Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục

 * Hoạt động chơi

 - Tùy theo nội dung hoạt động, mà tôi có thể lựa chọn nội dung, hình thức phong phú, phù hợp thời điểm, thay đổi nội dung ở các buổi trong tuần, giúp trẻ hứng thú tham gia; trò chơi vận động, trò chơi dân gian, hoạt động tham quan, quan sát môi trường, thiên nhiên, chăm sóc cây xanh, vườn rau. Khi trẻ chơi, tôi chơi cùng trẻ; gợi mở, tạo tình huống mở để trẻ giải quyết tình huống; tạo cơ hội cho trẻ được tự do khám phá một cách tự nhiên hứng thú và sáng tạo, giúp trẻ phát triển toàn diện: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.

 * Hoạt động học

Căn cứ kế hoạch giảng dạy của lớp, tôi tiến hành tổ chức mọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực; không dạy những gì quá khó đối với trẻ. Tăng cường trò chuyện với trẻ, lắng nghe và tôn trọng trẻ; gợi ý, khuyến khích, động viên trẻ. Tổ chức cho trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học” giúp trẻ hoàn thiện dần các kỹ năng cá nhân.

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 21724Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc tập vui chơi mới mẽ để tạo hứng thú cho trẻ, phục vụ cho việc học tập vui chơi của trẻ có hiệu quả.
Tuy nhiên trẻ dễ hứng thú hoạt động nhưng mau chán, chỉ tập trung sự chú ý trong thời gian ngắn.
Đa số trẻ là con em dân nông thôn, ít được tiếp xúc với môi trường ngoài xã hội hiện đại, cơ hội để thể hiện bản thân còn hạn chế nên trẻ còn nhút nhát khi tham gia vào hoạt động.
Còn nhiều phụ huynh chưa quan tâm và chưa dành thời gian để phối hợp với giáo viên trong việc cho trẻ hoạt động học tập vui chơi ở trường, mà chỉ nặng về kiến thức về việc hôm nay ở trường con mình học được điều gì mà quên đi rằng ở trường trẻ còn có nhiều hoạt động khác cần được tham gia.
* Khảo sát chất lượng đầu năm
Nội dung
Chưa có 
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Ghi chú
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Trẻ hoạt động tích cực ở môi trường được xây dựng.
14/44
31.8%
25/44
56.8%
5/44
11.4%
Kĩ năng sử dụng môi trường trong các hoạt động.
23/44
52.3%
15/44
34.1%
6/44
13.6%
Trẻ hứng thú tích cưc tham gia vào hoạt động.
12/44
27.3%
22/44
50%
10/44 
22.7%
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
Hiện tại, từ những thực trạng trên tôi sẽ tiếp tục khai thác vận dụng các điều kiện thuận lợi khó khăn để từ đó phát triển thêm một số biện pháp, giải pháp khác nhau nhằm khắc phục những hạn chế mà đề tài đã đưa ra.
Nội dung và hình thức của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp
Từ những nguyên nhân yếu tố thực trạng trên nên tôi chọn những biện pháp giải pháp nhằm mục đích giúp trẻ có được môi trường thuận lợi nơi đó mình là trung tâm của sự quan tâm ưu tiên giúp trẻ phát triển toàn diện về 4 mặt. Để trẻ bước đầu bước vào lớp 1 thuận lợi.
Khi thực hiện đề tài này thành công sẽ giúp cho trẻ hứng thú phát huy tính tích cực vào các hoạt động sinh hoạt và học tập. Giáo viên thì ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn từ đó làm cho nhận thức của phụ huynh thay đổi về việc cho trẻ đến trường không chỉ được học học ăn ngủ mà còn được tham gia các hoạt động khác một cách đầy hứng thú và được tôn trọng.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Muốn làm tốt điều đó bản thân tôi đã đưa ra những biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tạo môi trường
Môi trường trong lớp
     - Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động, phù hợp với chủ đề và phù hợp với lứa tuổi. Bố trí, sắp xếp các khu vực chơi, hoạt động trong lớp đảm bảo an toàn phù hợp với không gian, thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ. Sắp xếp thiết bị, đồ chơi, theo hướng mở, kích thích sự chú ý và hứng thú tìm tòi, khám phá của trẻ; tạo cơ hội cho trẻ được hợp tác trò chuyện và chia sẻ ý kiến với bạn bè từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển. Việc trang trí môi trường trong lớp tôi đã chia thành nhiều mảng khác nhau với nhiều cách sắp xếp khác nhau như: 
+ Trang trí các hình ảnh xung quanh lớp:
- Trang trí hình ảnh phù hợp với chủ đề
Ví dụ : Chủ đề : “Tết và mùa xuân” thì tôi đã dùng cành cây khô kết hoa đào hoa mai, treo các dây may mắn, câu đối, gói bánh chưng bánh tét để trang trí góc chủ đề nhằm đặc tả đặc trưng của ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Hình ảnh trang trí chủ đề Tết và mùa xuân
- Phải trang trí theo hình thức cuốn chiếu theo các chủ đề nhánh của từng tuần.
Ví dụ : Chủ đề : “Thế giới thực vật” thì có các chủ đề nhánh là:
	+  Nhánh1:  Một số loài hoa
	+  Nhánh 2: Rau củ quả bé thích
	+  Nhánh 3: Cây xanh và môi trường sống
- Mỗi tuần phải trang trí 1 nhánh với hình ảnh phù hợp với đặc điểm của từng chủ đề nhánh khác nhau (có thể là sản phẩm của trẻ). Khi trang trí ba chủ đề nhánh xong qua chủ đề khác thì bóc dần từng nhánh một và dán chủ đề mới vào.
- Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, có thể dán tên gọi ở mỗi bức tranh để tích hợp chữ viết vào, khuyến khích sản phẩm của trẻ tự làm.
- Hình ảnh dán phải vừa tầm mắt của trẻ, không quá cao, không quá thấp.
+ Xây dựng các góc hoạt động trong lớp: Trong lớp học không thể thiếu các góc chơi của trẻ nên cần đảm bảo đủ số lượng góc cho trẻ chơi. Tùy theo không gian, diện tích của lớp có thể bố trí góc chơi hợp lý. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên. Bố trí các góc linh hoạt để có thể di chuyển được. Cần đảm bảo an toàn cho trẻ, có đủ đồ chơi và phương tiện đặc chưng của từng góc.
- Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn . Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng.
- Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào, các góc cần có không gian hoạt động lớn xen kẻ với các góc cần diện tích nhỏ...
Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây dựng tránh lối đi lại. Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài trời
- Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ.
- Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động.
Ví dụ : Sử dụng giá dựng đồ chơi trong lớp quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi. Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên.
- Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng  thú của trẻ.
- Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề đang thực hiện
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Tết mùa xuân” góc  sách có thể đặt “Thư viện ngày xuân”  nhưng khi sang chủ đề  “Thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “Thư viện của các loại hoa”...
+ Đồ chơi, đồ dùng ở các góc
- Phong phú về thể loại: Tự làm, mua sẵn, lá cây, hột, hạt, len, vải vụnđể khuyến khích trẻ trải nghiệm. Nên có đồ dùng đã hoàn thiện và chưa hoàn thiện để trẻ chơi.
- Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn.
Ví dụ: Những thiết bị đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều bộ phận phải đặt theo bộ.
- Mỗi đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ đề, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và mối quan hệ xã hội. 
Ví dụ: Ở góc phân vai chủ đề tết và mùa xuân tôi đã chuẩn bị các loại rau, hoa quả, vỏ bánh, trái cây, các lon nước ngọt, quần áo đồ chơi để cháu làm giang hàng bán chợ ngày tết... 
Góc phân vai chủ đề Tết và mùa xuân
- Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn
- Thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng dạy học mầm non, đồ chơi sạch sẽ.
- Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu bằng chữ cái, chữ số hoặc các hình học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà không cần sự trợ giúp của cô, trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình.
Ví dụ: Tôi đã ghi ký hiệu lên tất cả đồ dùng như: Sách các loại, bút, sáp màu, đồ dùng cá nhân như khăn lau mặt, dép đi trong nhà, ly uống nước. Đến giờ học hoặc khi cần trẻ chỉ tự lấy và tự cất gọn gàng vào nơi quy định.
Mang tính mở và được bổ sung theo giai đoạn. Tùy vào từng chủ đề hay đề tài mà chọn nguyên vật liệu chơi phù hợp nhưng ta phải ưu tiên chọn những đồ chơi nguyên vật liệu mà trẻ có thể dùng được ở nhiều chủ đề khác nhau nhằm kích thích tính tư duy sáng tạo ở trẻ... 
Mang sắc thái vùng, miền: Nguyên vật liệu của địa phương (đưa ản phẩm của địa phương vào).
Tận dụng nguyên vật liệu dễ tìm phù hợp với địa phương để làm đồ chơi cho trẻ (ví dụ: các loại nông sản tại địa phương như bắp lúa để cháu có thể làm hột hạt để sắp thành các chữ cái, các hình học..., các loại lá cây để làm đồ chơi dân gian như các con vật, các loại mủ đội đầu, các loại đồ chơi cho trẻ chơi)... tạo môi trường giáo dục thân thiện, an toàn giúp trẻ được chăm sóc và phát triển tốt nhất.
Góc địa phươngvới các nguyên liệu có sẵn tại địa phương
+ Trang trí trong các góc chơi
Trang trí phải linh hoạt, hấp dẫn trẻ ngay từ cái nhìn đầu tiên giúp trẻ hứng thú trong quá trình hoạt động học tập vui chơi.
Trang trí phải giúp đở và hổ trợ trẻ trong quá trình vui chơi học tập.
Ví dụ : Góc học tập tôi đã cắt các chữ cái mà trẻ hay lẫn lộn kết hợp với đó là hình ảnh gắn liền với chữ cái đó như chữ “b” thì gắn liền với quả bóng, chữ “p” thì tương ứng cái đèn pin hay chữ “d” gắn liền với hình ảnh chú dế dễ thương...nhằm giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn về chữ cái đó.
Hình ảnh trang trí góc học tập
- Khi môi trường trong lớp đã được sắp xếp, muốn trẻ được chơi tích cực, chơi sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi trong các góc hoạt động ngay từ  đầu tôi phải biết cách giới thiệu các góc chơi và quản lý tốt qua trình trẻ chơi  trong các góc. Điều này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần, triển khai trò chơi, thu dọn và cất đồ chơi đúng quy định. Việc giới thiệu cho trẻ làm quen với các góc chơi tiến hành chủ yếu vào đầu năm học, khi trẻ còn bỡ ngỡ, chưa quen với đồ dùng đồ chơi quanh lớp, chưa biết tên đồ chơi, vị trí đồ chơi và các chỗ để chơi vì vậy tôi phải giúp trẻ biết nơi để các đồ chơi, các góc chơi bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu. Giới thiệu góc chơi nên tiến hành ngay đầu giờ chơi hoặc vào giờ sinh hoạt chiều. Khi trẻ đã quen dần với các góc chơi và vị trí các đồ chơi thì cứ mỗi đầu chủ đề nên giới thiệu nội dung chơi của từng chủ đề (từng nhánh chủ đề)
- Khi trẻ chơi cô phải bao quát trẻ, động viên, hướng dẫn những trẻ còn nhút nhát. Cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo hơn.
 Ví dụ: Cô nhập vai vào người mua hàng: “Chào cô! bán cho tôi bông hoa”, “Bao nhiêu vậy cô?”, “Cho tôi xin, tôi cám ơn”. Trẻ thấy cô làm như vậy trẻ sẽ bắt chước cách mua hàng giống cô để giáo dục trẻ phải biết lễ phép, phải biết cách xưng hô.
- Trong giờ chơi luôn giáo dục trẻ chơi ngoan, cất dọn đồ chơi gọn gàng ngăn nắp
- Ngoài giờ hoạt động góc phải nên cho trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi để trẻ khám phá hết những điều mới lạ xung quanh trẻ.
Môi trường ngoài lớp học
          - Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Nhiều trường mầm non đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Hầu hết các nhà trường đều quan tâm, mong muốn đạt được đó là diện tích đất trong nhà trường, diện tích sân vườn và diện tích các khu vực bổ trợ cho hoạt động ngoài trời của trẻ. 
Môi trường ngoài lớp phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí trong lành. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường. Ngoài ra, môi trường giáo dục cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý: được yêu thương, được tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng.
Không gian ngoài lớp học luôn hấp dẫn trẻ ngay từ ngày đầu đến trường, vì vậy giáo viên đã trang trí các mảng tường dọc hành lang của lớp bằng các hình ảnh để giáo dục trẻ các hành vi văn minh, các chuẩn mực đạo đức. Mặc dù trẻ chưa biết đọc chữ nhưng chỉ cần nhìn vào các hình ảnh đó là trẻ phân biệt được hành vi đúng, hành vi sai, việc gì nên làm và việc gì không nên làm.
Những năm trước thì khoản không gian ngoài trời chưa được quan tâm chú trọng, chủ yếu được trang bị vài trò chơi liên hoàn theo Thông tư 02 của chính phủ, nhưng để mua sắm các trò chơi đó thường tốn khá nhiều kinh phí nên số lượng trò chơi còn hạn chế.
Đặc biệt năm nay trường tôi tiến hành làm mô hình thí điểm môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ vui chơi và học tập rất đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ qua các trang thiết bị ngoài trời; kích thích các vận động khác nhau của trẻ. Tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu.Tôi cùng đồng nghiệp mình đã tạo nên cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Cụ thể từ những khoản sân bê tông khô khan với bàn tay của giáo viên đã tạo nên bức tranh sinh động phong phú với những trò chơi dân gian không gian trải nghiệm cuộc sống, làm bể cát, bể nước, trò chơi đu tay ném bóng vào rổ. Các trò chơi đó không dùng để trang trí đơn thuần mà để trẻ được tự do lựa chọn các hình thức phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân. Ngoài ra còn dùng chúng nhằm giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, bảo vệ cái đẹp, đoàn kết chia sẽ không gian chơi cùng nhau.
Tuy nhiên việc sắp xếp, bố trí các khu vực hoạt động cho trẻ cũng cần phải được tính toán phù hợp với khuôn viên của nhà trường và tận dụng tối đa cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với các thiết bị trên sân.
Ngoài ra lớp tôi còn có 1 góc thiên nhiên để trẻ được tự tay cùng cô trồng, chăm sóc cây, biết khi nào cây cần được tưới nước, cây trồng để làm gì, từ đó tính tự giác, tính độc lập của trẻ được phát triển. 
Góc thiên nhiên
Môi trường tâm lý xã hội:
Môi trường tâm lý xã hội trong trường mầm non phản ánh không khí của trường, lớp, mối quan hệ giữa trẻ - giáo viên – cán bộ, nhân viên của nhà trường và phụ huynh thông qua việc hình thành biểu đạt các mối quan hệ tình cảm.
Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cần nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ và có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Để xây dựng môi trường tâm lý xã hội lành mạnh ở trường mầm non cần quan tâm đến sự giao tiếp của cô với cô, cô với trẻ, trẻ với trẻ, cô với phụ huynh. Tạo mọi cơ hội cho sự chủ động, độc lập, tích cực của trẻ, đồng thời phải quan tâm, tôn trọng và yêu thương trẻ như con em mình, luôn đi sâu tìm hiểu thế giới nội tâm của trẻ, hiểu được nguyện vọng, yêu cầu, hứng thú, sự say mê của trẻ. Cần thể hiện sự ấm áp, hiểu được hứng thú, cảm xúc của trẻ sẽ tạo được không khí thúc đẩy sự phát triển về mặt xã hội của trẻ. Vì vậy: 
- Luôn đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi
Ví dụ: Những khu vực không an toàn cho trẻ trong nhà trường như: cầu thang, lan can, nhà vệ sinh cần được theo dõi chặt chẽ khi cho trẻ hoạt động. Mỗi trẻ đi đau làm gì đều phải nằm trong tầm mắt của giáo viên để kịp thời giúp đở và ngăn ngừa mọi mối nguy hiểm cho trẻ.
- Tạo môi trường có bầu không khí thân thiện cởi mở và hỗ trợ trẻ
Ví dụ: Cho phép trẻ phản hồi, được trao đổi, đặt câu hỏi với cô, với các bạn một cách tự nhiên trong các hoạt động
- Giáo viên phải thể hiện là người luôn sẳn sàng lắng nghe và đáng tin cậy bằng sự nhẹ nhàng, ân cần, chu đáo, công bằng và thống nhất trong lời nói việc làm của mình, tạo cho trẻ sự thoải mái, vui vẽ, cởi mở...bằng nhiều hình thức hoạt động hấp dẫn như kể truyện vui sử dụng yếu tố hài hước.
- Không sữ dụng các hình phạt, bạo lực thể xác và các hành vi dọa nạt và phân biệt đối xử. Giáo viên cần nhận thức được những hình phạt, hành vi dọa dẫm, bạo lực không những không đem lại hiệu quả mà còn gây tác hại đề thể chất và tâm lý của trẻ.
- Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo của trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diển đạt bằng lợi nói.
Ví dụ như: thường xuyên lấy ý tưởng dạy học từ trẻ, tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi thậm chí đồ dùng dạy học và cho trẻ tích cực tham gia vào việ tạo dựng môi trường lớp học.
- Tạo cơ hội cho trẻ bình đẳng và tự quyết định. Không phân biệt, thiên vị trẻ giỏi và kém, giàu và nghèo. Tạo cơ hội cho mọi trẻ như nhau. 
- Kết nối trường học và gia đình thông qua sự tham gia từ cha mẹ. Giáo viên và phụ huynh kịp thời trao đổi nhưng dấu hiệu bất thường về mặt thể chất và tâm lý của trẻ. Phụ huynh được đóng góp ý kiến để xây dựng nhà trường tốt hơn, được tham gia vào quá trình giám sát, phát hiện những sai phạm đặt biệt là hành vi xúc phạm đến trẻ.
Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục
          * Hoạt động chơi
          - Tùy theo nội dung hoạt động, mà tôi có thể lựa chọn nội dung, hình thức phong phú, phù hợp thời điểm, thay đổi nội dung ở các buổi trong tuần, giúp trẻ hứng thú tham gia; trò chơi vận động, trò chơi dân gian, hoạt động tham quan, quan sát môi trường, thiên nhiên, chăm sóc cây xanh, vườn rau... Khi trẻ chơi, tôi chơi cùng trẻ; gợi mở, tạo tình huống mở để trẻ giải quyết tình huống; tạo cơ hội cho trẻ được tự do khám phá một cách tự nhiên hứng thú và sáng tạo, giúp trẻ phát triển toàn diện: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
          * Hoạt động học
Căn cứ kế hoạch giảng dạy của lớp, tôi tiến hành tổ chức mọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực; không dạy những gì quá khó đối với trẻ. Tăng cường trò chuyện với trẻ, lắng nghe và tôn trọng trẻ; gợi ý, khuyến khích, động viên trẻ. Tổ chức cho trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học” giúp trẻ hoàn thiện dần các kỹ năng cá nhân.
Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức hoạt động ngoại khoá
     - Hoạt động ngoại khoá là cơ hội cho trẻ được thể hiện khả năng, sự tự tin, nhanh nhạy của mình thông qua từng hoạt động. Vì vậy mà tôi thường xuyên khuyến khích động viên trẻ tham gia các các buổi hoạt động ngoại khoá gắn liền với các ngày lễ lớn như: ngày tết trung thu, ngày hội của cô giáo, thi bé hát dân ca đón mùa xuân về, mừng ngày sinh nhật Bác, tết 1/6.... tổ chức văn nghệ cuối chủ đề tại lớp.
     - Tham gia các hội thi: Thi trẻ 5 tuổi vẽ tranh để phát triển năng khiếu tạo hình của trẻ, ngày hội chiến sĩ để giúp trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào các trò chơi vận động.
Tổ chức cho trẻ đi tham quan sẽ giúp bé làm quen với môi trường bên ngoài, được khám phá và biết thêm nhiều điều thú vị. 
Ví dụ như ngày 22 tháng 12 vừa qua trường đã tổ chức cho cháu đi tham quan và thắp hương trên đài liệt sĩ.
Hình ảnh các cháu đi tham quan đài liệt sĩ ngày 22/12
Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh	
- Để Phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tự giác và có hiệu quả. Tôi đã thông qua chương trình giảng dạy đổi mới cho phụ huynh nắm qua bảng tuyên truyền của lớp, của trường, qua các cuộc họp phụ huynh định kỳ, để phụ huynh hiểu được tác dụng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như thế nào.
Tôi thông báo với phụ huynh về thời gian biểu của lớp, tuyên truyền nội dung giảng dạy đến phụ huynh, mời phụ huynh tham quan lớp, dự giờ một số tiết dạy, tham quan triển lãm đồ dùng để phụ huynh hiểu rừ những khó khăn hạn chế về cơ sở vật chất trang thiết bị để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu dạy và học hiện nay. Qua đó vận động phụ huynh t

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN XDMTLTLTT HÂN.doc