Để trẻ khắc sâu được kiến thức về lý thuyết và thành thạo hơn khi thực hành rửa tay bằng xà phòng cô nên lồng ghép việc giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay vào các hoạt động trong ngày, vào mọi lúc mọi nơi, cụ thể như: Trong giờ đón trả trẻ tôi thường cho trẻ xem vi deo bạn nhỏ rửa tay đúng quy trình và trò chuyện với trẻ: Bạn nhỏ đang làm gì? Bạn rửa tay như thế nào? Các con có rửa tay giống như bạn không? Các con rửa tay như thế nào? Con thường rửa tay vào những lúc nào? Trẻ sẽ chia sẻ về kinh nghiệm và việc rửa tay của mình, nếu trẻ làm chưa đúng cô có thể nhắc nhở trẻ kịp thời.
Trong giờ hoạt động có chủ đích tôi có thể lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay vào các lĩnh vực ví dụ: Khi dạy bài hát “Tay thơm tay ngoan” lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, tôi có thể tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay vào phần gây hứng thú như sau:
Cô đọc câu đố về đôi bàn tay: Đôi gì tài giỏi lắm thay
Quét nhà giúp mẹ, viết bài vẽ tranh? (Đôi tay)
Trẻ giải câu đố, sau đó cô và trẻ cùng trò chuyện về đôi bàn tay, cô hỏi trẻ: Đôi bàn tay giúp chúng mình làm những công việc gì? Để có đôi bàn tay luôn sạch đẹp các con phải làm gì?.tương tự với các bài hát khác như “bàn tay sạch”, “tay xinh của bé”. Với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ có thể lồng ghép vào các bài thơ, câu chuyện có nội dung thích hợp như: Câu chuyện “chuyện của tay trái và tay phải”, bài thơ “rửa tay sạch, “đôi bàn tay của bé” tương tự với các lĩnh vực khác tôi đều có thể lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay để dạy trẻ.
Nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ còn được tôi lồng ghép vào giờ chơi hoạt động góc, chơi- hoạt động ngoài trời và đem lại hiệu quả cao. Ở giờ chơi hoạt động góc tôi thường cho trẻ chơi các trò chơi như: Rửa tay cho búp bê Trong khi trẻ chơi cô cũng có thể tạo tình huống, hỏi những câu hỏi có liên quan đến việc rửa tay của trẻ như: “Trước khi nấu ăn các bác đã rửa tay chưa? Các bác rửa tay như thế nào? Vì sao cần phải rửa tay trước khi nấu ăn ? Với các giờ chơi- hoạt động ngoài trời cũng vậy, tôi có thể cho trẻ quan sát các hình ảnh tuyên truyền về vệ sinh ở góc tuyên truyền của nhà trường, hoặc của lớp, cô và trẻ cùng trò chuyện về các hình ảnh sau đó cho trẻ cùng làm các động tác mô phỏng 6 bước rửa tay, qua đó sẽ giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn.
Giờ hoạt động chiều cũng là khoảng thời gian hữu ích để tôi tổ chức cho trẻ ôn luyện các thao tác vệ sinh. Đây là thời điểm rất thích hợp để tôi hướng dẫn lại cho trẻ kỹ năng thực hành rửa tay bằng xà phòng một cách cụ thể theo quy trình.
Ngoài việc lồng ghép đan xen nội dung giáo dục vệ sinh rửa tay bằng xà phòng vào các hoạt động trong ngày, tôi còn mạnh dạn đăng ký thực hiện chuyên đề vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng riêng, thực tế khi thực hiện đã đã đem lại hiệu quả rất cao, trẻ khắc sâu được kiến thức từ đó trẻ luôn thực hiện việc rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình ở các thời điểm trong thời gian biểu cô đã xây dựng, ở mọi lúc mọi nơi.
