Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học trong trường Mầm non

1. Lý do chọn đề tài.

“Xung quanh ta có bao điều kì lạ, mà sao ta biết chẳng bao nhiêu”. Đó là

một câu hát quen thuộc với mọi người. Câu hát đã nói lên thế giới xung

quanh ta rất bao la rộng lớn. Nó bao gồm tất cả sự vật, hiện tượng, cây cỏ,

con vật, các vấn đề về tự nhiên và xã hội. Chúng ta không thể đi đến tất cả

mọi nơi, không thể tận mắt nhìn thấy hết thảy các sự vật, hiện tượng nhưng

con người luôn có khát vọng muốn được khám phá, tìm hiểu thế giới

xung quanh ta, đó chính là môi trường sống của con người. Nó lại là một

kho tàng kiến thức vô tận ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con

người, cho nên con người luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh

thông qua các hoạt động để có thể có những hiểu biết về thế giới, cải tạo thế

giới nhằm phục vụ chính cuộc sống của con người. Nhu cầu tìm hiểu, khám

phá về thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn

nhỏ. Từ khi trẻ ra đời đã muốn ngắm nhìn xung quanh như khi chỉ mới 2

tháng tuổi trẻ đã hứng thú đưa mắt nhìn theo những quả bóng bay xanh – đỏ

treo trước mắt và tò mò đưa tay với, Càng lớn, nhu cầu đó càng tăng lên

bằng việc bắt chước giọng điệu người lớn (thích mặc quần áo, đeo dép của

mẹ ), làm những công việc của người lớn hay với trẻ 5-6 tuổi kinh nghiệm

sống đã có trẻ liên tục hỏi những câu hỏi về thế giới xung quanh như: “Tại

sao lại có trời ? gió ở đâu đến? con sinh ra như thế nào?.” chính là lúc nhu

cầu khám phá thế giới xung quanh của trẻ càng cao. Nhưng vì trẻ nhỏ chưa

có vốn sống, vốn kinh nghiệm, sự trải nghiệm còn ít, trẻ chưa tự khám

phá về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức,

hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá

khoa học. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và Giáo dục

mầm non nói riêng. Bởi vậy, việc trẻ được khám phá, được làm quen với môi

trường xung quanh là một việc làm thiết thực, rất cần thiết đối với trẻ mầm

non.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học và

làm sao để những hoạt động đó trở nên thú vị, không khô khan với trẻ nên tôi

luôn tìm tòi, khám phá để đưa ra các biện pháp giúp trẻ hứng thú khi tham

gia khám phá khoa học. Chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện

pháp tạo hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học trong

trường mầm non.”

