Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Biện pháp 4 : Cô giáo cần làm gương và thực hiện thường xuyên một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh thông qua các hoạt động, mọi lúc mọi noi

- Giáo viên phải là tấm gương về giữ vệ sinh và hành vi văn minh. Vệ sinh trường lớp sạch sẽ là việc làm hết sức thiết thực đối với các cháu. Thời gian các cháu bên cạnh cô rất dài, lớp học được cô trang trí gọn gàng, sạch sẽ, tạo không khí lớp học thân thiện, đầm ấm, có lúc cô với trẻ tâm sự như những người bạn, để trẻ có cảm giác được gần gũi với cô. Những điều đó ảnh hưởng trực tiếp trên trẻ, hình thành thói quen cho trẻ. Hàng ngày tôi quan sát trẻ, nhắc nhở thực hiện đúng yêu cầu.

 Trong các bài học vệ sinh, cô giáo phải lên tiết dạy hoặc lồng ghép qua các tiết học khác , dần dần đã giúp cho trẻ biết được cái đẹp, cái sạch của con người, học được những tác phong, nếp sống văn minh. Những bài học vệ sinh gồm: Vệ sinh thân thể như luôn giữ cho mắt, mũi, chân tay sạch sẽ, khi chân tay bẩn phải biết đi rửa, trước khi ăn phải rửa tay, không bôi bẩn lên quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng.

 Việc hình thành tổ chức rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ được thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày của cô và trẻ như: đón trẻ, thể dục sáng, giờ hoạt động chung, hoạt động vui chơi, đi dạo, ăn trưa, ngủ trưa, hoạt động chiều, nêu gương và chuẩn bị ra về. Những hoạt động trên nối tiếp nhau và được lặp lại hàng ngày. Thông qua hoạt động hàng ngày cô giáo thực hiện nhiều yêu cầu rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ, dạy cho trẻ biết quan tâm, tự tin, tự ý thức và tôn trọng mọi người xung quanh, giáo dục tinh thần tự lực, tự giác, ý thức kỷ luật, trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh, giáo dục tình thương, quan hệ đoàn kết thân ái với bạn, biết yêu mến và tôn trọng người lớn, tinh thần chăm sóc và giữ gìn của chung cũng như bản thân trẻ

 

doc 19 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 5819Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giờ
- Thường xuyên cho trẻ nghe các bài thơ hoặc bài hát có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng cơ bản, có thể để trẻ nhắc lại mỗi ngày và hướng dẫn trẻ thực hành. Lâu dần, những điều này sẽ trở thành thói quen tự nhiên ở trẻ.
Ví dụ: + Biết chào hỏi : cho trẻ đọc bài thơ: Khách đến nhà
 + Giữ gìn đồ chơi: Bài thơ đồ chơi,.......Hoặc là dậy một số kỹ năng như:
Ví dụ: Tranh vẽ một số như: Vẽ bạn khi bị té, bạn khác nâng bạn dậy. Giờ tạo hình các cháu học xé dán giáo dục các cháu tự lượm giấy bỏ vào thùng.
- Chú trọng những cháu yếu chưa đi học để trẻ được làm quen mọi lúc, mọi nơi.
Ví dụ: Dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, với nhiều hình thức dạy trẻ thói quen , giáo viên sáng tác ra bài thơ dạy trẻ vào lúc đón trẻ, trả trẻ, mọi lúc mọi nơi để cháu thuộc, tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi chơi xong tay dơ bẩn như bài thơ:
BÉ RỬA TAY SẠCH
Bé mở vòi nước ra 	Hai tay úp vào nhau	
Úp hai bàn tay lại 	Xoa đều cho nổi bọt	
Rồi lật qua lật lại 	Xoa kẽ tay, cổ tay	
Cho đôi tay ướt đều 	Xoa đều mu bàn tay	
Bé lấy xà bông nhé 	Rửa từng đầu ngón tay	
Bé xoa đều vào tay 	Cho bàn tay thật sạch	
Bé tắt vòi nước lại 	Xoa hai bàn tay lại
Cho đến khi hết bọt	Trông xinh ơi là xinh
Bé búng tay nhẹ nhàng	Thơm tho và thật sạch
Để cho tay khô nước	Bé ăn cơm ngon lành.
Cô nhìn tay rất đẹp
* Biện pháp 2 : Rèn cho trẻ nề nếp và thói quen kỹ năng tự phục vụ 
- Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh các nhân nhằm giúp trẻ có thói quen văn minhđể giúp cho trẻ khỏe mạnh phòng tránh được một số bệnh tật, Muốn tạo được thói quen đó cho trẻ thì cô giáo phải xây dựng môi trường thân thiện giúp trẻích cực, hứng thú với các hoạt động vệ sinh. Môi trường chăm sóc - giáo dục trong trường mầm non cần đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo điều kiện huận lợi cho việc giáo dục các kỹ năng vệ sinh cho trẻ, 
- Rèn luyện cho trẻ tự rửa mặt, dánh răng trước khi ăn hướng dẫn trẻ đánh răng, phải đúng quy trình. Lần đàu trẻ thực hiện còn lúng túng vụng về , người lớn phải hướng dẫn và giúp đỡ trẻ.Trẻ biết mặc quần áo, chải đầu ,.......
 Biết gấp chăn, chải nệm, biết giữ nhà cửa, lớp học, đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ. Biết giặt khăn giúp cô lau bàn ghế, cất đồ dùng, đồ chơi cùng cô, biết xếp dép gọn gàng đúng nơi quy định. Khi ra nắng biết đội mũ, dù, trời mưa biết mang áo mưa. Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không ngắt hoa, bẻ cành, không vứt rác biết sử dụng nước sạch và tiết kiệm nước. Biết dùng tay che miệng khi ngáp, ho, hắt hơi, biết dùng khăn lau mặt khi mặt bẩn, biết rửa tay chân khi bẩn.
Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành. thực tế, phát triển các kỹ năng vệ sinh văn minh cho trẻ.
* Biện pháp 3 : Kiểm tra một số thói quen và hành vi văn minh cho trẻ.
- Cô giáo hướng dẫn cho trẻ nội dung yêu cầu: Trẻ lớp tôi tuy còn bé nhưng cũng nắm được kiến thức đơn giản, cô cần hướng dẫn cho trẻ những yêu cầu cần thiết của vệ sinh và tác hại của việc không thực hiện những yêu cầu đó, do đó cô phải tìm ra lời hướng dẫn đơn giản, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
Ví dụ: Trước khi ăn nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy tôi đã kiểm tra và thấy 6 cháu trong lớp thao tác còn vụng về, tôi đến bên và hướng dẫn cháu từng thao tác một và cháu đã làm tốt. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng của mình từ đó phát triển những tính tích cực và tự tin khi thực hiện các thao tác. 
- Tìm những lời hướng dẫn và động tác mẫu để trẻ thao tác được tốt và thường xuyên, với một hành động mẫu, cô cần chuẩn bị tốt, thành thạo, thao tác đơn giản, chính xác gây sự chú ý đối với trẻ.
Ví dụ : Khi hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà phòng phải hướng dẫn trẻ thực hiện theo đúng quy trình 6 bước:
Bước1: Làm ướt tay dưới vòi nước, lấy xà phòng xoa 2 lòng bàn tay vào nhau
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. 
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.
* Biện pháp 4 : Cô giáo cần làm gương và thực hiện thường xuyên một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh thông qua các hoạt động, mọi lúc mọi noi
- Giáo viên phải là tấm gương về giữ vệ sinh và hành vi văn minh. Vệ sinh trường lớp sạch sẽ là việc làm hết sức thiết thực đối với các cháu. Thời gian các cháu bên cạnh cô rất dài, lớp học được cô trang trí gọn gàng, sạch sẽ, tạo không khí lớp học thân thiện, đầm ấm, có lúc cô với trẻ tâm sự như những người bạn, để trẻ có cảm giác được gần gũi với cô. Những điều đó ảnh hưởng trực tiếp trên trẻ, hình thành thói quen cho trẻ.. Hàng ngày tôi quan sát trẻ, nhắc nhở thực hiện đúng yêu cầu.
