a. Nội dung biện pháp
Trước hết giáo viên chủ nhiệm cần lựa chọn những kỹ năng cần thiết đểtổ chức triển khai công tác giáo dục trong nhà trường phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học.
Những kĩ năng sống cốt lõi (theo phân loại của tổ chức UNICEF):
- Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: kỹ năng tự nhận thức; lòng tự trọng; sự kiên định theo đuổi mục tiêu; đương đầu với cảm xúc; đương đầu với căng thẳng,
- Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác: kỹ năng quan hệ/tương tác liên nhân cách; sự cảm thông thấu hiểu; đứng vững trước áp lực
tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác; thương lượng; giao tiếp có hiệu quả,.
- Nhóm kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: tư duy phê phán; tư duy sáng tạo; ra quyết định; giải quyết vấn đề,
b. Cách thức tiến hành
Giáo viên chủ nhiệm lớp có thể triển khai việc giáo dục kỹ năng sống bằng các hình thức sau:
- Giáo dục học sinh trực tiếp qua tiết học Kĩ năng sống trong trường tiểu
học.
- Lồng ghép qua môn học và hình thức, phương pháp tổ chức dạy học.
- Tổ chức các chủ đề giáo dục kĩ năng sống chuyên biệt đáp ứng nhu cầu
của học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Lồng ghép qua các chủ đề, các dạng hoạt động ngoài giờ lên lớp khác.
- Qua tiếp cận 4 trụ cột “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định” đối với các nội dung giáo dục.
- Qua xử lý các tình huống trong thực tiễn cuộc sống theo cách coi trọng tiếp cận kĩ năng sống.
- Qua tư vấn, tham vấn trực tiếp đối với cá nhân hoặc nhóm học sinh.
- Tạo cơ hội cho học sinh học qua trải nghiệm.
- Cung cấp kiến thức vừa đủ, tránh mang tính hàn lâm.
- Tập trung vào những thông điệp tích cực, rất hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe dọa để động viên sự thay đổi hành vi.
- Triển khai theo nhóm nhỏ, cần đủ thời gian để trải nghiệm và củng cố hành vi.
- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn.
- Sử dụng tác động của người có uy tín và phương pháp đồng đẳng.
- Phối hợp với gia đình, cộng đồng để tạo ra môi trường giáo dục khuyến khích sự thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro.
- Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ.
ro thành những hành vi tích cực, an toàn. Nội dung biện pháp Trước hết giáo viên chủ nhiệm cần lựa chọn những kỹ năng cần thiết đểtổ chức triển khai công tác giáo dục trong nhà trường phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học. Những kĩ năng sống cốt lõi (theo phân loại của tổ chức UNICEF): Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: kỹ năng tự nhận thức; lòng tự trọng; sự kiên định theo đuổi mục tiêu; đương đầu với cảm xúc; đương đầu với căng thẳng, Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác: kỹ năng quan hệ/tương tác liên nhân cách; sự cảm thông thấu hiểu; đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác; thương lượng; giao tiếp có hiệu quả,... Nhóm kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: tư duy phê phán; tư duy sáng tạo; ra quyết định; giải quyết vấn đề, Cách thức tiến hành Giáo viên chủ nhiệm lớp có thể triển khai việc giáo dục kỹ năng sống bằng các hình thức sau: Giáo dục học sinh trực tiếp qua tiết học Kĩ năng sống trong trường tiểu học. Lồng ghép qua môn học và hình thức, phương pháp tổ chức dạy học. Tổ chức các chủ đề giáo dục kĩ năng sống chuyên biệt đáp ứng nhu cầu của học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Lồng ghép qua các chủ đề, các dạng hoạt động ngoài giờ lên lớp khác. Qua tiếp cận 4 trụ cột “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định” đối với các nội dung giáo dục. Qua xử lý các tình huống trong thực tiễn cuộc sống theo cách coi trọng tiếp cận kĩ năng sống. Qua tư vấn, tham vấn trực tiếp đối với cá nhân hoặc nhóm học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh học qua trải nghiệm. Cung cấp kiến thức vừa đủ, tránh mang tính hàn lâm. Tập trung vào những thông điệp tích cực, rất hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe dọa để động viên sự thay đổi hành vi. Triển khai theo nhóm nhỏ, cần đủ thời gian để trải nghiệm và củng cố hành vi. Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn. Sử dụng tác động của người có uy tín và phương pháp đồng đẳng. Phối hợp với gia đình, cộng đồng để tạo ra môi trường giáo dục khuyến khích sự thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro. Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ. Điều kiện thực hiện biện pháp Giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhất là trong bối cảnh hiện nay. Thực tế giáo dục kỹ năng sống đang được thực hiện phổ biến trong các cơ sở giáo dục và ngoài xã hội, đã đến lúc mỗi nhà trường phải thấy rằng đây là hoạt động bắt buộc và trong các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh của nhà trường thì đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp là lực lượng có vai trò quan trọng nhất. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần học tập nâng cao trình độ, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn đặc biệt là tập huấn giáo dục kỹ năng sống, tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như hiểu biết xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Mục tiêu và ý nghĩa Để giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm một cách hiệu quả, toàn diện giáo viên chủ nhiệm không thể thực hiện một mình mà cần có sự phối, kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. Hoạt động đó sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm lớp quản lý học sinh lớp mình một cách toàn diện nhất, hiệu quả nhất. Nội dung biện pháp Nâng cao nhận thức về sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục (công tác xã hội hóa giáo dục). Có kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn, với cha mẹ học sinh, với các tổ chức trong và ngoài nhà trường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, làm tốt công tác an ninh trật tự, phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước, thương tích, Cách thức tiến hành Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp giáo viên bộ môn: Cần thống nhất việc phối hợp với các biện pháp cụ thể như sau: + Thống nhất các yêu cầu giáo dục đối với học sinh nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để giáo dục toàn diện cho học sinh. + Theo dõi thường xuyên, nắm bắt tình hình học tập của học sinh qua giáo viên bộ môn và thông báo cho giáo viên bộ môn biết các nội dung, các trọng tâm giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp trong từng giai đoạn của năm học. + Giúp giáo viên bộ môn hiểu rõ hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm lý của từng học sinh trong lớp, đồng thời tiếp thu ý kiến phản ánh của giáo viên bộ môn để có biện pháp tác động đến tập thể lớp giúp tập thể lớp học tập các môn học một cách hiệu quả nhất. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các tổ chức đoàn thể trong trường, đặc biệt là Đội TNTP Hồ Chí Minh: Trong trường tiểu học tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc giúpgiáo viên chủ nhiệm lớp quản lý, giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có thể phối hợp với Liên độiđể giáo dục học sinh thông qua các hoạt động cụ thể sau: + Hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT chào mừng các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm trong năm học. + Các hoạt động xã hội như quyên góp ủng hộ, các hoạt động tình nguyện. + Tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trường. + Phòng chống các tai, tệ nạn xã hội. + Các câu lạc bộ học tập, giáo dục kỹ năng sống, Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh của lớp chủ nhiệm: Để quản lý, giáo dục học sinh cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội mà việc tác động từ lời dạy của cha mẹ có ý nghĩa tác động rất lớn tới từng học sinh. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần phải luôn phối hợp, thống nhất cách giáo dục với gia đình các em, cần có các buổi họp phụ huynh theo định kỳ, thăm hỏi thông tin hai chiều để có biện pháp giáo dục kịp thời và phù hợp nhất. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với chính quyền và các đoàn thể địa phương, tạo mối quan hệ mật thiết với Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các nhà tài trợ, thường xuyên phối hợp trong tác, kết nghĩa, bảo trợ, đỡ đầu, Điều kiện thực hiện biện pháp Phải tạo mối quan hệ mật thiết, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Được các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh, quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt cả về vật chất lẫn tinh thần. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá trong công tác chủ nhiệm Mục tiêu và ý nghĩa Hoạt động chủ nhiệm lớp là một hoạt động có vai trò hết sức quan trọng, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Hoạt động này diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định với sự tham gia của nhiều đối tượng và nội dung khác nhau. Việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong công tác chủ nhiệm lớp tại các trường tiểu học là một yêu cầu có tính tất yếu và là một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay. Nội dung biện pháp Nội dung hoạt động chủ nhiệm trong các trường tiểu học khá đa dạng, phong phú. Tùy theo từng tình hình cụ thể của mỗi trường, của mỗi giai đoạn giáo viên chủ nhiệm cần xác định những mặt hoạt động trọng tâm để tiến hành kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra khác nhau. Cần kiểm tra đầy đủ tất cả các nội dung của hoạt động chủ nhiệm như sau: Kiểm tra việc thực hiện nề nếp của lớp hàng ngày: như đi học đúng giờ, trực nhật, vệ sinh, tập thể dục giữa giờ, trang trí lớp, bảo vệ của công. Căn cứ vào những nội quy, quy định cụ thể của trường. Đánh giá cho điểm. Công bố công khai trước lớp. Những quy định của lớp về cách đánh giá cho điểm được bàn bạc công khai, dân chủ. Kiểm tra việc ghi chép, tổng hợp của học sinh. Căn cứ vào kế hoạch được giao giáo viên chủ nhiệm lớp cần kiểm tra thường xuyên các thông tin ghi chép của học sinh. Nghe đội ngũ cán bộ lớp báo cáo tình hình cụ thể của lớp qua giờ sinh hoạt lớp hoặc trước và sau các phong trào thi đua. Triển khai cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể, các phong trào thi đua: văn nghệ, thể dục, thể thao, vệ sinh môi trường, Kiểm tra, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh cuối học kỳ, cuối năm. Căn cứ vào: Hướng dẫn của Bộ giáo dục - đào tạo, những quy định cụ thể của trường về xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh. Cách thức tiến hành Bước 1: Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá Việc kiểm tra phải có kế hoạch cụ thể, kế hoạch kiểm tra phải nêu được mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra và thời gian tiến hành, kế hoạch kiểm tra và thời gian tiến hành, kế hoạch kiểm tra định kỳ cần công bố công khai để học sinh thực hiện. Phải đảm bảo tính khách quan, chính xác trong kiểm tra. Phải có chuẩn đánh giá thích hợp với từng nội dung kiểm tra. Phải đảm bảo tính dân chủ, công khai trong kiểm tra. Bước 2: Tổ chức thực hiện Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch đã định. Trao đổi chia sẻ rút kinh nghiệm sau hoạt động kiểm tra, đánh giá. Thực hiện nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, đa dạng về nội dung, thu thập thông tin kiểm tra từ nhiều chiều dựa trên nguyên tắc lấy chất lượng hiệu quả công việc, vì sự tiến bộ của học sinh được đánh giá. Bước 3: Chỉ đạo và giám sát công tác kiểm tra đánh giá. Thực hiện việc kiểm tra thường xuyên, đột xuất theo kế hoạch có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Bàn nhiều hình thức, nguồn thông tin, giáo viên chủ nhiệm giám sát, kiểm chứng kết quả kiểm tra đánh giá của học sinh. Bước 4: Đánh giá công tác kiểm tra Giáo viên chủ nhiệm cần đánh giá kết quả thực hiện công tác kiểm tra đánh giá về tác dụng, tính hữu ích, sự cần thiết, những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Lưu trữ, thống kê, công khai đánh giá, xếp loại theo từng tuần, từng tháng, từng kỳ, từng đợt thi đua Động viên, khen chê kịp thời để khích lệ, rút kinh nghiệm với cá nhân tham gia kiểm tra đánh giá. Điều kiện thực hiện biện pháp Kiểm tra đánh giá phải thực chất công bằng, khách quan, không thiên vị và có tiêu chí đánh giá chuẩn, không gây áp lực và vì sự tiến bộ của đối tượng được đánh giá. Giáo viê chủ nhiệm lớp phải nhận thức được sự cần thiết của việc đổi mới kiểm tra đánh giá lấy chất lượng, hiệu quả công việc và sự tiến bộ của học sinh
Tài liệu đính kèm: