Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực sức khoẻ cho trẻ. Các hoạt động luyện tập giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động, đồng thời giúp trẻ có sức khoẻ tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà.
Các hoạt động thể chất không chỉ giúp trẻ phát triển thể lực sức khoẻ mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, tình cảm- xã hội cũng như thẩm mỹ đều được phát triển.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24- 36 THÁNG Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cơ thể con người là một khối thống nhất, các cơ quan trong cơ thể liên kết mật thiết với nhau. Bởi vậy, khi chúng ta vận động thì không chỉ có vận động mà tim, phổi và toàn bộ cơ thể cũng hoạt động, lưu lượng máu đến các cơ tăng lên, do đó các cơ quan được nuôi dưỡng tốt hơn. Việc rèn luyện thể lực một cách phong phú có hệ thống giúp cơ thể nâng cao khả năng đề kháng, chống lại được những biến đổi bất lợi của môi trường và dịch bệnh, giúp duy trì sự cân bằng bền vững trong nội tạng cơ thể. Vận động góp phần làm cho xương phát triển và sự liên kết cơ với xương được bền chắc hơn. Tuy nhiên, đa số những cử động, vận động của con người không phải là bẩm sinh mà hình thành và phát triển trong quá trình sống và trải nghiệm của mỗi cá nhân. Nhất là các trẻ nhỏ ở lứa tuổi tập đi, tập nói cơ thể trẻ phát triển nhanh theo từng tháng tuổi. Các vận động như: lẫy, bò, trườn, đứng, đi, chạy, nhảy, leo trèodần dần được hình thành. Đến độ tuổi 24-36 tháng trẻ đã đi vững và thành thạo, bắt đầu biết chạy, có thể leo trèoKhi chúng ta tổ chức cho trẻ ở độ tuổi này tham gia tập luyện thể dục thường xuyên sẽ có tác dụng tốt đến sự phát triển các kĩ năng thực dụng như: đi, chạy, nhảy, ném bắt, leo trèo, mang váccủa trẻ. Đó là cơ sở chuẩn bị cho các bé sau này tham gia lao động bằng trí óc và thể lực được tốt, đồng thời cũng bỗi dưỡng, giáo dục và phát triển thói quen, hành động tập thể, tính tích cực kỉ luật, tính chủ động sáng tạo và những hành vi đạo đức tốt sau này của trẻ. Nhưng làm thế nào để tổ chức được những hoạt động phát triển vận động cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ một cách hiệu quả nhất? Đây là điều khiến cho tôi là một giáo viên đứng lớp chăn trở. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài “Phát triển vận động” để viết sáng kiến kinh nghiệm. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nhằm có những phương pháp mới và hình thức tổ chức phong phú hấp dẫn để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động, đồng thời phát triển một số tố chất vận động ban đầu. Đó là sự cần thiết cho sự phát triển toàn diện cho trẻ sau này. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi về quy mô: Nghiên cứu khả năng vận động và một số tố chất vận động ban đầu của trẻ - Phạm vi về không gian: Đối tượng được nghiên cứu: Nhóm trẻ 24-36tháng. Lớp D2- Trường mầm non Hoa Sen - Phạm vi về thời gian: từ tháng 11/2014 đến tháng 01/2015 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu lý luận: Trong thời gian giảng dạy tại trường mầm non Yên Lạc tôi thấy: Hoạt động hình thành và rèn luyện các kĩ năng vận động là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ nhà trẻ. Đây là một hoạt động giúp cho trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, tạo tâm thế thoải mái, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá.... Ngoài những kĩ năng vận động cơ bản, còn giúp giáo viên bước đầu phát triển một số tố chất vận động ban đầu (nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ) cho trẻ. Nhưng làm thế nào để trẻ vận động linh hoạt và có những kĩ năng vân động chính xác và tạo thành thói quen vận động cho trẻ. Trẻ tích cực hoạt động vận động và có những thói quen vận động thường xuyên đó là một vấn đề chúng ta cần nghiên cứu. - Nghiên cứư thực trạng: Nghiên cứu thực tế của lớp, của trường về cơ sở vật chất, đồ dùng học liệu phục vụ cho các bài tập vận động riêng theo lứa tuổi và đặc biệt là khẳ năng vận động của trẻ. - Đề xuất mới: + Nhà trường hỗ trợ một phần kinh phí đủ cho quá trình nghiên cứu. + Cung cấp tài liệu có liên quan đến phát triển vận động. + Tạo điều kiện cho giáo viên đi thực tế nhiều hơn. + Cung cấp thêm một số đồ dùng học liệu. + Xây dựng cơ sở hạ tầng có phòng học đủ diện tích đảm bảo cho trẻ hoạt động. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu tài liệu: + Tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động. + Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quán lý và giáo viên mầm non. + Tạp chí giáo dục mầm non và một số tài liệu có liên quan đến hoạt động nhận biết và phân biệt màu sắc của trẻ - Nghiên cứu trên trẻ: + Quan sát và ghi chép hàng ngày về khả năng vận động và những tố chất vận động của trẻ trong các hoạt động trong ngày. + Đánh giá trẻ sau mỗi giai đoạn theo các chỉ số, qua đó biết được mức độ vận động và một số tố chất vận động ban đầu của trẻ để có phương pháp, biện pháp phù hợp + Quan sát và ghi chép khả năng vận động và một số tố chất vận động ban đầu của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi và các hoạt động trong ngày của từng chủ đề. - Phối hợp với Ban giám hiệu và bạn bè đông nghiệp đóng góp ý kiến. - Thực hành giảng dạy trên trẻ, tổ chức cho Ban giám hiệu và đồng nghiệp dự giờ, rút kinh nghiệm và đóng góp ý kiến. - Cùng phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, cân đối, giúp trẻ tích cực vận động ở mọi lúc, mọi nơi. 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Bằng những phương pháp, biện pháp thực hiện trong khi nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy trên trẻ tôi thấy: + Giờ học của tôi sôi nổi và trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào giờ học + Trẻ hứng thú và tích cực vận động. + Trẻ được trải nghiện và biết vận dụng những kiến thức tiếp thu được vào cuộc sống hàng ngày của trẻ. + Qua đó giúp trẻ có một tâm thế thoải mái để sẵn sàng cho các hoạt động khác. Trẻ linh hoạt và khéo léo hơn trong các hoạt động. Tạo được tư thế đúng khi đi, ngồi học của trẻ + Được hội đồng nhà trường đánh giá cao và được bạn bè, đồng nghiệp học tập và áp dụng vào giờ học. 7. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Tháng, năm Nội dung công việc Tháng 11/2014 - Đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiêm. - Lập đề cương đề tài. Tháng 12/2014 Tháng 01/2015 - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu. - Sưu tầm tài liệu, số liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài - Sử lý số liệu. - Tiến hành triển khai, áp dụng thực tiễn. Tháng 02/2015- Tháng 03/2015 - Viết nháp. - Nghiên cứu tài liệu, học liệu, đồ dùng cho trẻ học, khảo sát điều kiện thực tế và khẳ năng vận động và tố chất vận động ban đầu của trẻ. - Chuẩn bị đồ dùng, học liệu, phương tiện thực hành tiết dạy trên trẻ. Tháng 04/2015 Tháng 05/2015 - Tiếp tục nghiên cứu tài liệu. - Sửa bản thảo sau khi tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, ban giám hiệu. - Thiết kế bài giảng PowerPoint, sưu tầm đồ dung, học liệu đề dạy trẻ. - Rút ra bài học kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy trên trẻ. - Hoàn chỉnh đề tài sau khi tiếp thu ý kiến của Hội đồng khoa học nhà trường. - In ấn, chỉnh sủa. - Hoàn chỉnh sáng kiến kinh nghiệm. Phần 2: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực sức khoẻ cho trẻ. Các hoạt động luyện tập giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động, đồng thời giúp trẻ có sức khoẻ tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà. Các hoạt động thể chất không chỉ giúp trẻ phát triển thể lực sức khoẻ mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, tình cảm- xã hội cũng như thẩm mỹ đều được phát triển. Trong quá trình hoạt động trẻ lắng nghe và thực hiện các động tác theo lời hướng dẫn của cô, được nghe và biết thêm từ mới, những kiến thức mới có ở trong hoạt động đó rất giúp ích cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vận động còn là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ phát triển nhận thức về thế giới xung quanh, trẻ càng biết được nhiều động tác, biết nhiều kĩ năng vận động thì trẻ càng có cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào hoạt động và trẻ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ tăng lên đồng thời khi thực hiện các yêu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kĩ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì và cẩn thận. Bên cạnh đó hoạt động phát triển thể chất còn làm thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ, giúp trẻ có thể lực, sức khoẻ tốt, tạo cho trẻ tinh thần sảng khoái, vui vẻ, giúp phát triển tốt mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp các vận động cùng các bạn góp phần phát triển tình cảm- xã hội cho trẻ. Những bài tập vận động có nhịp điệu, kết hợp với âm nhạc, trang phục luyên tập giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc hơn về nhịp điệu, thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác. Tuy nhiên, ở lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng, hệ cơ và hệ xương của trẻ còn non nớt, khả năng vận động của trẻ còn nhiều hạn chế và có sự khác nhau giữa các trẻ. Trẻ thường khó tập trung khi tập luyện, chóng nhớ nhưng cũng nhanh quên. Vậy làm thế nào để trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động vận động và hình thành cho trẻ những kĩ năng vận động cơ bản và có một số tố chất vận động ban đầu phù hợp với sức khoẻ và lừa tuổi của trẻ? Đây là một vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 1. Các giải pháp và phương pháp thực hiện a. Các giải pháp và phương pháp CÁC BẠN VỪA XEM MỘT PHẦN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA TÔI, PHẦN CÒN LẠI GÔM 20 TRANG ĐÃ BỊ CẮT XIN GỌI SỐ 0949319550 ĐỂ ĐƯỢC BẢN HOÀN CHỈNH XIN CẢM ƠN ĐÃ XEM TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động- Bộ giáo dục. 2. Tạp chí giáo dục Mầm non: Bộ giáo dục và Đào tạo. 3. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quán lý và giáo viên mầm non. 4. Một số tài liệu có liên quan đến hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non.
Tài liệu đính kèm: