Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung

Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

* Kết quả khảo nghiệm

 - Từ những kinh nghiệm chỉ đạo “Tổ chức lễ hội trong trường lớp Mầm non” trường chúng tôi đã áp dụng và thực hiện nhiều năm qua đến nay đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà tường đã có chuyển biến rõ rệt, thể hiện:

 - Sau mỗi lần tổ chức ngày lễ, ngày hội chúng tôi luôn được sự ủng hộ và yêu mến của quý bậc phụ huynh. Khen ngợi và động viên các cô tổ chức nhiều hơn nữa để trẻ được tham gia trải nghiệm; phụ huynh phấn khởi ủng hộ nhiều vật chất lẫn tinh thần để các cô tổ chức thành công các ngày hôi, ngày lễ cho trẻ như: rạp sân khấu, ghế ngồi, và các phần quà tổ chức trung thu cho trẻ.v.v

 - 100% cán bộ giáo viên nhà trường các kỹ năng tổ chức ngày lễ, ngày hội càng có tiến bộ rõ rệt, chất lượng nội dung các chương trình tổ chức tai các lớp ngày càng phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức tổ chức. Các cô từ đó ý thức hơn về trách nhiệm của mình và nêu cao tinh thần tự học tự rèn, đòn kết tốt nội bộ,

có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động phong trào,

 - Đội ngũ giáo viên đoàn kết, thống nhất cao trong mọi công tác, có tâm huyết với nghề, có tinh thần tương thân tương ái, thực hiện tốt quy chế chuyên môn của ngành, nhiệt tình, năng động.luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm, kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khoái, lễ hội, vui chơi ngày càng được các chị em quan tâm đầu tư, nâng dần chất lượng.

 

doc 27 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 13366Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột hoạt động giáo dục trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nó có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục đạo đức thẫm mĩ cho trẻ. Thông qua các hoạt động nghệ thuật trong các ngày hội, ngày lễ trẻ được ôn luyện củng cố các nội dung đã học.
- Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi về nhận thức, thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, và các nhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp tổ chức hoạt động lễ hội và ngoại khóa cho trẻ. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho trẻ niềm vui, sự tự tin, mạnh dạn, sự hiểu biết và có thêm nhiều kinh nghiệm về kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động tập thể.
- Trước tình hình thực trạng về chất lượng tổ chức các hoạt động lễ hội, ngoại khóa của nhà trường, tôi suy nghĩ tìm ra những biện pháp để chỉ đạo các hoạt động goại khóa, nhằm nâng cao kỹ năng tổ chức lễ hội, chất lượng phong trào hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường Mầm non EaTung .
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ trong năm:
- Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng, dựa trên sự mong muốn của phụ huynh và nhu cầu của học sinh tôi đã xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức các ngày lễ hội và các hoạt động ngoại khóa trong năm học cho phù hợp với các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm trong năm. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả.
* Lên kế hoạch các ngày hội, ngày lễ trong chương trình, trong năm;
- Ngày khai giảng được coi là ngày hội đến trường của bé, vì vậy nhà trường cần tổ chức long trọng, tạo ra được quang cảnh vui, làm cho trẻ hồ hởi, vui sướng. Buổi lễ cần được tổ chức một cách tự nhiên chào đón các bạn bè mới vào trường.
- Tết Trung thu: là ngày tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng, Tết trung thu tổ chức vào ngày rằm tháng tám. Chương trình cần chú ý đến các hoạt động : Múa sư tử, múa lân, rước đèn, phá cổ, hát múa dân gian
- Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt nam. Chú ý khai thác tình cảm chân thành long biết ơn của trẻ với cô giáo.Tổ chức ngày này cần chuẩn bị sớm, phát động cho trẻ tự làm những sản phẩm tạo hình trên lớp tặng cô.
- Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12): Tổ chức ngày này cần cho trẻ biết những gian khổ hi sinh của các chú bộ đội canh giữ cho cuộc sống hòa bình, để các cháu được hạnh phúc, vui chơi. Từ đó giáo dục trẻ long yêu thương các chú bộ đội.
- Ngày tết Nguyên Đán: Là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cần tổ chức cho trẻ đón xuân, đón năm mới với tâm trạng vui mừng, giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, tình cảm gắn bó giữa các dân tộc. Tổ chức Tết Nguyên Đán vào ngày cuối cùng trẻ ở trường, trước khi nghỉ tết, tập trung vào chủ đề mùa xuân và khai thác các khía cạnh tình cảm của trẻ với thiên nhiên, với mọi người thông qua văn hóa của các dân tộc, các vùng miền.
- Ngày phụ nữ quốc tế 8/3: Tạo ra được quang cảnh và các hoạt động thiết thực để trẻ nhậ biết ngày 8/3 là ngày vui của phụ nữ. Nhân ngày này giáo dục trẻ sự kính trọng, long biết ơn và tình cảm của trẻ với bà, mẹ, cô giáo và tôn trọng các bạn gái. Tổ chức ngày 8/3 cần chú ý phát động từ những ngày trước đó, cho trẻ làm những sản phẩm vẽ, thủ công, để tặng bà, tặng mẹ, tặng cô giáo, tặng bạn gái. Giáo dục sự quan tâm đối với các bạn gái.
- Ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5) : Thông qua lễ kỹ niệm để trẻ có thể biết được Bác Hồ là người dẫn dắt nhân dân Việt Nam giành lấy độc lập tự do. Khi còn sống, Bác rất yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng. Với những tiết mục có những nội dung thiết thực và hình thức tổ chức sinh động tạo cho trẻ long biết ơn và kính yêu Bác Hồ, đồn thời cũng đem đến cho trẻ tình cảm với Thủ đô Hà Nội thân yêu, nơi có Bác Hồ yên nghỉ trong Lăng.
- Ngày sơ kết, tổng kết năm học và ngày tết thiếu nhi (1/6):
+ Ngày tổng kết năm học và ngày quốc tế thiếu nhi cũng phải tổ chức nhẹ nhàng, ngắn gọn tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, để lại ở trẻ những ấn tượng tốt đẹp qua một năm học vui, bổ ích và lí thú.
Ở lễ khai giảng có hình thức đón trẻ 3 tuổi vào thường thì ở lễ tổng kết sẽ có hình thức tiễn trẻ 5 tuổi lên lớp một. Các bạn sẽ được tặng hoa, được chúc mừng. Chương trình văn nghệ với các tiết mục có nội dung thể hiện tình cảm của trẻ yêu mến, lưu luyến trường mầm non được gắn quyện vào buổi lễ. Có sự quan tâm của cô giáo của trẻ, của phụ huynh.
Ngày khai giảng và ngày tổng kết phải thật sự là ngày của bé. Không tiến hành tổ chức lễ khai giảng và tổng kết năm học ở trường mầm non theo cách của người lớn, Nghi lễ giới thiệu đại bbieeur, báo cáo diễn văn dài dòng, nặng nề gây ra sự căng thẳng mệt mỏi đối với trẻ.
	- Tổ chức lễ khai giảng và tổng kết năm học cần được sắp xếp để tất cả các cháu trong trường cùng được tham dự. Không nên tổ chức theo hình thức mỗi lớp chỉ cử một số cháu đi đại diện. 
- Mỗi ngày lễ lại có nội dung riêng của nó, nhà trường và cô giáo cần cố gắng tìm cách khai thác để trẻ cảm nhận được nội dung và ý nghĩa của từng ngày hôi. Thực sự là một hình thức giúp trẻ xâm nhập vào cuộc sống xã hội, và các sự kiện trọng đại của đát nước. Đồng thời để ngày hội thực sự trở thành một phương tiện giáo dục và phát triển của trẻ mầm non.
Biện pháp 2: Tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường
- Khi đã lập được kế hoạch tổ chức lễ hội và các hoạt động ngoại khóa rồi tôi mạnh dạn xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường và tổ chuyên môn, khi đưa ra trình bầy với Hiệu trưởng và tổ chuyên môn tôi được sự ủng hộ rất cao vì nội dung kế hoạch tôi đưa ra cụ thể đầy đủ và chi tiết. Khi được sự ủng hộ về kế hoạch tôi xin ý kiến của BGH và tổ chuyên môn về cách tổ chức và kinh phí tổ chức. Để có kinh phí tổ chức nhà trường trích một phần từ kinh phí chi cho hoạt động chuyên môn, và các phong trào.
Biện pháp 3: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong trường
- Sau khi xây dựng xong kế hoạch tổ chức các hoạt động tổ chức lễ hội và các hoạt động ngoại khóa cho toàn trường. Tôi trao đổi cùng cô Nguyễn Thị Thủy và cô H’Út Niê ở các lớp để cùng thống nhất cách tổ chức và cùng nhau bàn bạc cách thực hiện. Cô Tống Thị Huyền Trâm tài năng và sáng tạo cùng với cô Nguyễn Thị Tính nhiệt tình, yêu trẻ .các giáo viên sẽ cùng tôi tìm ra những cách tổ chức các hoạt động để lại nhiều ấn tượng cho trẻ và phụ huynh.
Biện pháp 4: Tuyên truyền
- Sau khi lập kế hoạch tổ chức và thống nhất với các đoàn thể trong trường và các giáo viên chủ nhiệm lớp, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm khi thông báo với tất cả các bậc phụ huynh về kế hoạch năm học, chương trình học, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, tôi trình bày cụ thể với phụ huynh về kế hoạch tổ chức các hoạt động lễ hội và ngoại khóa cho các cháu trong năm học. Sau khi tôi trình bày xong kế hoạch 100% phụ huynh có mặt ủng hộ nhiệt tình và tôi cũng nhận được rất nhiều ý kiến chia sẻ:
+ Ví dụ Ý kiến của bố cháu Trọng (Lớp lá 1): Các cô tổ chức cho các cháu như vậy rất tốt. Với hoạt động tổ chức ở tại lớp, tại trường tôi tin rằng các cô tổ chức tốt còn những hoạt động đi tham quan ra ngoài trường thì tôi thấy các cô vất vả lúc đó phụ huynh chúng tôi ai có điều kiện sẽ tham gia cùng các cô.
Biện pháp 5: Tiến hành tổ chức ngày hội, ngày lễ:
	Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là hoạt động giáo dục nằm trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Vì vậy nhà trường cần có chương trình cụ thể để tiến hành đạt được yêu cầu về hình thức cũng như nội dung giáo dục. Các công việc sẽ được tiến hành như sau;
* Phát động hưởng ứng ngày hội, ngày lễ: 
- Tùy theo nội dung của ngày hội, ngày lễ mà trường có ý thức hướng tới ngày hội, ngày lễ tạo ra không khí hội trong một thời gian nhất định.
- Để chuẩn bị tốt cho việc tổ chức ngày hội, ngày lễ của trẻ ở trường mầm non, trước hết nhà trường phải tuyên truyền vận động cha mẹ của trẻ quan tâm đến ngày hội, ngày lễ sắp tới, tranh thủ mọi sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần) của cha mẹ trẻ trong việc chuẩn bị cho ngày hội, ngày lễ.
* Chuẩn bị chương trình nghệ thuật tổ chức ngày hội, ngày lễ: 
 	 - Tổ chức ngày hội, ngày lễ có nhiều hoạt động phong phú. Tuy nhiên chương trình nghệ thuật là chủ đạo. Vì vậy cần phải tuyển chọn các tiết mục văn nghệ có nội dung phù hợp xây dựng thành kịch bản để cô và trẻ cùng thể hiện.
 	 - Chương trình được sắp xếp hài hòa giữa các tiết mục, hát, múa, đọc thơ, đóng vai đối thoạiCần chú ý đến các hoạt động phụ họa của trẻ với các tiết mục diễn của nhóm chính và tăng cường các hoạt động cho tất cả trẻ cùng được tham gia.
	* Hình thức tổ chức: 
- Chương trình tổ chức ngày hôi, ngày lễ, cần được tổ chức thực hiện theo hình thức diễn hoạt cảnh, ca cảnh. Cô dẫn chương trình linh hoạt, điều khiển các hoạt động tập trung vào chủ đề và nội dung tư tưởng chủ đạo, tạo được hứng thú đối với trẻ. Không nên tổ chức theo hình thức hội họp, mít tinh, nặng nề. Nếu nhà trường có phòng hoạt động âm nhạc lớn hoặc có điều kiện làm lễ đài, sân khấu ngoài trời thì nên tổ chức tập trung cả trường. Nếu không có điều kiện thì tổ chức theo từng lớp hoặc ghép các lớp. Việc tổ chức cả trường hoặc ghép các lớp sẽ tạo điều kiện để trẻ ở các độ tuổi hỗ trợ nhau cùng được tham gia. Ví dụ; mẫu giáo bé cùng đến tham gia phụ họa với mẫu giáo lớn. Nhà trẻ đến tham gia phụ họa với mẫu giáo.v.v
	Trong khi tổ chức, cô chú ý điều khiển trẻ chuyển động hài hòa phù hợp với sức của trẻ. Không để trẻ dừng lại ở một tư thế quá lâu, như đứng kéo dài, ngồi suốt buổi lễ hoặc nhảy múa liên tục.v.vNếu có các nhân vật ở ngoài cùng tham gia thì cần được chuẩn bị trước chu đáo, không nên tùy tiện, làm trẻ bỡ ngỡ, mất hứng thú.
	* Trang trí, trang phục trong ngày hội, ngày lễ: 
Tùy theo nội dung và tính chất của ngày hội, ngày lễ mà trang trí cho phù hợp. Đồ dùng tranh ảnh trang trí phải đẹp, sạch sẽ, màu sắc hài hòa, đơn giản, đảm bảo mĩ thuật. 
	Chú ý chuẩn bị vật liệu trang trí khung cảnh trường lớp phù hợp với nội dung của ngày hội (tranh ảnh vẽ, cắt, dán, cờ, hoa, dây hoa, cây cảnh đặc trưng của địa phương, những sản phẩm tạo hình (nặn, cắt, vẽ, xé dán) của trẻ.
Trang phục của trẻ cần trang nhã, mềm mại. Nếu trẻ đóng vai người lớn hoặc các dân tộc cũng cần cải biên cho đảm bảo tính hồn nhiên của trẻ. Không nên trang phục cho trẻ theo kiểu người lớn thu nhỏ. Như vậy sẽ làm trẻ cứng nhắc.
	Trên các giờ học các cô giáo cho trẻ luyện tập một số tiết mục văn nghệ (múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, bài vè, ca dao, đồng dao, trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi giải trí, múa rối, hoạt cảnh, đóng kịch) Nói về ngày hội, ngày lễ, chuẩn bị cho trẻ tâm thế chờ đợi.
	Các tiết mục của giáo viên, của cha mẹ trẻ sẽ biểu diễn cũng phải chuẩn bị trước thật chu đáo để các tiết mục mang tính thẩm mỹ cao và phù hợp với nhận thức của trẻ mầm non.
	Cần có kế hoạch chuẩn bị người dẫn chương trình trong ngày hội, ngày lễ và đòi hỏi người dẫn chương trình phải nắm vững cách thức thức của mỗi ngày hội, ngày lễ. Đồng thời người dẫn chương trình phải nói rõ rang, diễn cảm, ó khiếu hài hướt, biết cái tổ chức các hoạt động trò chơi sinh hoạt tập thể.
	Sau đó lo chuẩn bị ngày hội, ngày lễ tùy theo thời tiết, tùy theo nội dung của ngày hội ngày lễ mà tổ chức toàn trường, hay theo nhóm lớp. Khi tổ chức toàn trường thì cần chuẩn bị sân bãi hoặc hội trường rộng ( ngày hội khai trường, tết trung thu) khi đó cần chuẩn bị nơi biểu diễn, chỗ ngồi cho đại biểu, phụ huynh, học sinhNếu tổ chức tại nhóm lớp thì cần chuẩn bị khung cảnh phù hợp với ngày hội, ngày lễ đó và phù hợp vơi yêu cầu vận động, đội hình di chuyển của trẻ.
Trình tự tiến hành một buổi lễ
- Trẻ được đứng trong đội hình vừa đi vừa hát tiến vào hội trường hoặc ra sân theo nhạc để tạo không khí vui chung cho toàn trường. Sau đó cho trẻ ngồi vào chỗ ngồi của mình theo lớp, tổ
- Người điều khiển chương trình sẽ trò chuyện ngắn gọn với trẻ, mở đầu buổi lễ. 
- Tổ chức các tiết mục văn nghệ, vui chơi giải trí cho trẻ: trẻ đọc thơ, kể chuyện, múa hát, vui chơi, đóng kịch Tất cả các tiết mục trên có nội dung nói về ngày hội, ngày lễ. Cần chú ý sắp xếp các tiết mục xen kẽ cho phù hợp động tĩnh, tiết mục cá nhân, tập thể; tiết mục của trẻ và tiết mục người lớn..Kết thúc buổi lễ nhẹ nhàng, để lại âm hưởng và dư vị cuả ngày hội cho trẻ. Cần chú ý đến các trẻ lớp bé vì các cháu không ngồi một chỗ được lâu, cho nên thời gian không thể kéo dài quá làm trẻ mệt mỏi. 
- Đặc điểm của trẻ mẫu giáo là nhanh thích nhưng nhanh chán vì vậy khi tổ chức hoạt động ngày lễ hội hoặc ngày sinh nhật tôi cùng cô Nguyễn Thị Thủy và cô Tống Thị Huyền Trâm luôn thay đổi hình thức tổ chức để kích thích sự tò mò của trẻ để trẻ tham gia nhiệt tình, có buổi thì tổ chức tại lớp, tại trường, có buổi thì tổ chức tại nhà học sinh (tùy vào từng nội dung) với nhiều hình thức tổ chức khác nhau.
Ví dụ: - Khi tổ chức cho trẻ vui đón Tết trung thu tôi tổ chức tại sân trường, sau khi cho trẻ rước đèn xem múa lân, cô Nguyễn Thị Thủy đóng vai chị Hằng, Tôi đóng vai chú Cuội cùng dẫn chương trình để trẻ cùng biểu diễn văn nghệ với các bài hát về Tết trung thu, về mùa thu. Trẻ biểu diễn rất hồn nhiên và vui vẻ cùng chú cuội và chị Hằng. Và buổi biểu diễn này nhà trường có mời đông đảo phụ huynh tham gia. Khi được xem múa lân tại sân trường trẻ rất phấn khởi, thích thú và tự hào.
- Do trẻ em ở gia đình được bố yêu chiều nên trẻ không có trách nhiệm với bản thân. Vì vậy tôi đã thực hiện giao nhiệm vụ cho trẻ. Giao nhiệm vụ cho trẻ khi tổ chức lễ hội hoặc tham gia hoạt động ngoại khóa để trẻ biết là mình phải biết làm gì đó, qua đó giáo dục trẻ biết làm hoàn thành nhiệm vụ, tôi không viết bảng thông báo, mà dặn trẻ: “Mai các cô tổ chức cho các con xem múa lân, các con nhớ đi đúng giờ, mặc quần áo gọn gàng, đi dép quai hậu, Đa số trẻ rất háo hức và nhớ lời cô dặn thực hiện tốt yêu cầu của cô, một số trẻ một ,hai lầ đầu còn quên nhưng khi đến lớp bản thân trẻ tự thấy mình không bằng các bạn nên những lần sau trẻ nhớ lời cô dặn hơn, từ đó góp phần cho sự phát triển trí nhớ cho trẻ. Bên cạnh đó tôi mong muốn khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động ngoại khóa hay tổ chức một ngày hội nào đó trẻ có những thứ đồ chơi mang đến trang trí lớp, những món ăn mà trẻ thích mang đến lớp để cùng chia sẻ với các bạn nên thông báo và nhắc nhở trẻ mỗi bạn mang một thứ đến lớp để cùng liên hoan.
- Hay khi tổ chức cho trẻ đón Tết trung thu tôi muốn tất cả các trẻ cùng được hoạt động, cùng nhau chia sẻ những món ăn mà trẻ thích và tôi nhắc trẻ mỗi bạn đều nghiêm túc trong giờ phát bánh kẹo, không tranh giành nhau. Kết quả là trẻ đã rất trật tự, thực hiện theo đúng hướng dẫn của chị Hằng và chú cuội, nào là bánh nướng, bánh dẻo, kẹo, bưởi,.Đến giờ tổ chức tôi cho tất cả trẻ cùng mang những thứ trẻ được nhận từ quà từ thiện của chù cũng như quà của Hội cha mẹ học sinh, của trường, đoàn thể ủng hộ và cùng lên bầy mâm cỗ. Sau khi tổ chức văn nghệ, xem múa lân. Trẻ đã liên hoan tiệc ngọt búp phê, tự chọn nên trẻ rất thoải mái và vui vẻ, phấn khởi. Thông qua các hoạt động rèn cho cô và trẻ những kỹ năng sống thật ý nghĩa và bổ ích, rất cần thiết cho cuộc sống. 
Biện pháp 6: Trẻ vui hội cùng cô
	- Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi mầm non, trẻ rất thích tò mò, khám phá và khi trẻ được trực tiếp tham gia và làm một việc gì đó trẻ sẽ nhớ rất lâu,và có ấn tượng rất sâu sắc. Vì vậy nắm bắt được đặc điểm này của trẻ khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa tôi đã cho trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động. Trẻ cùng cô hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi cùng cô và bạn.
Trẻ xem múa “Chú cuội chơi trăng” và vui văn nghệ cùng chị Hằng, chú cuội
* Trẻ đang hứng thú xem Cô (Nguyễn Thị Hóa ) múa minh họa bài
 “Chú cuội chơi trăng)
Biện pháp 7: Phối kết hợp 
- Để chăm sóc và giáo dục trẻ đạt kết quả tốt chúng tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh, cùng phối kết hợp để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Nếu không có sự phối hợp tốt, thống nhất giữa phụ huynh với hai giáo viên trong lớp về cách dạy, cách chăm sóc thì tôi không thể thực hiện tốt được. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc và dạy dỗ các cháu, chúng tôi là người trực tiếp quản lý các giáo viên, tôi luôn bàn bạc, trao đổi, thống nhất với cô các cô giáo chủ nhiệm lớp, để các cô Chuẩn bị về các nội dung cụ thể, phân công công việc để thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Cũng như việc thực hiện văn nghệ phục vụ cho các ngày hội, ngày lễ. Cứ đầu mỗi tháng tôi và các giáo viên ở lớp cùng tổ chuyên môn rút kinh nghiệm kế hoạch chăm sóc giáo dục, hoạt động phong trào của tháng trước và ngồi bàn bạc lập kế hoạch tháng tiếp theo. Hằng ngày các cô cùng trao đổi tì ra phương pháp thực hiện tốt nhất để cùng nhau trao đổi thực hiện.
	 (Phụ huynh cùng trẻ đang nghe chú cuội và chị Hằng phổ biến trò chơi dân gian)
- Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh thống nhất cách dạy trẻ, thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những biện pháp của mình tác động tích cực đến trẻ như thế nào để phụ huynh cũng tác động đến con ở nhà như vậy và ngược lại từ phụ huynh chúng tôi cũng nắm được hành vi thói quen của trẻ ở nhà như thế nào để tìm ra biện pháp tối ưu nhất tác động đến trẻ. 
- Tôi cùng phối hợp với phụ huynh của trẻ tạo điều kiện cho trẻ phát huy tốt khả năng của mình. Tôi viết những bài thơ, bài hát vẽ bức tranh gửi về cho phụ huynh để về nhà có thể dạy cháu hát, dạy cháu đọc thơ, múa .để tham gia các tiếc mục văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Chỉ cho cháu cách tô màu cho phù hợp theo dõi cháu để nâng cao kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ tự tin khi tham gia hội thi “Bé khéo tay hay làm” Cô và phụ huynh cùng phối hợp để giúp đỡ trẻ. 
Biện pháp 8: Rút kinh nghiệm sau khi tổ chức
- Sau mỗi lần tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ, chúng tôi luôn có một buổi họp để nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm những ưu điểm và tồn tại để có hướng khắc phục cho những lần sau tổ chức tốt hơn.
- Là một giáo viên đã công tác trong nghề đã lâu nhưng tôi đã không ngừng phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm nuôi dạy trẻ của các chị em trong trường. Tôi thường hay trao đổi với đồng nghiệp về những kinh nghiệm giảng dạy, cách tổ chức lễ hội, hoạt động ngoại khóa để chị em cùng giải quyết. Giúp tôi có kinh nghiệm về cách tổ chức, chị em học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau. có những biện pháp xử lý kịp thời. thay đổi kế hoạch sao cho phù hợp. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu đọc thêm sách báo, nghe đài để hiểu thêm về cách hướng dẫn tổ chức ngày hội, ngày lễ để có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. 
Mặt khác nhận thức của đội ngũ cũng ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Mọi suy nghĩ đều dẫn đến hành động của chúng ta do đó nếu nhận thức “Đúng” và “Thông” thì vấn đề “Vận hành” đúng là chuyện tất nhiên. Vì vậy với một đội ngũ không đồng đều, giáo viên người đồng bào. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm các biện pháp để chỉ đạo chuyên môn có hiệu quả, làm gì để giúp giáo viên yên tâm công tác gắn bó với nghề hơn. Tôi thường xuyên động viên an ủi và gợi cho đội ngũ thấy sự phát triển về quy mô trường lớp, niềm tin về mái trường khang trang, sạch đẹp, sự kính trọng của quý bậc phụ huynh đối với nghề cô giáo.
Bản thân tôi là cán bộ quản lý cũng luôn không hài lòng, thoả mãn về những gì đạt được, luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn cho đội ngũ giáo viên, công nhân viên, luôn tìm cách tác động vào đội ngũ như đưa ra những chuẩn thi đua, phát động những phong trào hỗ trợ chuyên môn thật phù hợp với điều kiện của đơn vị.
Ngoài công tác giáo dục về nhận thức tư tưởng cho đội ngũ, người quản lý phải biết khơi dậy tiềm tàng mỗi con người lòng tự trọng, ước muốn phát triển và xác định đúng hướng đi phù hợp.
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
Tiếp thu sự chỉ đạo của cấp trên để chỉ đạo mọi hoạt động có hiệu quả.
Được sự quan tâm của các cấp, sự đoàn kết nhất trí cao, yêu nghề, yêu trẻ, nỗ lực phấn đấu của tập thể công chức, viên chức, học sinh, phụ huynh, cộng đồng.
Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững chuyên môn, kỹ năng tổ chức các hoạt động lễ hội trong trường lớp Mầm non. 
Lắng nghe ý kiến của giáo viên, của đồng nghiệp, phu huynh, cộng đồng, rút kinh nghiệm triển khai, thực hiện.
 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, b

Tài liệu đính kèm:

  • doc39SKKN-_HOÁ.doc