Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trong công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trong công tác chủ nhiệm

+ Học bạ: trang đầu kiểm tra có khớp với với giấy khai sinh không; kiểm tra các trang điểm giáo viên bộ môn vào điểm, kí tên và đóng dấu vào chỗ sửa điểm, việc sửa điểm đó có đúng qui định không, chú ý những học sinh thi lại lên lớp, ở lại lớp việc vào điểm thi lại, xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh năm lớp 11. GVCN ghi cụ thể tên, môn, giáo viên bộ môn, GVCN còn thiếu sót chưa hoàn thành nội dung đúng qui định của học bạ để nhắc nhở GVCN năm trước chưa hoàn thành hồ sơ, với GVCN sửa chưa đúng cách sửa cho đúng.

 Thông qua học bạ, GVCN sẽ nắm bắt được năng lực học tập, việc rèn luyện đạo đức của học sinh lớp mình. Nội dung này chỉ là căn cứ tham khảo chứ không phải là những căn cứ chính để đánh giá học sinh. Mà thông qua đó GVCN tìm cách giúp đỡ các em phát huy năng lực và tiến bộ, phát triển từ mức độ đang có, không nên tạo những định kiến gây bất lợi cho công tác chủ nhiệm của mình và cho sự tiến bộ của học sinh.

- Thu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở chậm nhất là cuối tháng 12 để có sai sót không khớp với khai sinh: như nơi sinh, ngày sinh năm sinh Để học sinh kịp thời đi chỉnh sửa.

- Quan sát có chủ định và ngẫu nhiên cuộc sống và hoạt động thực của học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện ở lớp học, cộng đồng và ngoài trường .

 - Lập mẫu phiếu thu thập thông tin cá nhân để học sinh tự điền theo mẫu.

 

doc 20 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 1006Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, những khó khăn trong quá trình làm việc, thông qua đó rút ra một số kinh nghiệm chung có thể áp dụng rộng rãi trong trường vào thực tiễn nơi tôi đang công tác. 
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
	- Là học sinh lớp 12A3 năm học 2013 – 2014.
2. Phạm vi nghiên cứu
	Đề tài “Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trong công tác chủ nhiệm” lớp 12 ở trường THPT số 1 Sa Pa. 
V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
	- Bắt đầu từ tháng 8 năm 2013.
	- Kết thúc vào tháng 6 năm 2014.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
	Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người GVCN lớp trong công tác giáo dục học sinh THPT, các bài tham luận trên Internet, một số sáng kiến có nói tới công tác GVCN của một số đồng nghiệp, bạn bè trường bạn.
2. Phương pháp điều tra
	- Điều tra tình hình lớp, trước khi nhận lớp chủ nhiệm (hồ sơ, học lực, hạnh kiểm, chức vụ cán sự lớp, cán bộ Đoàn ở các lớp 11, hoàn cảnh gia đình, lý lịch học sinh...).
	- Trò chuyện, trao đổi với giáo viên bộ môn, với học sinh, với Hội cha mẹ học sinh.
- Đối với học sinh 12 việc kiểm tra ban đầu cần kỹ để kịp thời bổ sung những thiếu sót trong hồ sơ như:
+ Số lượng Hồ sơ .thiếu ..đủ lý do
+ Số lượng học bạ thiếu ..đủ lý do
+ Đối với hồ sơ gồm: 
Đơn vào lớp 10 đủ.Thiếu (tên HS thiếu).
Giấy khai sinh bản sao, bản chính ., hay chỉ là bản phô tô công chứng .(tên HS) 
	+ Học bạ: trang đầu kiểm tra có khớp với với giấy khai sinh không; kiểm tra các trang điểm giáo viên bộ môn vào điểm, kí tên và đóng dấu vào chỗ sửa điểm, việc sửa điểm đó có đúng qui định không, chú ý những học sinh thi lại lên lớp, ở lại lớp việc vào điểm thi lại, xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh năm lớp 11. GVCN ghi cụ thể tên, môn, giáo viên bộ môn, GVCN còn thiếu sót chưa hoàn thành nội dung đúng qui định của học bạ để nhắc nhở GVCN năm trước chưa hoàn thành hồ sơ, với GVCN sửa chưa đúng cách sửa cho đúng.
	Thông qua học bạ, GVCN sẽ nắm bắt được năng lực học tập, việc rèn luyện đạo đức của học sinh lớp mình. Nội dung này chỉ là căn cứ tham khảo chứ không phải là những căn cứ chính để đánh giá học sinh. Mà thông qua đó GVCN tìm cách giúp đỡ các em phát huy năng lực và tiến bộ, phát triển từ mức độ đang có, không nên tạo những định kiến gây bất lợi cho công tác chủ nhiệm của mình và cho sự tiến bộ của học sinh.
- Thu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở chậm nhất là cuối tháng 12 để có sai sót không khớp với khai sinh: như nơi sinh, ngày sinh năm sinh Để học sinh kịp thời đi chỉnh sửa.
- Quan sát có chủ định và ngẫu nhiên cuộc sống và hoạt động thực của học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện ở lớp học, cộng đồng và ngoài trường .
	- Lập mẫu phiếu thu thập thông tin cá nhân để học sinh tự điền theo mẫu. 
céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
PhiÕu thu thËp th«ng tin c¸ nh©n häc sinh
Líp 12A3
Họ tên học sinh:.....................................................................................................................
Ngày sinh:...... /...... / ............ Dân tộc: ............................... Giới tính: .................................
Nơi sinh (ghi đúng như trong GKS): ....................................................................................
Địa chỉ:........................................................................... ĐT liên lạc.....................................
Chiều cao:.................................... m / Cân nặng:................. Kg
Họ tên cha:............................................... Nghề nghiệp:.......................................................
Nơi ở:.............................................................................. ĐT liên lạc....................................
Họ tên mẹ:................................................ Nghề nghiệp:.......................................................
Nơi ở:.............................................................................. ĐT liên lạc....................................
Hoàn cảnh gia đình: ..............................................................................................................
Số anh chị em trong gia đình:................................................................................................
Khoảng cách từ nhà đến trường:.......................... Km
Tên người bạn thân:...............................................................................................................
Học lớp / trường:........................... Địa chỉ liên lạc:..............................................................
Có khuyết tật gì không? (tai, mắt,...): ...................................................................................
Tính cách của mình:...............................................................................................................
................................................................................................................................................
Sở thích:.................................................................................................................................
Sở trường:..............................................................................................................................
Thích nghề gì sau này:...........................................................................................................
Hãy ghi tất cả những điều mà em yêu thích hoặc không thích mà trên phiếu này không có mẫu sẵn:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Người viết thông tin
(Kí, ghi rõ họ tên)
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Ổn định tổ chức lớp học
1.1. Lựa chọn ban cán sự lớp
	- Cơ sở lựa chọn:
+ Căn cứ vào hồ sơ học bạ (chú ý hạnh kiểm, học lực).
+ Căn cứ hiệu quả năng lực, năng khiếu công tác nhiệm vụ ban cán sự năm lớp 11.
+ Căn cứ tham khảo ý kiến GVCN năm lớp 11.
+ GVCN chỉ định ban cán sự lâm thời, cho lớp tiến hành đại hội.
+ Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp thông qua bầu dân chủ qua đại hội lớp, đại hội chi đoàn lớp.
	- Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp: 
	+ Bước 1: thành lập sơ đồ cơ cấu ban cán sự lớp.
LỚP TRƯỞNG
CHỨC DANH KHÁC
BÍ THƯ
CHI ĐOÀN
LỚP PHÓ
Thủ quỹ lớp
Lớp phó
Văn Thể Mĩ
Uỷ viên BCH chi đoàn
Giữ sổ đầu bài
Lớp phó
Lao động
Thư ký lớp
Phó bí thư
chi đoàn
Lớp phó
Học tập
Tổ 
Một
Tổ 
Hai
	+ Tổ 4: Thảo
Tổ 1: Lâm
Tổ 2:
Bảo
Sao đỏ
Bước 2: giao nhiệm vụ cụ thể.
* Lớp trưởng: quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của lớp dưới sự chỉ đạo của GVCN, chủ trì các cuộc họp lớp, sinh hoạt lớp cuối tuần, báo cáo mọi hoạt động trực tiếp GVCN.
* Lớp phó học tập: lên danh sách học sinh học tốt nhất cho từng bộ môn phân công phụ trách giúp đỡ bạn học yếu hơn, phải là học sinh học tốt, báo cáo việc học tập của học sinh trong lớp theo từng tuần, tháng. 
* Lớp phó lao động: đôn đốc vệ sinh lao động của lớp, trực cờ đỏ, mang ghế tiết chào cờ.
* Lớp phó phụ trách văn - thể - mĩ: phụ trách văn nghệ, giải trí của lớp, TDTT... 