Vì vậy việc lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh rửa tay bằng xà phòng vào trong các hoạt động là rất cần thiết và đem lại hiệu quả rất cao, góp phần quan trọng trong việc hình thành nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ.
i cho trẻ, khuyến khích động viên để trẻ thực hiện tốt. Cùng với việc dạy trẻ rửa tay đúng quy trình, cô cần dạy trẻ biết rửa tay vào những thời điểm cần thiết và thích hợp đó là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tiếp xúc với đồ dùng đồ chơi và khi tay bẩn. Để trẻ thực hành việc rửa tay bằng xà phòng được tốt cô phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng như (thùng đựng nước có vòi, xà phòng, giá để xà phòng) có kích thước phù hợp và thuận tiện cho trẻ, khi dạy trẻ thực hành động tác mẫu của cô phải thật chính xác. Để tăng hiệu quả của việc giáo dục vệ sinh rửa tay và giúp trẻ dần hình thành được kỹ năng, nề nếp, thói quen rửa tay thì cô nên xây dựng thời gian biểu hợp lý, khoa học và phù hợp với trẻ. Ví dụ: Xây dựng thời gian biểu rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hàng ngày cô giáo cùng phụ huynh cho trẻ thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, đúng giờ nào việc đó. Cứ như vậy ngày nào trẻ cũng thực hiện đúng thời gian trẻ sẽ thành thói quen, trẻ sẽ tự làm mà không cần cô nhắc. 7.1.3. Biện pháp thứ ba: Tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay vào các hoạt động. Để trẻ khắc sâu được kiến thức về lý thuyết và thành thạo hơn khi thực hành rửa tay bằng xà phòng cô nên lồng ghép việc giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay vào các hoạt động trong ngày, vào mọi lúc mọi nơi, cụ thể như: Trong giờ đón trả trẻ tôi thường cho trẻ xem vi deo bạn nhỏ rửa tay đúng quy trình và trò chuyện với trẻ: Bạn nhỏ đang làm gì? Bạn rửa tay như thế nào? Các con có rửa tay giống như bạn không? Các con rửa tay như thế nào? Con thường rửa tay vào những lúc nào? Trẻ sẽ chia sẻ về kinh nghiệm và việc rửa tay của mình, nếu trẻ làm chưa đúng cô có thể nhắc nhở trẻ kịp thời. Trong giờ hoạt động có chủ đích tôi có thể lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay vào các lĩnh vực ví dụ: Khi dạy bài hát “Tay thơm tay ngoan” lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, tôi có thể tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay vào phần gây hứng thú như sau: Cô đọc câu đố về đôi bàn tay: Đôi gì tài giỏi lắm thay Quét nhà giúp mẹ, viết bài vẽ tranh? (Đôi tay) Trẻ giải câu đố, sau đó cô và trẻ cùng trò chuyện về đôi bàn tay, cô hỏi trẻ: Đôi bàn tay giúp chúng mình làm những công việc gì? Để có đôi bàn tay luôn sạch đẹp các con phải làm gì?....tương tự với các bài hát khác như “bàn tay sạch”, “tay xinh của bé”. Với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ có thể lồng ghép vào các bài thơ, câu chuyện có nội dung thích hợp như: Câu chuyện “chuyện của tay trái và tay phải”, bài thơ “rửa tay sạch, “đôi bàn tay của bé”tương tự với các lĩnh vực khác tôi đều có thể lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay để dạy trẻ. Nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ còn được tôi lồng ghép vào giờ chơi hoạt động góc, chơi- hoạt động ngoài trời và đem lại hiệu quả cao. Ở giờ chơi hoạt động góc tôi thường cho trẻ chơi các trò chơi như: Rửa tay cho búp bêTrong khi trẻ chơi cô cũng có thể tạo tình huống, hỏi những câu hỏi có liên quan đến việc rửa tay của trẻ như: “Trước khi nấu ăn các bác đã rửa tay chưa? Các bác rửa tay như thế nào? Vì sao cần phải rửa tay trước khi nấu ăn? Với các giờ chơi- hoạt động ngoài trời cũng vậy, tôi có thể cho trẻ quan sát các hình ảnh tuyên truyền về vệ sinh ở góc tuyên truyền của nhà trường, hoặc của lớp, cô và trẻ cùng trò chuyện về các hình ảnh sau đó cho trẻ cùng làm các động tác mô phỏng 6 bước rửa tay, qua đó sẽ giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn. Giờ hoạt động chiều cũng là khoảng thời gian hữu ích để tôi tổ chức cho trẻ ôn luyện các thao tác vệ sinh. Đây là thời điểm rất thích hợp để tôi hướng dẫn lại cho trẻ kỹ năng thực hành rửa tay bằng xà phòng một cách cụ thể theo quy trình. Ngoài việc lồng ghép đan xen nội dung giáo dục vệ sinh rửa tay bằng xà phòng vào các hoạt động trong ngày, tôi còn mạnh dạn đăng ký thực hiện chuyên đề vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng riêng, thực tế khi thực hiện đã đã đem lại hiệu quả rất cao, trẻ khắc sâu được kiến thức từ đó trẻ luôn thực hiện việc rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình ở các thời điểm trong thời gian biểu cô đã xây dựng, ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy việc lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh rửa tay bằng xà phòng vào trong các hoạt động là rất cần thiết và đem lại hiệu quả rất cao, góp phần quan trọng trong việc hình thành nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ. 7.1.4. Biện pháp tư: Cô làm gương cho trẻ noi theo. Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, đặc biệt trẻ thích bắt chước những hành động của người lớn mà mình yêu mến. Do đó trẻ có thể bắt chước những cái đúng, cái tốt nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy muốn trẻ hình thành được nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay văn minh thì cô giáo phải là người tiên phong làm gương cho trẻ học tập, để làm được như vậy cô cần phải có ý thức tự rèn luyện bản thân, tạo cho mình thói quen vệ sinh văn minh, đúng giờ giấc, thời gian biểu, luôn gương mẫu trong việc tuân thủ theo những yêu cầu vệ sinh của lớp, của nhà trường, thực hiện nghiêm túc lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. Tuyên truyền đến mọi người thân trong gia đình trẻ cùng phối hợp, thống nhất nội dung giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm để phụ huynh hiểu rằng không chỉ cô giáo mà mỗi người lớn trong gia đình trẻ cũng cần phải rèn luyện để xứng đáng trở thành những tấm gương cho trẻ noi theo, có như vậy mới giúp trẻ hình thành được nề nếp, thói quen văn minh trong vệ sinh cá nhân nói chung và vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng nói riêng. Như vậy biện pháp làm gương cho trẻ noi theo cũng có sức ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhận thức của trẻ. Trẻ có được nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân tốt hay không là phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp giáo dục của cô giáo và gia đình trong đó biện pháp “làm gương” là một trong những biện pháp giáo dục đem lại hiệu quả rất cao. 7.1.5. Biện pháp thứ năm: Biện pháp kiểm tra và nhắc nhở trẻ. Để biết trẻ thực hiện việc vệ sinh cá nhân rửa tay như thế nào, thực hiện đã đúng quy trình hay chưa cô cần thường xuyên có mặt để thực hiện cùng trẻ, đồng thời kiểm tra, bao quát trẻ trong khi trẻ thực hiện. Từ đó kịp thời uốn nắn những hành vi, thói quen chưa đúng của trẻ, giúp trẻ chú ý hơn và thực hiện đúng phương pháp, đúng quy trình vệ sinh. Không chỉ kiểm tra quá trình rửa tay của trẻ cô còn phải kiểm tra xem trẻ có thực hiện rửa tay đúng thời gian biểu hay không, cô có thể kiểm tra trẻ hàng ngày bằng cách hỏi trẻ: Ví dụ: Trước khi ngồi vào bàn ăn cơm cô hỏi trẻ “Các con đã rửa tay bằng xà phòng chưa? Chúng mình cùng giơ bàn tay sạch đẹp của chúng mình để cô xem nào? Tương tự như vậy với các thời điểm khác như sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩnCô cũng có thể hỏi trẻ để biết trẻ đã thực hiện rửa tay hay chưa, nếu trẻ nào chưa thực hiện cô cần nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ. Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi thực hiện. Khuyến khích trẻ tự kiểm tra việc thực hiện hành động vệ sinh cá nhân rửa tay của mình và của bạn, từ đó gợi ý bằng những câu hỏi để trẻ nhận xét đánh giá được quá trình thực hiện của bản thân và của các bạn khác. Ví dụ: Con thấy bạn An rửa tay như thế nào? Con có thấy bạn quên hay nhầm lẫn bước nào không? Để trẻ hình thành được nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay ngoài việc làm cho trẻ hiểu ý nghĩa cô cần nhắc nhở và tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ, hành động sẽ trở thành thói quen khi trẻ có nhu cầu từ bên trong. Có thể dùng những hình ảnh minh họa vui nhộn, đáng yêu liên quan đến việc rửa tay để nhắc nhở trẻ bằng cách dán những hình ảnh đó ở nhà tắm, phòng ngủ, hay góc vui chơi hoặc những nơi mà trẻ dễ nhìn thấy. Những hình ảnh này sẽ nhắc nhở bé về tầm quan trọng của việc rửa tay, cũng như thời điểm, cách thức rửa tay phù hợp. Ví dụ: Cô giáo và bố mẹ có thể sử dụng hình ảnh sau dán vào những nơi trẻ dễ nhìn thấy để nhắc nhở trẻ: Cô giáo và gia đình cần phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ, giáo viên tuyên truyền đến phụ huynh các yêu cầu, biện pháp giáo dục vệ sinh, yêu cầu phụ huynh theo dõi, giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện ở nhà của trẻ để cùng phối hợp giáo dục trẻ tốt hơn. 7.1.6. Biện pháp thứ sáu: Tuyên dương động viên trẻ kịp thời. Trẻ nhỏ rất thích được khen và không muốn bị chê, nên chúng ta cần biết khêu gợi lòng tự hào đúng lúc, đúng chỗ để hình thành ở trẻ những hành vi đúng, những phẩm chất tốt đẹp. Chính vì lẽ đó trong mọi hoạt động của trẻ cô cần theo dõi kết quả và có những hình thức khen thưởng kịp thời. Trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay cũng vậy, khi thấy trẻ làm đúng, có ý thức vệ sinh sạch sẽ thì cô giáo và phụ huynh cần biết khen ngợi động viên trẻ kịp thời, có thể khen ngay trong lúc trẻ thực hiện. Đối với những trẻ làm chưa tốt cô cũng không nên tỏ thái độ quá nghiêm khắc hoặc quát mắng trẻ, thay vào đó cô nên nhẹ nhàng, động viên trẻ để lần sau trẻ sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. Cần tạo cho trẻ môi trường hoạt động thật sự thoải mái như ở nhà, giúp trẻ phát huy tính tự nguyện, tự giác và tích cực trong mọi hoạt động đặc biệt là việc thực hiện các kỹ năng vệ sinh cá nhân trong đó có vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng. Luôn tạo cho trẻ sự thoải mái, không có cảm giác bị ép buộc hay gò bó khi phải thực hiện kỹ năng vệ sinh rửa tay theo chuẩn mực và với những thời điểm nhất định theo yêu cầu. Cô cần dành nhiều thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, động viên khen thưởng đúng lúc đồng thời cũng sửa sai kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, hình thành nề nếp thói quen vệ sinh văn minh, đồng thời hạn chế những việc làm chưa tốt, những hành vi xấu của trẻ. Cô giáo và gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương để trẻ an tâm chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của mình về việc thực hiện các kỹ năng vệ sinh cá nhân, từ đó tìm ra những biện pháp giáo dục phù hợp nhất để hình thành cho trẻ nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân. 7.1.7. Biện pháp thứ bảy: Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Cùng với việc được chăm sóc giáo dục tốt ở trường, thì
Tài liệu đính kèm: