Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm

1.8/Dự giờ:

 ( Dự những GV dạy theo QĐ 48 – Tiêu chí 1.7)

 a/-Yêu cầu:

 - GV dự giờ để học tập những kinh nghiệm giảng dạy hay của đồng nghiệp, tích luỹ kinh nghiệm làm vốn cho bản thân mình. Đồng thời phát hiện và góp ý cho bạn đồng nghiệp những sai sót, nhược điểm trong tiết dạy để bạn khắc phục, mặt khác bản thân cũng khắc phục được những nhược điểm đó.

b/- Biện pháp:

Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng lên lịch cho GV trong tổ dự giờ, đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi GV dự để tính điểm thi đua.

c/- Chỉ tiêu:

- Dự đủ 1 tiết / tháng đạt 1 điểm.

 - Không dự đạt 0 điểm.

 

doc 14 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1708Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Trung Hưng, ngày 19 tháng 10 năm 2016
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
- Tên sáng kiến:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
GIÁO VIÊN CUỐI NĂM
- Họ và tên: Hồ Văn Cuộc
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trung Hưng
Thời gian triển khai thực hiện: Từ 20 tháng 10 năm 2015 đến ngày 07 tháng 01 năm 2017
 	I – ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tên sáng kiến hoặc đề tài, đề án, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp
Là Cán bộ quản lý được phân công tác tổ chức nên tôi mạnh dạng chọn đề tài: “ Một số biện pháp tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên cuối năm”
 2. sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu)
Hằng năm, khi gần đến cuối năm học các trường đều tập trung cho công tác tổng kết năm học, trong đó có một số công việc cần phải tập trung giải quyết không kém phần quan trọng, đó là công tác xét danh hiệu thi đua cho giáo viên, cán bộ, công nhân viên ( GV – CB – CNV ) và các tập thể của trường. Công việc này xem ra rất khó khăn, bởi lẽ nó như con dao hai lưỡi. Nếu ta xét khách quan đúng người, đúng việc, đúng đối tượng thì hiệu quả rất tốt. Các cá nhân và tập thể đạt dánh hiệu sẽ hăng say hoạt động trong thời gian sắp tới, còn những cá nhân chưa đạt danh hiệu thì phấn đấu vươn lên đạt danh hiệu thi đua trong năm tới. Song song theo đó nếu ta xét thi đua không khách quan, xét thi đua không đúng năng lực, phản ánh không đúng quá trình công tác của GV – CB – CNV thì hậu quả chẳng nhưng không khích lệ được phong trào của nhà trường, làm chậm bước tiến của nhà trường mà còn làm cho nội bộ bị mất đoàn kết, cục bộ, rời rạc!
 II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 
Trong thực tế nơi công tác Trường Tiểu học Trung Hưng, trong những năm đầu tiếp nhận nhiệm vụ quản lý Tổ chức tôi gặp rất nhiều khó khăn trong khi xét
 thi đua cuối năm học. Bởi lẽ, lúc này chỉ tổ chức họp đội ngũ cốt cán một lần vào dịp cuối năm học để xét thành tích thi đua của GV – CB – CNV hoạt động trong quá trình cả năm học. Không phân công, phân nhiệm rõ ràng, không giao ước thi đua hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể về số lượng, chất lượng, không tổ chức theo dõi kiểm tra cụ thể. Trong một năm học là quá trình hoạt động lâu dài mà chỉ họp xét thi đua ở một đợt vào dịp cuối năm thì không thể nào phản ánh được trung thực, chính xác công tác của GV – CB – CNV. Không phân công, phân