Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3 trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3 trong trường Tiểu học

Giải bài toán bằng phép nhân ( 2 kiểu bài )

+ Bài toán tìm tích

Ví dụ : Trong phòng ăn có 8 cái bàn, cứ mỗi bàn xếp 6 cái cốc. Hỏi phòng ăn có tất cả bao nhiêu cái cốc?

+ Bài toán gấp một số lên nhiều lần

Ví dụ : An gấp được 7 ngôi sao, Minh gấp được nhiều gấp 3 lần An.Hỏi Minh gấp được bao nhiêu ngôi sao?

d. Giải bài toán bằng phép chia ( 7 kiểu bài )

+ Chia thành các phần bằng nhau

Ví dụ : Có 24 cái kẹo xếp vào 4 cái hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu cái kẹo?

+ Chia thành các nhóm ( Ngược lại với bài toán chia thành các phần bằng nhau )

Ví dụ : Một sợi dây đồng dài 24 cm được cắt thành các đoạn bằng nhau mỗi đoạn 6 cm. Hỏi cắt được mấy đoạn như thế?

+ Bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số

Ví dụ : Một cửa hàng có 40 mét vải và đã bán được số vải đó. Hỏi cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải?

+ Bài toán giảm đi một số lần

Ví dụ : Một công việc nếu làm bằng tay hết 30 giờ, còn làm bằng máy thì thời gian giảm đi 6 lần. Hỏi công việc đó làm bằng máy hết bao nhiêu giờ?

+ Bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé

Ví dụ : Ngăn trên có 28 quyển sách, ngăn dưới có 7 quyên sách. Hỏi ngăn trên có số sách gấp mấy lần ngăn dưới?

+ Bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ( Giải tương tự như kiểu toán trên )

Thêm phần kết luận vậy số sách ở ngăn dưới bằng số sách ở ngăn trên.

+ Bài toán chia có dư

Ví dụ : Có 25 mét vải may mỗi bộ quần áo hết 4 mét. Hỏi 25 mét may được bao nhiêu bộ như thế và thừa mấy mét vải?

 

doc 33 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 86Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3 trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à :
28 : 4 = 7 (km)
Đáp số : 7 km
2. Cách khắc phục:
	Từ những sai lầm của học sinh tôi đã tìm hiểu nguyên nhân, từ đó tìm ra một số cách khắc phục, nâng cao chất lượng cho học sinh khi học dạng toán giải toán có lời văn cụ thể như sau:
2.1.Các bài toán đơn .
*Trong giải bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Ví dụ: Một con lợn cân nặng 42 kg, một con dê cân nặng 6 kg. Hỏi con dê cân nặng bằng một phần mấy con lợn?
Lời giải sai:
Con dê nặng bằng một phần con lợn là :
42 : 6 = 7
Đáp số : 
Phân tích sai lầm :
Tuy đáp số không sai nhưng học sinh đã sai ở lời giải . Mắc phải sai lầm này là do giáo viên chưa khắc sâu kiến thức, cách giải, các bước giải bài toán.Học sinh chưa đọc kỹ đề bài, máy móc áp dụng cách giải toán có lời văn mà lớp 1, lớp 2 đã được học- dùng câu hỏi để viết thành câu trả lời sau khi bỏ từ hỏi.
Cách khắc phục:
 Khi gặp bài giải sai này của học sinh tôi hướng dẫn lại như sau:
+Yêu cầu học sinh đọc kĩ lại đề bài, xác định cái đã cho, cái cần tìm của bài toán
HS nêu: Cho biết: Con lợn nặng 42 kg
 Con dê nặng 6 kg
Hỏi :Con dê nặng bằng một phần mấy con lợn ?
+Yêu cầu học sinh nêu tên gọi của dạng toán này ?
HS nêu: Bài toán thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
+Yêu cầu học sinh xác định số lớn, số bé
HS: Số lớn: 42
 Số bé: 6
+Hỏi: Muốn giải bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm thế nào?
HS: Bước 1:Ta so sánh số lớn gấp mấy lần số bé(Thực hiện phép chia: Số lớn:Số bé)
 Bước 2:Kết luận số bé bằng một phần mấy số lớn.
 Sau khi hướng dẫn học sinh của tôi đã có lời giải đúng:
Con lợn cân nặng gấp con dê một số lần là:
42 : 6 = 7 ( lần )
Vậy con dê nặng bằng con lợn.
Đáp số : 
* Trong bài toán nhiều hơn một số đơn vị
Ví dụ: Khối lớp 3 có 68 học sinh và ít hơn số học sinh của khối lớp bốn là 21 bạn. Hỏi khối lớp bốn có bao nhiêu học sinh ?
Lời giải sai:
Khối lớp bốn có số học sinh là:
68-21= 47(học sinh)
Đáp số :47 học sinh
Phân tích sai:
Bài toán cho biết khối lớp 3 có số học sinh ít hơn khối lớp 4vậy ngược lại tức là lớp 4 có số học sinh nhiều hơn lớp 3, nếu học sinh làm như vậy thì nghĩa là lớp 3 có nhiều hơn lớp 4.Mắc phải sai lầm này là do học sinh chủ quan không đọc kĩ bài toán cứ thấy ít hơn là làm tính trừ.
Cách khắc phục:
- Tôi yêu cầu học sinh đọc thật kĩ lại bài toán, xác định cái đã cho, cái cần tìm của bài toán.
 (Học sinh xác định: Khối lớp 3 có 68 học sinh, ít hơn số học sinh của khối lớp bốn là 21 bạn. Hỏi: Khối lớp bốn có bao nhiêu học sinh ? )
Giáo viên hỏi : Lớp 3 ít hơn lớp 4 vậy khối lớp 4 như thế nào so khối lớp 3?
Học sinh : Khối 4nhiều hơn khối 3
Yêu cầu học sinh xác định dạng toán
(Đến đây học sinh sẽ xác định được đây là bài toán về nhiều hơn một số đơn vị)
Giáo viên hỏi : Để giải bài toán về nhiều hơn ta thực hiện tính gì ?
Học sinh : Ta thực hiện tính cộng
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài. Kết quả học sinh đã làm đúng 
	Lời giải đúng
Khối lớp bốn có số học sinh là:
68+21=89(học sinh)
Đáp số :89 học sinh
2.2. Các bài toán hợp.
*Khi giải bài toán bằng hai phép tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản
Ví dụ 1: Anh có 15 viên bi, em ít hơn anh 7 viên bi. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu viên bi ?
Lời giải sai:
Cả hai anh em có số viên bi là:
15+7=22 (viên bi)
Đáp số : 22 viên bi
Phân tích sai lầm:
Đây là bài toán giải bằng hai phép tính song học sinh chỉ thực hiện có một phép tính nên dẫn đến sai hoàn toàn.
Nguyên nhân :
+/ Lớp 1, lớp 2 các em chỉ học giải bài toán đơn ( giải bằng một bước tính), có thói quen dùng câu hỏi làm câu trả lời.
+/ Do giáo viên chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh, phương pháp truyền thụ chưa phù hợp với các em dẫn đến học sinh chưa đọc kỹ đề bài, chưa biết phân tích cái đã cho, cái cần tìm của bài toán.
Cách khắc phục:
Giáo viên : Yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán, xác định bài toán hỏi gì?
(Bài toán hỏi cả hai anh em có bao nhiêu viên bi)
Giáo viên hỏi:
Số viên bi của anh biết chưa ?
Số viên bi của em đã biết chưa?
(Học sinh cần xác định số viên bi của anh đã biết còn của em chưa biết)
Giáo viên : Để tính số viên bi của em ta làm như thế nào ?
Học sinh : Lấy 15 – 7 = 8 (viên bi)
Giáo viên : Để tính số viên bi của hai anh em ta làm thế nào ?
Học sinh : 15 + 8 = 23 (viên bi)
Từ cách hướng dẫn chi tiết như vậy học sinh đã sửa được sai cho bài của mình
Lời giải đúng:
Em có số viên bi là:
15 – 7 = 8 (viên bi)
Cả hai anh em có số viên bi là:
15+8=23 (viên bi)
Đáp số : 23 viên bi
* Khi giải bài toán thực hiện bằng hai phép chia liên quan đến rút về đơn vị
Ví dụ : Một người đi xe trong 12 phút đi được 3 km. Hỏi nếu cứ đi xe như vậy trong 28 phút thì đi được mấy km ?
Lời giải sai:
Một phút đi được số km là:
12 : 3 = 4 (km)
Trong 28 phút đi được số km là :
28 : 4 = 7 (km)
Đáp số : 7 km
Phân tích sai lầm :
Đáp số 7 km là không sai nhưng học sinh đã sai ở lời giải và đánh số trong lời giải thứ nhất. Bài toán cho biết 12 phút mới đi được 3 km. Vậy 1 phút không thể đi được 4 km. Ở đây học sinh đã áp dụng quá máy móc cứ giải bằng hai phép tính chia, chưa nắm rõ bước rút về đơn vị .
Cách khắc phục:
Giáo viên : Yêu cầu học sinh đọc kỹ lại bài giải để học sinh tìm ra cái sai
Học sinh : Sai vì một phút đi được 4 km và 28 phút chỉ đi được 7 km
Giáo viên : Yêu cầu học sinh đọc kỹ lại bài toán và tóm tắt bài toán
Học sinh : Tóm tắt: 
12 phút : 3 km
28 phút :  km ?
Giáo viên : Gợi ý học sinh: Muốn tính xem 28 phút đi được mấy km ? thì phải tìm xem 1 km đi hết mấy phút
Học sinh chọn phép tính 12 :3 =4 (phút)
Giáo viên : 1km đi hết 4 phút, vậy để tính 28 phút đi được mấy km ta làm thế nào ?
Học sinh : Lấy 28 : 4 = 7 (km)
Lời giải đúng :
Một km đi trong số phút là:
12 : 3 = 4 (phút)
28 phút đi được số km là :
28 : 4 = 7 (km)
Đáp số : 7 km
BIỆN PHÁP 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Để giải các bài toán có lời văn thông thường thực hiện theo các bước sau:
* Bước 1: Đọc kĩ đề toán.
* Bước 2: Tóm tắt đề toán.
* Bước 3: Phân tích bài toán.
* Bước 4: Viết bài giải.
* Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
Cụ thể yêu cầu đối với học sinh như sau:
Bước 1. Đọc kĩ đề toán: Yêu cầu học sinh đọc ít nhất 2-3 lần đề toán, nhằm giúp các em nắm được ba yếu tố cơ bản. Những “ dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, “những ẩn số” là những cái chưa biết và cần tìm và những “điều kiện” là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
Bước 2. Phân tích - Tóm tắt đề toán: Mục đích của "tóm tắt" là phân tích đề toán để làm rõ giả thiết (bài toán cho biết gì ? và kết luận bài toán hỏi gì? ) của bài toán.Do vậy, dạy học sinh tóm tắt bài toán trước khi giải là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, không nhất thiết bắt buộc học sinh phải làm phần “tóm tắt" vào phần trình bày bài giải . Thực tế có rất nhiều cách tóm tắt bài toán, nếu các em càng nắm được nhiều cách tóm tắt thì các em sẽ càng giải Toán giỏi. Cho nên, khi dạy tôi đã truyền đạt các cách sau tới học sinh:
- Cách 1: Tóm tắt bằng chữ.
- Cách 2: Tóm tắt bằng chữ và dấu.
- Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Cách 4: Tóm tắt bằng hình tượng trưng.
- Cách 5: Tóm tắt bằng lưu đồ.
- Cách 6: Tóm tắt bằng sơ đồ Ven.
- Cách 7: Tóm tắt bằng kẻ ô.
Với mỗi dạng toán giáo viên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn cách tóm tắt phù hợp.
Bước 3. Phân tích mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho với kết luận để tìm ra cách giải bài toán: Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên, ở bước này, giáo viên cần sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường:
 - Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
 - Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
 - Cái này biết chưa?
 - Còn cái này thì sao?
Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?
Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán.
Bước 4. Trình bày lời giải: Dựa vào sơ đồ phân tích, quá trình tìm hiểu bài, các em sẽ dễ dàng viết được bài giải một cách đầy đủ, chính xác. Giáo viên chỉ việc yêu cầu học sinh trình bày đúng, đẹp, cân đối ở vở là được, chú ý câu trả lời ở các bước phải đầy đủ, không viết tắt, chữ và số phải đẹp.
Bước 5. Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải: Qua quá trình quan sát học sinh giải Toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. Khi giáo viên hỏi: “ Em có tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều em lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra , đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải Toán va phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải Toán, chúng ta cần hướng dẫn các em thông qua các bước:
- Đọc lại lời giải.
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
- Thử lại các kết quả vừa tính từ bước giải đầu tiên.
- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh. 
Tuy phương pháp giải một bài toán có lời văn thường gần giống nhau song chúng ta tránh áp dụng máy móc mà cần linh hoạt tùy theo từng dạng toán
* Các bài toán đơn :
- Bài toán tìm tổng hai số:
Ví dụ : Anh có 8 nhãn vở, em có 6 nhãn vở. Hỏi cả hai anh em có mấy nhãn vở ?
Phương pháp giải: 
Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài và tóm tắt bài toán
Tóm tắt : 
Anh : 8 nhãn vở
Em : 6 nhãn vở
Cả hai anh em : ? nhãn vở
Phân tích:
- Bằng các câu hỏi gợi mở giáo viên giúp học sinh nhận ra :Bài toán hỏi cả hai anh em tức là số nhãn vở của anh và của em, từ đó xác định tên gọi của bài toán(bài toán tìm tổng hai số) ,xác định phép tính cần thực hiện là tính cộng.
Bải giải:
Cả hai anh em có số nhãn vở là
8 + 6 = 14 ( nhãn vở)
Đáp số : 14 nhãn vở
- Bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số:
Ví dụ : Lan có 12 cái kẹo

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_giai_toan.doc