Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động giao tiếp ở trẻ mẫu giáo Bé (3 - 4 tuổi)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động giao tiếp ở trẻ mẫu giáo Bé (3 - 4 tuổi)

Ở trường mầm non, giao tiếp giữa cô và trẻ quyết định thành công hay thất

bại ở các hoạt động giáo dục.Nhưng hầu hết mọi người kể cả giáo viên mầm non

những người được đào tạo và có trình độ chuyên môn vẫn đang áp dụng cách

dạy trẻ theo phương pháp cổ truyền.Người lớn giải quyết vấn đề với trẻ dựa vào

tình cảm và nhận thức của người lớn chứ không đứng trên tình cảm và nhận thức

của trẻ. Vì vậy trẻ tiếp thu một cách thụ động và có phần nào bị áp đặt dẫn đến

kết quả giáo dục chưa đạt hiệu quả cao. Số trẻ biết giao tiếp: như bộc lộ cảm xúc

của bản thân;biết lắng nghe người khác nói, chia sẻ cảm xúc với bạn bè;tích cực

hợp tác với cô và bạn, trẻ hiểu các quy tắc trong xã hội vẫn còn hạn chế. Xuất

phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm" Một số

biện pháp xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động giao tiếp ở trẻ

mẫu giáo bé

(3 -4 tuổi)".Đây là những kinh nghiệm nhỏ từ thực tế, từ sách báo, từ tư liệu

trên internet mà tôi đã cóp nhặt. Sau khi áp dụng tại lớp, tôi thấy thực sự hiệu

quả. Mong rằng đề tài này của tôi được các bạn biết đến và áp dụng linh hoạt

trong việc giao tiếp ứng xử với trẻ để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất

pdf 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1467Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động giao tiếp ở trẻ mẫu giáo Bé (3 - 4 tuổi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thông tin cần thiết) 
 Giáo viên chỉ nên nói ra nhu cầu và mong muốn của mình, không đánh giá, 
xúc phạm trẻ. 
1.2 Nói ra cảm xúc của trẻ 
 Người lớn nói ra cảm xúc của trẻ đúng lúc làm cho trẻ thấy mình được đồng 
cảm và thỏa mãn tâm lý. 
 Chúng ta cùng xem hai cách xử lý của một tình huống sau: 
Cách 1: Xử lý theo phương pháp thông thường, dựa trên tình cảm và nhận thức 
của người lớn: 
 Buổi sáng hôm thứ năm tại khoảng sân trước cửa lớp tôi có một phụ huynh 
lớp đưa con đến lớp và mua cho con mang theo một quả bóng bay rất đẹp. Đột 
nhiên, đứa trẻ bị tuột tay và quả bóng bay lên trời mất. Đứa trẻ đứng tiếc ngẩn 
ngơ và mách mẹ: 
 - Mẹ ơi quả bóng bay lên trời mất rồi! 
 - Giời ạ! Cầm thế nào thế! Thôi mất rồi thì thôi, mai mẹ mua cho quả khác. 
 - Không, con thích quả này cơ,mẹ lấy bóng cho con, hu hu... 
 - Bay rồi làm sao mà lấy được! Đã bảo mai mẹ mua cho rồi mà không nghe, 
đánh cho một trận bây giờ đấy! 
 - Không, con thích quả bóng đấy cơ, hu hu...( khóc to hơn) 
 Bà mẹ bất lực, bảo mãi đứa con không nghe, nó cũng không chịu vào lớp. 
 Đấy là cách xử lý tình huống thường thấy trong cuộc sống hàng ngày. Chúng 
ta thì cứ giải thích lôgic còn trẻ chẳng muốn nghe gì hết,dù mẹ nói gì, dù sự thực 
là gì,câu chốt của vấn đề vẫn là " Con muốn có quả bóng ấy"! 
 Cách 2: Xử lý tình huống dựa trên tình cảm và nhận thức của trẻ: Nói ra cảm 
xúc của trẻ. 
Cũng tình huống gần như vậy, trường tôi có tổ chức "Ngày hội đến trường cho 
bé" 
- Tuệ Tâm là cháu của tôi học ở lớp bên cạnh. Cháu được cô giáo cho cầm chùm 
bóng để lên biểu diễn. Không may quả bóng cũng bay lên trời(bắt đầu khóc la 
 7/20
kêu khủng khiếp...) Cô Oanh cũng dỗ tương tự như bà mẹ trên. Nhưng vẫn 
không hiệu quả. May quá lúc đó tôi đi qua 
 - Chắc con buồn lắm hả? 
 - Vâng, con buồn lắm ý cô ạ! ( Con vừa khóc vừa nói còn tôi và cô Quỳnh 
nhìn nhau cười ngạc nhiên) 
 - Ừ.... 
 - ( Mếu máo đòi bóng tiếp...) 
 - Cô ước gì có thể lấy cho con quả bóng đó! 
 - Cô bay lên để lấy à cô?( nín khóc và ngạc nhiên hỏi, tôi ra hiệu cho cô Oanh 
không được.. Vì bây giờ mà cười thì hỏng việc ngay,nó nghĩ là nó bị chế nhạo) 
 - Ừ... 
 - Mọc cánh ở đâu hả cô? 
 - Đâu nhỉ? 
 - Ở lưng chứ còn ở đâu nữa! ( Và rồi con sờ lưng tôi tìm cánh, tôi kêu nhột, thế 
là hai cô cháu cùng cười". ) 
Đấy,các bạn hãy thử cách này xem sao! Nhưng khi khác trẻ nhớ ra và đòi thì 
sao? 
 - Bạn vẫn còn nhiều cách thức để áp dụng ở phía dưới 
1.3.Dùng cách tưởng tượng để thực hiện nguyện vọng của trẻ. 
 Vào một hôm thứ hai đầu tuần trong giờ ăn, như thường lệ tôi phụ trách một 
bàn vì bàn này nhiều bạn ăn chậm hơn. Cả bàn cầm thìa xúc cơm ăn gần hết bát 
cơm một rồi! Thế nhưng bạn "Minh Khang 
" vẫn chưa chịu cầm thìa. Tôi đứng sát lại và hỏi "Minh Khang sao hôm nay vẫn 
chưa được miếng nào vậy? Trẻ nói "Cô ơi con muốn ăn thìa bát như hôm qua ở 
nhà con cơ".Tôi đã dùng cách tưởng tượng để thực hiện nguyện vọng của trẻ cho 
việc xử lý tình huống này như sau: 
 - Con sãn sàng ăn chưa? Có cần cô giúp gì không? 
 - Con không xúc bằng thìa này đâu. Con phải xúc thìa kia cơ! 
 - Vậy à, chắc thìa của con đẹp lắm nhỉ! 
 - Vâng, thìa màu xanh có hình con thỏ đẹp lắm! 
 - ( Tôi hiểu trẻ đang nói gì vì tôi biết cái đó). Nhưng bây giờ thì không thể có 
được, cô ước gì biến được ra cho con thìa màu xanh...để con xúc cơm ăn. 
 - Không, cả bát nữa! 
 - Ừ thì cả bát xanh con thỏ nữa này, 
 - Trẻ vui mừng vô cùng thích thế, mình có cả thìa và bát con thỏ màu xanh 
rồi! 
 8/20
 Các bạn có nhận thấy câu ước này với câu ước lấy bóng ở ví dụ trên là giống 
nhau không? Vâng, nó giống nhau vì tôi sử dụng cùng một phương pháp " Dùng 
cách tưởng tượng để thực hiện nguyện vọng của trẻ". 
 Cảm xúc không có khái niệm" mẫu" hay " chuẩn". Thế nên các bạn cũng có 
nhiều cách thức khác để có thể chọn áp dụng cho thỏa đáng. Chẳng hạn: 
 - Con không xúc bằng thìa này đâu. Con phải xúc thì của con cơ! 
 - Thật lắm chuyện! Thìa nào mà chẳng vẽ được! Con muốn dùng thì con thỏ 
màu xanh tối về nhà con nhé! Ở đây cô chỉ có thìa này cho con thôi! Ăn đi! Kẻo 
các bạn ăn hết rồi kìa!( Sợ, ấm ức, vừa ăn vừa khóc)! 
 Vậy kết quả của hai cách giải quyết trong vấn đề này là khác nhau rõ nét. Hy 
vọng người lớn và cô giáo mầm non đồng tình và chọn cách 1 như tôi để được " 
vẹn cả đôi đường". 
1.4. Mọi cảm nhận đều được đón nhận, nhưng một vài hành vi cần được 
hạn chế 
 Chắc khi đọc đến đây, các bạn đã phần nào nhận ra được phương châm để 
ứng xử, xử lý các tình huống trên trẻ theo quan điểm mới nhất mà tôi vừa được 
tiếp cận. Đó chính là việc dựa vào cảm xúc của trẻ, lắng nghe nói và giải quyết 
tình huống dựa trên sự chia sẻ cảm xúc. Tuy nhiên, nếu không phân biệt được 
khi nào cần chia sẻ, khi nào cần nghiêm khắc thì sẽ lại vô tình làm hỏng trẻ. Thế 
nên, mọi cảm xúc của trẻ đều được đón nhận nhưng một vài hành vi cần được 
hạn chế. 
Hình ảnh 1: Dựa vào cảm xúc của trẻ. 
 Trong một buổi chiều, sau đánh thức trẻ dạy để tôi nói với cả lớp"Các 
con ơi! sáng nay bạn Nam đến lớp không đi tất và mặc rất ít áo.Vậy nên,trong 
giờ ngủ hôm nay cô thấy bạn Nam ho nhiều lắm. Cả buổi trưa hôm nay bạn 
không ngủ được chút nào cả vì ho.Dạo này thời tiết lạnh lắm các con phải mặc 
áo ấm và đi tất để không bị ho nhiều như bạn Nam nhé! Tôi mới nói đến từ"ho" 
Ngay lập tức, " dàn đồng ca ho" xuất hiện cùng với những tiếng cười khoái trí. 
Tôi nhắc, " Thôi"! mà vẫn chưa hết hẳn tiếng ho. Sau đó tôi cáu lên và quát: " 
Các con có thôi đi không"Các con thích bị ho à? Lúc ấy bọn trẻ mới dừng hẳn 
nhưng vẫn vài đứa cười nhỏ với nhau. Tình huống đó, lúc này nghĩ lại tôi thấy 
mình xử lý thật tệ! Các cháu nhỏ hơn,mình lớn hơn nên sợ mình mà" thôi, chứ 
không phải mà bị thuyết phục mà "thôi". 
 Với cách giải quyết mới, tôi đã áp dụng thành công lại vừa ngắn gọn là: 
Bạn cứ cho trẻ ho theo nốt phần đó. Hãy dừng lại vài dây để có khoảng trống 
cho chúng lắng nghe. Rồi nghiêm túc nhắc nhở: 
 9/20
 - Được rồi, cô biết là các con nhớ lời cô dặn.Nhưng thi nhau ho như thế lại 
là không ngoan, bạn bị ốm nên bạn mới ho chứ các con không ốm thì không nên 
giả vờ ho như vậy. 
 Đừng nói quá nhiều. Chỉ dừng lại ở đó thôi là trẻ đủ hiểu chúng ta định nói 
gì và chúng đã làm gì sai. 
 Biện pháp 2.Giao tiếp giúp khích lệ trẻ hợp tác với chúng ta. 
 2.1. Mô tả 
 Mô tả sự việc bạn thấy hoặc vấn đề bạn biết cho trẻ hiểu. Vì khi người lớn 
mô tả một vấn đề cũng là cho trẻ biết nên làm cái gì! 
Hình ảnh 2: Cửa chưa đóng kìa con. 
Phản tác dụng Mô tả 
 1. Con vô ý tứ quá! Đi ra đi vào phải 
đóng cửa lại chứ. Trời lạnh thế này mà 
cấm có nhớ! 
 1. Cửa chưa đóng kìa con 
 2. Lại làm đổ bàn ra rồi. Biết ngay mà! 
Nghịch như giặc, không lúc nào chịu yên 
chân tay. Con ngồi im một lúc cho cô 
nhờ! 
 2. Bàn đổ rồi kìa! 
 3. Lại quên tắt vòi nước rồi! Cô nhắc 
bao nhiêu lần là dùng xong phải khóa vòi 
nước vào kẻo lãng phí! Con muốn lớp 
mình ngập hết à? 
 3.Vòi nước rửa tay vẫn đang 
chảy đấy 
2.2 Nhắc nhở 
Phản tác dụng Nhắc nhở 
 1. Ai ăn xong không cất ghế vào đúng 
chỗ đấy? Ngày nào cô cũng nhắc mà 
không chịu tự giác. Để cô cất hộ nhé! 
 1. Các con cất ghế vào đúng chỗ 
cho gọn gàng 
 2. Trời ơi! ai vẽ bậy lên tường đây, lại 
còn đầy cả thảm nữa. Cô mà trông thấy ai 
vẽ bậy ra sàn nhà là sẽ bị phạt ngay! 
2. Sàn nhà không phải chỗ là để 
các con vẽ đâu. Muốn vẽ thì phải 
lấy giấy ở đây ra mà vẽ nhé! 
 3. Các con không thấy lớp bừa bãi và 
bẩn vì giấy màu hay sao. Có ai biết tự 
giác giúp cô không? 
 3. Ai có thể giúp cô dọn lớp 
Biện pháp 3. Giao tiếp giúp khích lệ trẻ tự lập 
3.1 Cho trẻ tự đưa ra lựa chọn 
 Dạy cho trẻ biết cách tự chủ động lựa chọn để tránh sự ỷ lại dựa dẫm của trẻ 
vào chúng ta. Và chính sự dựa dẫm đó lại gây phiền toái cho chúng ta. 
 10/20
 - Con muốn đi chơi hay ngồi trong lớp? 
 - Các con muốn chơi tiếp hay ngồi yên lặng? 
 - Con muốn ngồi ghế ăn cơm hay đứng ăn? 
 3.2 Tôn trọng nỗ lực của trẻ 
 Khi nỗ lực của bọn trẻ được tôn trọng, chúng sẽ tập chung giải quyết vấn 
đề.Đừng đánh giá hoạt động của trẻ hoặc so sánh trẻ với " chuẩn" nào đó! 
Phản tác dụng Tôn trọng nỗ lực của trẻ 
 1. Vẽ có mấy quả bóng bay sao mà 
lâu thế? 
 1. Vẽ bống bay không phải là việc 
rễ đâu nhé! phải biết vẽ nhiều nét 
liên kết với nhau đấy! 
 2. Đưa lọ đây cho cô. Mở mãi không 
được à? 
 2. Lọ này chắc khó mở. Đôi khi 
chúng ta chỉ xoay nhẹ đúng chiều là 
được. 
 3. Nhanh tay lên con, có đôi dày thôi 
mà đi mãi không được! 
 3. Đi giầy là thể hiện sự khéo léo 
của đôi tay đấy! 
3.3. Không hỏi quá nhiều 
 Hỏi quá nhiều dù trong tình huống nào cũng làm người khác bị ức chế, tạo 
tâm lý khó chịu cho người bị hỏi. Khi trẻ muốn nói, tự nhiên bạn sẽ biết hết mọi 
thứ cần biết. 
Phản tác dụng Không hỏi nhiều 
 1. - Hôm qua chủ nhật các con được 
đi chơi ở đâu? Đi với những ai? Đi 
chơi các con thấy như thế nào? ở đó có 
những gì? 
 - ( Cô hỏi câu nào trẻ đáp lại đúng 
như ý rồi dừng lại nghe cô hỏi tiếp.) 
1. Ai có thể kể cho các bạn cùng 
nghe về ngày nghỉ chủ nhật của mình 
nào! 
 2. Sinh nhật Bạn Trang được tặng gì? 
Mẹ tặng quần áo màu gì?Bố tặng gì? 
Còn ai tằng gì nữa không? 
2.Con hãy kể về những món quà 
trong ngày sinh nhật của mình? 
3.4.Đừng vội cho biết câu trả lời 
Khi trẻ đặt câu hỏi, ta phải cho trẻ tự tìm câu trả lời trước khi ta đưa ra ý kiến 
Phản tác dụng Đừng vội cho biết câu trả lời 
1.Cô ơi, sao lại có mưa? 
- Đấy là do sự bốc hơi nước nó bị 
ngưng tụ lại thành mây.Gió đưa nhiều 
đám mây lại 
1. Cô ơi sao lại có mưa? 
- Câu hỏi thật thú vị.Con đón xem 
tại sao? 
2.Cô ơi,sao bạn Khánh An vẽ đẹp vậy 2.Cô ơi, sao bạn Khánh An vẽ đẹp 
 11/20
mà bạn Tiến vẽ xấu thế nhỉ? 
- Đúng vậy!Tại vì bạn Phương Anh rất 
chú ý nghe cô hướng dẫn. 
vậy mà bạn Tiến vẽ xấu thế nhỉ? 
- Cô cũng thấy vậy!Theo con thì tại 
sao? 
3.Cô ơi, sao quả này màu xanh con quả 
kia màu vàng nhỉ? 
- Quả màu xanh vì quả chưa chín còn 
khi chín quả sẽ có màu vàng 
3.Cô ơi, sao quả này màu xanh con 
quả kia màu vàng nhỉ? 
- Câu hỏi này rất hay đấy! Cô và các 
con hãy suy xem vì sao? 
3.5.Khích lệ trẻ dùng tư liệu bên ngoài 
- Trẻ thường có câu: Cô ơi con không biết vẽ? Cô ơi con không biết làm? 
- Con hãy xem bạn bên cạnh có giúp đỡ được không? Cô đang bận mất rồi! 
Đây là việc dạy trẻ cách tự giải quyết vấn đề của mình nhờ vào cách thức nào 
gần gũi nhất, hợp tình thế nhất mà không bị lệ thuộc vào một người nào đó. Cần 
hướng dẫn cho trẻ để tráng tình trạng: Muốn hỏi 
Phản tác dụng Khích trẻ dùng tư liệu bên ngoài 
1.Cô ơi con muốn ăn kẹo cao su bây 
giờ nhé! 
- Không được... 
1.Cô ơi con muốn ăn kẹo cao su bây 
giờ nhé! 
- Được, nhưng trước tiên chúng ta 
phải hỏi ý kiến bác sĩ xem con có 
được ăn không đã! 
2.Cô có biết đôi tất của con ở đâu 
không ạ? 
- Không, cô đang bận. Con đã để ở 
đâu?Con tự tìm nhé! 
2.Cô có biết đôi tất của con ở đâu 
không ạ? 
- Cô đang tìm, con hãy hỏi xem có 
bạn nào biết không? 
3.Cô ơi con không biết vẽ con gà 
đâu?(Cô đang dãy ở bàn bên kia hướn 
dẫn cho bạn khác) 
- Chờ cô chút nhé! đâu cái nào?Đây, 
trước tiên phải vẽ hình tròn nhỏ trước 
làm đầu gà sau đó vẽ hình tròn to làm 
mình gà, vẽ thêm các nét xiên làm 
chân...(Trẻ bàn khác lại gọi cô ơi con 
không biết...? 
3.Cô ơi con không biết vẽ con gà 
đâu?(Cô đang dãy ở bàn bên kia 
hướn dẫn cho bạn khác) 
- Con hãy hỏi bạn bên cạnh xem có 
thể bảo con cách vẽ được không? 
3.6. Đừng hủy mất hy vọng của trẻ 
Không làm trẻ thất vọng, chính là bảo vệ hy vọng, ước mơ và sự nỗ lực thực 
hiện mơ ước của trẻ. 
Làm mất lòng tin với bản thân Cho trẻ cơ hội và thử nghiệm 
1.Lớn lên con muốn làm chú công .Lớn lên con muốn làm chú công an(1 
 12/20
an(1 trẻ học không được tốt lắm hỏi) 
- Con học kém vậy làm sao mà trở 
thành chú công an được! 
trẻ học không được tốt lắm hỏi) 
- Ý kiến rất hay! Con hãy cố gắng học 
tốt hơn để mơ ước sẽ trở thành hiện 
thực nhé! Cô chúc con sẽ đạt được mơ 
ước của mình! 
2.Cô ơi con muốn được đi biểu diễn 
văn nghệ(1 trẻ nhút nhát) 
- Không được, cái này khó lắm con 
không làm được đâu 
2.Cô ơi con muốn được đi biểu diễn 
văn nghệ(1 trẻ kỹ năng múa hát còn 
hạn chế) 
- Ồ! Con cũng muốn tham gia cùng với 
các bạn à!Con thật mạnh dạn, tự tin! 
được cô đồng ý! 
Biện pháp 4: Giải phóng trẻ ra khỏi vai diễn 
4.1. Tìm cơ hội cho trẻ thấy một bản thân hoàn toàn mới 
Cách thức này áp dụng cho những trẻ đã có "biệt hiệu". Biệt hiệu thường dựa vào 
đặc điểm, tính cách nổi bật của nhân vật. Ở trẻ cũng vây, gọi là Việt "béo" vì bạn 
ăn khỏe, rất béo. Linh xún vì răng Linh bị "xún". Khi trẻ mang một đặc điểm 
riêng nào đó ta thường thấy trẻ hành động theo thiên hướng càng làm phát triển 
nổi bật tính cách đó của mình lên. Vì trẻ cho rằng đó là thế mạnh của mình. Tâm 
lý bị chi phối bởi biệt hiệu này nhiều khi do người lớn tạo nên. Những bểu hiện 
Tốt thì đã đành nhưng còn những biểu hiện tiêu cực như “quậy” “cáo” “ giặc” 
“điêu"...sẽ làm cho trẻ bị ảnh hưởng xấu không nhỏ. Vì thông qua tên gọi biệt 
hiệu, mọi người sẽ nhìn nhận đánh giá phần nào tính cách của đứa trẻ đó, làm 
cho nó có cảm giác thoát ra mà không được. Hay như hành vi cố chấp của người 
lớn là cho trẻ tự ti và nảy sinh tâm lý "lì" cũng vì thế.Một lần làm sai là những 
lần sau, dù có cố gắng cũng bị phủ nhận. Khiến đứa trẻ trở nên mặc cảm. Cần 
tránh việc ấn định lối suy nghĩ cũ nên tạo cho trẻ cơ hội được thấy một bản thân 
hoàn toàn mới cho trẻ được một lần giải phóng khỏi vai diễn của mình để có cơ 
hội phát triển. Chúng ta hãy luôn nhìn nhận con người ở mặt tích cực, kể ra 
những điểm tốt của trẻ để cho trẻ phấn đấu. 
Ấn định lối suy nghĩ cũ Tìm cơ hội cho trẻ thấy bản thân mới 
1.Cô ơi con thích chơi góc bán hàng 
- Con chơi góc khác đi. Góc đó để bạn 
Trang và Khánh An chơi. 
1.Cô ơi con thích chơi góc bán hàng 
- Nếu góc đó có chỗ dán ảnh của con 
chơi! 
2. Cô ơi hôm nay con phơi khăn nhé 
- Thôi con ngồi yên một chỗ cho cô 
nhờ. 
- Cô ơi hôm nay con phơi khăn nhé 
- Nếu con muốn vậy? Con hãy phơi 
cận thận nhé! 
 13/20
4.2. Tạo cơ hội cho trẻ nhìn khác về bản thân 
Là cách người lớn tạo ra những tình huống cho trẻ trải nghiệm qua đó, trẻ tự 
nhận thấy mặt tích cực của bản thân mình. Chứ không hẳn như những gì mọi 
người xung quanh vẫn hay gán ghép, vẫn ấn định cho trẻ. 
Gán ghép cho trẻ Tạo cơ hội 
- Tôi nói: Chi ơi! phơi khăn giúp cô đi. 
Cô Hà: Gớm Quế Chi phơi được khăn 
cơ, có mà lại vứt khăn của 
- Quế Chi!!!? 
- Hôm nay,Chi phơi khăn giúp cô 
nhé! 
- Con hãy cầm hai mép khăn gấp đôi 
lại, phơi lên giá quay dấu ra bên 
ngoài để các bạn nhận dấu của mình. 
- Vâng ạ! 
2. Cô cần hai bạn sang lớp lớn trả cái 
cây này? 
- Ai có thể giúp cô được nào? 
- Trẻ giơ tay... 
- Cô mời bạn: Bách và Nhật 
- Bạn Ngọc chạy lên theo 
- Bạn Ngọc không làm được đâu. 
2. Cô cần hai bạn sang lớp lớn trả cái 
cây này? 
- Ai có thể giúp cô được nào? 
- Trẻ giơ tay...Con, con... 
- Cô mời cả ba bạn cùng sang trả 
giúp cô nhé! 
4.3.Tạo cơ hội cho trẻ vô tình nghe thấy lời đánh giá của bạn về mặt mạnh 
của mình 
Cách này được sử dụng khi trong hoàn cảnh nói có cả trẻ đứng bên cạnh. Ta nói 
về trẻ với một đối tượng thứ ba. Ta khen trẻ với người kia một cách cố tình cho 
trẻ nghe thấy lời khen, nhưng vờ như ta không biết là trẻ đang nghe. 
 * Tình huống 1: 
- Cô giáo: Mẹ Minh Anh à! Hôm nay con gái ăn nhanh lắm đấy! ăn xong sớm 
nhất lớp.Ăn xong còn biết xúc cho bạn Khang bên cạnh nữa đấy! 
- Phụ huynh: Vậy à cô?Thế thì mẹ con vui lắm! Trẻ: Vui sướng 
4.4.Ghi nhớ những thời khắc đặc biệt của trẻ 
- Hôm qua may nhờ có có bạn Tùng nhanh tay dừng đu quay lại. Nếu không các 
bạn đã bị ngã rồi. Bạn Tùng thật là dũng cảm! 
- Cô nhớ hồi mới đến trường bạn Khang hay khóc nhè Khánh Anh đã biết dỗ 
dành và mang đồ chơi cho bạn chơi. Khánh An thật đáng khen! 
4.5.Khi trẻ lại làm việc theo cách vốn có, hãy biểu đạt cảm giác và mong 
muốn của bạn 
- Đồ chơi sau khi chơi xong cần được xếp gọn gàng lên giá. Cô mong các con 
hãy bảo nhau cùng cất đúng chỗ như mình đã thỏa thuận. 
- Cô không thích cách con đối xử với bạn như thế. Có thể con không thích chơi 
với bạn. Nhưng con không được giành giật đồ chơi với bạn như thế! Hãy nói với 
bạn một câu cần nói lúc này! 
 14/20
Biện pháp 5: Bẩy biện pháp thay thế việc trừng phạt 
5.1.Ứng xử trong việc phạt trẻ 
Hình Ảnh 3: Cô tôn trọng ý kiến trẻ 
Tại sao phải phạt trẻ? Theo người lớn: 
+ Nếu không phạt, chúng sẽ lẩn tránh dạy dỗ. 
+ Vì người lớn rất giận không còn cách nào khác. 
+ Nếu không phạt, sao chúng biết được mình làm sai, để không tái phạm nữa 
- Vì đây là cách dạy dỗ duy nhất mà chúng ta hiểu được(Có nghĩa là mọi lời nói 
trách mắng, giải thích của người lớn không ăn nhập vào đầu trẻ) 
- Theo người lớn, nếu không phạt trẻ khác nào thừa nhận trẻ có quyền kiểm soát. 
Chúng ta ai cũng có một thời thơ ấu, khi còn là những đứa trẻ cũng đã từng phải 
nghe những lời như vậy. Bây giờ thành người lớn có còn nhớ những cảm xúc 
khi bị phạt không? 
- Rất ghét bố, me, cô giáo. Nghĩ họ thật ghê gớm,khắt khe, cay nghiệt với mình. 
Sau đó bản thân mình lại mang cảm giác tội lỗi vì đã làm như thế. 
- Ước gì mình hay ốm nặng, thậm chí chết đi cho họ phải hối hận. 
 Như vậy,sự trừng phạt mang đến cho người bị trừng phạt cảm giác thù hận, 
chống đối, cảm giác tội lỗi, tủi thân,..Nói chung là cảm giác mang tính tiêu cực. 
 Vậy tại sao cho rằng việc trừng phạt một đứa trẻ là điều nên làm?Khi trẻ xuất 
hiện vấn đề, có nên cho trẻ tự chịu hậu quả của hành vi đó không?Câu trả lời của 
các nhà tâm lý học là: Một đứa trẻ nên gánh chịu hậu quả tự nhiên của hành vi 
nó gây ra chứ không phải là chịu sự trừng phạt. 
 Nhưng nếu nó tiếp tục chống đối có nên phạt không? 
- Vấn đề là ở chỗ, trừng phạt không hề có tác dụng. Vì khi bị trừng phạt, ở trẻ 
chỉ lo tập chung suy nghĩ trả đũa, chống đối mà bỏ lỡ cơ hội hối hận và sửa sai. 
Nói cách khác, phạt trẻ là cướp đi quá trình kiểm điểm từ sâu trong đáy lòng 
mình về hành vi sai trái của bản thân trẻ. Vậy ta phải thay việc trừng phạt bằng 
điều gì? 
Hình ảnh 4: Con hãy giúp cô nhặt giấy vụ dưới sàn nhé! 
5.2.Nhắc trẻ giúp đỡ 
Trừng phạt Nhờ trẻ giúp 
1.Con lại làm bừa bãi giấy ra sàn 
rồi(tét 1 cái vào mông trẻ) 
1.Con hãy giúp cô nhặt giấy vụn 
dưới sàn 
2. Lại vứt đồ chơi lung tung rồi!Có 
muốn cái que vào đít không hả 
2. Con hãy cất đồ chơi vào đúng vị 
trí giúp cô nhé! 
3.Cô mà đứng lên thì nhừ đòn luôn!Có 
sai thế mà cũng không làm được. 
3. An Bình lấy giúp cô cái cốc nhé! 
 15/20
5.3. Thể hiện rõ ràng, mạnh mẽ lập trường không đồng ý của mình 
Trừng phạt Thể hiện lập trường 
1.Hôm nay bạn Nam hư trong giờ học 
nói chuyện và không biết trả lời câu 
hỏi của cô.Phạt con không được ra 
ngoài chơi, Hãy ở lại trông lớp! 
1.Cô gọi trẻ lại gần và nói, hôm nay 
Tiến nói chuyện là không ngoan chút 
nào. Buổi sau con không được nói 
chuyện và phải chú ý trong giờ học 
hơn nhé! 
2.Cả lớp chơi xong đồ chơi không biết 
cất đúng nơi quy định. Ngày mai 
không được chơi nữa nhé! 
2. Cô không muốn nhìn thấy cả lớp 
mình vứt đồ chơi bừa bãi khắp lớp 
như thế này. Hãy cất chúng đúng 
chỗ! 
3.Quần áo của những bạn nào đây?Mỗi 
chỗ một cái thế này để cô mang hết 
cho các em nhà trẻ mặc 
3.Cô không vừa lòng chút nào khi 
các con để quàn áo như thế này? Hãy 
gấp chúng lại cho gọn gàng! 
5.4. Tỏ rõ sự kỳ vọng của bạn 
Hình ảnh 5: Cô biết là Con sẽ vẽ được cái cây thật đẹp 
Trừng phạt Tỏ rõ sự kỳ vọng 
1. Con vô lễ quá! đến lớp không biết 
chào ai cả. Không cho đi chơi cùng các 
bạn nữa? 
1. Cô mong từ ngày mai Ngọc Minh 
sẽ chào cô và bố mẹ thật to rồi vào 
lớp nhé! 
2.Cả lớp chơi xong đồ chơi không biết 
cất đúng nơi quy định.Buổi không 
được chơi nữa nhé! 
2. Cô mong buổi sau chơi các con sẽ 
cất đồ chơi đúng chỗ 
3. Các bạn trai đi vệ sinh ra sàn khai 
quá.Không cho đi ở nhà vệ sinh nữa? 
3. Cô mong từ chiều nay các bạn trai 
sẽ biết đi vệ sinh đúng quy định. 
5.5. Đưa ra lựa chọn 
Trừng phạ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xu_ly_cac_tinh_huong.pdf