Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho phân môn Tập Đọc Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho phân môn Tập Đọc Lớp 2

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt

ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc

mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các

phân môn khác. Thông qua môn Tập đọc rèn cho các em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc

nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, đọc tốt để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn

học, ngôn ngữ và ngược lại. Đọc giúp các em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao

tiếp và hoạt động học tập. Trước hết, môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc

đúng, ngắt giọng, nhấn giọng, đọc tốt một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu

bài. Qua đó có tác dụng tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát

huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em.

Chính vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất băn khoăn những vấn đề tồn

tại trên. Vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho

phân môn tập đọc lớp 2” nhằm giúp học sinh biết đọc đúng, hay, có khả năng kể

chuyện, giao tiếp tốt, viết đúng chính tả, viết được những bài văn có biện pháp rèn đủ ý,

trọn câu và ngày càng yêu thích hứng thú đọc sách

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1249Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho phân môn Tập Đọc Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VŨNG LIÊM 
TRƯỜNG TIỂU HỌC HIẾU THÀNH 
KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC 
 CHO PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2 
 Giáo viên: Đỗ Mai Như Thủy 
 Dạy lớp: 2/2 
 Năm học: 2020 – 2021 
KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC 
CHO PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2 
A. MỞ ĐẦU 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt 
ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc 
mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các 
phân môn khác. Thông qua môn Tập đọc rèn cho các em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc 
nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, đọc tốt để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn 
học, ngôn ngữ và ngược lại. Đọc giúp các em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao 
tiếp và hoạt động học tập. Trước hết, môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc 
đúng, ngắt giọng, nhấn giọng, đọc tốt một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu 
bài. Qua đó có tác dụng tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát 
huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em. 
 Chính vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất băn khoăn những vấn đề tồn 
tại trên. Vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho 
phân môn tập đọc lớp 2” nhằm giúp học sinh biết đọc đúng, hay, có khả năng kể 
chuyện, giao tiếp tốt, viết đúng chính tả, viết được những bài văn có biện pháp rèn đủ ý, 
trọn câu và ngày càng yêu thích hứng thú đọc sách. 
II. MÔ TẢ NỘI DUNG: 
 Với mong muốn hạn chế đến mức tối đa việc học sinh đọc chậm, đọc chưa đúng. Bản 
thân tôi cố gắng sử dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức để giảng dạy nhằm giúp học 
sinh hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng đọc đúng Tiếng Việt chuẩn mực theo 
hướng “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh là một công 
việc mang tính lâu dài và liên tục, rèn cho các em ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng 
đọc nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Qua đó, giáo viên rèn các kĩ năng sử 
dụng ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của 
đời sống. 
III. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
1. Phạm vi nghiên cứu: 
 Với kinh nghiệm này việc nghiên cứu phải tiến hành ở trường Tiểu học với nhiều lớp 
khác nhau, vì điều kiện hạn chế, tôi chỉ nghiên cứu kinh nghiệm này ở một khía cạnh 
nhỏ: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho phân môn tập đọc lớp 2”. 
2. Đối tượng nghiên cứu: 
 Tôi chọn học sinh lớp 2/2 trường Tiểu học Hiếu Thành là lớp tôi chủ nhiệm và trực 
tiếp giảng dạy năm học 2020 - 2021 để thực hiện “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho 
phân môn Tập đọc lớp 2” 
B. NỘI DUNG 
I. THỰC TRẠNG 
1. Thuận lợi: 
- Tổng số học sinh : 25 em; nữ : 13 em 
- Học sinh có đầy đủ sách vở và dụng cụ học học tập 
- Trường lớp khang trang, bàn hai chỗ ngồi rất thuận lợi cho học sinh học tập theo tổ, 
nhóm 
-Tất cả học sinh đều có tinh thần học tập hứng thú 
- Học sinh được học hai buổi trên ngày 
2. Khó khăn: 
 Năm học 2020-2021 tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy và chủ nhiệm lớp 2/2, tổng số 
25 học sinh. Qua khảo sát, tôi thấy việc đọc của các em chưa tốt, mức độ đọc còn ê-a, đọc 
chậm và chưa biết cách đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng. Cụ thể như sau: 
Lớ
p 
Sĩ 
 số 
Luyện phát âm Ngắt giọng Nhấn giọng Đọc tốt 
Đúng 
Chưa 
đúng Đúng 
Chưa 
đúng Đúng 
Chưa 
đúng Đúng 
Chưa 
đúng 
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 
2.2 
25 15 60 10 40 16 64 9 36 16 64 9 36 12 48 13 52 
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
 Từ thực trạng và nguyên nhân nêu trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng các giải 
pháp như sau: 
 1. Biện pháp 1: Luyện phát âm 
 * Mục tiêu của biện pháp: 
 Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc tốt người giáo viên 
phải giúp các em phát âm chuẩn, đọc đúng loại câu, đúng ngữ điệu câu. Giúp các em tự 
hiểu nội dung bài, xác định đúng loại câu, ngữ điệu, giúp các em phải biết đặt mình vào 
vị trí của nhân vật, của tác giả. Ngoài ra, giáo viên còn phải biết cách tổ chức một giờ học 
nhẹ nhàng, sinh động. 
 * Cách thực hiện biện pháp: 
- Luyện đọc đúng 
 + Tìm hiểu nội dung 
 + Luyện đọc nâng cao 
 Chính vì vậy khi dạy Tập đọc, tôi phải chú ý quan tâm đến tất cả các đối tượng học 
sinh trong lớp mình. Khi dạy học giáo viên phải phụ thuộc vào trình độ của học sinh, phải 
hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh đọc chưa tốt, đọc còn 
ngọng, sai và ấp úng thì giáo viên phải dừng lại ở bước 1 là luyện học sinh đọc đúng. Nếu 
học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì giáo viên dành cho luyện đọc nâng cao (bước3). 
 Qua tìm hiểu tôi thấy đại đa số các em đọc ngọng là do các nguyên nhân sau: 
 + Do môi trường sống (nhiều hơn) 
 + Do bộ máy phát âm (ít hơn) 
 + Do phương ngữ 
 Chính vì vậy để sửa cho các em đọc đúng người giáo viên phải kiên trì liên tục và có 
hệ thống. Thông thường các em rất ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, chế nhạo cho nên 
người giáo viên phải giải toả tâm lí cho học sinh bằng lời lẽ của mình. Đồng thời giáo 
viên phải giải thích cho học sinh cùng lớp để các em cùng giúp bạn sửa chữa. 
Cách sửa đọc ngọng cho học sinh: 
 Trước hết, giáo viên phải nắm chắc được nghĩa của các từ có phụ âm hay đọc ngọng. 
Những tiếng có âm quặt lưỡi như s - x; r - d- gi; tr- ch thì hướng dẫn các em nói tự nhiên 
cho hay, (không cố gắng đọc nhấn). Nhưng trong Tiếng Việt có phụ âm đầu là r (là phụ 
âm quặt lưỡi) thì chúng ta đọc không rung. 
 Ví dụ: Như từ: ra vào, rang lạc, rực rỡ, rung rinh Giáo viên đọc rung những tiếng là 
tiếng nứơc ngoài, ví dụ: Ra đi ô 
 Kết luận: Ngoài việc sửa chữa trong mỗi tiết Tập đọc và các môn học khác. Cuối 
mỗi buổi học, tôi còn giao những bài tập đọc nhỏ để học sinh tự luyện đọc ở nhà và về 
nhà đọc trước bài của ngày hôm sau. Hàng ngày, tôi kiểm tra về cách đọc của học sinh và 
nhận xét. 
2. Biện pháp 2: Luyện đọc ngắt giọng 
 * Mục tiêu của biện pháp: 
 Qua điều tra thực tế, tôi thấy ở học sinh lớp 2 nói chung chưa biết cách đọc ngắt 
giọng. Để học sinh biết ngắt giọng trong khi đọc, trước hết phải hướng dẫn các em đọc 
đúng. Từ việc đọc đúng đó, gioa viên sẽ hướng dẫn các em đọc đúng, cách ngắt giọng 
đúng. 
 * Cách thực hiện biện pháp: 
 Muốn đạt được điều đó cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ 
để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc tuyệt đối không được tách từ ra làm hai, không tách từ chỉ 
loại với danh từ nó đi kèm theo. 
 Ví dụ: Không được đọc ngắt giọng: 
 Tự xa/ xưa thủa nào 
 Trong rừng/ xanh sâu thẳm 
 (Gọi bạn- Tiếng Việt 2 tập 1 trang 28) 
Hay: 
Con ve cũng/ mệt vì hè nắng oi 
Mẹ là/ ngọn gió cảu con suốt đời. 
(Mẹ - Tiếng Việt 2 tập 1 trang 101) 
 Mà phải đọc: 
 Tự xa xưa / thủa nào 
 Trong rừng xanh / sâu thẳm 
Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi 
Mẹ là ngọn gió / của con suốt đời. 
 Ví dụ: Bài: Dậy sớm 
 Tinh mơ / em thức dậy 
 Rửa mặt / rồi đến trường 
 Núi giăng hàng / trước mặt 
 Phải lưu ý về cách ngắt nhịp vì theo dự tính học sinh sẽ ngắt 
 Tinh mơ em / thức dậy 
 Rửa mặt rồi / đến trường 
 Núi giăng / hàng trước mặt 
 Trong khi đó ta nên xét về mặt ý nghĩa và lí thuyết trọng âm hai câu đầu ngắt nhịp 2/3 
và câu sau ngắt nhịp 3/2. 
3. Biện pháp 3: Luyện đọc nhấn giọng 
 * Mục tiêu của biện pháp: 
 Qua việc giảng dạy và thức tế trên lớp để giúp học sinh đọc đúng, đọc nhấn giọng, 
người giáo viên cần phải thực hiện các nội dung sau: 
 Chuẩn bị kĩ cho việc dạy nhấn giọng. Tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy để hiểu rõ và cảm 
thụ sâu sắc bài, giúp học sinh đọc có hiệu quả hơn. 
 * Cách thực hiện biện pháp: 
 Bài đọc trong sách giáo khoa của giáo viên cần nghi vắn tắt cách đọc, cách ngắt nhịp, 
cách nhấn giọng, sắc thái tình cảm đọc. 
 Ví dụ: Bài: “Quà của Bố” (Tiếng Việt 2- tập 1 trang 106) 
 Đọc chậm rãi diễn tả hình ảnh về người bố, nhấn giọng ở các từ tả về món quà của 
người bố. 
 Bài: Thương ông (Tiếng Việt 2- tập 1 trang 83) 
 Ở bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh đều đọc ở nhịp 2/2, các câu thơ đọc giọng 
vui, cần ghi rõ từ nhấn mạnh (hoặc gạch chân) những đoạn câu cần ghi trọng âm, kí 
hiệungắt (/), nghỉ (//), lên giọng (), xuống giọng (), kéo dài (). Trong từng bài, giáo 
viên sẽ dự tính những lỗi học sinh sẽ mắc, giọng đọc cả bài, đoạn cần nhấn mạnh, tốc độ 
đọc. 
 Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học. Phương tiện trực quan chủ yếu trong giờ tập 
đọc là bài đọc và ngôn ngữ của giáo viên. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng triệt để sách giáo 
khoa để học phân môn Tập đọc đạt kết quả tốt. Đồ dùng dạy học thông thường trong tiết 
Tập đọc là tranh mẫu và một số vật thực, mô hình để giảng từ và ý. 
 Hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học, đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật 
thiết với nhau. Cảm thụ tốt giúp học sinh hiểu nội dung bài học. Tuy nhiên, đối với học 
sinh lớp 2 đọc đúng, đọc tốt chưa cao nên việc đọc đúng của học sinh cần chú trọng hơn. 
Ở đây viêc đọc ngắt giọng, nhấn giọng được chú ý vào những học sinh đã đọc tốt và yêu 
cầu đọc ở cuối kì I. 
 Ví dụ: Bài: Sáng kiến của bé Hà (Tiếng Việt 2 tập 1 trang 78) 
 Theo em bé Hà có những sáng kiến gì? 
 Hà đã tặng ông món quà gì? 
 Bé Hà trong truyện là một cô như thế nào? 
 Với những câu hỏi trên cùng với những câu hỏi gợi ý nội dung bài học sinh sẽ tìm ra 
cách đọc thích hợp để diễn tả được cái không khí tưng bừng của cả gia đình bé Hà. Bên 
cạnh đó một trong những biện pháp để bồi dưỡng học sinh cảm thụ văn học là làm bài tập 
có hiệu quả. Để hướng tới đọc đúng có sáng tạo, khi giảng bài trên lớp giáo viên cần 
hướng dẫn luyện đọc đúng. Để hình thành kĩ năng đọc đúng học sinh cần phải: 
 + Biết thở sâu chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi đọc. 
 + Rèn cường độ giọng đọc (luyện đọc to) 
 + Luyện đọc đúng 
 Ví dụ: Dùng một gạch xiên (/) đánh dấu ngắt; hai gạch xiên (//)đánh dấu chỗ nghỉ và 
gạch chân từ ngữ cần nhấn giọng ở đoạn văn sau: 
 Ví dụ: Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau 
tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. 
 Kết luận: Ngoài những biện pháp trên người giáo viên có thể kết hợp nội dung luyện 
đọc lồng ghép với trò chơi như: Thả thơ, truyền điện, chạy tiếp sức 
 Trên đây là những biện pháp, tôi đã thực hiện và đã có kết quả. Tuy nhiên dù học sinh 
có tiến bộ ở mức độ nào đi nữa thì sự khen ngợi, động viên kịp thời của người thầy, của 
bạn bè, của gia đình là vô cùng quan trọng. Vì nó phù hợp với tâm lí đặc điểm của các 
em. 
 4. Biện pháp 4: Luyện đọc tốt 
 * Mục tiêu của biện pháp: 
 Muốn rèn cho các em đọc đọc tốt thì trước hết phải rèn cho các em đọc đúng, đọc 
ngắt giọng và nhấn giọng. Đọc tốt là đọc văn bản sao cho giọng điệu phù hợp với tình 
huống miêu tả trong văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay 
tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Đọc tốt 
có nhiều mức độ: 
 * Cách thực hiện biện pháp: 
 - Biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu. 
Ví dụ: Trong bài Cây dừa -Tiếng Việt 2 tập 2 trang 88 có câu 
 Cây dừa xanh toả nhiều tàu 
 Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. 
 Khi đọc giáo viên phải lưu ý lắng nghe học sinh đọc nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, 
gợi cảm như: toả, dang tay, gật đầu. 
 - Biết thể hiện ngữ điệu (Sự thay đổi cao độ, trường độ của giọng đọc) phù hợp với 
từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến). 
 - Biết đọc giọng phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật. 
 - Biết đọc phân biệt lời của của các nhân vật. 
 Ví dụ : Trong bài Tập đọc “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” - Tiếng Việt 2 tập 2 
trang 31- Khi đọc giọng Chồn lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng, cuối truyện lại rất chân thành. 
Còn giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin. 
 - Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong đoạn văn hoặc văn bản. 
III. KẾT QUẢ CỤ THỂ SAU KHẢO SÁT 
 Sau một khoảng thời gian áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn giảng dạy môn 
Tập đọc ở lớp 2/2, tôi thấy tỷ lệ học sinh đọc được nâng lên rất khả quan. Các giờ học tập 
đọc đã được diễn ra nhẹ nhàng, gây được hứng thú học tập nhiều hơn cho học sinh. 
 Giáo viên tự tin hơn trong lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Bản 
thân tôi không bị lệ thuộc vào sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Tôi đã mạnh dạn đổi 
mới phương pháp dạy học. Đặc biệt là tôi thấy mình hứng thú hơn rất nhiều trong giảng 
dạy, giảm áp lực với học sinh. 
 Học sinh hứng thú và chủ động hơn trong việc luyện đọc và cảm thấy yêu thích phân 
môn này. Số học sinh đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm rất nhiều, số học sinh đọc tốt đã 
được nâng lên. Cụ thể như sau 
Lớp 
Sĩ 
số 
Luyện phát âm 
Ngắt giọng 
Nhấn giọng Đọc tốt 
Đúng 
Chưa 
đúng 
Đúng 
Chưa 
đúng 
Đúng 
Chưa 
đúng 
Đúng 
Chưa 
đúng 
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 
2.2 
25 22 88 3 12 22 88 3 12 22 88 3 12 17 68 8 32 
 Kết luận: Như vậy so sánh với bảng khảo sát đầu năm học, tôi thấy số lượng học sinh 
đọc đúng, đọc hay chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn. Số học sinh đọc sai, đọc ấp úng giảm nhiều. 
Nhiều học sinh đầu năm đọc ngắt nghỉ hơi tùy tiện thì nay đã đọc đúng, đọc lưu loát, biết 
ngắt hơi đúng ở sau những dấu câu và những câu dài, biết lên giọng hạ giọng, nhấn giọng 
một cách hợp lí. Vì vậy tôi khẳng định: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho phân 
môn tập đọc lớp 2” là đúng hướng và có hiệu quả. 
IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG 
 Ngay từ khi khảo sát chất lượng đầu năm học, tôi đã tiến hành mở chuyên đề trong 
khối 2,3 “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho phân môn tập đọc lớp 2”. Từ đó kinh 
nghiệm được quí thầy, cô trong tổ khối và đồng nghiệp trường bạn áp dụng dạy lớp của 
mình đạt được kết quả rất khả quan, kinh nghiệm này được nhân rộng cho toàn huyện. 
 Giáo viên áp dụng dạy đạt hiệu quả: 
STT Họ và tên GV Lớp Ký tên 
1 Bùi Ngọc Trí 2.1 
2 Võ Văn Ngọc 2.3 
3 Phạm Thu Thảo 3.1 
4 Nguyễn Văn Tuấn 3.2 
 C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
I. KẾT LUẬN: 
 Giáo viên phải là người đọc mẫu chuẩn, hay. Dạy phải tỉ mỉ, kiên trì, nhẹ nhàng. Việc 
đưa ra hệ thống phiếu bài tập phải đảm bảo các yêu cầu, phải thực hiện được mục đích, 
học sinh phải chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và trong học tập. 
Khi giảng dạy cần chú ý đến nội dung bài tập đọc. 
 Đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho phân môn tập đọc lớp 2” giúp học 
sinh pháp âm đúng, chuẩn, đọc đúng ngữ liệu, ngắt giọng đúng và hay. Khi dạy giáo viên 
phải đầu tư nhiều thời gian và có đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên và phải chuẩn bị 
cả về đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy đó thì tiết học mới có hiêụ quả cao. Mặc dù 
tôi còn khó khăn trong trong quá trình thực hiện phương pháp. Nếu khắc phục được, tôi 
nghĩ đây là một việc làm rất thiết thực trong quá trình nâng cao chất lượng đọc cho học 
sinh, góp phần lớn vào mục tiêu giáo dục tiểu học. 
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ: 
 Để thực hiện được đề tài này hiệu quả, bản thân tôi tự nhận thấy có một số vấn đề cần 
thiết và không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy nói chung và việc rèn kĩ năng đọc 
ở lớp 2 nói riêng đó là: 
 - Đối với giáo viên: phải thường xuyên học tập, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên 
môn, năng lực sáng tạo, nắm chắc khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh để có 
phương pháp và hình thức giảng dạy cho phù hợp. 
 - Đối với tổ khối: thường xuyên mở các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và 
các chuyên đề viết sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng cho học sinh” 
 - Đối với nhà trường: Phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng 
đọc cho học sinh” cho năm học 2021 - 2022. 
 Hiếu Thành, ngày 19 tháng 01 năm 2021 
 Người viết 
 Đỗ Mai Như Thủy 
 KẾT QUẢ CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TT Họ và tên giám khảo Kết quả chấm Chữ ký giám khảo 
Thống nhất số điểm: / 10 diểm. Xếp loại: 
 Hiếu Thành, ngày tháng năm 2021 
 TRƯỞNG BAN GIÁM KHẢO 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_p.pdf