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 4286Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kiến thức vô tận ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con
người, cho nên con người luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh
thông qua các hoạt động để có thể có những hiểu biết về thế giới, cải tạo thế
giới nhằm phục vụ chính cuộc sống của con người. Nhu cầu tìm hiểu, khám 
phá về thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn
nhỏ. Từ khi trẻ ra đời đã muốn ngắm nhìn xung quanh như khi chỉ mới 2
tháng tuổi trẻ đã hứng thú đưa mắt nhìn theo những quả bóng bay xanh – đỏ
treo trước mắt và tò mò đưa tay với, Càng lớn, nhu cầu đó càng tăng lên
bằng việc bắt chước giọng điệu người lớn (thích mặc quần áo, đeo dép của
mẹ), làm những công việc của người lớn hay với trẻ 5-6 tuổi kinh nghiệm
sống đã có trẻ liên tục hỏi những câu hỏi về thế giới xung quanh như: “Tại
sao lại có trời ? gió ở đâu đến? con sinh ra như thế nào?....” chính là lúc nhu
cầu khám phá thế giới xung quanh của trẻ càng cao. Nhưng vì trẻ nhỏ chưa 
có vốn sống, vốn kinh nghiệm, sự trải nghiệm còn ít, trẻ chưa tự khám 
phá về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức,
hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá
khoa học. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và Giáo dục
mầm non nói riêng. Bởi vậy, việc trẻ được khám phá, được làm quen với môi
trường xung quanh là một việc làm thiết thực, rất cần thiết đối với trẻ mầm
non. 
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học và
làm sao để những hoạt động đó trở nên thú vị, không khô khan với trẻ nên tôi
luôn tìm tòi, khám phá để đưa ra các biện pháp giúp trẻ hứng thú khi tham
gia khám phá khoa học. Chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện
pháp tạo hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học trong
trường mầm non.”
1/11
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
hoạt động ứng dụng thực tiễn, từ đó tìm ra một số biện pháp tổ chức hoạt
động khám phá một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở lớp mẫu giáo lớn A2 trường mầm non Tràng An.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp cho trẻ thực hành
- Phương pháp cho trẻ thực hành trải nghiệm.
- Phương pháp tổng kết.
4. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Phạm vi không gian: Lớp mẫu giáo lớn A2, trường mầm non Tràng An.
- Phạm vi thời gian: Năm học 2020 - 2021.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng vấn đề
 1.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Phòng GD & ĐT và BGH nhà trường thường
xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên . 
 - Giáo viên ở lớp phối kết hợp và thống nhất phương pháp, biện pháp dạy
trẻ.
 - Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên
môn .Tự tìm tòi và và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy
vào hoạt động vui chơi của trẻ. 
 1.2. Khó khăn
- Nhận thức của trẻ không đồng đều có trẻ mạnh danh, có trẻ quá nhút
nhát, khi khám phá khi làm thí nghiệm, chậm thiếp thu, chưa nêu được ý kiến
của mình khi tham gia hoạt động.
- Phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới con em ở bậc học mầm non nên
việc tổ chức khám phá còn hạn chế.
- Các thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan phục vụ cho quá trình khám phá
chưa phong phú,hấp dẫn về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầu
của trẻ.
2/11
 - Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi,
các trò chơi điện tử
- Vốn hiểu biết về môi trường xã hội của trẻ còn hạn chế .
 2. Khảo sát thực tế
Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng
khám phá khoa học của trẻ lớp mình. Kết quả khảo sát như sau.
Bảng kết quả đánh giá giờ hoạt động khám phá khoa học của trẻ trước khi làm
thực nghiệm (Tổng số trẻ là 32): 
Các kỹ năng của trẻ
Tổng số
trẻ
Kết quả
Số lượng Tỷ lệ %
Húng thú tham gia KPKH 35 20/35 57
Phát triển ngôn ngữ 35 15/35 43
Kỹ năng quan sát, phán đoán 35 13/35 37
Kỹ năng suy luận 35 13/35 37
 Khám phá khoa học đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó tạo cho trẻ hứng thú
khi tham gia giờ học khám phá nhằm nâng dần khả năng quan sát, so sánh và
phán đoán và suy luận, trẻ có các kĩ năng, thao tác thử nghiệm, làm phong
phú biểu tượng về môi trường xung quanh trong mỗi trẻ.
 Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm
ra một số biện pháp sau:
3. Các biện pháp thực hiện
 3.1 Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho trẻ khám phá.
 - Để cung cấp những cơ hội khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên cần
tạo cho trẻ môi trường hoạt động, khoa học phong phú và hấp dẫn với các đồ
dùng đồ chơi nguyên vật liệu khác nhau.
3.1.1. Tạo môi trường học tập
- Tạo môi trường học tập phong phú, hấp dẫn có ảnh hưởng tới tính tò
mò, ham hiểu biết của trẻ để trẻ tự do trải nghiệm và tìm hiểu.
- Tôi đã sử dụng những đồ dùng có sẵn hoặc dễ tìm trong cuộc sống,
trong lớp như: kính lúp, đường, muối, dầu ăn, hột hạtđể trẻ có thể thực
hành ngay trên lớp.
Ở góc thiên nhiên là góc dành riêng cho trẻ khám phá xung quanh ở góc
này tôi trồng nhiều cây xanh. Tôi bố trí sẵn những bình nước tưới cây, chăm
sóc cây để khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời trẻ vừa chăm sóc, vừa quan
sát và khám phá những loại cây. Hoặc có thể để một số chậu có đất sẵn bên
3/11
trong, trẻ có thể tự tay gieo hạt qua đó quan sát quá trình phát triển của cây
qua từng ngày và đánh dấu vào bảng phát triển của cây. Từ đó trẻ được hình
thành kỹ năng, kỹ xảo lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức trách nhiệm với
công việc được giao.
 - Môi trường hoạt động không nhất thiết phải là một nơi nào đó nhất
định mà nó có thể là môi trường hoạt động mọi lúc mọi nơi, cho trẻ khám phá
và nhận ra nét đặc trưng của đối tượng khám phá, quan sát bằng cách sử dụng
tất cả các giác quan một cách thích hợp.
Để tổ chức tốt các trò chơi, tôi làm công tác chuẩn bị sắp xếp đồ chơi
không quá tràn lan, sắp xếp từ dễ đến khó, đồ dùng đồ chơi an toàn phù hợp,
bố trí thời gian chơi và không gian hợp lý.
- Đối với trò chơi được sử dụng trong hoạt động chung cần chuẩn bị đầy
đủ đồ dùng đồ chơi tạo điều kiện cho tất cả trẻ đều được chơi, còn khi sử
dụng thí nghiệm trong hoạt động góc, hoạt động chiều cần chuẩn bị những đồ
chơi đa dạng nhưng không quá nhiều để cho trẻ lựa chọn. Đồ chơi luôn trong
trạng thái mở để trẻ kích thích trẻ tự lấy, tự chơi, bố trí không gian phù hợp
để trẻ chơi trong nhóm nhỏ
3.1.2. Gây hứng thú cho trẻ thích khám phá khoa học
Để cho trẻ yêu thích môn khoa học tôi đã sử dụng công nghệ thông tin
để ghi lại những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày của
trẻ và quan trọng hơn là bài học đã chuyển thể lượng kiến thức mang tính lý
thuyết đơn điệu trước đây bằng hình ảnh sinh động, phong phú, một cách chi
tiết, phù hợp với tâm sinh lý trẻ nhỏ.
Tôi cũng dùng những hình ảnh dẹp, cho trẻ xem hình ảnh về các hiện
tượng tự nhiên, về các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ để trẻ suy nghĩ, quan
sát và phỏng đoán.
3.2. Biện pháp 2: Tăng cường thí nghiệm, trải nghiệm cho trẻ thực
hành trong các hoạt động:
Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tất cả các giác quan( nghe,
nhìn, chạm, ngửi)để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận
lâu hơn. Bên cạnh đó có thể giúp trẻ tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng
động và tính thích ứng của trẻ. Qua hoạt động thí nghiệm trải nghiệm giúp trẻ
cho việc học trở nên thú vị và hứng thú với môn khám phá khoa học hơn.
Nắm bắt được điều đó tôi thấy mình càng phải đưa những thí nghiệm, trải
nghiệm đó lồng nghép vào các hoạt động hàng ngày như: hoạt động góc, hoạt
4/11
động ngoài trời.. để trẻ được trải nghiệm, thí nghiệm nhiều nhất, Dưới đây
một số hoạt động thí nghiệm và trải nghiệm đã thực hiện.
Hoạt động thí nghiệm và trải nghiệm
Chủ đề Hoạt động học Hoạt động ngoài
trời
Hoạt động góc
Động vật - Trò chơi: Bắt cá TN Trứng chìm -
trứng nổi
Thực vật - Nặn bánh trôi
- Nhuộm màu của
hoa
- Trò chơi: Trồng cây- - TN hoa nở
Nước và
hiện tượng
thiên nhiên
- Tại sao có mưa
- TN: Có gì trong
chai
- Sự đổi màu của
nước
- TN Chìm và nổi.
Tết Nguyên
Đán
Gói bánh chưng
Bản thân So sánh nước
nóng và nước
lạnh
-Trò chơi: Bịt mũi
3.2.1. Hoạt động học:
Với tiết học khám phá đòi hỏi trẻ có sự tập trung cao, nên thời gian dành
cho tiết học kéo dài hơn tiết học khác khoảng 4-5 phút. Bởi tiết học phám phá
mang đến nhiều điều bất ngờ mà chính cô và trẻ đều hứng thú. Tiết học khám
phá không giống như các tiết học khác : tiết tạo hình đòi hỏi sự khéo léo của
đôi bàn tay,hay phải tính toán như môn làm quen với toán,hay phải có năng
khiếu ca hát như môn âm nhạc, mà khám phá là hướng cho tất cả các bé
cùng khám phá . Vì vậy tất cả trẻ đều được là chính mình khi tham gia tiết
học này. Trẻ thoải mái đưa ra ý kiến của mình và kết luận một cách có khoa
học. Qua các thí nghiệm sau tôi tin rằng trẻ có thể phát triển tối đa các khả
năng của mình.
* Thí nghiệm có gì trong chai không?
- Trẻ biết không khí không màu, không mùi nên mắt thường không nhìn
thấy được.
- Chuẩn bị một chai thủy tinh không đựng gì, một thau nước.
- Tiến hành cho trẻ quan sát chai có chứa gì không?
Sau đó cho chai vào trong chậu nước thấy nó có hiện tượng bong bóng
nổi lên trên miệng chai và cho trẻ nêu nhận xét, kết quả giải thích hiện tượng.
5/11
+ Con thấy chai như thế nào? Có gì không?
+ Khi thả vào trong chậu nước có hiện tượng gì xảy ra?
+ Vì sao lại có hiện tượng bong bóng nổi ở miệng chai. Nhiều câu hỏi
mở để kích thích tính tò mò ở trẻ.
- Cho trẻ làm thử nghiệm nhiều lần để trẻ cảm nhận.
- Cô giải thích và kết luận: Có hiện tượng này là do trong chai có chứa
rất nhiều không khí, do không khí không màu, không mùi nên bằng mắt
thường ta không nhìn thấy được. Khi cho chai vào trong chậu nước, nước
tràn vào trong chai chiếm hết vị trí của không khí nên đẩy không khí ra ngoài
và tạo thành bọt, gây ra hiện tượng nổi bong bóng
* Nhuộm màu hoa:
- Mục đích:
+ Trẻ biết bông hoa hút màu qua những ống hẹp trong cuống hoa và có
khả năng biến đổi thành màu đó.
- Chuẩn bị:
+ 2 chai nhỏ trong đựng đầy nước, 1 lọ mực
+ 2 bông hoa phăng sang màu
- Tiến hành:
Bước 1: Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ. Và có thể đoán xem cô
sẽ làm gì với những dụng cụ này
Bước 2: Cho trẻ đánh dấu 2 lọ nước, sau đó đổ mực vào lọ thứ 2, cắt bớt
đầu cọng 2 bông hoa chừng 5cm, đặt 2 bông hoa vào 2 lọ nước.
Bước 3: Cô cho trẻ quan sát sau nhiều giờ, cuối cùng các cánh của bông
hoa đặt trong lọ thứ 2 sẽ chuyển sang màu của nước trong lọ.
* Mở rộng: Có thể làm những bông hoa nhiều màu bằng cách chẻ đôi
cuống hoa cà ngâm mỗi nửa cuống vào lọ nước màu khác nhau
3.2.2. Trong giờ hoạt động ngoài trời:
Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa rất lớn đối với sự khám phá thế giới
xung quanh trẻ. Ra ngoài trời trẻ được tiếp xúc với các hiện tượng tự nhiên:
không khí, ánh nắng mặt trời, nước những yếu tố này con người không thể
tạo ra. Bên cạnh đó, ngoài trời có khoảng không gian rộng thích hợp với việc
tất cả trẻ được tham gia. Biết được tầm quan trọng tự nhiên đó , tôi đã thực
hiện một số thí nghiệm “Dạy về không khí” ở ngoài trời như sau:
* Trò chơi 1: “Bịt mũi”
- Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? (không thở được)
- Vậy làm thế nào để thở được? (Thả tay ra thở được)
6/11
- Cho vào chỗ cô quy định, hỏi cháu: Thở được không? (thở được)
- Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: Thở được không?
- Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: Thở được không? (thở được)
Lúc này cô mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy
không khí có ở đâu? (Không khí có ở quanh chúng ta)
Tôi kết luận: Như vậy không khí có ở xung quanh chúng ta
* Trò chơi 1: “ Bắt cá”
- Chuẩn bị: Cá, bể nước, chậu
- Cách chơi: Cho trẻ bắt cá trong bể trong thời gian là một bản nhạc, bạn
nào bắt được nhiều cá thì bạn đó giành chiến thắng.
* Trò chơi 3: “Trồng cây”
- Trẻ tự khám phá, quan sát và tận tay thực hiện các thí nghiệm, tham gia
khám phá reo trồng hạt, biết chăm sóc cho chúng. Qua đây trẻ tiếp thu được
nhiều kinh nghiệm, hiểu được cây lớn lên từ đâu, sự phát triển của cây như
thế nào, hay đất có lợi ích gì, không khí có ích lợi gì trong sự lớn lên của cây.
3.2.3. Trong giờ hoạt động góc:
Trẻ tham gia hoạt động góc như được hóa thân thành người lớn, đóng
vai mình thích, mỗi góc chơi với số lượng trẻ vừa phải, có không khí riêng
của từng góc. Góc khám phá khoa học có không gian và diện tích phù hợp
với số lượng trẻ dành cho các thí nghiệm cần sự tập trung cao độ, sự quan sát
tỉ mỉ. Vì vậy, thí nghiệm “ trứng chìm - trứng nổi” được tôi thực hiện rất
thành công.
Thực hiện: Đổ nước vào 3 cốc nước với lượng bằng nhau: Cốc thứ nhất
để nguyên nước, cốc thứ hai cho 3 thìa muối, cốc thứ 3 cho 2 thìa muối sau
đó khấy đề muối tan hoàn toàn.
Mời một trẻ lên nếm thử nước xem có gì? 
Cô thả trứng lần lượt vào 3 cố điều gì sẽ xảy ra sau đó cô cho trẻ đoán
Cốc 1: Trứng chìm xuống đáy,
Cốc 2: Trứng nổi lên mặt nước,
Cốc 3: Trứng nổi lơ lửng
 - Cho trẻ tìm ra nguyên nhân. Cốc nước 1 không có muối, cốc 2 nước
mặn, cốc 3 nhạt hơn cốc 2.
 - Từ đó cháu suy ra: Vì cốc 1 không có muối nên trứng bị chìm xuống
đáy.Cốc 3 trứng nổi lơ lửng giữa cốc vì ít muối muốn trứng nổi lên mặt nước
phải làm như thế nào?(Cháu thỏa thuận với nhóm là phải thêm muối vào cốc
3.
7/11
Vậy trứng ở trong nước muối có nổi được không? Trứng còn nổi được ở
đâu nữa không? Mở rộng với nước đường, dầu ăn tiếp tục cho trẻ khám
phá
Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì, ta cho cháu ghi kết quả bằng kí hiệu
mà cô và cháu đã thỏa thuận để dễ kiểm tra. Khi thí nghiệm thành công, tôi
thấy trên khuôn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng và có
những nhóm đã reo hò ầm ĩ. Với tiết học này tôi thấy vui và các cháu thực sự
chủ động khi làm công việc thí nghiệm. Lại thêm một lần nữa tôi đã tác động
vào các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để
hoàn thành công việc mình đang làm. (Có hình ảnh minh họa kèm theo)
3.3. Biện pháp 3: Cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên thông qua hoạt động
tham quan dã ngoại.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vui chơi giúp tạo ra sự cân bằng
giữa học tập và thư giãn để trẻ em phát triển tốt cả về tinh thần và thể chất,
giữa hoạt động trí óc và vận động cơ thể. Không chỉ là hình thức tiêu khiển,
vui chơi còn góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển trí thông
minh, cách bày tỏ cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ. Vui chơi là cơ hội tốt
để trẻ áp dụng những kiến thức trong sách vở, phát huy sáng kiến, chủ động
tạo ra nhiều tình huống phong phú thông qua cảm nhận từ thực tế. Các hoạt
động vui chơi cũng giúp trẻ phát triển các mối quan hệ, hòa nhập với bạn bè
ở các lứa tuổi, tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ bản thân mình và học cách cư xử
thân thiện với mọi người.
Trong số các hoạt động vui chơi dành cho trẻ, tham quan dã ngoại là
hoạt động mà trẻ rất thích. Việc kết hợp những chuyến dã ngoại với học tập
chính là một trong những biện pháp giúp trẻ có được sự trải nghiệm cuộc
sống tốt nhất.
 (Có hình ảnh minh họa kèm theo)
3.4. Biện pháp 4: Kết hợp với phụ huynh để đạt hiệu quả dạy trẻ cao nhất 
 Phụ huynh thường không biết trẻ ở trường được học những gì và học như
thế nào để về nhà chia sẻ với trẻ. Lúc này trẻ sẽ là sợi dây liên hệ quan trọng
giữa giáo viên và gia đình. Việc cô giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm hiểu
trước vấn đề sẽ khám phá đó tạo cho trẻ hứng thú nhất định và tạo thói quen
hàng ngày chia sẻ với bố mẹ những điều vừa học ở lớp. Trước và sau mỗi
hoạt động khám phá yêu cầu trẻ về nhà tìm hiểu trước bằng cách hỏi bố mẹ,
xem tivi...... Lặp lại nhiều lần như cách này sẽ tạo thành một thói quen tốt và
là sự kết hợp tuyệt vời giữa gia đình, nhà trường và bản thân trẻ. Làm trẻ sẽ
8/11
luôn háo hức mỗi khi trở về nhà và kể với bố mẹ những điều vừa khám phá.
Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu đ-
ược tính cách trẻ và để phụ huynh luyện thêm cho trẻ.
Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ những quyển truyện, tranh về con
vật, cây cỏ  phù hợp với lứa tuổi để trẻ có được vốn kiến thức
4. Kết quả thực hiện 
Từ việc áp dụng những biện pháp gây hứng thú cho trẻ với giờ hoạt động
khám phá môi trường xunh quanh, tôi đã thu được kết quả sau:
Các kỹ năng của trẻ
Tổng số
trẻ
Đầu năm Cuối năm
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Húng thú tham gia KPKH 35 20/35 57 35/35 100
Phát triển ngôn ngữ 35 15/35 43 34/35 97
Kỹ năng quan sát, phán đoán 35 13/35 37 33/35 94
Kỹ năng suy luận 35 13/35 37 33/35 94
* Đối với trẻ:
- Sự hứng thú, tò mò thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh
- Hình thành cho trẻ 1 số kĩ năng, thao tác thử nghiệm trong góc khoa 
học
- Trẻ ngày càng có kĩ năng thao tác tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm 
tìm ra kết quả chính xác
Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa 
học mà cháu còn khám phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều điều qua các
môn học khác
Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những giờ thí nghiệm, tập 
trung cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả. Qua 
đó khơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá. Trẻ bắt đầu để ý những biến đổi của sự 
vật hiện tượng xung quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan .
* Với phụ huynh:
 Nhận thức rõ được sự quan trọng của việc thực hành thí nghiệm khoa 
học, và tạo điều kiện cung cấp, cộng tác với cô giáo để trẻ được thực hiện 
nhiều thí nghiệm hơn với cả ở lớp và ở nhà.
* Với giáo viên:
- Giáo viên có kiến thức sâu hơn về khám phá khoa học, hiểu biết nhiều 
hơn về các hiện tượng sự vật xung quanh
9/11
- Đội ngũ giáo viên trong trường cũng nhận rõ sự cần thiết của việc dạy 
trẻ thực hành những thí nghiệm, tạo nền móng cho sự phát triển trí tuệ cho trẻ
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Khám phá khoa học giúp trẻ được trải nghiệm, được thực hành các kỹ
năng, sự hiểu biết của mình thông qua các trò chơi, thí nghiệm khoa học. Từ
đó trẻ sẽ lĩnh hội được vốn kiến thức, kỹ năng mới cho bản thân mình. Không
chỉ có vậy, thông qua các giờ trải nghiệm, khám phá khoa học tư duy của trẻ
sẽ được kích thích nhiều hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn thông qua đó
giúp trẻ phát triển trí tuệ của mình. Các chuyên gia Tâm lý Nga cho rằng “Tư
duy chỉ xuất hiện khi có tình huống có vấn đề”
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của bộ môn khám phá khoa học nên
tôi cũng mạnh dạn tìm hiểu, trải nghiệm và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ
hứng thú trong giờ học khám phá khoa học
Qua đây tôi cũng mong rằng bộ môn khám phá khoa học sẽ không còn là
bộ môn khó mà giáo viên quen gọi vui là “Môi trường loanh quanh” nữa, mà
nó sẽ là bộ môn hấp dẫn, phong phú đối với cả cô giáo và trẻ con vì không chỉ
có trẻ được trải nghiệm mà giáo viên cũng tăng thêm hiểu biết rất nhiều. Chính
vì thế tôi mong muốn các biện pháp này sẽ được nhân rộng, phát triển hơn nữa
để tiến tới một bộ môn khoa học lý tưởng hấp dẫn với trẻ mầm non.
Sau khi thực hiện đề tài này, tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh
nghiệm sau: 
2. Bài học kinh nghiệm
- Bản thân cần phải tích cực tìm tòi học hỏi, nhận thức sâu sắc những nội
dung giáo dục và lựa chọn nội dung phù hợp đưa vào dạy trẻ lớp mình.
 - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện
thành công ý tưởng của mình.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, phụ huynh cùng toàn thể
CBGVNV trong công tác giáo dục và hình thành các kỹ năng trải nghiệm,
khám phá cho trẻ. Tổ chức nhiều hoạt động tạo mọi cơ hội để trẻ được khám
phá khoa học tích lũy kiến thức về môi trường xung quanh.
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín và tiềm năng đối với phụ
huynh và đối với trẻ.
10/11
- Luôn tìm tòi, đầu tư thời gian nghiên cứu, sưu tầm thêm các trò chơi áp
dụng trong và ngoài tiết học, những bài thơ, đồng dao hay, các thí nghiệm
đơn giản nhưng thú vị. 
3. Kiến nghị 
Qua tìm tòi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy nội dung cho trẻ
khám phá với khoa học ở bậc học mầm non là rất phù hợp và cần thiết. V

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_tre.pdf