Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thói quen trật tự trong giờ học cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thói quen trật tự trong giờ học cho học sinh Lớp 1

Rèn nề nếp, trật tự lớp thông qua môn kể chuyện.

Thế giới cổ tích luôn là điều hấp dẫn đối với đời sống trẻ thơ. Những câu chuyện thần bí, những chi tiết ly kỳ, những nhân vật hài hước, những cô bé, cậu bé ngoan được tiên giúp đỡ.v.v. trong các câu chuyện cổ tích có sức hút mạnh mẽ đối với tất cả các em trong độ tuổi này. Được nghe kể chuyện cổ tích là điều các em đều thích thú. Vì vậy tôi đã không bỏ lỡ cơ hội này để rèn cho các em thói quen trật tự chú ý trong khoảng thời gian dài (40-45 phút). Ngoài những câu chuyện có trong chương trình Tiếng Việt, tôi thường tranh thủ kể thêm cho các em nghe một số câu chuyện cổ tích khác có nội dung giáo dục phù hợp trong những giờ rảnh rỗi hay tiết sinh hoạt lớp. Tất cả các em đều nghe rất say mê. Tôi tranh thủ sưu tập và vẽ thêm tranh để tăng sự hấp dẫn. Đặc biệt tôi thường tổ chức cho các em được đóng vai theo câu chuyện, các em rất thích thú tham gia. Dần dần tôi đã giúp được cho các em có thói quen tập trung chú ý trong khoảng thời gian lâu hơn. Học sinh giữ được trật tự trong suốt tiết học mà không bị gò bó hay gượng ép. Khi các em đã có được thói quen tốt đó, giáo viên cần phải luôn duy trì và luôn có hình thức tổ chức tiết học mới lạ, hấp dẫn thì thói quen đó của học sinh sẽ không bị phá vỡ mà ngày càng bền vững.

 Khi đã khắc phục được tình trạng mất trật tự trong giờ học, học sinh trở nên ngoan hơn, học tập tốt hơn. Bài học được các em tham gia sôi nổi trong nề nếp nghiêm túc. Như vậy chất lượng ngày càng được nâng cao, hiệu quả giáo dục sẽ ngày càng được cải thiện.

 

doc 23 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 2573Lượt tải 11 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thói quen trật tự trong giờ học cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nên làm để hòa đồng cùng các bạn. Qua đó xẽ hình thành tính tự giác, tinh thần tập thể trong các em. C. Mác và Ăng – Ghen đã viết “ Sự phát triển của một cá thể phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều cá thể mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp”.
Người giáo viên tiểu học có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình đổi mới tư duy giáo dục, thực hiện kiểu dạy lấy học sinh làm trung tâm, vai trò của người giáo viên càng quan trọng. Đối tượng của giáo viên lớp Một là trẻ em vừa qua lứa tuổi Mầm non, tâm hồn các em còn rất ngây thơ trong trắng, mọi hoạt động ở trường tiểu học đối với các em hoàn toàn mới mẻ. Vì vậy người giáo viên lớp Một phải có nhiệm vụ giúp các em phát triển một cách toàn diện về nhân cách, tạo điều kiện để các em lĩnh hội những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, nhằm làm nền tảng chắc chắn cho các em bước tiếp ở những lớp học trên.
Muốn thực hiện được những nhiệm vụ đó, người giáo viên dạy lớp Một cần phải có sự tinh tế và nhạy bén, am hiểu sâu sắc về tâm sinh lý học sinh, thật sự yêu thương con trẻ, luôn gần gũi quan tâm đến các em thì mới hiểu thấu đáo được nguyên nhân khiến các em chưa ngoan, chưa thật sự trật tự trong giờ học.
Là giáo viên phụ trách lớp Một, tôi luôn tạo một niềm tin tuyệt đối đối với các em học sinh trong lớp, luôn đối xử thiện chí và công bằng đối với tất cả các em. Nhờ vậy mà tôi hiểu được nguyên nhân và tìm được biện pháp khắc phục đối với những học sinh chưa ngoan của lớp mình.