 Trong các bài học vệ sinh, cô giáo phải lên tiết dạy hoặc lồng ghép qua các tiết học khác , dần dần đã giúp cho trẻ biết được cái đẹp, cái sạch của con người, học được những tác phong, nếp sống văn minh. Những bài học vệ sinh gồm: Vệ sinh thân thể như luôn giữ cho mắt, mũi, chân tay sạch sẽ, khi chân tay bẩn phải biết đi rửa, trước khi ăn phải rửa tay, không bôi bẩn lên quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng.
 Việc hình thành tổ chức rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ được thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày của cô và trẻ như: đón trẻ, thể dục sáng, giờ hoạt động chung, hoạt động vui chơi, đi dạo, ăn trưa, ngủ trưa, hoạt động chiều, nêu gương và chuẩn bị ra về. Những hoạt động trên nối tiếp nhau và được lặp lại hàng ngày. Thông qua hoạt động hàng ngày cô giáo thực hiện nhiều yêu cầu rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ, dạy cho trẻ biết quan tâm, tự tin, tự ý thức và tôn trọng mọi người xung quanh, giáo dục tinh thần tự lực, tự giác, ý thức kỷ luật, trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh, giáo dục tình thương, quan hệ đoàn kết thân ái với bạn, biết yêu mến và tôn trọng người lớn, tinh thần chăm sóc và giữ gìn của chung cũng như bản thân trẻ
+ Giờ đón trẻ :cho trẻ cất đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định
+ Hoạt động ngoài trời:
 Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, sau khi cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, tôi giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết.
 Ví dụ : Con thấy hôm nay thời tiết như thế nào? Bây giờ là mùa gì? Mùa thu thời tiết như thế nào? Buổi sáng khi đi học con phải mặc quần áo như thế nào? Buổi trưa con mặc như thế nào? Nếu trời nắng con phải làm gì?
 Tôi không quên giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên, không hái hoa ngắt lá, bẻ cành cây ở trường, lớp vườn hoa, không vẽ bậy lên tường. 
Mỗi hành động của cô thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian cháu sẽ thực hiện đúng giờ nào việc đó. Việc làm có ý nghĩa và tốt khi trẻ được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ hình thành thói quen.Giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ  là sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu chuyện nhằm giáo dục, đạo đức, lối sống, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. rèn luyện cho trẻ có thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và dạy trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, tông trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học nơi công cộng.
Bên cạnh đó tôi còn cho trẻ hoạt động rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, mọi lúc mọi nơi như giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt lá rơi qua đó giáo dục trẻ giữ vệ sinh môi trường. Khi thấy rác bẩn trẻ có ý thức nhặt rác bỏ vào sọt rác, đồ dùng đồ chơi giữ gìn sạch sẽ, không vứt lung tung, để đúng nơi quy định. Hướng dẫn trẻ không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định, cô thao tác cho trẻ quan sát, cho trẻ thực hiện
Ví dụ: Khi tôi cần vứt giấy vụn, tôi nhờ trẻ bỏ vào sọt rác, tôi cảm ơn trẻ đó trước cả lớp.
+ Hoạt động vui chơi:
Hoạt động vui chơi của trẻ là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo. Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng hành vi văn minh vào vui chơi, biểu hiện chưa chuẩn mực. Trong những buổi sinh hoạt chiều, tôi đã cho các cháu xếp đồ chơi ở các góc, cô cho từng nhóm thi đua với nhau tạo nên bầu không khí vui tươi thoải mái , giúp trẻ hình thành thói quen lúc ở trường cũng như ở nhà,....
