Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú đọc sách cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú đọc sách cho học sinh Lớp 3

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người dễ dàng bị cuốn theo những trò chơi

giải trí hiện đại như trò chơi điện tử, game trực tuyến, mạng xã hội, facebook, Con

người thường gắn chặt với những chiếc điện thoại thông minh, ipad, laptop hay

máy vi tính. Chúng ta dần dần quên mất đi những người bạn bé nhỏ mà vô cùng vĩ

đại, đó chính là những quyển sách và dần mất đi thói quen đọc sách.

Đọc sách là nhu cầu tất yếu của tất cả mọi người, bởi lẽ sách là phương tiện học

tập thuận lợi, giúp con người nâng cao nhận thức và hiểu biết. Sách là kho tàng tri

thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại và truyền cho thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức vô

cùng quan trọng và vô tận đối với tất cả mọi người. Những cuốn sách có nội dung

tốt sẽ đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới mà còn kích thích sự

suy nghĩ, tìm tòi trong mỗi chúng ta và đặc biêt là dẫn đến những biến đổi về tâm

hồn. Mọi thành công của con người đều nhờ vào sự kết hợp giữa kinh nghiệm bản

thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học trong cuộc sống và từ trong sách vở.

Nếu đọc sách thường xuyên và có phương pháp khoa học thì kiến thức của mỗi

người sẽ không ngừng mở rộng, nâng cao, tiếp cận được sự phát triển của khoa

học, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy lôgic, phương pháp làm việc khoa học,

lòng yêu nghề nghiệp và có thái độ đúng đắn đối với thế giới xung quanh cũng như

đối với bản thân mình, nhất là bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực và thói quen tự học

suốt đời.

Đọc sách đối với chúng ta có ý nghĩa quan trọng như vậy, đặc biệt, đối với trẻ

em việc đọc sách còn có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều. Bởi một thói quen tốt

được hình thành từ sớm sẽ không chỉ giúp các em trong quá trình học tập mà quan

trọng hơn còn giúp các em hình thành nhân cách tốt.

Từ ý nghĩa quan trọng của việc đọc sách đối với trẻ nhỏ, với mong muốn tạo

hứng thú đọc sách, xây dựng lòng yêu sách và hình thành thói quen đọc sách cho

học sinh trong lớp, từ những kinh nghiệm đọc sách của bản thân, học hỏi từ những

đồng nghiệp cũng như tham khảo một số tài liệu, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số

biện pháp tạo hứng thú đọc sách cho học sinh lớp 3”

pdf 8 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 5722Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú đọc sách cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH 
CHO HỌC SINH LỚP 3
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người dễ dàng bị cuốn theo những trò chơi
giải trí hiện đại như trò chơi điện tử, game trực tuyến, mạng xã hội, facebook, Con
người thường gắn chặt với những chiếc điện thoại thông minh, ipad, laptop hay
máy vi tính. Chúng ta dần dần quên mất đi những người bạn bé nhỏ mà vô cùng vĩ
đại, đó chính là những quyển sách và dần mất đi thói quen đọc sách.
Đọc sách là nhu cầu tất yếu của tất cả mọi người, bởi lẽ sách là phương tiện học
tập thuận lợi, giúp con người nâng cao nhận thức và hiểu biết. Sách là kho tàng tri
thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại và truyền cho thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức vô
cùng quan trọng và vô tận đối với tất cả mọi người. Những cuốn sách có nội dung
tốt sẽ đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới mà còn kích thích sự
suy nghĩ, tìm tòi trong mỗi chúng ta và đặc biêt là dẫn đến những biến đổi về tâm
hồn. Mọi thành công của con người đều nhờ vào sự kết hợp giữa kinh nghiệm bản
thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học trong cuộc sống và từ trong sách vở.
Nếu đọc sách thường xuyên và có phương pháp khoa học thì kiến thức của mỗi
người sẽ không ngừng mở rộng, nâng cao, tiếp cận được sự phát triển của khoa
học, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy lôgic, phương pháp làm việc khoa học,
lòng yêu nghề nghiệp và có thái độ đúng đắn đối với thế giới xung quanh cũng như
đối với bản thân mình, nhất là bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực và thói quen tự học
suốt đời.
Đọc sách đối với chúng ta có ý nghĩa quan trọng như vậy, đặc biệt, đối với trẻ
em việc đọc sách còn có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều. Bởi một thói quen tốt
được hình thành từ sớm sẽ không chỉ giúp các em trong quá trình học tập mà quan
trọng hơn còn giúp các em hình thành nhân cách tốt.
Từ ý nghĩa quan trọng của việc đọc sách đối với trẻ nhỏ, với mong muốn tạo
hứng thú đọc sách, xây dựng lòng yêu sách và hình thành thói quen đọc sách cho
học sinh trong lớp, từ những kinh nghiệm đọc sách của bản thân, học hỏi từ những
đồng nghiệp cũng như tham khảo một số tài liệu, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số
biện pháp tạo hứng thú đọc sách cho học sinh lớp 3”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1 Thực trạng vấn đề đọc sách của học sinh lớp 3.
1.1.1 Về sách
 Thị trường sách hiện nay vô cùng đa dạng và phong phú về thể loại và hình thức.
Từ sách văn học, sách khoa học, sách lịch sử, sách tham khảo, truyện tranh. Bên
cạnh những cuốn sách có chất lượng tốt còn nhiều cuốn sách còn trùng lặp về nội
dung, nhiều cuốn sách tính giáo dục chưa cao, chưa kể đến một số cuốn sách có
nội dung không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
1.1.2 Về phía giáo viên
 Một số giáo viên còn chưa quan tâm đến việc dạy đọc sách cho học sinh mà chỉ
tập trung dạy kiến thức. Bản thân giáo viên cũng chưa có thói quen đọc sách và
chưa yêu thích đọc sách.Vì vậy giáo viên chưa tạo được hứng thú đọc sách cho học
sinh.
1.1.3 Về phía học sinh và phụ huynh
Hiện tại tôi đang làm việc ở một ngôi trường nằm ở vùng nông thôn. Hầu hết các
em học sinh đều được sinh ra trong những gia đình có điều kiện bình thường.Vì
vậy mà việc mua cho các em những quyển sách, quyển truyện để đọc là điều hết
sức hãn hữu. Sự xuất hiện ngày càng nhiều game online hấp dẫn, những chương
trình truyền hình lôi cuốn, những bộ phim hoạt hình vui nhộn, kích thích trí tò mò
của các em, khiến các em ham mê, dành nhiều thời gian để chơi điện tử, xem ti vi,
xem điện thoại hay ipad mà thờ ơ với các hoạt động khác, trong đó có việc đọc
sách.
Bố mẹ các em đều là những người có công việc bận rộn, ít có thời gian cùng con
đọc sách, tìm hiểu về sách và hướng dẫn con lựa chọn sách.
Hơn nữa bản thân các em học sinh lớp 3, vốn từ của các em chưa nhiều, hiểu biết
của các em còn hạn chế, nên các em chưa biết lựa chọn sách, các em chủ yếu thích
đọc những quyển truyện tranh có những câu giao tiếp rất ngắn, nội dung không
phong phú và sâu sắc, chưa nói tới những quyển truyện tranh có nội dung chưa tốt.
Các em thường ngại đọc những cuốn sách có nội dung hay nhưng nhiều chữ, nhiều
trang và không có tranh ảnh.Trong khi, đó mới thực sự là những cuốn sách có giá
trị cho các em.
Chính vì điều đó, tôi luôn tìm mọi cách để tạo hứng thú đọc sách cho các em, đặc
biệt là hứng thú với những cuốn sách có nội dung hay như những tác phẩm văn học
nổi tiếng, những cuốn bách khoa tri thức, những cuốn sách dạy trẻ kĩ năng sống,
những cuốn sách có giá trị nhân văn sâu sắc
Ngay từ đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp học đến quá trình giảng dạy trong
suốt năm học, tôi luôn chú ý, quan tâm đến việc tạo hứng thú đọc sách cho học
sinh để các em có được thói quen đọc sách hàng ngày ngay từ cấp Tiểu học.
Từ những suy nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để áp dụng thực tế vào
lớp 3A4 do tôi làm chủ nhiệm năm học 2020 - 2021.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1 Một số giải pháp tạo hứng thú đọc cho học sinh
2.1.1 Giáo viên giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, vai trò của sách
* Đọc sách giúp các em có được nguồn kiến thức phong phú về các lĩnh vực 
Đọc sách giúp học sinh tiếp nhận những kiến thức mà nhà trường không có đủ thời
gian để giảng dạy. Sách là một trong những nguồn tri thức vô hạn và quý báu nhất
của loài người, có vô số những loại sách thuộc rất nhiều những lĩnh vực khác nhau
như tự nhiên, xã hội, văn học, du lịch, Nếu đọc sách nhiều, các học sinh có thể
tiếp nhận những kiến thức mà nhà trường không giảng dạy. Qua đó, vừa nâng cao
trí tuệ vừa làm cho việc học trên trường trở nên đơn giản hơn.
* Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp
Giáo viên đặt vấn đề với học sinh: Em có thấy ngại ngùng khi đứng trước đám
đông? Em có bao giờ thấy run không biết diễn đạt như thế nào khi đứng trước mọi
người? Em có bao giờ cố giải thích một vấn đề nhưng bạn vẫn không hiểu được?
Từ những ý kiến trả lời của các em giáo viên sẽ giúp các em hiểu đọc sách thực
chất là một quá trình giao tiếp, khi đó chỉ có học sinh và sách tham gia vào quá
trình giao tiếp. Quá trình giao tiếp này chỉ diễn ra một chiều mà không có sự đối
đáp lại như khi các em giao tiếp cùng bạn. Rèn thói quen đọc sách một thời gian
dài sẽ giúp cho các em biết trình bày vấn đề mạch lạc, dễ hiểu, từ đó sẽ mạnh dạn
hơn trong giao tiếp.
Không chỉ vậy khi đọc sách sẽ tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm
xúc, thái độ của người khác, hình thành những phản xạ và sự nhanh nhạy khi học
tập và giải quyết mọi việc.
* Đọc sách giúp rèn luyện năng lực, khả năng tưởng tượng, sáng tạo
Sách được viết bằng hệ thống ngôn từ, cụ thể là các chữ viết được nối kết liên tục
với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài Từ ngữ được dùng luôn có nghĩa và nét
nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc sống. Như vậy,
quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện
tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá
trình tưởng tượng, liên tưởng.
Trí tưởng tượng phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết hợp với những động lực khám
phá tìm tòi sẽ giúp người đọc hình thành năng lực sáng tạo, nghĩ ra cái mới, tìm ra
cái mới và từ đó làm ra cái mới. Giáo viên lấy ví dụ cụ thể khi các em đọc quyển
sách Harry Potter các em sẽ hình dung ra trận đấu Quidditch với những cầu thủ là
các phù thủy cưỡi chổi bay trên sân bóng, hay chân dung của một người trong các
bức ảnh treo trên tường có thể di chuyển qua lại... Bộ truyện này đã chắp cánh cho
trí tưởng tượng của trẻ em trên toàn thế giới bay cao bay xa trong thế giới pháp
thuật huyền bí.
Như vậy thông việc đọc sách hằng ngày thực chất đây là một quá trình quan sát
mọi vật xung quanh thông qua chữ viết để rèn luyện tính tưởng tượng, sáng tạo và
có thể so sánh những nội dung đọc trong sách với những điều diễn ra trong cuộc
sống. Không đọc sách chúng ta khó có thể thực hiện được những điều này.
* Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và tăng khả năng tự nhận thức
Những đứa trẻ được cha mẹ định hướng đọc sách từ nhỏ thường ngoan hơn và khi
đến tuổi trưởng thành, khả năng nhận thức về chính mình tốt hơn. Sách là người
bạn gần gũi, hữu ích nhất với mỗi người giúp nâng cao tri thức, tầm hiểu biết, góp
phần tự hoàn thiện bản thân.
Đọc sách thể dục thể thao, các em biết rèn luyện sức khỏe dẻo dai bền bỉ hơn. Đọc
sách triết học, chúng ta nhận ra những quy luật và những diễn biến ý thức hệ trong
cuộc sống, từ đó hình thành cách nhìn và cách nghĩ của bản thân. Đọc sách vật lý
chúng ta hiểu biết về quy luật vận động của thế giới tự nhiên hơn, từ đó ứng dụng
vào cuộc sống. Đọc sách văn học để hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước mọi
cảnh ngộ, cuộc đời; có suy nghĩ tích cực, nhân văn, có chiều sâu
Sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với
cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại. Lời nói, suy nghĩ và
việc làm của một người luôn hướng tới lẽ phải, cái hay cái đẹp, hướng tới lợi ích
của những người xung quanh. Cách sống đó thể hiện là một người sống tốt trong
xã hội.
* Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ
Giáo viên đặt vấn đề để học sinh tự nhận xét bản thân: Em thường viết sai chính tả
và rất ngại vì sợ các bạn chê trách? Em thường viết câu không đúng ngữ pháp hoặc
các câu không có đủ chủ ngữ, vị ngữ, hoặc vốn từ vựng của em quá ít, khả năng
diễn đạt chưa lưu loát nên gặp khó khăn trong việc trình bày ý kiến để các bạn
hiểu? Việc đọc sách là việc làm hữu hiệu nhất để giúp các em học sinh giải quyết
những vấn đề nêu trên, đọc sách sẽ giúp học sinh khắc phục được sai sót trong việc
sử dụng từ ngữ.
 Khi đọc một cuốn sách tác phẩm văn học, em thấy tác giả dùng những từ ngữ
rất hay, những câu văn ngắn nhưng lại đầy đủ các thành phần câu, em sẽ thấy được
cách sử dụng những từ ngữ mà trước đây em chưa biết sử dụng như thế nào cho
phù hợp,Qua việc đọc sách trong thời gian dài, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp em
hình thành kĩ năng ngôn ngữ.
Đọc sách giúp phát triển khả năng đọc nhanh và tư duy nhanh cho học sinh. Lợi
ích đầu tiên của việc đọc sách chính là giúp các em tiếp xúc với chữ viết nhiều
hơn. Dù là thể loại sách gì đi chăng nữa thì chúng cũng có thể giúp các em rèn
luyện khả năng đọc nhanh, tư duy nhanh và có lối suy nghĩ nhanh hơn. Từ đó, các
em có thể làm tốt bài làm đọc - hiểu văn bản.
2.1.2 Tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi nhằm trang bị sách phù hợp cho học sinh
Trẻ em trong độ tuổi 3 – 12 tuổi rất hiếu động nên các em còn thiên về tư duy
trực quan thích chơi game, xem phim hoạt hình trên tivi, phim siêu nhân, những
truyện tranh nhiều màu sắc. Ở tuổi này các em nặng về tính hành động, rất ít trẻ
thích đọc sách chính vì vậy nên giới thiệu với các em những quyển sách ít chữ, có
hình ảnh, đọc sách có nội dung “cổ tích” và truyện tranh lành mạnh , dần dần sẽ
giới thiệu với các em các loại sách danh nhân, văn hóa, lịch sử
2.1.3 Xây dựng “thư viện nhỏ”, sắp xếp phù hợp, tạo không gian xanh cho
các em đọc sách.
Các em sẽ chính là người tạo nên “thư viện nhỏ” của lớp. Các em sẽ cùng trang
trí với những hình ảnh yêu thích và sắp xếp các loại sách do các em mang vào.
Những loại sách ở giai đoạn này là những quyển truyện dài, tuyển tập truyện ngắn,
sách kĩ năng sống, sách hạt giống tâm hồn, sách truyền cảm hứng, những tác phẩm
bất hủ thế giới... Có thể cho các em giao lưu trao đổi sách với nhau sẽ giúp các em
thấy vui và thích tìm hiểu về sách hơn để có thể chia sẻ nội dung cùng bạn. Các em
thường cùng nhau đặt mua sách trên các trang web thương mại điện tử để không
tốn phí vận chuyển.
Giáo viên tổ chức các giờ đọc sách để tạo cho các em rèn thói quen đọc vào các
giờ sinh hoạt tập thể. Cho các em trao đổi, chia sẻ những nội dung các em vừa đọc.
Thường xuyên thay đổi không gian đọc để các em hứng thú và không bị nhàm
chán, gò bó như đọc ở thư viện, lớp học, sân trường,
 Giáo viên cần có định hướng đọc sách và hoạt động cho học sinh
Trước khi tổ chức giờ đọc sách cho các em giáo viên có thể nêu yêu cầu học
sinh khi đọc cần chú ý những yếu tố về nhân vật, nội dung, diễn biến, nghệ thuật, ý
nghĩa, bài học cho bản thân,
Giáo viên cần có sự tuyên dương, khen thưởng kịp thời những học sinh giới
thiệu được nhiều quyển sách hay hoặc những em có tiến bộ trong việc đọc và tìm
hiểu sách để kích thích các em thi đua đọc sách. Giáo viên tổ chức thi thuyết trình
về sách, thưởng quà, khiến học sinh từ cảm giác khó chịu với sách chuyển sang
hứng thú, đam mê.
Giáo viên có thể nghĩ ra nhiều cách để khuyến khích học sinh đọc sách như:
làm mô hình “Góc đọc sách” ở trong lớp. Giáo viên cùng học sinh cắt giấy làm
thành một cây táo. Cây táo này chỉ có cành và lá. Học sinh đọc được quyển sách
nào thì lấy một quả táo (cắt từ giấy màu) ghi vào đó cảm nghĩ của mình về quyển
sách vừa đọc, bài học rút ra hoặc những câu nói nào mình tâm đắc nhất trong
quyển sách. Sau đó ghi tên mình và tên sách, tên tác giả vào. Học sinh dán trái táo
đó lên cây, vừa để giới thiệu với các bạn về quyển sách mình đọc, vừa rèn luyện
cho học sinh năng lực cảm thụ tác phẩm... Sau khi áp dụng những cách thực hiện
như trên, nhiều học sinh đã hứng thú say mê đọc sách hơn, các em có thể mạnh dạn
tự tin trao đổi với bạn bè, thầy cô những nội dung các em đã tìm hiểu thông qua
sách, báo. Từ đó, khả năng viết đoạn văn ngắn của học sinh cũng tiến bộ hơn.
Ngoài những hoạt động trên, vấn đề đặt ra ở đây là tổ chức việc đọc sách như
thế nào để thường xuyên hơn, chúng tôi xin chia sẻ một số mô hình để tạo điều
kiện cho các em đọc sách
- Mô hình 1: TIẾN HÀNH TRONG TIẾT HỌC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC.
 Bước 1: Tổ bộ môn đăng kí tên sách, hướng dẫn địa chỉ mua sách giá rẻ để thư
viện trường mua, số lượng được khoảng 1 lớp.
Bước 2: lập kế hoạch giảng dạy, phần chủ đề dạy học chọn chủ đề truyện ngắn
hoặc văn nghị luận.
Bước 3: Giáo án dành 1 tiết cuối của chủ đề là hướng dẫn hs đọc sách theo chủ
đề.
Bước 4: Giới thiệu đường link sách cho học sinh xem trước tác phẩm ở nhà,
thời gian đọc là 2 tuần.
Bước 5: GV dặn dò các yêu cầu cần thực hiện khi đọc sách ( ví dụ tìn hiểu tác
giả, nội dung chính của tác phầm, những điều tâm đắc, bài học rút ra).
Bước 6: Cho hs lên thư viện đọc hoặc đọc sách ngoài trời và hoạt động phát
biểu theo chủ đề GV đã hướng dẫn.
- Mô hình 2: TIẾN HÀNH TRONG TIẾT TRẢ BÀI VIẾT. Các bước thực hiện
như trên, hoạt động đọc sách để học cách diễn đạt hay, gãy gọn. Với mô hình
này, nên chọn sách thuộc thể văn nghị luận.
- Mô hình 3: Giao cho học sinh đường link sách cần đọc , cho thời hạn đọc
và viết theo yêu cầu như mô hình 1, lấy điểm kiểm tra 15 phút. 
2.1.4 Kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh
Giáo viên kết hợp với phụ huynh học sinh trang bị một vài loại sách phù hợp
với học sinh để các em đọc và giải trí. Trong buổi họp phụ huynh học sinh, giáo
viên chủ nhiệm cần trao đổi với phụ huynh về vai trò của việc đọc sách và cách tạo
hứng thú cho con em đọc sách. Đối với những độc giả nhỏ hơn, môi trường gia
đình là vô cùng quan trọng. Eleanor Webster, một giáo viên tiểu học ở
Nottinghamshire, nước Anh, chia sẻ: “Gia đình là một nguồn ảnh hưởng vô cùng
lớn. Những phụ huynh biết chia sẻ và hỗ trợ thầy cô trong việc khích lệ trẻ đọc
sách ở nhà là chìa khoá để phát triển thói quen đọc sách của con trẻ”. Dù trong một
lớp chỉ có một số phụ huynh quan tâm đến việc này cũng phần nào giúp ích cho
chính các em.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
1. Hiệu quả kinh tế
2. Hiệu quả xã hội
Qua một năm kiên trì thực hiện những điều trên với tất cả tâm huyết và tình yêu
dành cho học sinh cũng như dành cho sách, tôi nhận thấy lớp tôi đã đạt được một
số thành tích đáng kể, cụ thể như sau:
 Hầu hết các bạn trong lớp đều yêu thích đọc sách, mỗi giờ ra chơi các bạn đều
tranh thủ đọc sách. Điều đó đã góp phần làm thay đổi phong trào đọc sách trong
lớp, trong trường mà còn lan tỏa đến gia đình các bạn văn hóa đọc sách.
Nhờ có đọc sách, vốn từ của các bạn nhiều lên, vốn hiểu biết của các bạn cũng
ngày càng được mở rộng hơn, các bạn tập trung hơn trong giờ học, luôn chủ động,
sáng tạo trong học tập. Cuối năm học học sinh lớp 3A4 đã đạt được nhiều kết quả
cao trong học tập.
Không chỉ trong học tập, mà tinh thần tập thể, đoàn kết, tương thân tương ái giữa
các bạn trong lớp đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Các bạn luôn yêu thương , giúp đỡ
đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau học tập, cùng nhau tham gia các cuộc thi.
Không chỉ có nhiều thành tích cao mà việc đọc sách giúp các con thêm tự tin, có
vốn từ ngữ phong phú, khả năng diễn đạt trôi chảy. Các đoạn văn của các con viết
dần mạch lạc, sử dụng nhiều từ gợi tả, gợi cảm, câu văn hay, giàu hình ảnh. Các bố
mẹ không phải cho con đọc văn mẫu, đọc cho con viết văn, gợi ý cho con như
trước.
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng
Sáng kiến được áp dụng ở lớp 3A4 trường tiểu học xã Nghĩa Hồng và có thể áp
dụng được cho tất cả các khối lớp trong nhà trường.
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP VÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN
Trên đây là nội dung sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp tạo hứng thú
đọc sách cho học sinh lớp 3” của tôi. Sáng kiến được tạo nên từ những nghiên cứu
và áp dụng thực tế trong quá trình giảng dạy ở trường tiểu học xã Nghĩa Hồng năm
học 2020 – 2021. Tôi xin cam kết sáng kiến của tôi không sao chép và vi phạm bản
quyền. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đã cam kết.
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Trần Thị Ánh Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_doc_sach.pdf