II. Thực trạng
*Thuận lợi: 
 - Theo công văn 9832/BG ĐT – GDTH ngày 1/9/2006 về Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5. Và Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học. 
 Qui định những tuần học đầu tiên một số môn học có những tiết làm quen với học sinh ổn định nề nếp lớp... Đó chính là thời gian tôi xây dựng nề nếp học tập cho học sinh để các em có những thói quen tốt, có ý thức tiếp thu những kiến thức mới trong tất cả các môn học được tốt hơn.
	- Các em cùng độ tuổi đã qua mẫu giáo 5 tuổi nên đa số các em cũng nhận thức được phải tuân thủ nề nếp, trật tự lớp học.
	- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con, phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục học sinh.
	- Nhà trường đặc biệt quan tâm đến nề nếp và chất lượng học tập của học sinh.
*Khó khăn:
Năm học 2015 - 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiêm lớp 1A Tổng số 22 học sinh (trong đó có 1 học sinh khuyết tật). Sau một tuần thực dạy tôi nhận thấy học sinh chưa thực sự chú ý nghe giảng, trong lớp vẫn mất trật tự. Cũng có em lơ đãng nhìn ra ngoài, không hợp tác với cô và bạn, trong lớp chỉ có 7, 8 em là ngồi yên lặng còn những em khác em thì nói chuyện, em thì ăn quà vặt trong lớp, có em cứ chạy lên chạy xuống “thưa cô” vì những việc không đâu vào đâu mà mình phát hiện được. Thêm vào đó, 1 học sinh khuyết tật trong lớp em thích nói thì nói, chạy vào chạy ra tự do, nhắc nhở em không nghe, nếu bị la em sẽ lăn đùng ra khóc.Với tình hình lớp chủ nhiệm như vậy, tôi biết muốn dạy và học đạt được hiệu quả tốt, điều quan trọng đầu tiên là phải chỉnh đốn ngay nề nếp học sinh. Tuy đã có những kinh nghiệm nhất định về việc rèn cho học sinh có thói quen giữ trật tự trong giờ học Tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Học sinh ngoan, trật tự trong giờ học
Học sinh nói chuyện, ăn quà vặt
Học sinh thiếu tập trung, đi lại tự do trong lớp
1A
22
 8
 11
 3
Từ kết quả khảo sát trên tôi biết muốn dạy và học đạt hiệu quả tốt điều quan trọng đầu tiên là phải chỉnh đốn ngay nề nếp của học sinh. Tuy đã có những kinh nghiệm nhất định về việc rèn cho học sinh có thói quen giữ trật tự trong giờ học. Tôi vẫn bắt tay vào tìm hiểu nguyên nhân ngay để tìm cách khắc phục kịp thời. Sau thời gian tìm hiểu tôi đã rút ra được một số nguyên nhân sau:
- Ở trường Mẫu giáo do ít học sinh nên không chia lớp theo độ tuổi. Cả ba độ tuổi bé, nhỡ, lớn cùng học chung một lớp. Do đó việc phân bố chương trình và thời gian không đồng bộ. Vì vậy, các em có thời gian “ rảnh” nhiều nên thường hay nói chuyện riêng, lâu dần thành thói quen.
- Ơ độ tuổi mới vào lớp 1 các em rất hiếu động , mau quên mới nhắc nhở đó rồi lại quên ngay. Tuổi mà tất cả mọi việc đều được các em “Thưa cô”...! Có buổi học các em thưa cô đến mấy chục lần. Đây là một thói quen không dễ gì bỏ được ở các em. 
- Một nguyên nhân quan trọng nữa là do các em học sinh lớp Một chưa quen với môi trường học tập. Ở Mẫu giáo thì vui chơi là hoạt động chủ đạo, các em được “học mà chơi, chơi mà học”. Bây giờ bước vào lớp Một các em phải tập trung vào "hoạt động học” là chủ yếu. Vì vậy, nhu cầu vui chơi, giao tiếp của các em bị ức chế dẫn đến chưa nghiêm túc trong giờ học. Đôi khi các em còn “ Hành động đi đôi với việc làm” VD: Tay gõ thước xuống bàn thì miệng xẽ lập tức nói theo “ Độp” hoặc trong giờ tập vẽ, khi vẽ xong một chi tiết hay một bài các em xẽ nói: “ Đẹp chưa” Nói chung khi làm một vấn đề gì đó các em thường kèm theo lời “độc thoại”. Có lúc cả lớp đang cặm cụi viết bài, tôi thấy tất cả các em đang hí hoáy viết, không em nào nói chuyện với em nào, thế nhưng vẫn nghe trong lớp cứ rì rầm, thì ra tất cả các em đều đang “độc thoại”. Ví dụ: “Ô, mình viết chữ này đẹp quá”, “ Cục tẩy của mình đâu rồi”, “ Thế là được 5 dòng rồi”, “ Chết rồi! Viết nhầm rồi”...Đấy chính là nguyên nhân dẫn đến giờ học còn ồn ào mà nếu không để ý giáo viên sẽ không phát hiện được sự ồn ào đó xuất phát từ đâu.
- HS khuyết tật (cá biệt)của lớp cũng là nguyên nhân dẫn đến lớp học chưa nghiêm túc.
- Học sinh phải học nhiều môn, nhiều tiết trong một buổi, giữa các tiết lại có 5’ chuyển tiết đó cũng là nguyên nhân để các em mất trật tự.
- Đặc biệt ở độ tuổi này khả năng chú ý có chủ định đã phát triển nhưng chưa bền vững thời gian học tập kéo dài khiến các em mệt mỏi, thiếu sự tập trung và dẫn đến nói chuyện riêng, mất trật tự trong giờ học.
Phụ huynh ( Một số phụ huynh) chưa thực sự quan tâm đến việc học của con
không chuẩn bị đầy đủ ĐDHT đầy đủ cho con đến khi dùng đến không có lại quay ngược, quay xuôi mượn bạn gây mất trật tự trong giờ học.
	- Sau khi tìm hiểu được các nguyên nhân dẫn đến các em hay nói chuyện trong giờ học và xác định được nhiệm vụ, vị trí của người giáo viên chủ nhiệm tôi bắt đầu tìm biện pháp để khắc phục.
 III. Biện pháp .
1. Rèn nề nếp, trật tự lớp thông qua cách sắp xếp vị trí ngồi
 - Qua một tuần sau khai giảng, tôi đã tìm hiểu tương đối chính xác về tính
cách của từng học sinh trong lớp. Giờ sinh hoạt đầu tiên tôi đã sắp xếp lại chỗ ngồi của học sinh cho phù hợp.Năm tổ của lớp ngồi ở 5 dãy bàn cách rời nhau,nhờ đó không nói chuyện với nhau được. Những em hiếu động, hay nói chuyện riêng tôi cho ngồi cùng dãy với những em trầm tính, ngoan và không nói chuyện, các bàn đều xen kẻ nam và nữ. Ngoaì ra tôi còn xếp các em theo nhóm đối tượng:học sinh giỏi ngồi một dãy,khá một dãy, trung bình một dãy để dễ hoạt động hoặc giao bài vở theo nhóm cá thể hoá.
 -Tuy nhiên giáo viên không để học sinh biết cách chia theo nhóm trình độ
để tránh gây mặc cảm cho em học chưa tốt hoặc sự tự kiêu cho các em học giỏi. Với cách sắp xếp này học sinh độc lập trong học tập, không có điều kiện nhìn mặt bạn để nói chuyện.
+ Lớp được chia làm bốn tổ, mỗi tổ có 6 em, bốn tổ sẽ thi đua xem trong tuần tổ nào học nghiêm túc nhất, giữ trật tự trong giờ học tốt nhất. Sau mỗi buổi học sẽ bình chọn, tổ nào nhất sẽ được thưởng một bông hoa và sẽ được tổng kết vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần. Hình thức thi đua này mang tính tập thể, tuy nhiên nó cũng đã đem lại hiệu quả thiết thực, qua việc thi đua giữa các tổ tạo cho các em có tinh thần “Mình vì mọi người,mọi người vì mình”.