Thông qua hoạt động rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi,tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bày đồ chơi đẹp, xắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt,Từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn được tái tạo.
+ Giờ ăn trưa : 
Cô hướng dẫn trẻ rửa tay, kê bàn ghế, chuẩn bị bát, thìa. Cô giáo cần rửa tay trước khi chia thức ăn, quần áo, đầu tóc gọn gàng. Trong khi ăn cô tạo không khí nhẹ nhàng thoải mái cho trẻ khi ăn, không nói chuyện ồn ào, ăn từ tốn không làm đổ, ăn hết suất của mình, không xúc qua chén của bạn, ăn biết mời cô vàcác bạn.
+ Giờ ngủ trưa: Rèn cho trẻ xếp chăn, gối nệm sau khi ngủ dậy
Ví dụ: Dạy trẻ xếp chăn, chiếu, nệm, gối, 
 	Khi trẻ vừa thức dậy cô có thể kể câu chuyện ngắn, các con ơi ! Trong giờ ngủ trưa cô mơ một giấc mơ kỳ lạ, trong mơ cô thấy cô tiên hiện ra và nói: Cô giáo ơi, các cháu ngủ ngon quá bạn nào cũng dễ thương, vậy khi thức dậy các cháu hãy giúp cô giáo của mình xếp chăn, gối, nệm
 Khi đã gây hứng thú cho trẻ cô thường xuyên nhắc nhở trẻ thực hiện, cô hướng dẫn từng kỹ năng tỉ mỉ, thường xuyên nhằm ăn sâu vào suy nghĩ của trẻ thao tác được lặp đi lặp lại nhiều lần, hình thành thói quen cho trẻ.
Ví dụ: Cháu Hà có lúc ngủ dậy cháu rất nghịch, tôi không cho cháu thực hiện thao tác xếp chăn nữa, cháu đã khóc, xin lỗi cô và muốn được xếp chăn cùng các bạn.
 Hằng ngày cô thường xuyên nhắc nhở trẻ và hướng dẫn cách giữ vệ sinh cá nhân, rèn luyện cho trẻ có thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và dạy trẻ có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học nơi công cộng, luôn luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Trẻ thấy cô thực hiện bỏ rác vào sọt rác, nếu cô không thực hiện nhờ trẻ giúp đỡ, sau khi được cô cảm ơn trẻ hiểu được vứt rác bẩn làm ô nhiếm môi trường.
+ Hoạt động chiều:
 Trong các buổi hướng dẫn lao động vệ sinh buổi chiều tôi thường xuyên tổ chức, ôn luyện cho trẻ rèn luyện những thói quen vệ sinh văn minh. Qua đó sẽ giúp trẻ được ôn luyện, củng cố các kỹ năng, thói quen hành vi văn minh được chính xác hơn.
Ví dụ: Xếp dép lên giá thì ở lớp cũng như ở nhà phải có giá dép cho trẻ thao tác, từ đó giúp trẻ thực hiện thường xuyên, khắc sâu vào bên trong tiềm thức của trẻ. Cô cùng gia đình giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, kết hợp với thực hành vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Trước khi ăn phải rửa tay rửa mặt sạch sẽ dưới vòi nước chảy.
1. Giờ trả trẻ :
- Tôi luôn nhắc trẻ lễ phép chào cô, chào các bạn trước khi ra về.
- Tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tình hình sức khỏe, đặc biệt là những thói quen trẻ đã có, hay chưa có để cha mẹ trẻ có hướng rèn thêm cho trẻ ở nhà.
* Biện pháp 4: Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh.
Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về tính tự lập, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh hằng ngày trong giờ đón trả trẻ về sự tiến bộ hay những hạn chế của trẻ để phụ huynh nắm bắt được kịp thời và tiếp tục rèn luyện cho trẻ ở nhà.
Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ. Nội dung giáo dục phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng.
Lập nhóm lớp qua zalô để trao đổi trực tiếp các thông tin của trẻ với tất cả các phụ huynh.
 Để có một sức khỏe tốt và hình thành thói quen cho trẻ một thói quen vệ sinh các nhân sạch sẽ tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh cần quan tâm đến các cháu vì các cháu còn bé việc đầu tiên là không cho trẻ mang quà đến lớp, nên đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ, ăn cơm xong xúc miêng nước muối, cắt móng tay, thường xuyên  trao đổi với các bậc phụ huynh để cùng thống nhất cách rửa tay, rửa mặt ở lớp cũng như ở nhà nên  rửa tay bằng xà phòng, rửa tay dưới vòi nước sạch.
        Liên lạc thường xuyên với gia đình, thông tin cho cha mẹ biết về tình hình của trẻ ở lớp, hàng ngày vào giờ đón trẻ, góc tuyên truyền, trả trẻ trao đổi với phụ huynh về việc rèn luyện nề nếp của trẻ, từ đó tìm ra hướng rèn luyện yêu cầu và kỹ năng đối với từng trẻ.
Ví dụ: Cháu Cường trên lớp cháu còn ăn nhanh, nhồm nhoàm để được chơi sớm.
- Tôi kết hợp với mẹ cháu thường xuyên nhắc nhở, động viên cháu ở trường cũng như ở nhà. Khi cháu tiến bộ tôi cùng mẹ cháu khen, cháu rất vui và đã biểu hiện rõ.
Ví dụ: Một buổi trưa khác tới bữa ăn cháu Cường ăn rất nhanh, cháu Phi thấy vậy đã thưa cô bạn ăn nhanh quá.
Qua đó tôi thấy được sự gương mẫu của cô, gia đình và mọi người xung quanh rất quan trọng đối với trẻ, trẻ nhỏ thường hay bắt chước, mình làm đúng trẻ bắt chước đúng, mình làm sai trẻ bắt chước sai. Vì vậy từ lời nói đến việc làm của cô, mọi người xung quanh cũng đều phải rèn luyện, tuân thủ yêu cầu chung của nhà trường, từ đó là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
Trong các buổi họp cha mẹ học sinh, tôi thống nhất về nội dung hoạt động của nhà trường và lớp học. Báo cáo kết quả ban đầu về năng lực của trẻ cũng như khả năng tham gia hoạt động làm rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ cho cha mẹ học sinh được biết. Tôi đưa ra một số ý kiến nhằm thống nhất với cha mẹ về để cha mẹ hiểu rằng: Việc giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt đông hằng ngày là rất quan trọng và cần thiết. Giải thích với cha mẹ học sinh chưa có quan niệm đúng đắn trong việc rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh , tránh tình trạng cha mẹ bắt ép la mắng bắt trẻ thực hiện theo khuôn khổ mà phải tạo cho trẻ tâm thế thoải mái , thích thú khi đang học mầm non, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tâm lý của trẻ. Ngoài việc rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ giáo viên cần tuyên truyền đến phụ huynh cách rèn luyện phòng chống dịch bệnhvà đặc biieetj phòng chống dịch bệnh co vid . Đây cũng là một kỹ năng không những tốt cho trẻ mẫu giáo mà tốt cho gia đinh, cộng động và toàn xã hội.
 Như chúng ta đã biết . Với trẻ mầm non tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu, tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh. Chính vì vậy, người lớn cần phải có hiểu biết về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình thành ở trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Vì vậy làm thế nào, để phòng chống dịch bệnh xảy ra với các trẻ ở trường mẫu giáo Hoa Đào nói chung và trẻ lớp lá 2 nói riêng mà tôi đang trực tiếp giảng gạy . Tôi đã trăn trở, suy nghĩ, làm cách nào để có thể ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra ở lớp mình.Đây cũng là biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ. Giáo viên cần phải tìm hiểu về bản chất của các dịch bệnh, vì có hiểu biết đúng đắn về dịch bệnh mới đưa ra được phương hướng, biện pháp phù hợp, tối ưu. Cần thường xuyên duy trì thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ ở lớp theo lịch để phòng tránh dịch bệnh cho trẻ. 
* Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ cách đeo khẩu trang
- Chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.
- Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước.
- Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.
- Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.
- Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.
- Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn.
- Rửa tay ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang.
 Việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non là công việc rất cần thiết và không được chủ quan trong thời điểm hiện nay, đòi hỏi mỗi giáo viên, phụ huynh phải đặc biệt quan tâm, theo dõi sức khỏe cho trẻ một cách thường xuyên. Vì nguy cơ xảy ra dịch bệnh với trẻ có thể xảy ra bất kì lúc nào, nếu chúng ta không chủ động phòng tránh. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, sẽ giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, để trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Muốn hình thành được cho trẻ được các thói quen vệ sinh văn minh thì cô giáo và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ. giáo viên thông báorộng rãi đến toàn thể phguj huynh được biết, biện pháp giáo dục vệ sinh cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh cần theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện ở nhà để cùng phối hợp rèn luyện cho trẻ.
- Vào các dịp họp phụ huynh đầu năm, tôi chuẩn bị rất kỹ tài liệu để tuyên truyền cho phụ huynh  kiến thức, kỹ năng, thông tin cần thiết giáo dục trẻ về cách rèn luyện vệ sinh văn minh cho trẻ để phụ huynh nắm được.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp:
* Kết hợp giữa nhà trường và gia đình.
 Muốn hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ thì nhà trường, gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục đối với trẻ. Nhà trường đưa ra nội dung, phương hướng kết hợp với giáo viên thông báo yêu cầu, biện pháp giáo dục vệ sinh đó phù hợp cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh theo dõi và giúp đỡ tình hình thực hiện của nhà trường để rèn luyện cho trẻ.	
* Trang bị cơ sở vật chất cần thiết cho trẻ để trẻ được thực hiện thường xuyên đúng quy trình về vệ sinh.
- Để thực hiện tốt yêu cầu thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ phải có phương tiện cho trẻ thực hiện về mọi hoạt động.
Hoạt động trong ngày của trẻ rất quan trọng. 
Ví dụ: Lúc tới lớp phải chào cô, chào ba mẹ, khi về phải chào.Cô hướng dẫn trẻ cất dép, mũ, cặp đúng nơi quy định.
- Trong giờ học: dạy các cháu phát biểu bài phải giơ tay thưa cô, không làm ồn trong giờ học, đi đại tiện phải biết xin phép cô. Hoạt động góc cho trẻ chơi phân vai gia đình: Con giúp mẹ rửa chén, quét nhà, biết yêu quý gia đình của mình, kính trọng ông bà, trong quá trình chơi biết giúp đỡ nhau.
Sau khi ăn: ăn xong biết bỏ chén vào rổ, lau bàn, biết rửa tay, lau miệng, đánh răng, xúc miệng bằng nước muối, không làm đổ, không rót quá đầy nước, không làm vỡ ly, không ngậm miệng vào vòi nước.
- Trước khi đi ngủ nhắc trẻ vệ sinh đúng nơi quy định, hướng dẫn trẻ trải nệm, đắp chăn khi trời lạnh, trong giờ ngủ không nói chuyện riêng.
- Sau khi ngủ dậy: Hướng dẫn trẻ cất gối, xếp chăn, nệm đúng nơi quy định, nhắc trẻ đi vệ sinh 
- Trang phục: Biết mặc đồ không rách, không đứt cúc, không ngồi lê, nghịch đất, không đi dép trái.
- Với bạn bè: Biết chia đồ chơi cho bạn khi chơi, rủ bạn, các em nhỏ cùng chơi, biết giúp đỡ bạn không tranh giành đồ chơi trong quá trình chơi.
- Môi trường quanh bé: Không ngắt hoa, bẻ cành, biết yêu quý thiên nhiên, chăm sóc, bảo vệ tưới cây, lau lá, nhặt rác trong sân trường, nhắc nhở các bạn cùng thự

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_thoi_quen_v.doc