Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nề nếp trong công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nề nếp trong công tác chủ nhiệm lớp

- Tìm hiểu học sinh: Về lực học (qua học bạ lớp 6), thi khảo sát đầu năm, từ đó để xây dựng một mạng lưới tự quản trong lớp, cán bộ lớp, cán bộ tổ phải là học sinh gương mẫu học lực giỏi.

+ Chia nhóm học tập: Cả lớp chia làm 4 tổ, mỗi tổ chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm có ít nhất 1 học sinh học lực giỏi làm tổ trưởng (các nhóm trưởng là lực lượng nòng cốt cho tổ).

+ Quy định rõ chức năng và nhiệm vụ cho từng loại cán bộ.

+ Lên kế hoạch hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ lớp, tổ riêng, cán bộ nhóm riêng.

+ Hướng dẫn nội dung ghi chép sổ công tác cho cán bộ.

 

doc 8 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3854Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nề nếp trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp quản lý nề nếp 
trong công tác chủ nhiệm lớp
A- Đặt vấn đề:
	1- Lý do chọn đề tài:
	Trong sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định việc giáo dục con người là quốc sách "Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố của sự phát triển nhanh và bền vững" thì công tác làm chủ nhiệm lớp của một giáo viên là vô cùng quan trọng để thực hiện được mục tiêu của phát triển giáo dục đào tạo, nó quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh trong lớp mình phụ trách.
	Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục đào tạo, quan điểm của Đảng và Nhà nước từ thực tiễn công tác với những kết quả đã đạt được trong năm qua tôi xin mạnh dạn nêu "Một số biện pháp quản lý nề nếp trong công tác chủ nhiệm lớp" nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần phụ vụ sự nghiệm phát triển giáo dục - đào tạo của đất nước.
	2- Mục đích và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp:
	a) Mục đích của giáo viên chủ nhiệm:
	Cùng với giáo viên bộ môn các đoàn thể trong, ngoài nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành "nhân cách" của học sinh trong lớp. Vì thế người giáo viên chủ nhiệm phải thực sự gần gũi quan tâm và yêu thương học sinh.
	b) Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
	- Dạy và tổ chức các hoạt động học tập trong và ngoài giờ của học sinh.
	- Nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục của nhà trường để thực hiện trong lớp học.
- Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò xã hội chủ nghĩa.
- Cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể xã hội chủ nghĩa mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh.
- Hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp có phương pháp giáo dục thích hợp.
- Chỉ đạo trong việc kết hợp với các lực lượng giáo dục.
- Nhận định đánh giá chính xác học sinh.
- Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của Nhà trường.
3- Đối tượng và phạm vi giáo dục:
Lớp 7B trường THCS Lương Chí.
B- Giải quyết vấn đề:
I/- Thực trạng đặc điểm tình hình học sinh trong lớp:
1- Đặc điểm: Lớp 7B có sĩ số: 44 học sinh.
Trong đó: 	Nữ: 19 học sinh	Nam: 25 học sinh
- Học sinh trong Thị trấn: 10 em
- Học sinh các xã khác (hầu như xã nào cũng có).
- Học sinh miền núi: 1 em
2- Thuận lợi:
Được giảng dạy, chủ nhiệm lớp của trường chất lượng cao, là một thuận lợi đối với bản thân. Khi được giao công tác chủ nhiệm tôi tìm hiểu lý lịch và sơ lược về hoàn cảnh của từng học sinh, cũng như tình hình học tập của các em. Được biết: Hầu như các bậc phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, các em đều có ý thức để học tập, ngoan kính thầy cô, mến bạn ... Đó là những thuận lợi cơ bản cho công tác chủ nhiệm lớp đối với bản thân.
3- Khó khăn:
- Phần lớn là các em ở xa tập trung về học nên phải ở trọ, không được bố mẹ gần gũi trực tiếp quan tâm, hơn nữa các em còn nhỏ nhiều khi nhớ nhà hay một yếu tố tâm lý nào đó không có phụ huynh kịp thời nhắc nhở, động viên thì rất dễ ảnh hưởng đến việc học tập và rèn luyện của các em.
- Mặt khác gần trường học có rất nhiều nới kinh doanh những trò chơi điện tử, Bi-a, Intơnet .... Nếu không quản lý tốt các em thì chính những nơi đấy là nơi học sinh hay tụ tập nhất.
- Điều kiện sân chơi của nhà trường chật hẹp, ảnh hưởng lớn đến vui chơi giải trí của các em.
Biết được những thuận lợi và khó khăn tôi xác định cho mình những việc cần làm của một giáo viên chủ nhiệm lớp phải là chỗ dựa vững chắc, là niềm tin, là "người mẹ thứ hai" của các cháu.
4- Những chỉ tiêu lớp tôi phải đạt được trong năm học 2005-2006 là:
- Hạnh kiểm:	Tốt: 37 em	Khá: 7 em
- Học lực:	Giỏi: 10 em	Khá: 32 em	 Trung bình: 2 em
Chi đội phải là Chi đội vững mạnh
* Nắm được đặc điểm tình hình của lớp, những yếu tố tích cực, tiêu cực đến hoạt động của lớp tôi (tác động) đã vạch ra cho mình những kế hoạch và việc làm cụ thể.
II/- Những biện pháp đã thực hiện:
- Tìm hiểu học sinh: Về lực học (qua học bạ lớp 6), thi khảo sát đầu năm, từ đó để xây dựng một mạng lưới tự quản trong lớp, cán bộ lớp, cán bộ tổ phải là học sinh gương mẫu học lực giỏi.
+ Chia nhóm học tập: Cả lớp chia làm 4 tổ, mỗi tổ chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm có ít nhất 1 học sinh học lực giỏi làm tổ trưởng (các nhóm trưởng là lực lượng nòng cốt cho tổ).
+ Quy định rõ chức năng và nhiệm vụ cho từng loại cán bộ.
+ Lên kế hoạch hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ lớp, tổ riêng, cán bộ nhóm riêng.
+ Hướng dẫn nội dung ghi chép sổ công tác cho cán bộ.
- Xếp nơi ngồi ổn định, để tiện việc theo dõi cho nhóm, cho tổ. Hàng tháng chỗ ngồi được chuyển hợp lý để tiện cho việc theo dõi trên bảng. Mỗi tổ được xếp trong 3 bàn, tổ trưởng quán xuyến chỉ đạo các nhóm, nhóm trưởng là người theo dõi, giúp đỡ các thành viên nhóm mình phụ trách. Vì thế vai trò của nhóm trưởng cũng rất quan trọng, nhóm trưởng phải gương mẫu, học tốt và các thành viên trong nhóm phải có trách nhiệm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, giúp đỡ không phải là che dấu khuyết điểm của bạn, không phải là cho bạn chép bài kiểm tra hay bài tập ....mà phải đấu tranh phê bình nếu bạn sai, biết chỉ ra cho bạn những khuyết điểm mà bạn mắc phải và phải thực lòng thương yêu bạn. Vui khi bạn có nhiều thành tích và biết lấy bạn là tấm gương để mình học tập. Nhóm học tập không phải là chỉ để học ở trường mà ở nhà cũng thế, thường xuyên trao đổi qua lại để chia sẻ với bạn. Nếu không may bạn bị ốm thì cháp bài và giảng bài cho bạn. Việc phân nhóm học tập vốn đặc thù học sinh của lớp 7B đây là một vấn đề khó. Phân làm sao để các em đi học xa nhà phải trọ lại lúc nào cũng thấy như mình có người trong gia đình ở cạnh cùng chia sẻ, động viên lúc ốm đau, lúc nhớ nhà với bạn, rủ nhau đi chơi cầu lông hay đá bòng ở sân trường sau buổi tan học.
- Hàng ngày, hàng tuần các nhóm phải báo cáo tình hình của nhóm mình với tổ, các tổ báo cáo với lớp trưởng. Cùng với sự theo dõi của mình lớp trưởng phải nắm được cụ thể mọi hoạt động của lớp. Làm cơ sở để giáo viên chủ nhiệm biết được khi không có tiết dạy lớp mình.
- Giáo viên chủ nhiệm bám sát kế hoạch đội đặc biệt là hoạt động GD ngoài giờ lên lớp để có kế hoạch cụ thể cho lớp mình sinh hoạt theo chủ điểm: Hoạt động GD ngoài giờ vừa là một môn học, vừa là sân chơi thật sự bổ ích để giữa các tổ trong lớp thi đua với nhau, các em cùng vui chơi, tìm hiểu về quê hương đất nước, về lễ nghĩa "Tôn sư trọng đạo", "Uống nước nhớ nguồn"... Không sa vào nơi tụ tập của những tệ nạn xã hội ... Môn học hoạt động GD ngoài giờ lên lớp càng phải chú trọng vì cung cấp và mở rộng những kiến thức mà các em đã tiếp thu được qua các môn học ở trên lớp. Các em biết vận dụng những kiến thức đã học và thực tiễn cuộc sống, bổ sung thêm vốn kinh nghiệm trong sinh hoạt tập thể ở trường, ở gia đình, ngoài xã hội. Góp phần phát triển thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện hằng ngày. Qua mỗi chủ điểm sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng giáo viên chủ nhiệm có phát động thi đua sơ kết, tổng kết, khen che đúng mực để khích lệ tinh thần học tập của các em.
- Liên hệ với giáo viên bộ môn để nắm bắt được tình hình học tập của lớp, những học sinh nào bị phê bình, giáo viên phải có biện háp giáo dục thích đáng để học sinh kịp thời sửa chữa.
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh bằng sổ liên lạc hay qua điện thoại (trường hợp đột xuất) để phụ huynh biết được tình hình học tập, rèn luyện của con em mình.
- Kết hợp chặt chẽ với đội để thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt đúng, đều theo quy định với việc thực hiện tốt nề nếp hoạt động mục tiêu cuối năm học này lớp tôi sẽ phấn đấu vượt chỉ tiêu được giao. Cụ thể là:
+ Hạnh kiểm:	Tốt: 40 em	Khá 4 em
+ Học lực:	Giỏi 14 em	Khá: 30 em
Và hoạt động đội xếp thứ 3 toàn trường.
C- Kết luận:
1- Kết quả nghiên cứu: 
Chính vì có được nề nếp sinh hoạt tốt nên gần 1 nưm qua lớp tôi đều hoàn thành và thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của người học sinh, không có học sinh vi phạm quy chế, nội quy của trường, của đội đề ra, học tập thi cửa nghiêm túc.
- Hoạt động văn thể mĩ:
	+ Văn nghệ: Xếp thứ 3
	+ Cầu lông đôi nam: Xếp thứ 3 toàn trường.
- Xây dựng được tập thể học sinh đoàn kết, thường yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Không có học sinh nào sa vào những nơi tụ tập của các tệ nạn xã hội.
- Hoạt động trong 15 phút đầu giờ và các tiết hoạt động ngoài giờ lến lớp thực hiện tốt, sau tiết học tổ chức cho các em những trò chơi bổ ích như: đá cầu, vui kể chuyện, câu đố .... cuối buổi học các em có thể đến trường chơi những môn thể thao tập thể: Kéo co, đá bóng, cầu lông ... Chính từ những trò chơi này các em thầy tình bạn gắn bó hơn, yêu trường, yêu lớp hơn.
- Không có học sinh vỗ lễ với thầy cô giáo, các em thi đua thực hiện tốt mọi quy định của nhà trường.
+ Không đi xe trong trường.
+ Không nói tục, chửi bậy.
+ Tôn trọng thầy cô giáo, cũng như nhân viên của trường.
+ Không gay gổ với bạn bè, tuyệt đổi không có học sinh nào đánh nhau.
+ Đồng phục mùa động, mùa hè thực hiện tốt.
+ Không ăn bánh, ăn quà vặt làm mất vẻ đẹp của người học sinh.
+ Không tụ tập ở cổng trường.
+ Không viết, vẽ bậy lên bàn ghề, tường phòng học.
* Kết quả trong suốt thời gian qua được Ban chỉ huy Liên đội đánh giá như sau:
- Tháng 9: Xếp thứ 5/12
- Tháng 10: Xếp thứ 4/12
- Tháng 11: Xếp thứ 4/12
- Tháng 12: Xếp thứ 4/12
- Tháng 01: Xếp thứ 3/12
- Tháng 02: Xếp thứ 2/12
- Tháng 03: Xếp thứ 2/12
2- Kiến nghị - Đề xuất:
* Nề nếp tốt là cơ sở để các em học tập tiếp thu bài tốt. Vì thế trong việc làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi thấy cần kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trường một số vấn đề sau:
+ Sân trường quá hẹp không có nơi để các em chơi.
Trên đây là một số biện pháp về quản lý nề nếp trong công tác chủ nhiệm lớp của bản thân tôi. Mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường để không phải bản thân tôi mà các giáo viên chủ nhiệm khác của trường Lương Chí có thêm kinh nghiệm chủ nhiệm lớp. Đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo dục của Nhà nước.
Tôi xin cảm ơn.
Ngày tháng năm 2006
Người viết
Nguyễn Thị Ngọc

Tài liệu đính kèm:

  • doc11-4-2006 Mot so bien phap quan ly ne nep trong cong ta chu nhiem lop.doc