2. Rèn nề nếp, trật tự lớp thông qua đội ngũ cán bộ lớp. a.Tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp:
	- Ở bất cứ lớp nào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là hết sức quan trọng và cần thiết. Riêng ở lớp Một lại càng quan trọng hơn vì nó là nền tảng, là bước đầu cho các năm học phổ thông. Vì vậy, xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp tốt là việc rất quan trọng mà người giáo viên phải có kế hoạch thực hiện ngay từ khi nhận lớp. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là một công việc cần thiết và có ích.
 Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè, có trách nhiệm trong việc hình thành, xây dựng nề nếp học tập cho lớp mình.
	Tôi luôn đề cao và đưa uy thế của cán bộ lớp lên cao khiến các bạn nể phục mà bản thân cán bộ lớp cũng thấy hãnh diện nhờ thế sẽ năng nổ và tích cực hơn trong nhiệm vụ của mình. 
	 Lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng , phải học giỏi chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao.
3. Rèn nề nếp, trật tự lớp thông qua giờ sinh hoạt lớp, giờ giải lao.
- Thông qua giờ sinh hoạt lớp tôi thường xuyên nhắc nhở các em ”phê và tự phê” ngay trong buổi sinh hoạt cuối tuần chứ không nên “phê” bạn của mình bằng cách “thưa cô” ở mọi nơi mọi lúc. Nếu bạn nào thưa cô thường xuyên thì chính bạn đó sẽ bị cô “phạt” bằng cách trừ của tổ một bông hoa (Trừ trường hợp đặc biệt như trong lớp có bạn bị đau chẳng hạn). Các em không “thưa” nhưng giáo viên cũng phải thường xuyên để ý tất cả mọi hoạt động mọi biểu hiện của học sinh dù là nhỏ nhất để có thể có biện pháp khắc phục kịp thời.
+ Giờ ra chơi tôi hướng dẫn và tổ chức cho các em được chơi tập thể thông qua các trò chơi như: Bịt mắt bắt dê, nhảy dây, nhảy lò cò... mục đích cho các em chơi để thoả mãn nhu cầu được chơi để được giao tiếp cùng bạn bè, các em được vui chơi thoả mái, trò chuyện thoả mái thì khi vào lớp các em sẽ ít nói chuyện và tập trung vào học. Tránh cho các em chơi những trò chơi như: Đá bóng, đuổi bắt nhau... vì những trò chơi này hao tốn nhiều sức lực rất dễ gặp nguy hiểm, đồng thời khi vào học các em sẽ bị mệt mỏi không tiếp thu được bài học. nếu giáo viên không hướng dẫn thì học sinh sẽ không biết chơi gì, suốt giờ ra chơi các em chỉ đuổi nhau chạy khắp sân trường, thì khi vào học nhất định sẽ bị mệt. Không nghiêm túc trong giờ học là điều khó tránh khỏi. Vì vậy vai trò 
hướng dẫn của giáo viên trong giờ ra chơi là vô cùng quan trọng. 
4. Rèn nề nếp, trật tự lớp thông qua các tiết học.
Để học sinh luôn chú ý trong học tập, không ồn ào mất trật tự thì trong các tiết học đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực và sáng tạo. Nếu cứ gõ thước và nhắc “Các em im lặng đi, các em không được nói chuyện, rồi gọi tên những em hay nói chuyện.” thì sẽ không có hiệu quả mà ngược lại giáo viên sẽ bị mất thời gian, sẽ tạo thêm không khí căng thẳng trong giờ học. Trong chương trình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay có rất nhiều hình thức tổ chức tiết học rất hay như: Tổ chức trò chơi, thi đua tổ, thi đua cá nhân, thảo luận nhóm...Nếu giáo viên biết kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt, mềm dẻo thì sẽ khắc phục tình trạng mất trật tự của học sinh nhanh chóng.
Với các hình thức tổ chức các tiết học như vậy sẽ tạo không khí sôi nổi, hưng phấn cho học sinh ( nhưng là trong khuôn khổ kỹ luật) thông qua trò chơi học tập, thảo luận nhóm v.v. sẽ thoả mãn được nhu cầu chơi và giao tiếp của trẻ. Tuy nhiên điều cần chú ý là phải hướng dẫn các em cách chơi, cách thảo luận theo nhóm như thế nào cho rộn ràng, vui vẻ.
Với các em học sinh lớp Một, giáo viên cần phải chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất thì mới có thể khắc phục được nề nếp trật tự. Chẳng hạn trước khi vào lớp giáo viên phải nhắc các em học sinh đi vệ sinh, vì nếu không trong tiết học các em sẽ liên tục xin ra ngoài, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến tiết học. Giáo viên chỉ nhắc một vài lần đầu, sau đó hướng dẫn lớp trưởng nhắc nhở các bạn, dần dần học sinh sẽ thực hiện theo thói quen.
Một điều mà giáo viên không thể bỏ qua đó là rèn cho học sinh thói quen ra vào lớp, đưa bảng con, giơ tay phát biểu bài...Việc học sinh nộp bài sau khi làm bài xong cũng là điều đáng chú ý. Giáo viên cho từng bàn gộp vở lại rồi từng tổ trưởng sẽ đi thu và nộp lên, không nên để học sinh lên xuống tự do sẽ gây mất trật tự. Khi chấm bài giáo viên chú ý để riêng từng tổ và cho tổ trưởng phát cho học sinh. Như vậy, nề nếp trật tự sẽ được đảm bảo.
Như đã nói ở trên, do tâm sinh lý của các em ở độ tuổi này phát triển chưa hoàn thiện. Khả năng chú ý có chủ định của các em chưa bền vững, vì vậy tôi luôn quan tâm và cố gắng hết mình trong việc sử dụng đồ dùng dạy học mới lạ, như vậy sẽ tạo cho các em sự hưng phấn học tập, thu hút sự chú ý của các em lâu hơn. Tôi không la mắng những em cá biệt mà thường nhẹ nhàng gọi các em tham gia vào tiết học thông qua các câu hỏi, các hoạt động thi đua ở các trò chơi. Không nên bỏ qua giờ giải lao giữa tiết học, 5 phút thư giãn đối với các em là vô cùng quan trọng. Trong những giờ ra chơi tôi thường dạy cho các em một số động tác thể dục thông qua các bài hát, hay hướng dẫn các em một số trò chơi vui như: “Tập tầm vông”, “Diệt muỗi”...để sử dụng trong giờ giải lao giữa tiết học. Không nên để các em học sinh cá biệt có trời gian “rảnh” mà phải luôn thu hút các em vào trong tiết học bằng mọi hình thức. Phong cách trên lớp của giáo viên phải gần gũi học sinh, nhẹ nhàng nhưng cương quyết, dứt khoát. Có như vậy mới “lôi kéo” được học sinh vào bài giảng của mình. Trong các môn học, các tiết học tôi cố gắng tìm tòi các hình thức tổ chức tiết học mới lạ, sinh động thông qua cách tổ chức trò chơi để thoả mãn nhu cầu được “Chơi mà học, học mà chơi” của các em.
Trong trường hợp lớp vẫn còn ồn ào do học sinh tự “Độc thoại”, tôi hiểu rằng đây là điều mà không một đứa trẻ nào tránh khỏi. Bởi ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, trẻ chưa tự kiểm soát được việc làm của mình bằng suy nghĩ, mà nó luôn lặp lại bằng lời nói sau khi hành động. Với các em học sinh lớp Một, điều này rồi sẽ dần dần tự mất đi khi tâm sinh lí của các em phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên để không ảnh hưởng đến nề nếp học tập ở đầu năm, tôi đã giúp cho các em nhanh chóng bỏ được điều đó bằng cách: Ban đầu tôi nhắc nhở nhẹ nhàng, sau đó cho từng đôi bạn ngồi cùng bàn nhắc nhở nhau, nếu bạn này nghe bạn kia nói sẽ huých nhẹ vào tay bạn. Cho từng bàn thi đua nhau, nếu trong tiết học 
bàn nào yên lặng và ngoan nhất bàn đó sẽ được tuyên dương và tặng hoa.
- Đối với trường hợp của em HS khuyết tật tôi luôn theo dõi, gần gũi và quan tâm đến em, động viên khen ngợi em từ sự tiến bộ nhỏ nhất. Luôn tạo cho em được tham gia vào các hoạt động của lớp để thu hút sự chú ý của em. Những hoạt động học tập sôi nổi vui nhộn sẽ giúp em quên đi những hành vi cá biệt cá nhân.
Nhờ vậy chỉ trong thời gian ngắn tình trạng mất trật tự trong giờ học ở lớp tôi được khắc phục một cách đáng kể. Và tôi quyết định sẽ giúp các em duy trì được thói quen đó trong suốt năm học thông qua môn kể chuyện.
5. Rèn nề nếp, trật tự lớp thông qua môn kể chuyện.
Thế giới cổ tích luôn là điều hấp dẫn đối với đời sống trẻ thơ. Những câu chuyện thần bí, những chi tiết ly kỳ, những nhân vật hài hước, những cô bé, cậu bé ngoan được tiên giúp đỡ.v.v. trong các câu chuyện cổ tích có sức hút mạnh mẽ đối với tất cả các em trong độ tuổi này. Được nghe kể chuyện cổ tích là điều các em đều thích thú. Vì vậy tôi đã không bỏ lỡ cơ hội này để rèn cho các em thói quen trật tự chú ý trong khoảng thời gian dài (40-45 phút). Ngoài những câu chuyện có trong chương trình Tiếng Việt, tôi thường tranh thủ kể thêm cho các em nghe một số câu chuyện cổ tích khác có nội dung giáo dục phù hợp trong những giờ rảnh rỗi hay tiết sinh hoạt lớp. Tất cả các em đều nghe rất say mê. Tôi tranh thủ sưu tập và vẽ thêm tranh để tăng sự hấp dẫn. Đặc biệt tôi thường tổ chức cho các em được đóng vai theo câu chuyện, các em rất thích thú tham gia. Dần dần tôi đã giúp được cho các em có thói quen tập trung chú ý trong khoảng thời gian lâu hơn. Học sinh giữ được trật tự trong suốt tiết học mà không bị gò bó hay gượng ép. Khi các em đã có được thói quen tốt đó, giáo viên cần phải luôn duy trì và luôn có hình thức tổ chức tiết học mới lạ, hấp dẫn thì thói quen đó của học sinh sẽ không bị phá vỡ mà ngày càng bền vững.
	Khi đã khắc phục được tình trạng mất trật tự trong giờ học, học sinh trở nên ngoan hơn, học tập tốt hơn. Bài học được các em tham gia sôi nổi trong nề nếp nghiêm túc. Như vậy chất lượng ngày càng được nâng cao, hiệu quả giáo dục sẽ ngày càng được cải thiện. 
6. Phối hợp với phụ huynh học sinh. 
Ở độ tuổi này thường các em đi học hay được bố mẹ đưa đón. Vì vậy trong buổi họp phụ huynh lớp đầu năm tôi đã liệt kê tất cả các dụng cụ học tập để phụ huynh mua sắm và phải kiểm tra dụng cụ học tập trước khi chở con đến trường. Vì nếu trong giờ học chỉ thiếu một dụng cụ như: Bút chì hoặc thước kẻ hoặc kéothì các em sẽ phải mượn của bạn này, bạn khác và tất nhiên lớp học sẽ ồn. 
Do đã được kiểm tra trước nên đặc biệt lớp tôi không bao giờ xảy ra tình trạng thiếu dụng cụ học tập trong tiết học. Và một điều được tôi quan tâm nữa là sau tiết học cuối cùng tôi thường cho các em kiểm tra lại dụng cụ học tập trước khi ra về. Chính vì những điều đó mà nề nếp trật tự trong tiết học, buổi học của lớp tôi luôn đạt được kết quả như tôi mong muốn.
IV. Hiệu quả
Nhờ kết hợp nhiều biện pháp trong việc giáo dục thói quen giữ trật tự trong giờ học, học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã có những chuyển biến rất tốt. Các em từ lúc chưa có nề nếp học tập nghiêm túc nay đã trở nên ngoan hơn, nền nếp hơn trong mọi hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác. Trong giờ học từ những hoạt động nhỏ nhất như: Đưa bảng con, phát biểu bài, đọc bài, hay thảo luận nhóm, trò chơi.v.v. các em học tập rất sôi nổi nhưng vẫn giữ được trật tự trong giờ học. Vì vậy các em tiếp thu bài học rất tốt, chất lượng học tập ngày một nâng cao. 
- Các hoạt động học tập, sinh hoạt của lớp đã nhịp nhàng trật tự thể hiện tốt ở các giờ tự học, giờ chơi, xếp hàng
- Học sinh biết tự điều chỉnh mình cũng như nhắc nhở nhau để giữ nề nếp lớp. Lớp trở thành lớp tự quản tốt.
- Giáo viên đã thấy nhẹ nhàng hơn trong các giờ dạy. Không khí lớp học vui hơn, gần gũi thân thiện hơn.
- Chất lượng học tập chuyển biến tích cực: Một số em kiến thức chưa ổn định đầu năm đã có sự chuyển biến rõ rệt. 
*Kết quả kiểm tra HKI: 
* Đánh giá học sinh HTCT các môn học và hoạt động giáo dục
TT
Nội dung
Tổng số
Trong đó
Ghi chú
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
1
Môn Tiếng Việt
22
22
100
0
0
2
Môn Toán
22
22
100
0
0
3
Các HĐGD còn lại 
22
22
100
0
0
* Đánh giá học sinh về năng lực và phẩm chất
TT
Nội dung
Tổng số
Trong đó
Ghi chú
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
1
Năng lực
22
22
100
0
0
2
Phẩm chất
22
22
100
0
0
- 100% học sinh tham gia ngày hội viết chữ đúng, chữ đẹp. 
Nề nếp kỷ luật, trật tự : so với đầu năm, các em đều thực hiện 
+ Các em đến lớp đều và đúng giờ. 
+ Xin phép cô khi ra, vào lớp.
+ Giờ chơi các em chơi vui, nhẹ nhàng, thoải mái.
+ Lớp tự quản tốt, ngoan khi có hay không có giáo viên trong lớp.
Nề nếp học tập : Tất cả các em đều có nề nếp :
- Trong giờ học các em rất nhịp nhàng từ những hoạt động nhỏ nhất như:
+ Tập trung trong giờ học.
+ Biết giờ tay khi muốn phát biểu.
+ Biết lắng nghe để nhận xét khi bạn trả lời.
+ Thực hiện đúng luật chơi các trò chơi học tập, không gây ảnh hưởng đến bạn khác.
+ Biết làm theo các kí hiệu ở trên bảng: Khi thấy cô kí hiệu một vòng tròn là tất cả ngồi im lặng, ngồi đúng tư thế để nghe cô giáo giảng bài; khi thấy kí hiệu là một chữ b, cả lớp đưa bảng con ra chuẩn bị làm bài, chữ V thì đưa vở ra viết bài, chữ S thì đưa sách ra,...
+ Các em học tập rất sôi nổi nhưng vẫn giữ được trật tự trong giờ học.
+ Không khí học tập sôi nổi, thực sự tiết học trở thành “ học mà vui, vui mà học”.
+ Thực hiện đúng luật chơi các trò chơi học tập, không gây ảnh huởng đến lớp bạn.
Sau một thời gian kiên chì rèn cho học sinh có thói quen giữ trật tự trong giờ học Tôi đã thu được kết quả thật bất ngờ. Kết quả như sau:
 Lớp
Sĩ số
Học sinh ngoan, trật tự trong giờ học
Học sinh nói chuyện, ăn quà vặt
Học sinh thiếu tập trung, đi lại tự do trong lớp
1A
22
 20
 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_thoi_quen_trat_tu.doc