nhiệm rõ ràng thì không quy trách nhiệm được cho đối tượng phân công. Không giao chỉ tiêu cụ thể về số lượng, chất lượng,  thì không hoàn thành chỉ tiêu chung của trường đề ra. Không phân công người theo dõi kiểm tra hoạt động thì không thể tổng kết chính xác được. Không giao ước thi đua thì căn cứ vào đâu để xét thi đua ? Trong những năm đầu còn ít kinh nghiệm nên việc xét thi đua cuối năm còn ý kiến phiền hà, phân bì, so sánh, chỉ trách,  thậm chí còn khiếu nại về trên. Ai cũng do nguyên nhân khâu tổ chức thi đua và xét thi đua chưa khoa học, chưa thực tế, chưa phản ánh đúng quá trình hoạt động của GV – CB – CNV. Biện pháp và hình thức tổ chức thi đua chưa làm động lực thúc đẩy nhà trường đi lên. 
Qua nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm trong công tác, mỗi năm có điều chỉnh, bổ sung vào kế hoạch thi đua một ít “ Trong cái khó – Ló cái khôn ”. Đến nay cơ bản hoàn thành quy trình tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch năm học ở trường tiểu họcTrung Hưng . Thực tế trong nhiều năm qua tôi áp dụng và đã đạt được nhiều thành tựu khả quan. Sau đây tôi xin trình bày quy trình tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch năm học ở trường tiểu học Trung Hưng mà tôi đã thực hiện trong nhiều năm vừa qua. Vào trung tuần tháng 09 hằng năm, Hiệu trưởng có nhiệm vụ tổ chức Hội nghị Công nhân viên ( CNV ) chức triển khai kế hoạch năm học. Để kế hoạch mang tính khả thi, Hiệu trưởng phải họp liên tịch với Ban chấp hành Công đoàn trường để xây dựng kế hoạch năm học, xây dựng các chỉ tiêu cần phải hoàn thành và biện pháp thực hiện kế hoạch năm học. Muốn cho GV – CB – CNV thực hiện tốt kế hoạch năm học thì Hiệu trưởng phải tổ chức triển khai, thảo luận trong tập thể sư phạm , đi đến thống nhất và khi đã thống nhất thì biến thành Nghị quyết để thực hiện. Muốn kế hoạch thực hiện tốt thì phải tổ chức cho GV – CB – CNV cùng nhau thi đua thực hiện kế hoạch năm học. Sau khi Hiệu trưởng trình bày kế hoạch năm học cho tập thể sư phạm thảo luận đi đến thống nhất kế hoạch, chỉ tiêu, số lượng, chất lượng,  Kết hợp với Hiệu trưởng chuyển sang phần giao ước thi đua theo các tiêu chí và cách tính điểm thi đua như sau : 
1/. Đối với giáo viên dạy lớp ( GVDL) : 
1.1/ Về tác phong đạo đức:
 a/- Yêu cầu: 
Tuyệt đối phải chấp hành tổ chức nhà trường, chấp hành tốt chính sách địa phương, phải luôn đảm bảo tốt tác phong đạo đức, ăn mặc đồng phục (nam mặc áo bỏ vào quần, nữ mặc áo dài, cam lê đúng màu của trường quy định trong các ngày lễ và tất cả cùng đeo thẻ công chức), giáo dục học sinh mặc đồng phục trường quy định, thể hiện tốt các hành vi đạo đức. 
 b/- Biện pháp:
 Nhiệm vụ nầy của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịchCông đoàn cùng theo dõi.
 	c/ - Chỉ tiêu tính điểm thi đua ( Sau đây gọi tắt là chỉ tiêu ):
 - Giáo viên (GV ) thực hiện tốt toàn diện đạt 3 điểm
 - Tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ giảm điểm. 
1.2/ Họp Hội đồng Sư phạm ( HĐSP ):
 a/- Yêu cầu:
 Họp HĐSP để kiểm điểm nhận xét công tác tháng qua và nêu phương hướng, nhiệm vụ tháng tới.
 b/- Biện pháp: 
- Mỗi tháng họp một lần vào ngày thứ bảy trong tháng.
 - Hiệu trưởng thông báo triệu tập họp và theo dõi sự hiện diện của GV.
c/- Chỉ tiêu: 
- Họp đủ 1 lần/tháng đạt 3 điểm
- Vắng có phép hợp lệ đạt 1 điểm.
 - Vắng không phép đạt 0 điểm. 
1.3/ Họp tổ chuyên môn: 
a/- Yêu cầu:
 	- Họp tổ chuyên môn để kiểm điểm lại công tác tháng qua và nêu kế hoạch tháng tới của tổ.
 - Họp tổ để góp ý, đánh giá các tiết dạy trong tháng của GV dạy cho GV khác dự giờ theo quy định của Ngành. 
- Họp tổ để soạn đề kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ. 
- Họp tổ để thảo luận và tìm ra phương pháp giảng dạy cho các môn, phân môn hay tiết khó dạy.
 	- Họp tổ để lên kế hoạch giảng dạy ( lịch báo giảng ) đúng với phân phối chương trình theo quy định.
- Và họp tổ để làm một số công việc khác của nhà trường,  
b/- Biện pháp:
 - Phân công Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và Tổ trưởng theo dõi kiểm tra. 
c/- Chỉ tiêu: 
- Họp đủ các lần họp trong tháng đạt 3 điểm. 
- Vắng họp 1 lần có phép đạt 1 điểm. 
- Vắng họp 1 lần không phép đạt 0 điểm. 
1.4/ Dự chuyên đề hoặc thao giảng: 
a/- Yêu cầu: 
- GV dự chuyên đề để cùng nhau học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
 b/- Biện pháp: 
- Phân công Phó Hiệu trưởng chuyên môn và Tổ trưởng theo dõi kiểm tra.
- Hằng tháng mở một chuyên đề hoặc thao giảng. Trừ tháng 09 (do bận công tác tựu trường) và tháng 12 (do bận thi cuối kỳ I) và tháng 05 (do bận thi cuối kỳ II ).
 	c/- Chỉ tiêu: 
- GV dự đủ chuyên đề hoặc thao giảng đạt 2 điểm. 
- GV vắng có phép đạt 1 điểm.
 	- GV vắng không phép đạt 0 điểm. 
* Lưu ý: Những tháng không mở chuyên đề: tháng 09, 12, 05 vẫn cho GV đạt đủ 2 điểm. 
1.5/ Ngày giờ công: 
a/- Yêu cầu:
-Dạy đủ 22 buổi / tháng. 
b/- Biện pháp:
 	 Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn theo dõi ngày giờ công. 
c/- Chỉ tiêu:
- Dạy đủ 22 buổi / tháng đạt 3 điểm.
 - Vắng có phép, có dạy bù hoặc nhờ GV khác dạy thay ( giới hạn 2 buổi/tháng ) đạt 3 điểm. 
- Vắng có phép hợp lý không dạy bù 1 buổi đạt 1 điểm. 
- Vắng không phép không dạy bù 1 buổi đạt 0 điểm. 
1.6/ Bảo đảm giờ giấc: 
a/- Yêu cầu:
 	- GV lên lớp đúng giờ, không về sớm, không bỏ lớp đi bàn việc riêng hoặc làm việc riêng. 
b/- Biện pháp:
 Phó Hiệu trưởng Tổ chức, Chủ tịch Công đoàn và cán bộ cốt cán theo dõi kiểm tra. 
c/- Chỉ tiêu: 
- Bảo đảm tốt giờ giấc trong tháng đạt 3 điểm.
 	- Đi trể, về sớm, bỏ lớp từ 5 đến 15 phút ,mỗi lần trừ 0,5 điểm.
-Đi trể, về sớm, bỏ lớp từ 16 đến 30 phút, mỗi lần trừ 1 điểm. từ 31 đến 60 phút, trừ 2 điểm
 	* Lưu ý: Các tiêu chí 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 nếu trừ hết 3 điểm sẽ trừ đi điểm tổng số.
 1.7/ Giáo viên dạy cho dự giờ : 
( Giáo viên d ạy cho Ban giám hiệu, Tổ trưởng dự giờ để đánh giá theo quy định).
 a/- Yêu cầu:
 - Giáo viên dạy cho Ban giám hiệu,Tổ trưởng và giáo viên trong tổ dự giờ để :
 	+ GV học tập kinh nghiệm giảng dạy trong khối.
 + BGH đánh giá được tay nghề GV để có hướng bồi dưỡng cho GV.
 b/- Biện pháp:
 	Phó Hiệu trư ởng Chuyên môn, Tổ trưởng theo dõi và lên kế hoạch cho giáo viên d ạy.
 	c/- Chỉ tiêu: 
- Có dạy cho Ban giám hiệu và GV trong tổ dự giờ đạt 2 điểm / tháng.
- Không dạy trong tháng 0 điểm.
 	* Lưu ý : - Mỗi năm chỉ yêu cầu GV dạy đủ 3 tiết để Ban giám hiệu nhận xét và đánh giá theo quy đinh của ngành. 
- Nếu GV dạy không đủ 3 tiết / năm thì sẽ đạt điểm thi đua thấp hơn GV dạy đủ 3 tiết / năm. Mặt khác GV đó sẽ bị Ban giám hiệu kiểm điểm vì dạy không đủ tiết quy định cho Ban giám hiệu đánh giá cuối năm theo quy định.
1.8/Dự giờ:
 ( Dự những GV dạy theo QĐ 48 – Tiêu chí 1.7)
 a/-Yêu cầu:
 - GV dự giờ để học tập những kinh nghiệm giảng dạy hay của đồng nghiệp, tích luỹ kinh nghiệm làm vốn cho bản thân mình. Đồng thời phát hiện và góp ý cho bạn đồng nghiệp những sai sót, nhược điểm trong tiết dạy để bạn khắc phục, mặt khác bản thân cũng khắc phục được những nhược điểm đó. 
b/- Biện pháp: 
Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng lên lịch cho GV trong tổ dự giờ, đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi GV dự để tính điểm thi đua.
c/- Chỉ tiêu: 
- Dự đủ 1 tiết / tháng đạt 1 điểm.
 - Không dự đạt 0 điểm.
 	1.9/ Sổ theo dõi học sinh ( Sổ điểm ):
 a/- Yêu cầu:
 Mỗi GV phải làm sổ theo dõi học sinh, hằng tháng có cho điểm, lập đủ các nội dung trong sổ theo Thông tư BGD. 
b/- Biện pháp: 
Phó Hiệu trư ởng duyệt sổ 1 lần / tháng.
 c/- Chỉ tiêu: 
- GV lập đủ chi tiết nội dung trong sổ theo TT 16 đạt 3 điểm
 - Tuỳ mức độ sai sót, chậm trể,  sẽ bị trừ điểm. 
1.10/ Sổ giáo án:
a/- Yêu cầu:
 Để giảng dạy đạt yêu cầu cao, GV lên lớp phải có giáo án, nội dung giáo án soạn phải vừa đủ để giảng dạy.
 	b/- Biện pháp:
 	Phó Hiệu trưởng chuyên môn duyệt giáo án 1 lần / tháng. 
c/- Chỉ tiêu: 
- Giáo án soạn đủ các tiết lên lớp theo thời khoá biểu, đúng phân phối chương trình đạt 3 điểm.
 - Giáo án so ạn sơ sài, soạn cách ngày,  tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm.
1.11/ Các loại sổ khác: 
( Sổ chủ nhiệm, sổ tay, phiếu liên lạc, học bạ, vở luân chuyển của học sinh ) 
 a/- Yêu cầu: 
 GV phải lập đủ nội dung sổ theo đúng mốc thời gian quy định. 
 b/- Biện pháp:
Phó Hiệu trưởng duyệt mỗi loại sổ 1 lần / tháng. 
c/- Chỉ tiêu:
 	- Các loại sổ lập đủ, đúng thời gian quy định đạt 4 điểm. 
- Tu ỳ theo mức độ sai phạm sẽ bị trừ điểm. 
1.12/ Nề nếp: 
a/- Yêu cầu:
 GV giáo dục học sinh thực hiện tốt nề nếp : ra vào lớp, chào cờ, tập thể dục, ra về, chào khách vào lớp, lễ phép với thầy cô 
– người lớn tuổi, trồng và chăm sóc cây xanh, ...
 	b/- Biện pháp: 
Tổng Phụ trách Đội ( TPT Đội ) theo dõi kiểm tra. 
c/- Chỉ tiêu: 
- GV giáo dục Học sinh thực hiện tốt các yêu cầu đạt 3 điểm. 
- Tu ỳ theo mức độ sai phạm sẽ bị trừ điểm.
1.13/ Vệ sinh: 
a/- Yêu cầu: 
- Hằng ngày GV phân công Học sinh trực nhật để làm vệ sinh phòng học.
 - Lớp được phân công trực trường ( đội cờ đỏ ) GV có nhiệm vụ phân công học sinh lớp mình trực làm nhiệm vụ , mỗi buổi một tổ trực, làm vệ sinh sân trường, nhà vệ sinh, tưới cây xanh,  
b/- Biện pháp: 
Tổng Phụ trách Đội ( TPT Đội ) theo dõi kiểm tra. 
c/- Chỉ tiêu: 
- Lớp thực hiệm tốt các yêu cầu đạt 3 điểm. 
- Tuỳ theo mức độ sai phạm sẽ bị giảm điểm thi đua. 
1.14/ Tham gia phong trào:
 a/- Yêu cầu:
GV phải tham gia các phong trào của trư ờng tổ chức như : Hội thi hái hoa học tập (26/3), Trung thu, các phong trào do trường, ngành tổ chức,  
b/- Biện pháp:
 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, TPT Đội, Chủ tịch Công đoàn theo dõi kiểm tra. 
c/- Chỉ tiêu:
 - GV tham gia tốt các phong trào do nhà trường phát động đạt 3 điểm ( Những tháng trường không tổ chức hoặc trường không phân công cho GV thì vẫn chấm đủ cho GV đó ).
 	- Tuỳ theo mức độ không tham gia sẽ giảm điểm. 
1.15/ Sử dụng đồ dùng dạy học ( ĐDDH ):
 	a/- Yêu cầu : 
- GV phải sử dụng ĐDDH để minh hoạ trực quan cho tiết dạy nhằm đạt hiệu quả giảng dạy cao hơn.
 	b/- Biện pháp:
- Cán bộ Thư viện – Thiết bị theo dõi GV mượn ĐDDH. 
c/- Chỉ tiêu:
 - GV có sử dụng ĐDDH khi lên lớp 3 lần / tháng trở lên đạt 3 điểm. 
- GV có sử dụng ĐDDH khi lên lớp 2 lần / tháng đạt 2 điểm. 
- GV có sử dụng ĐDDH khi lên lớp 1 lần / tháng đạt 1 điểm.
 - GV không sử dụng đạt 0 điểm. 
Trên đây là 15 tiêu chí thi đua để xét thi đua hằng tháng cho đối tượng là giáo viên dạy lớp. 
* Quy trình xét hằng tháng:
 - Cá nhân tự chấm điểm.
 	- Họp tổ xét, tổ trưởng chấm.
 - Họp Hội đồng thi đua khen thưởng xét, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng chấm ( HĐ.TĐKT được thành lập theo chỉ đạo của Phòng Giáo Dục. Thành phần đủ các bộ phận trong nhà trường ).
- Mỗi GV phải lập sổ thi đua để hằng tháng xét thi đua theo quy trình nêu trên ( Mẫu sổ thi đua xem phụ lục 1 )
 - Hằng tháng Hiệu trưởng công bố kết quả xét thi đua trước kỳ họp HĐSP cho tập thể nắm. Để cá nhân có ý kiến gì thì ghi vào ph ần khiếu nại (phụ lục1), kỳ sau h ọp HĐ.TĐKT sẽ xem xét lại. 
2/. Tính điểm cuối năm cho giáo viên dạy lớp: 
Sau khi xét thi đua 9 tháng, ta cộng điểm 9 tháng lại, cuối năm ta xét thêm 1 lần để cộng điểm theo các tiêu chí sau đây:
 2.1/ Thu tiền quỹ, các khoản học sinh phải đóng:
 - GV thu đạt từ 70% - 100% được cộng 3 điểm
	 - GV thu đạt từ 60% - 69% được cộng 2 điểm.
 - GV thu đạt từ 50% - 59% được cộng 1 điểm. 
- GV thu đạt 49% trở xuống cộng 0 điểm. 
* Lưu ý : Tổng số thu, bằng tổng số thu thực tế cộng đơn miễn hợp lệ.
 * Phân công Kế toán và Thủ quỹ theo dõi kiểm tra.
2.2/ Duy trì sĩ số ( DTSS ) và lên lớp trong năm học:
 - GV DTSS đạt 100% được cộng 7 điểm.
 - GV DTSS đạt 90% - 99% được cộng 5 điểm. 
- GV DTSS đạt 80% - 89% được cộng 3 điểm.
 - GV DTSS đạt 70% - 79% được cộng 1 điểm.
 - GV DTSS đạt 69% trở xuống được cộng 0 điểm.
 	* Phân công Hiệu trưởng và nhân viên văn thư theo dõi kiểm tra.
 	2.3/ DTSS và lên lớp qua đầu năm học sau: 
- Được tính vào thời điểm năm học sau, cộng vào điểm tháng 09 năm học sau. Tỷ lệ và điểm cộng giống như DTSS lên lớp trong năm học.
 	* Phân công Hiệu trưởng và nhân viên văn thư theo dõi kiểm tra. 
2.4/ Điểm hoàn thành xuất sắc: 
- GV hoàn thành xuất sắc công tác trong năm sẽ được xét cộng thêm từ 1 – 3 điểm.
* Phân công Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn theo dõi kiểm tra. 
2.5/ Chất lượng học tập ( học lực ) của lớp:
 	- Cuối năm tổ chức khảo sát chất lượng môn Toán và Tiếng Việt.
 - BGH đề ra và phân công chéo GV coi khảo sát, chấm điểm. 
- Lấy điểm trung bình cộng 2 môn đạt 5,0 điểm trở lên, GV đạt điểm thi đua theo tỷ lệ sau: 
+ Có 100% HS đạt 5,0 điểm trở lên được cộng 8 điểm. 
+ Có 95% - 99% HS đạt 5,0 điểm trở lên được cộng 6 điểm. 
+ Có 90% - 94% HS đạt 5,0 điểm trở lên được cộng 4 đ iểm. 
+ Có 80% - 89% HS đạt 5,0 điểm trở lên được cộng 2 điểm. 
+ Có dưới 79% HS đạt 5,0 điểm trở lên được cộng 0 điểm. 
2.6/ Xét thi đua cuối năm cho GVDL: 
- Cộng 9 tháng điểm xét trong năm học lấy điểm trung bình, rồi cộng các tiêu chí (2.1; 2.2 ; 2.3; 2.4; 2.5).
Giáo viên đạt điểm từ:
- 50 điểm trở lên đạt xuất sắc.
 - 40 điểm đến 49 đạt khá.
 - 30 điểm đến 39 đạt trung bình.
 - Dưới 39 điểm chưa hoàn thành.
	Giáo viên điểm tối đa xếp loại xuất sắc, Khá dần đến trung bình, không hoàn thành nhiệm vụ.
 III TÍNH MỚI HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Tính mới:
	Được triển khai thực hiện trường tiêu học Trung Hưng ngay từ khi hội nghị công chức đầu năm
	2. Tính hiệu quả và khả thi
	Mang lại hiệu quả như xếp loại đúng người, đúng việc, đúng đối tượng thị hiệu quả tốt hơn
	Được sự đồng tình và thống nhất trong toàn đơn vị gây được long tin của tập thể sư phạm, giáo viên say mê trong công việc, tích cực các phong trào do trường ngành tổ chức
3. Phạm vi áp dụng:
Đề tài áp dụng trong phạm vi trường tiểu học Trung Hưng
IV. KẾT THÚC VẤN ĐỀ, ĐỀ XUẤT
Việc đánh giá xếp loại giáo viên là việc làm hằng năm đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và vận dụng linh hoạt các biện pháp huy động lực lượng ban ngành đoàn thể trong nhà trường và xã hội cùng tham gia góp ý. Những việc mà trường làm được đã nêu trong sáng kiến kinh nghiệm này là một đóng góp công nhỏ, có thể đạt như mong muốn.
Với kinh nghiệm nhỏ nhoi tôi hy vọng góp phần đến các trường, đồng nghiệp, thầy cô thực hiện và chân tình đóng góp xây dựng cho nhà trường ngày càng đạt hiệu quả hơn./. 	 	
 Ý kiến xác nhận	 	 Người viết
 Thủ trưởng đơn vị 
 	 Hồ Văn Cuộc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Trung Hưng, ngày 09 tháng 01 năm 2017
BÁO CÁO
TÓM TĂT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC ĐÁNH, GIÁ XẾP LOẠI
GIÁO VIÊN CUỐI NĂM
- Họ và tên: Hồ Văn Cuộc
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trung Hưng
Thời gian triển khai thực hiện: Từ 20 tháng 10 năm 2015 đến ngày 07 tháng 01 năm 2017
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Công tác quản lý và việc chỉ đạo cần triển khai trong các ban ngành đoàn thể trong nhà trường cùng thực hiện 
2. Mô tả sáng kiến:
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên là việc làm hằng năm đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và vận động linh hoạt các biện pháp huy động lực lượng ban ngành đoàn thể trong nhà trường.
3. Đánh giá về tính mới của sáng kiến:
Giúp các bộ phận trong nhà trường dể theo dõi, tổng hợp, nhận xét đánh giá chính sác đúng người và hiệu quả.
4. Đánh giá tính khả thi của sáng kiến:
Giúp cho giáo viên thực hiện tốt theo kiies hoạch của nhà trường, thực hiện tốt Nội quy, Quy chế của cơ quan đơn vị và có nếp sống văn hóa của nhà giáo.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Mang lại ảnh hưởng trong toàn đơn vị như giáo viên có thói quen trong giảng dạy, đảm bảo ngày giờ cồng, thường xuyên giao lưu học hỏi bạn bè đồng nghiệp.
Đối với cán bộ quản lý tiện theo dõi giáo viên thực hiện kế hoạch và công việc hàng tháng và cả năm học được chính sác hơn hiệu quả hơn. Tránh gây phiền hà nội bộ mất đoàn kết.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Dể thực hiện tốt Cán bộ quản lý cần có nhiệt tình, kế hoạch cụ thể, đầy đủ thiết bị đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất phải đảm bảo.
Ý kiến nhận xét	 	 Người báo cáo
 của Thủ trưởng đơn vị
 Hồ Văn Cuộc

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_Mot_so_bien_phap_danh_gia_xep_loai_giao_vien_cuoi_nam.doc