Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ

Lập kế họach tuyên truyền hàng tháng cho cả năm học.

Các chủ điểm, đề tài tuyên truyền được xây dựng, sắp xếp vào mỗi tháng xoay quanh các yêu cầu như:

- Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh. Các họat động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khỏe của nhà trường.

- Nội dung được chọn đề tuyên truyền cần căn cứ vào các yếu tố liên quan như:

+ Tình hình sức khỏe của học sinh có những vấn đề nào phải can thiệp.

+ Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường cần được nhắc nhở đề phòng bệnh, xử lý kịp thời.

+ Tình hình hiểu biết về nuôi con của cha mẹ.

+ Thời điểm chọn nội dung tuyên truyền được gắn kết cùng thời điểm với các nội dung truyền thông của thế giới, trong nước của thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ví dụ: Tháng 3 hàng năm ủy ban nhân dân thành phố tuyên truyền tháng hành động về chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm thì tại các trường MN cũng có bandroll tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động này đồng thời trên các bảng tuyên truyền của nhóm, lớp phổ biến các tin như: lực chon thực phẩm an tòan; cách chế biến hợp vệ sinh, cách ăn uống hợp vệ sinh; dạy trẻ rửa tay trước khi ăn; Cách bảo quản thức ăn; Giới thiệu họat động hội thi tay nghề cấp dưỡng đang diễn ra trong trường

 

doc 2 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1120Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp truyền thông 
giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ
Phòng Mầm Non TP.HCM
 1. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên: 
Mở các lớp về bồi dưỡng và kỹ năng tuyên truyền cho các đối tượng như ban giáo hiệu, giáo viên, nhân viên nấu ăn nhằm huấn luyện đội ngũ thành những tuyên truyền viên tốt có được phong cách trình bày, ngôn ngữ mạch lạc, dễ hiểu truyền đạt thông tin đến đối tượng; biết lắng nghe tóm tắt nhanh những câu hỏi, các ý kiến thắc mắc  để trả lời, giải thích tư vấn cho phụ huynh; biết sử dụng một số phương tiện nghe, nhìn, các đò dùng học cụ hỗ trợ cho các bước tiếp xúc với cha mẹ trẻ thêm phong nhú, ấn tượng.
2. Củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ:
Mở nhiều lớp về dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, cách chăm sóc trẻ cho đội ngũ tuyên truyền viên; cung cấp tài liệu cho học viên giúp người học nắm chắc củng cố kiến thức và nâng thêm trình độ chuyên môn; cập nhất các kiến thức mới, các vấn đề thời sự đang diễn ra trong cuộc sống, xã hội. Nhờ luyện tập đội ngũ tuyên truyền viên có được sự tự tin của bản thân; tạo được uy tín, niềm tin đối với các bậc cha mẹ; đã thống nhất được với phụ huynh cách nuôi dạy con với từng gia đình, từng trường lớp.
3. Lập kế họach tuyên truyền hàng tháng cho cả năm học. 
Các chủ điểm, đề tài tuyên truyền được xây dựng, sắp xếp vào mỗi tháng xoay quanh các yêu cầu như:
- Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh. Các họat động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khỏe của nhà trường.
- Nội dung được chọn đề tuyên truyền cần căn cứ vào các yếu tố liên quan như: 
+ Tình hình sức khỏe của học sinh có những vấn đề nào phải can thiệp.
+ Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường cần được nhắc nhở đề phòng bệnh, xử lý kịp thời.
+ Tình hình hiểu biết về nuôi con của cha mẹ.
+ Thời điểm chọn nội dung tuyên truyền được gắn kết cùng thời điểm với các nội dung truyền thông của thế giới, trong nước của thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng. 
Ví dụ: Tháng 3 hàng năm ủy ban nhân dân thành phố tuyên truyền tháng hành động về chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm thì tại các trường MN cũng có bandroll tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động này đồng thời trên các bảng tuyên truyền của nhóm, lớp phổ biến các tin như: lực chon thực phẩm an tòan; cách chế biến hợp vệ sinh, cách ăn uống hợp vệ sinh; dạy trẻ rửa tay trước khi ăn; Cách bảo quản thức ăn; Giới thiệu họat động hội thi tay nghề cấp dưỡng đang diễn ra trong trường
4. Học tập trao đổi khinh nghiệm: 
Mở các hội nghị học tập rút kinh nghiệm tại cơ sở từ cấp thành phố đến quận, huyện để cùng nhau bàn bạc, thảo luận. Nhiều cách làm thuận lợi, tranh thụ được sự giúp đỡ hợp tác từ nhiều phía giúp các trường làm tốt công tác tuyên truyền đã được giới thiệu trong các hội nghị như:
- Tổ chức sinh họat câu lạc bộ tuyên truyền viên trong quận, huyện. Các tuyên truyền viên ngòai việc trao đổi kinh nghiệm, cách giải quyết các tình huống khi tiếp xúc với phụ huynh còn được cung cấp các thông tin tài liệu từ ngành. Cùng với các tư liệu tự sưu tầm, đội ngũ tuyên truyền viên đã biên soạn nhiều bài viết có nội dung phong phú phục vụ cho các vấn đề cần tuyên truyền trong tháng. Sau đó lại cùng nhau biên tập, trình bày, photo, ép nhực gửi về các trường tham khảo hoặc sử dụng để phổ biến trên các góc tuyên truyền của trường, của lớp. Đây là một cách làm giúp giáo viên luôn tự tin, tăng thêm hiểu biết và đỡ vất vả trong công tác tuyên truyền.
- Quan tâm đầu tư cho các góc tuyên truyền của trường và lớp. Kết hợp với bản tin là hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng đã thu hút được sự quan tâm chú ý của phụ huynh. Nhiều phụ huynh quan tâm đã xin nhà trường tài liệu về đọc. Vì thế, các tài liệu đã được nhà trường photo; các tờ rơi, sách bỏ túi, bài hát, bài thơ đã được các nhà tài trợ giúp sức cho nhà trường gửi đến phụ huynh.
- Mỗi trường đều tổ chức lưu giữ các tài liệu để kho thông tin tuyên truyền thêm phong phú, đa dạng.
- Tăng cường các buổi trò chuyện giữa giáo viên và phụ huynh. Ban giám hiệu dành thời gian nhất định trong tuần để tiếp phụ huynh. Nhà trường còn tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm; ngòai các tuyên truyền viên của trường còn có các chuyên gia, các thầy thuốc gặp gỡ, đối thọai trực tiếp, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, lôi cuốn phụ huynh tham dự đông đảo.
- Kết hợp với Hội, Cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp tổ chức các hội thi có thưởng trong chủ điểm Dinh dưỡng sức khỏe dành cho phục huynh và học sinh. Các hình thức thi trắc nghiệm, hỏi đáp, thi nấu ăn, bé tập làm nội trợ hoặc thông qua các trò chơi, các tiết mục văn nghệ đã phản ánh được kiến thức khả năng thực hành của cha mẹ và trẻ. Hội thi tạo được bầu không khí cùng nhau tích cực tìm hiểu, học tập và áp dụng khoa học vào cuộc sống sinh họat hàng ngày của mỗi gia đình đồng thời nhà trường cũng tự đánh giá được kết quả tuyên truyền của chính đơn vị.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_truyen_thong_giao_duc.doc