trong không gian. Do đó giáo viên cần 
phải chuẩn bị chu đáo các phương tiện trực quan , làm một cái nêm bằng gỗ với 
ba hướng chiếu A,B,C và các hình chiếu. Giáo viên cần làm rõ để cho học sinh 
hiểu được một số điểm như sau : 
Bài tập thực hành này gồm có hai phần : Phần trả lời câu hỏi bằng cách lựa 
chọn chỉ sự tương ứng giữa hướng chiếu và các hình chiếu của cái nêm, phần vẽ 
lại các hình chiếu cho đúng vị trí. Kết hợp vẽ và đọc các hình chiếu. Vẽ để hiểu 
sâu sắc kiến thức đó học và rèn luyện kĩ năng vẽ hình . 
Cô thể nội dung bài dạy như sau: 
I. Mục tiêu bài học: 
- Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu. 
- Biết được cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ. 
- Biết vận dụng vẽ hình chiếu và có hứng thú học bộ môn. 
II. Chuẩn bị bài dạy: 
1. Giáo viên: 
+ Nghiên cức bài SGK 
 + Mô hình cái nêm. 
2. Học sinh: 
+ Giấy A4, dụng cụ vẽ, báo cáo thực hành. 
 III. Tiến trình lên lớp: 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) 
 ? Thế nào là hình chiếu ? Có mấy hình chiếu? Kể tên và nêu đặc điểm của từng 
hình chiếu? 
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Tổ chức thực hành 
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách quan sát hướng chiếu của hình xác 
định được các hướng chiếu. Sau đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách vẽ . 
Khi xác định hướng chiếu thì học sinh phải quan sát thật kĩ lưỡng các hướng chiếu 
từ mẫu vật thật (xác định cho được hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu 
cạnh ). Điều này muốn rèn luyện được kĩ năng vẽ hình cho học sinh thì đòi hỏi 
người giáo viên phải nêu yêu cầu cụ thể từng công việc để xác định, nếu không 
các em sẽ không vẽ được và nhận biết được các hình chiếu đồng thời xác định 
không được tỉ lệ của các hình so với vật thật. Cho nên khi giáo viên hướng dẫn 
yêu cầu học sinh quan sát thao tác mẫu của giáo viên . 
* Chú ý : Khi vẽ chia làm hai bước : 
- Bước vẽ mờ : Tất cả các đường đều vẽ bằng nét mảnh, có chiều rộng khoảng 
0,25mm. 
- Bước tô đậm : Sau khi vẽ mờ xong, cần kiểm tra lại các hình đó vẽ, sửa chữa 
những sai sót rồi tiến hành tô đậm, chiều rộng của nét đậm khoảng 0,5mm . 
- Các kích thước của hình phải đo theo hình đó cho , có thể vẽ theo tỉ lệ . 
Từ sự hướng dẫn của giáo viên yêu cầu học sinh nhận vào hình vẽ mẫu vật thật 
vẽ lại các hình chiếu 1,2,3 cho đúng vị trí của chúng ở trên bản vẽ kĩ thuật . 
 Giáo viên quan sát hướng dẫn, giúp đỡ những học sinh yếu . 
* Hoạt động 2: Tổng kết và đánh giá 
Giáo viên nhận xét về giờ làm bài thực hành của học sinh 
+ Sự chuẩn bị của học sinh 
+ Thực hiện qui trình 
+ Thái độ học tập 
 Vấn đề quan trọng ở đây là học sinh đó có kĩ năng thực hành được chưa , cho 
nên giáo viên cần tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc để sau này các em có thể 
thực hành tốt . 
Bảng3.1 SGK 
A B C 
1 x 
2 x 
3 x 
Vị trí hình chiếu 
 Hình 3.2 SGK 
 VẬT THỂ 
 HÌNH CHIẾU 
BÀI 56 : THỰC HÀNH VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH ĐIỆN 
I . Mục tiêu bài học. 
- Hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện. 
- Vẽ được sơ đồ nguyên lý của một số mạch điện đơn giản trong nhà. 
- Làm việc nghiêm tóc, kiên trì và khoa học. 
II. Chuẩn bị. 
+ Giáo viên: - Nghiên cứu nội dung bài 55 - 56 SGK. 
- Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện trong SGK vật lý lớp 7. 
- Tranh vẽ: Mạch điện chiếu sáng đơn giản . 
- Mô hình: Mạch điện chiếu sáng đơn giản gồm 1 cầu chì, 1 công 
tắc điều khiển một bóng đèn bố trí cho học sinh quan sát cách đi dây dẫn. 
+ Học sinh: - Giấy A4, dụng cô vẽ. 
- Báo cáo thực hành. 
III. Tiến trình dạy học. 
A. Ổn định lớp. 
Giáo viên kiểm tra sĩ số 
B. Kiểm tra bài cũ. (4') 
Câu 1. Phân biệt sơ đồ nguyên lý với sơ đồ lắp đặt ? 
Câu 2. Vẽ một số các kí hiệu trong sơ đồ điện: 
a. Dòng điện một chiều................................... 
b. Cầu dao hai cực, ba pha....................................... 
c. Công tắc ba cực.................................. 
d. Ổ điện .............................. 
e. Hai dây chéo và nối nhau......................, ................................. 
C. Bài mới. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu. (13' ) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG 
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 
(4 học sinh / 1 nhóm) 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
- Học sinh nêu mục tiêu bài thực hành. 
- Giáo viên nêu nội quy thực hành: 
+ Đúng quy trình. 
+ Đúng các ký hiệu. 
+ Liệt kê các phần tử có trong mạch điện. 
+ Chọn đúng nội dung bài. 
+ Học sinh nghiêm túc thực hành. 
- Giáo viên cho học sinh điền đúng kí hiệu: Dây 
pha, dây trung tính, thiết bị vào sơ đồ (h 56.1 
SGK) 
I. Chuẩn bị. 
II. Nội dung và trình tự thực 
hành. 
1. Phân tích mạch điện. 
- Tìm những chỗ sai của mạch điện ? 
- Mạch điện có bao nhiêu phần tử ? 
- Các kí hiệu của các phần tử đó như thế nào? 
 Giáo viên: kết luận. 
- Các phần tử đó được nối với nhau như thế nào? 
(cần chú ý vị trí các thiết bị đóng cắt, bảo vệ, lấy 
điện, đồ dùng điện) 
 Giáo viên: kết luận. 
- Khi vẽ sơ đồ cần chú ý những gì ? 
 Học sinh: kết luận các nhóm nêu ý 
kiến, giáo viên rút ra kết luận chung. 
2. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch 
điện. 
Bước 1: Phân tích các phần tử 
mạch điện. 
Bước 2: Phân tích mối liên hệ 
điện của các phần tử trong 
mạch điện. 
Bước 3: Vẽ sơ đồ nguyên lý 
mạch điện. 
Hoạt động 2. Hướng dẫn thường xuyên. (21' ) 
- Giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ theo nhóm. 
+ Nhóm 1. Vẽ sơ đồ gồm: Mạch điện gồm 1 cầu chì, 1 công tắc, 2 cực điều khiển 
1 bóng đèn. 
+ Nhóm 2. Vẽ sơ đồ gồm: Một cầu chì, một ổ điện, một công tắc hai cực điều 
khiển 1 bóng đèn. 
+ Nhóm3. Vẽ sơ đồ gồm: Một cầu chì, 2 công tắc hai cực điều khiển độc lập 2 
bóng đèn mắc song song. 
+ Nhóm 4: Vẽ sơ đồ gồm: Một cầu chì, 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn. 
+ Các nhóm khác lặp lại của các nhóm 1, 2, 3, 4. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiêm túc. 
- Giáo viên đi quan sát, uốn nắn các nhóm vẽ mạch điện. 
Hoạt động 3. Hướng dẫn kết thúc (7'). 
- Học sinh nhận xét các nhóm (chéo nhau). 
- Yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm. 
- Nộp phiếu báo cáo thực hành. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá bài học: 
+ Ý thức. 
+ Chuẩn bị của học sinh. 
- Giáo viên chọn bài đẹp chấm mẫu (tuyên dương, nhận xét những bài chưa được). 
- Giáo viên kết luận chung. 
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau: 
4. Kết quả: 
 Qua việc nghiên cứu lí luận, thực tiễn về vấn đề được nêu ra của quá trình rèn 
luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ cho học sinh lớp 8, qua việc phân tích 
thực trạng những

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_thu.pdf