Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả loài vật cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả loài vật cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm

Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn. Nó có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình. Vậy mà vốn từ của các em rất ít. Điều này khiến tôi suy nghĩ nhiều. Những kiến thức lơ mơ, thiếu vốn từ làm thế nào có thể viết văn hay được. Để viết được bài văn, đoạn văn hay, học sinh không chỉ cần có cảm xúc, cảm nghĩ tinh tế mà còn phải tích luỹ vốn từ phong phú, tạo câu linh hoạt và đa dạng. Cách làm nhanh nhất là thông qua môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn,. Nhiều bài tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn là bài văn hay,số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài đó rất phong phú, sử dụng từ sáng tạo.

Giải pháp cụ thể:

 Khi dạy giáo viên cần chỉ ra các từ ngữ miêu tả, có thể chọn trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi sử dụng từ

Ví dụ: Khi dạy phân môn tập đọc bài: “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ” Giáo viên cần

chỉ cho học sinh thấy những từ, cụm từ tác giả dùng để miêu tả ngoại hình của chị Nhà Trò ( gầy yếu quá hoạt động của chị (khóc nức nở ,.): và miêu tả hành động của Dế Mèn như : đạp phanh phách ra oai,.Thông qua bài tập đọc trên, học sinh đã tích lũy được một số vốn từ miêu tà về ngoại hình và hành động con vật. Hay, khi dạy bài kể chuyện “Con vịt xấu xí” tôi cho học sinh thấy được một số từ, cụm từ miêu tả như: xấu xí ,.( ngoại hình), bé bỏng . Giáo viên cần lưu ý cho học sinh bộc lộ tình cảm, thái độ của mình đối với con vật yêu hay ghét, gắn bó hay không gắn bó. Để bài viết có sức biểu đạt gần gũi hơn,học sinh cần biết liên hệ bản thân mình đã làm gì để chăm sóc con vật?

 

doc 28 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 1925Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả loài vật cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/28
4/28
6/28
Kết quả khảo sát trên cho ta thấy một số học chưa thực hiện được các yêu cầu của một bài văn: 
- Bố cục viết bài không rõ ràng - Săp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt câu văn chưa sáng sủa, dùng từ thiếu chính xác. Bài văn nghèo ý, sơ sài - Mắc lỗi chính tả, sử dụng dấu câu chưa phù hợp.
 Trước thực trạng này tôi tìm tòi nghiên cứu và sau đây là các giải pháp mà bản thân đã thực hiện có hiệu quả.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a.Mục tiêu của giải pháp.
Tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất để có các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của lớp, của trường và địa phương, Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt và sáng tạo.Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy tập làm văn nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng. Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.
b.Nội dung và cách thức, thực hiện các giải pháp, biện pháp: 
Văn miêu tả loài vật là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học. Đây là loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng của mình, những bài văn miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp ta cảm nhận được văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Xuất phát từ việc nghiên cứu trên tôi đã đúc kết được một số phương pháp dạy văn miêu tả học sinh ở lớp chủ nhiệm. Áp dụng từng bước các phương pháp sau đây vào thực tiễn, tôi đã thu được những kết quả khá khả quan.
 Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 
Tuỳ theo nội dung yêu cầu của mỗi bài học và đối tượng học sinh mà bản thân tôi đã áp dụng linh hoạt nhóm các biện pháp, hoặc một biện pháp chủ đạo và kết hợp một số biện pháp hỗ trợ khác cụ thể như khi dạy học sinh lớp viết bài văn miêu tả con vật, bản thân tôi đã chú trọng các biện pháp sau:
Biện pháp thứ nhất: Bồi dưỡng và tích lũy vốn từ 
+ Làm giàu vốn từ ngữ thông qua các tiết học 
 Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn. Nó có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình. Vậy mà vốn từ của các em rất ít. Điều này khiến tôi suy nghĩ nhiều. Những kiến thức lơ mơ, thiếu vốn từ làm thế nào có thể viết văn hay được. Để viết được bài văn, đoạn văn hay, học sinh không chỉ cần có cảm xúc, cảm nghĩ tinh tế mà còn phải tích luỹ vốn từ phong phú, tạo câu linh hoạt và đa dạng. Cách làm nhanh nhất là thông qua môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn,... Nhiều bài tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn là bài văn hay,số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài đó rất phong phú, sử dụng từ sáng tạo. 
Giải pháp cụ thể: 
 Khi dạy giáo viên cần chỉ ra các từ ngữ miêu tả, có thể chọn trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi sử dụng từ 
Ví dụ: Khi dạy phân môn tập đọc bài: “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ” Giáo viên cần
chỉ cho học sinh thấy những từ, cụm từ tác giả dùng để miêu tả ngoại hình của chị Nhà Trò ( gầy yếu quá hoạt động của chị (khóc nức nở ,...): và miêu tả hành động của Dế Mèn như : đạp phanh phách ra oai,...Thông qua bài tập đọc trên, học sinh đã tích lũy được một số vốn từ miêu tà về ngoại hình và hành động con vật. Hay, khi dạy bài kể chuyện “Con vịt xấu xí” tôi cho học sinh thấy được một số từ, cụm từ miêu tả như: xấu xí ,...( ngoại hình), bé bỏng . Giáo viên cần lưu ý cho học sinh bộc lộ tình cảm, thái độ của mình đối với con vật yêu hay ghét, gắn bó hay không gắn bó... Để bài viết có sức biểu đạt gần gũi hơn,học sinh cần biết liên hệ bản thân mình đã làm gì để chăm sóc con vật? 
+ Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh :
 Hiện nay, trong trường học, chúng ta dạy tập làm văn nói chung và bồi dưỡng
năng khiếu viết văn cho học sinh nói riêng thường thiên về các kĩ thuật làm bài mà không cung cấp các chất liệu sống, cái tạo nội dung bài viết. Thường giáo viên ra một đề bài và hướng dẫn kĩ thuật làm bài. Còn học sinh thì gắng đọc thật nhiều bài văn làm mẫu, thậm chí còn có em bê y nguyên bài văn của người khác vào bài của mình, thì được xem là bài viết khá, nghĩa là giỏi chép văn .
 Khi thấy một em học sinh ngồi trước một số đề văn mà không viết được, thầy cô
giáo thường cho rằng các em không nắm vững lý thuyết viết thể văn nọ, thể văn kia mà không hiểu rằng các em không có hứng thú viết vì đã không tạo ra được quan hệ thân thiết giữa bản thân và đề bài - đối tượng miêu tả, .....nghĩa là các em không có nội dung, không có để nói, để viết .
Vi dụ: Có một lần, em được bố mẹ dẫn đi chơi vườn bách thú.Ở đó có rất nhiều con vật, em viết một đoạn văn tatr lại con vật mà em ấn tượng.
 Với đề bài này chắc chắn rằng nhiều học sinh không thể viết được. Bởi vì trong thực tế nhiều học sinh chưa từng được trực tiếp đi tham quan vườn bách thú, nếu như bắt các em áp dụng kiến thức lí thuyết để làm bài thì chắc chắn rằng nhiều em sẽ khó viết thành bài văn theo đúng yêu cầu. Nguyên nhân của tình trạng không có gì để viết là do học sinh thiếu hụt vốn sống vốn cảm xúc. Vì vậy, thầy giáo cần đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ trong các em. Sau khi các em đã quan sát, làm quen với đối tượng rồi thì cần phải viết những bài cụ thể về những gì đã quan sát được. Ngoài ra giáo viên cần xây dựng cho học sinh có hứng thú và thói quen đọc sách. Phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích cho các em suốt cả cuộc đời, thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển, sách báo sẽ giúp học sinh có vốn từ ngữ phong phú,vốn sống, tầm nhìn, hiểu biết rộng hơn, giúp các em có khả năng phát triển sức sáng tạo....như người xưa nói 
“Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt chưa có núi sông kì lạ của thiên hạ thì chưa học được văn”
Định hướng cho học sinh lựa chọn sách báo để đọc, đọc nhiều không có nghĩa là đọc một cách không chọn lọc. Cần chọn những sách như thế nào ? Thầy giáo cần giáo dục thái độ đọc cho các em. Kiên trì, chịu khó không chỉ đọc để giải trí, mà đọc phải có suy nghĩ, liên hệ, rút ra những bài học bổ ích, ghi chép, thu hoạch về nội dung, nghệ thuật, về những điểm nổi bật, gây ấn tượng còn đọng lại trong tâm trí mình vào cuốn sổ tích luỹ.
+ Xây dựng phong trào tích lũy vốn từ
 Để tăng cường việc tích cực học tập cho các em trong phân môn Tập làm văn đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị tốt, đặc biệt là về việc thu thập từ theo chủ điểm liên quan đến nội dung bài học hàng tuần, giáo viên cần tăng cường nhiều hình thức khen thưởng để khuyến khích các em tích cực tìm được nhiều từ bằng cách: Đầu tuần tôi phát động phong trào thi đua thu thập từ, cụm từ miêu tả giàu hình ảnh.
- Cuối tuần tôi tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả mình thu thập được bằng nhiều
hình thức: như trò chơi, hái hoa học tập ...., 
- Khen thưởng cho những em thu thập được nhiều từ, cụm từ liên quan đến phân
môn tập làm văn của tuần: Tặng 3 - 2 - 1 bông hoa học tốt theo số lượng từ mà các
em thu thập được. Sau đó tổng kết số bông hoa, chọn học sinh có nhiều bông hoa học tốt để khen vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
Biện pháp thứ ba: Sử dụng vốn từ để viết câu văn đoạn văn .
+ Bồi dưỡng cho các em cách dùng từ đặt câu là cách dùng từ gợi âm thanh và từ gợi hình ảnh trong văn miêu tả con vật.
Như chúng ta đã thấy vốn sống, tầm hiểu biết của các em chưa phong phú, các em
đang trong quá trình tìm hiểu, cảm nhận thế giới xung quanh.Từ các chi tiết quan sát được, học sinh cũng chưa biết chọn lọc từ ngữ gợi hình, gợi cảm để vận dụng vào bài viết một cách linh hoạt, sáng tạo. Hầu hết, bài văn miêu tả của các em còn thiên về kể lại sự vật, khô khan thiếu hình ảnh. Bởi vậy để giúp các em biết dùng từ đúng hay, tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
Giải pháp cụ thể:
 Dạy tốt các dạng bài ôn tập từ, đặc biệt là từ gợi âm thanh, gợi hình ảnh, (để các em thay thế tránh tình trạng lặp từ).
Ví dụ: Tìm từ gợi âm thanh, gợi hình ảnh, từ đồng nghĩa để gợi tả con vật
+ Từ gợi âm thanh: ò, ó, o, kéc kè ke e
+ Từ gợi hình ảnh : mập mạp, lênh khênh,...
Ngoài ra bản thân tôi còn hướng dẫn các em sưu tầm các bài văn miêu tả, các bài thơ, các tác phẩm văn xuôi như truyện ngắn, tùy bút, phóng sự,... hay yêu cầu học sinh tìm những từ gợi âm thanh, gợi hình ảnh có trong đoạn văn, trong tác phẩm đó.
Ví dụ: Hãy tìm từ gợi âm thanh, gợi hình ảnh miêu tả trong đoạn văn sau:
“ Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim... đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về...”
 ( Bài cây gạo – sách Tiếng việt lớp 3)
Ví dụ : Em háy tìm những từ gợi âm thanh trong đoạn văn sau:
 Bầy gia cầm nhà bác Tám đang cho ăn giữa sân trông thật nhộn nhịp. Hàng chục chú gà con mới nở hơn tuần lễ lích nhích tranh nhau ăn hạt tấm bác tung ra. Ba con gà mái lại cục cục liên hồi, gọi con mình, chỉ mồi cho chúng. Một chú gà trống bống đâu nổi hứng vỗ cánh phành phạch vươn cổ Kéc Kè ke một hồi dài nhưng chẳng ai buồn để ý. Ở góc sân phía xa, mấy anh chàng vịt đang thời vỗ béo, cất giọng quạc quạc một cách uể oải ý chừng no mồi rồi nên không quan tâm đến lũ gà đang tíu tít đằng kia. (Sưu tầm).
Mục đích của kiểu bài này không chỉ đơn thuần yêu cầu học sinh xác định được từ gợi âm thanh, gợi hình ảnh mà qua đó giúp các em thấy được giá trị, tác dụng của các từ tượng thanh, tượng hình trong văn miêu tả, qua đoạn văn này các em học được cách miêu tả đối với dạng đề tả con vật. Ngoài ra còn giúp các em biết phân chia từ gợi âm thanh, gợi hình ảnh phù hợp với từng con vật. Do vậy trước khi chọn con vật để miêu tả bước đầu giáo viên nên giúp các em hình dung xem có những từ ngữ gợi âm thanh, gợi hình ảnh nào phù hợp với con vật mà mình định tả không ? Sau khi các em có kỹ năng nhuần nhuyễn thì việc áp dụng vào các bài viết khác sẽ dễ dàng hơn.
+ Giúp các em biết sử dụng từ đúng và hay:
Để viết được đoạn văn, bài văn miêu tả hay, các em cần có vốn từ và biết cách sử
dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, biết dựa vào từ để tạo ra cái mới, cái riêng, cái độc đáo trong bài mình viết. Chính vì vậy mà các em phải dùng từ đúng và dùng từ hay.
Ví dụ: Cách dùng từ miêu tả âm thanh của các con vật trong bài: “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng”. Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiến chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cành cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều. Bản làng đã thức giấc.
+Giúp các em viết câu đúng và biết viết câu hay :
*Viết câu đúng: Một câu văn đúng phải đảm bảo về cấu trúc ngữ pháp, diễn đạt được nội dung, suy nghĩ của người viết.
Ví dụ : Chú gà trống nhà em/ đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
 CN VN
*Viết câu hay: Câu hay là câu được mở rộng các thành phần phụ, sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh hoặc từ láy, từ gợi tả, gợi cảm .
Ví dụ : Qua một thời gian chăm sóc chu đáo , giờ đây, chú gà trống nhà em đã trở thành một chàng hiệp sĩ trông thật oai vệ làm sao .
 Việc dùng từ ngữ giàu hinh ảnh, gợi tả, gợi cảm, các biện pháp so sánh, nhân hóa khi viết văn sẽ giúp cho câu văn, bài văn trở nên sinh động hơn, mượt mà hơn, ý tứ hơn và thu hút người đọc, người nghe. Để giúp các em biết viết câu văn có hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ, tôi cho học sinh làm dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh, nhân hóa trong đoạn thơ, bài thơ.
Ví dụ : Tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ sau :
“ Con mẹ đẹp làm sao
 Những hòn tơ nhỏ 
 Chạy như lăn tròn
 Trên sân trên cỏ .”
(Trích bài Đàn gà mới nở - Sách Tiếng Việt 2)
 Yêu cầu học sinh chỉ ra hình ảnh so sánh trong đoạn thơ trên ?
Hình ảnh so sánh : ( con mẹ - hòn tơ nhỏ : chạy- lăn tròn)
Đoạn thơ trên miêu tả những chú gà con lông vàng óng mượt trông như những hòn tơ mềm mại. Do hình dáng nhỏ nhắn “ bé tý” lại giống “cuộn tơ” nên khi chạy giống như lăn tròn. Việc sử dụng hình ảnh so sánh đã giúp đoạn thơ sinh động hơn, đàn gà con được miêu tả cụ thể, giàu hình ảnh, gần gũi và đáng yêu.
Ví dụ: Chỉ rõ biện pháp nhân hóa đã được sử dụng trong bài thơ sau như thế nào?
 Đám ma bác giun .
Bác Giun đào đất suốt ngày 
Trưa nayc hết dưới bóng cây sau nhà 
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến gà theo sau
Cầm hương kiến Đất bạc đầu
Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nâng vai
Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cad
Kiến Đen uống rượu la đà
Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...
 Trần Đăng Khoa
 Học sinh sẽ tự tìm ra các câu thơ có hình ảnh như: “Bác giun đào đất suốt ngày”; “Họ hàng nhà kiến kéo ra”;. Các con vật đó được nhân hóa bằng từ Bác – đào đất, họ hàng - kéo ra;...học sinh thấy cái hay của bài thơ ở chỗ, một mặt nhận ra cảnh “đám ma” với tất cả các nghi lễ, một mặt nhận ra đặc điểm sinh động từng loài kiến. Nhà thơ đã có con mắt quan sát tinh tường nên đã ghép nhặt rất chính xác đặc điểm của từng loài kiến với các chi tiết trong một tang lễ: “Kiến đất cầm hương”, “ Kiến cánh khoác mà áo tang” ( vì kiến cánh có bộ lông ngoài mỏng, trắng..)
Lưu ý: Giáo viên cho học sinh thấy rõ biện pháp nhân hoá không chỉ làm cho câu văn giàu hình ảnh hơn, hay hơn mà nhờ biện pháp nhân hoá các con vật tạo nên gân gũi với con người, trở thành một người bạn tốt của chúng ta. Như vậy bài văn không chỉ đơn thuần là bài văn miêu tả mà trong đó còn có tình cảm của người viết. Có như vậy mới đạt được hiệu quả 
Ví dụ: Em hãy viết một đoạn văn miêu tả con vật mà em thích trong đó có sử dụng 
phép nhân hóa hoặc so sánh .
 Thông qua các dạng bài tập đó tôi đã củng cố cho học sinh về so sánh, nhân hóa. Giúp học sinh nhận ra cái hay của các câu thơ, bài thơ, câu văn, đoạn văn hay những tác phẩm văn xuôi. Qua đó học sinh học được cách nhân hóa, so sánh và cách quan sát, biết liên tưởng sự vật này với sự vật khác, biết vận dụng, chọn lọc những gì quan sát được để viết các câu văn có hình ảnh, làm cho đoạn văn hay hơn.
+ Hướng dẫn học sinh kĩ năng quan sát:
 Như chúng ta đã biết quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật. Ở một bài văn miêu tả chủ yếu các em phải sử dụng ba giác quan cần thiết là thị giác (mắt nhìn), thính giác (tai nghe) và xúc giác (tay sờ). Mắt cho ta cảm giác về hình dáng (cao, gầy , cho ta thấy hoạt động (Con gà khi trời đổ mưa, Tai cho ta cảm giác về âm thanh (Chú gà gáy Ò ó o... hay kéc kè ke e e...), Tay cho ta cảm giác về mềm mại,... dạy cho học sinh quan sát chính là dạy cách sử dụng các giác quan để tìm ra các đặc điểm của sự vật và biết lựa chọn chi tiết đặc điểm riêng của con vật để quan sát. Các con vật mà mình chọn để miêu tả phải có những nét nổi trội . Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm ra các đặc điểm tiêu biểu của con vật mình định tả, để phân biết nó với các con vật khác giúp bài văn thêm sinh động hấp dẫn và độc đáo.
Ví dụ: Quan sát những đặc điểm nổi bật của con gà trống nhà em nó có gì khác so với con gà trống nhà hàng xóm. Ngoài ra khi dạy văn miêu tả giáo viên cần định hướng cho học sinh cách quan sát và quan sát có phương pháp:
Lựa chọn trình tự quan sát :
+ Quan sát con vật từ xa đến gần
+ Quan sát con vật từ cụ thể đến bao quát
+ Quan sát thói quen sinh hoạt của con vật theo thời gian trong ngày.
+ Quan sát theo thời kì phát triển của con vật 
Ví dụ: Khi tả con mèo giáo viên có thể hỏi “Dùng tay sờ vào con mèo em có cảm
giác như thế nào?”
 Hướng dẫn cách thu thập các nhận xét do quan sát mang lại. Khi học sinh trình bày kết quả quan sát, nên hướng các em trả lời bằng nhiều chi tiết cụ thể và sử dụng ngôn ngữ chính xác, gợi hình. Sau đó giúp các em biết lựa chọn, sắp xếp các chi tiết miêu tả quan sát được cho lôgíc.Trong thực tế giảng dạy, nghiên cứu, tôi thấy những câu văn miêu tả hay là những câu sử dụng từ gợi hình ảnh, gợi tả âm thanh một cách sáng tạo, gợi tả sát thực. Để viết được những câu văn đó học sinh phải quan sát đối tượng một cách tinh tế. Vì vậy tôi rất chú ý phương pháp quan sát, luôn rèn cho các em kĩ năng quan sát cần thiết, biết chọn các chi tiết tiêu biểu để đưa vào bài văn .Khi hướng dẫn quan sát, tôi luôn gợi cho các em vận dụng vốn hiểu biết, khả năng liên tưởng cảm xúc và vốn ngôn ngữ, giúp cho việc quan sát, cảm nhận của các em được tốt hơn. Tôi còn gợi ý cho lớp cùng nhận xét, bình và chọn những từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp rồi ghi nhanh lên bảng làm cơ sở cho các em chọn lựa, vận dụng chính những từ ngữ, câu văn, ý văn được lớp đánh giá cao theo ý thích của riêng mình để thực hiện yêu cầu của bài tập.Vì vậy để viết tốt bài văn miêu tả đòi hỏi người viết phải hiểu, biết về đối tượng miêu tả. Hay nói cách khác là phải biết nhận dạng đúng và đầy đủ đối tượng mình miêu tả. Để có được điều đó thì đòi hỏi người viết phải biết cách quan sát, biết chọn lọc các chi tiết 
quan sát được để vận dụng làm bài .
Biện pháp thứ tư: Sử dụng bản đồ tư duy (mạng ý nghĩa), kết hợp với các 
phương pháp dạy học tích cực.
Sử dụng bản đồ tư duy (mạng ý nghĩa), kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực.(Phương pháp gợi mở, Phương pháp vấn đáp, Phương pháp thảo luận nhóm, ...)
 Như chúng ta đã biết qua một số kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học làm cho các em hiểu sâu, nhớ lâu, tự suy nghĩ viết ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, sử bản đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng bộ não, giúp học sinh học tập một cách tích cực, đó chính là biện pháp đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả.Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ hình thành cho các em tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhin vấn đề một cách tổng thể, khoa học chứ không phải học vẹt, học thuộc lòng. Học sinh hiểu bài, nhớ lâu, vận dụng tốt. Khối lượng kiến thức ngày càng tăng theo cấp số nhân, vì vậy sử dụng bản đồ tư duy cho các em tư duy lô gic để có thể vận dụng vào thực hành giao tiếp nói, viết trong cuộc sống. Đặc biệt sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới, giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Để giúp các em vận dụng tốt vốn kiến thức mà mình đã được trang bị thì bản thân tôi đã sử dụng cách dạy trong tiết “Viết bài văn miêu tả” là: sử dụng bản đồ tư duy (mạng ý nghĩa), kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực, 
Giải pháp cụ thể :
Giáo viên giới thiệu một số sơ đồ mạng 
Học sinh quan sát chọn một số sơ đồ vận dụng làm bài .
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề.
Học sinh định hình cụ thể đối tượng cần miêu tả đồng thời biết đối tượng ấy (con gà/ là ai/ là gì ?, ở đâu, lúc nào...) vào khung chủ đề.
Hoạt động 2: Tìm ý 
 Như chúng ta đã biết, làm văn miêu tả không phải lúc nào cũng có đối tượng trước mặt để thực hiện “ Bút cầm tay, ghi chép lại hiện trường”.Vì vậy để viết được bài văn miêu tả thì học sinh phải sử dụng hồi ức, vận dụng những hiểu biết, nhận xét cảm xúc đã có trong quá khứ về đối tượng miêu tả. Hồi ức, tưởng tượng là cách nhìn gián tiếp sự vật, là phục hồi nhìn nhận bằng cách gợi nhớ là cách nhìn “ thầm” để giúp các em làm bài vận dụng khả năng phục hồi kí ức, tưởng tượng.Trong các tiết này, tôi luôn sử dụng cách trò chuyện, khơi gợi rồi đề nghị các em nhắm mắt lại nhớ lại, nghĩ về con vật mình định tả đã xác định trong khung chủ đề và tự chọn lọc, viết ra những từ ngữ liên quan đến con vật đó.
Ví dụ: Học sinh suy nghĩ tìm được những từ, cụm từ liên quan đến chú gà: tơ nhỏ, mào, ò ó o, bộ lông, đuôi, oai vệ,... ghi vào khung chủ để :
Bên cạch đó, giáo viên cũng cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng học hỏi thu thập thông tin từ các tài liệu tham khảo, các bài văn mẫu . Quá phụ thuộc vào bài làm của người khác là không tốt nhưng nếu biết biến lời văn của người khác thành của mình thì sẽ giúp bài biết sinh động, phong phú hơn. Phải học hỏi xem người ta trình bày bài viết như thế nào? Sử dụng từ ngữ ra

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_van.doc