* Thủ quỹ: thu các khoản tiền quỹ, thăm hỏi. 
* Thư ký: ghi chép các phiên họp lớp, biên bản sinh hoạt lớp. 
* Học sinh giữ sổ đầu bài: quản lý, giữ gìn sổ đầu bài buổi sáng, buổi chiều, ghi các mục: ngày, HS vắng, bỏ tiết, đi muộn, môn học, tên bài dạy.
* Tổ trưởng: theo dõi mọi hoạt động tổ mình và tổng kết lại cho lớp trưởng ngày thứ bảy.
* Bí thư chi đoàn: nắm bắt tiếp thu những thông báo, chỉ thị của đoàn trường kịp thời triển khai cho chi đoàn mình thực hiện đầy đủ; phát động, triển khai các hoạt động phong trào đoàn thể.
	- Bước 3: GVCN lập sổ theo dõi và giao lại cho từng bộ phận
	Đặc trưng tâm lý học sinh THPT thể hiện rõ nhu cầu tự khẳng định mình, mong muốn có một chỗ đứng trong tập thể. GVCN chia nhỏ tạo nên một số chức danh để qua đó học sinh được góp phần mình trong công việc chung.
1.2. Lập sơ đồ lớp học
	- Căn cứ vào học lực của học sinh, chia đều số học sinh khá cho mỗi tổ và xen kẽ nhau.
	- Căn cứ vào tình trạng sức khoẻ: Mắt, cao thấp để xếp ngồi trước, ngồi sau.
	- Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp, cán sự lớp phải có mặt rải khắp các tổ và ở vị trí dễ kiểm soát các thành viên của lớp. 
	- Các học sinh hiếu động xếp ở những vị trí tập trung tầm nhìn của giáo viên (bàn đầu, đầu bàn, đầu dãy).
	- Do lớp có nhiều học sinh ở nhiều xã khác nhau vào thành một lớp nên việc xếp chỗ ngồi cũng cần cân nhắc vì nếu để học sinh 1 xã ngồi cung với nhau thì sẽ hình thành các phe phái, gây mất đoàn kết trong lớp.
	Khi lập sơ đồ lớp cần chú ý: Trong sơ đồ không chỉ nêu tên học sinh theo vị trí chỗ ngồi còn ghi kí hiệu cho chức năng, nhiệm vụ học sinh được giao (lớp trưởng, lớp phó, bí thư)
2. Lập kế hoạch chủ nhiệm
2.1. Kế hoạch năm 
	- Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của trường THPT số 1 Sa Pa.
	- Căn cứ đặc điểm tình hình lớp (thuận lợi, khó khăn). 
	- Căn cứ vào chủ đề các đợt thi đua của trường, đoàn thể. 
	- Căn cứ các nhiệm vụ công tác chủ nhiệm năm học.
2.2. Kế hoạch hoạt động tuần, tháng
	- Nêu những công việc hoạt động trong tuần. 
	- Có đối tượng tham gia. 
	- Biện pháp thực hiện.
	- Kết quả đạt được. 
	- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
	Ví dụ: 
	Kế hoạch tháng:
Tháng
Nội dung hoạt động
Biện pháp thực hiện
Kết quả
Nhận xét, rút kinh nghiệm
11
Kế hoạch tuần:
Tuần
Nội dung hoạt động
Đối tượng tham gia
Biện pháp thực hiện
Kết quả
Nhận xét, rút kinh nghiệm
13
3. Biện pháp
3.1. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
	Công tác chủ nhiệm lớp là một công tác khó khăn vất vả và đòi hỏi sự làm việc khoa học. Tránh tình trạng tùy hứng, tùy tiện, thiếu kế hoạch. Vì thế vấn đề xây dựng kế hoạch là một yêu cầu cần thiết để bảo đảm hiệu quả giáo dục học sinh.
	- Dự kiến kế hoạch chủ nhiệm: để dự kiến được kế hoạch giáo viên phải:
+ Nắm được kế hoạch, chương trình giáo dục chung của nhà trường.
	+ Nắm bắt tình hình cụ thể của lớp chủ nhiệm từ các thông tin nói trên GVCN dự kiến kế hoạch, đặt ra các yêu cầu trọng điểm cho từng giai đoạn. Sau đó phác thảo kế hoạch chủ nhiệm thông qua các hoạt động cụ thể theo trình tự thời gian.
	- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: Sau khi phác thảo kế hoạch, GVCN cần tham khảo ý kiến đồng nghiệp và cán sự lớp, cán bộ chi đoàn để thống nhất một số nội dung cần thiết. 
	- Chỉ đạo tập thể học sinh thực hiện kế hoạch:
	+ GVCN luôn có sự chỉ đạo thật tốt để đạt hiệu quả như mong muốn.
	+ Phổ biến rõ công tác cho cho tập thể lớp, thống nhất quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch, biến kế hoạch thành chương trình hành động cụ thể.
	- Chuẩn bị các điều kiện vật chất và kỹ thuật để thực hiện các hoạt động.
	- Phối hợp với đội ngũ cán bộ tự quản thực hiện và điều hành công việc.
	- Theo dõi kiểm tra và điều chỉnh hoạt động để các hoạt động luôn đi đúng hướng.
	- Kết thúc một công việc cần tổng kết đánh giá phân tích ưu điểm và hạn chế rút kinh nghiệm.
	- Có sự khuyến khích tập thể hay cá nhân tốt, phê bình các cá nhân thiếu tích cực, thiếu cố gắng.
	- Triển khai các hoạt động tiếp theo.
	- Trong kế hoạch chủ nhiệm cần đặt ra các yêu cầu ngày càng cao nhưng vừa sức với học sinh để kích thích sự tiến bộ không ngừng.
	- GVCN khi lập kế hoạch phải đưa ra được chỉ tiêu cụ thể trong năm học.
	Ví dụ: Đối với lớp tôi chủ nhiệm, tôi đã đưa ra chỉ tiêu như sau:
	+ Đạo đức đạt 100% loại khá trở lên (trong đó 65% đạt loại tốt).
	+ Học lực đạt 100% trên trung bình (trong đó 20% đạt khá trở lên).
	+ Đạt lớp tiên tiến, tập thể lớp vững mạnh.
	+ Hoàn thành và tham gia đầy đủ, đạt kết quả xuất sắc trong tất cả các hoạt động được giao.
	+ 100% học sinh thi đỗ Tốt nghiệp THPT.
3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tự quản
	Xây dựng dựng đội ngũ tự quản là nền tảng cho công tác chủ nhiệm và cũng là một việc làm quan trọng và khó khăn đối với GVCN.
	Đầu tiên giáo viên chủ nhiệm cần xác định được tiêu chuẩn của cán bộ lớp:
	+ Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có khả năng gương mẫu.
	+ Tính tình thẳng thắn, dám đấu tranh, dám phê bình.
	+ Năng nổ hoạt động và sẵn sàng hoạt động.
	+ Có khả năng học tập tốt: Từ khá trở lên.
	+ Được tập thể lớp tín nhiệm.
	+ Có hoàn cảnh gia đình thuận lợi.
	Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp, GVCN cần bồi dưỡng cho các em có ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết phê bình và tự phê bình. Bồi dưỡng cho các em có phương pháp quản lý lớp.
	Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, GVCN cũng cần chú ý chọn đúng nguồn, tránh việc thay cán bộ lớp, không phó mặc việc lớp cho đội ngũ cán bộ lớp.
3.3. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn
	- Phối hợp với các giáo viên khác để dạy học có hiệu quả ở lớp chủ nhiệm.
	- Phối hợp với các giáo viên khác để theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc học tập của tập thể và cá nhân.
	- GVCN phải thường xuyên tập hợp ý kiến của các đồng nghiệp về lớp mình và lớp bạn.
	- Trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về những vấn đề cụ thể của lớp để cùng đưa ra giải pháp giáo dục thống nhất.
	- Đề xuất các ý kiến của tập thể học sinh về công tác dạy và học với giáo viên có liên quan.
3.4. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và gia đình học sinh
	- Tổ chức và thực hiện tốt các kỳ họp phụ huynh học sinh do nhà trường đề ra.
	- Đi thăm và trao đổi trực tiếp với gia đình học sinh khi cần thiết.
	- Mời phụ huynh học sinh đến trường để trao đổi về việc giáo dục học sinh khi có những hiện tượng bất thường và khẩn cấp.
	- Liên hệ thường xuyên với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tích cực hoá các hoạt động của hội phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục.
	- Mỗi chủ điểm sinh hoạt trọng tâm mời Trưởng ban Đại diện cha mẹ học sinh dự buổi sinh hoạt ngoại khóa (như hoạt động 20/11).
3.5. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
	- GVCN phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường, Đoàn thanh niên để phối hợp và phổ biến kịp thời đến học sinh.
	- Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động.
3.6. Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
	Trong mỗi lớp học có những học sinh cá biệt khi GVCN lớp có biện pháp giáo dục đối tượng học sinh này tốt sẽ là động lực để xây dựng được tập thể lớp vững mạnh.
	- GVCN phải tìm hiểu lý lịch, tính cách học sinh, tìm hiểu điểm yếu của học sinh.
	- Kết hợp với giáo viên bộ môn, nhà trường, gia đình.
	- GVCN không được nóng vội, uốn nắn dần, khi đưa ra tập thể lớp không nói nhiều, khi gặp riêng không được chì trích mà nhẹ nhàng tâm sự và phân tích.
	- Giao cho học sinh cá biệt một số việc và sau đó phải động viên khuyến khích kịp thời những việc em làm tốt.
	- Lập kế hoạch cho cán sự lớp để thành lập các đôi bạn cùng tiến.
	- Luôn thông báo kịp thời các thông tin về học sinh với gia đình và ngược lại.
	- Phải gần gũi, thân thiện để học sinh cá biệt giải bày được tâm tư, khúc mắc để cùng giáo viên bộ môn và gia đình phối hợp giáo dục.
3.7. Phương pháp tổ chức buổi sinh hoạt lớp
	GVCN nhất thiết phải dự giờ sinh hoạt lớp và xem trước kế hoạch sinh hoạt lớp của lớp trưởng và các tổ, GVCN lên một kế hoạch sinh hoạt riêng cho mình. Khi dự sinh hoạt lớp dưới sự điều khiển riêng của lớp trưởng, GVCN cần so sánh các số liệu với tuần trước, khen chê phải hợp lý, nhẹ nhàng và khuyến khích để cho các em chấp nhận, không được chỉ trích.
	- Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt: Nhận xét tuần đọc kế hoạch tuần tới.
	- Các tổ trưởng lần lượt thông báo kết quả theo dõi và xếp loại của tổ, thành viên trong tổ nêu ý kiến.
	- Bí thư Đoàn nhận xét, đọc kế hoạch đoàn.
	- Giáo viên chủ nhiệm là người dự, góp ý kiến, nhận xét cuối buổi.
	- GVCN nhận xét, khen chê kịp thời, đưa ra ý kiến, nêu kế hoạch tuần tới.
	- Thể hiện tốt giờ sinh hoạt thông qua giáo án sinh hoạt lớp:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 
1. Mục tiêu: 
- Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong các hoạt động của tuần trước, đề ra kế hoạch, phương hướng thực hiện các hoạt động tuần sau, thảo luận thống nhất các giải pháp thực hiện kế hoạch.
- Rèn luyện ý thức, tinh thần tự quản, chủ động tích cực của học sinh.
2. Công tác chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của GV:
- Soạn nội dung sinh hoạt lớp.
- Duyệt tổng kết hoạt động của lớp và chi đoàn
- Duyệt kế hoạch hoạt động tuần kế tiếp 
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Các tổ trưởng nộp báo cáo tuần cho lớp trưởng.
- Lớp trưởng và bí thư tổng hợp hoạt động của lớp và chi đoàn.
- GVCN phổ biến kế hoạch hoạt động tuần tới cho Ban cán sự lớp và Bí thư để xây dựng kế hoạch cho tuần tới.
- Cán bộ lớp và BCH chi đoàn chuẩn bị trò chơi hoặc phổ biến nội dung của Đoàn trường: Chú ý cách thức tổ chức trò chơi, phần thưởng.
- Chuẩn bị sổ đầu bài, sổ tổng hợp thi đua.
3. Tiến hành giờ SHL:
Hoạt động 1: Khởi động - 3 phút
- Hát tập thể: .....................................................................................................
- GVCN thông báo các nội dung SHL: ............................................................
.....................................................................................................................................
Hoạt động 2: Sơ kết hoạt động tuần - 10 phút
* Học sinh sơ kết tuần (Lớp trưởng): 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................* GVCN tổng hợp nhận xét, đánh giá hoạt động tuần. 
- Tổng số lượt nghỉ: lượt
Trong đó có phép lượt; không phép. lượt, tên học sinh: ..................
.....................................................................................................................................
- Bỏ giờ, bỏ tiết: ...............................................................................................
- Ưu điểm: ........................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Tồn tại: ...........................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
	- Tổng điểm đạt được trong tuần .	
Hoạt động 3: Kế hoạch tuần kế tiếp và triển khai nội dung giờ chào cờ (15 phút)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_tap_the_lop.doc
  • docBia de tai Dũng.doc