Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông số 2 Bảo Yên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông số 2 Bảo Yên

 Về tổ chức nhân sự: bên cạnh ban chuyên môn phụ trách chung về dạy học nhà trường, thành lập Ban hướng nghiệp do một đồng chí lãnh đạo trường làm trưởng ban. Các thành viên gồm: Giáo viên chủ nhiệm, đại diện hội cha mẹ học sinh các lớp, đoàn thanh niên, giáo viên các môn Công nghệ, Tin học, Giáo dục công dân, giáo viên dạy nghề, giáo viên dạy bộ môn Giáo dục hướng nghiệp, các tổ trưởng chuyên môn. Ban này có trách nhiệm tư vấn về công tác hướng nghiệp cho Hiệu trưởng, tổ chức thực hiện kế hoạch và hướng nghiệp dạy nghề theo kế hoạch nhà trường.

- Bồi dưỡng về kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác hướng nghiệp.

- Lựa chọn giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn về hướng nghiệp do bộ giáo dục đào tạo tổ chức, liên kết với các đơn vị sản xuất trên địa bàn làm ăn có hiệu quả. Bởi cơ sở sản xuất tại địa phương là minh chứng sống cho các em định hướng và chọn nghề

- Bồi dưỡng những kiến thức về kinh tế và hội của đất nước và địa phương để làm tốt công tác tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh.

- Chú trọng công tác thi đua khen thưởng, khuyến khích bằng vật chất cho cán bộ giáo viên làm công tác hướng nghiệp dạy nghề.

 

doc 25 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông số 2 Bảo Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, hiểu được xu thế phát triển hệ thống nghề trong xã hội ta. Thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo viên giúp học sinh điều chỉnh động cơ học nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào việc sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực vì vậy giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông phải làm các công việc sau: 
- Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp ở trường trung học phổ thông vì giáo dục lao động nhằm hình thành có mục đích, có kế hoạch những quan điểm, thái độ đúng đắn với lao động, có tri thức lao động, kỹ năng nghề nhất định ở học sinh chuẩn bị tâm thế cho thế hệ trẻ những công dân tương lai sẵn sàng hội nhập với thế giới việc làm và vì lao động là nền tảng để nhà trường làm tốt công tác hướng nghiệp dạy nghề.
- Lao động là cầu nối giữa định hướng nghề và tham gia học nghề, giữa lý thuyết với thực hành. Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh có sự hiểu biết khái quát về sự phân công lao động xã hội, cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
- Sự phát triển của đất nước và địa phương, làm quen với những ngành nghề chủ yếu, nghề cơ bản, đặc biệt là nghề truyền thống của địa phương. Giáo dục hướng nghiệp giúp tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.
- Giáo dục hướng nghiệp giáo dục động viên hướng dẫn học sinh đi vào những ngành nghề mà nhà nước địa phương đang cần phát triển.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Học sinh THPT là bộ phận thanh thiếu niên đến tuổi trưởng thành được tiếp cận với một hệ thống kiến thức từ quá trình học tập ở Trường phổ thông và được trải nghiệm thực tiễn thông qua những dạng lao động trong gia đình, trong các tổ chức đoàn thể, hàng ngày được tiếp nhận các dạng thông tin nghề nghiệp và chính những điều kiện này đã giúp các em hình thành được những cơ sở xác đáng về kiến thức, về kỹ năng và đặc biệt là sự trưởng thành đáng kể trong nhận thức đối với ý nghĩa cuộc sống, vị trí của bản thân, có được sự thử thách trong lao động nghề nghiệp góp phần vào đời sống gia đình tạo ra những tiêu để cho quá trình thích ứng nghề nghiệp sau này. Một số học sinh với ý chí vươn lên, ngay từ khi còn học phổ thông đã tích cực học thêm các môn học cần thiết như tin học, ngoại ngữ. Với cái nền rất đáng quí đó của học sinh THPT, nhiệm vụ hướng nghiệp đối với các em không chỉ dừng lại ở mức nâng cao nhận thức và sự hiểu biết kỹ càng hơn về nghề mà còn là quá trình xác lập những điều kiện kiến thức để đưa các em hoạt động trong thế giới nghề nghiệp, tạo ra sự thích ứng ở mức độ nhất định với nghề hoặc lĩnh vực lao động mà họ ưa thích.
Do sự phân luồng của xã hội, do thực tế bức xúc bởi vì không có sự liên thông giữa hướng nghiệp, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nên tồn tại một thực tế đầu vào các trường chuyên nghiệp thì nhiều, chưa được tư vấn hướng nghiệp đầy đủ, đầu ra dư thừa nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo không được kiểm soát, nhiều sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp, phải đào tạo lại.
Thực tế tại địa phương chúng tôi là một huyện miền núi kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp việc định hướng và tư vấn nghề là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết để các em có việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo cho quê hương, hạn chế các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng tại địa phương do không có việc làm.
	2.3. Thực trạng về công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT số 2 huyện Bảo Yên trong giai đoạn hiện nay
2.3.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường THPT số 2 Bảo Yên thành lập năm 1984. Nằm trên địa bàn có đặc thù chính trị: Nơi có di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền thờ ông Hoàng Bảy, hàng ngày có đông khách tới tham quan du lịch. Nơi có Quốc lộ 279 chạy qua, nối Phố Ràng – Bảo Hà – Văn Bàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa giữa Bảo Hà với các vùng lân cận. 
Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường hiện nay hầu hết đã được đào tạo chính qui bậc Đại học, song chất lượng không đồng đều. Một số giáo viên mới ra trường năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm còn hạn chế, kinh nghiệm giảng dạy ít, phương pháp giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. ... Tất cả những khó khăn bất cập nói trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục, trong đó có công tác giáo dục hướng nghiệp.
 Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
2.3.2. Thuận lợi và khó khăn
2.3.2.1. Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên trường THPT số 2 Bảo Yên là một tập thể đoàn kết thống nhất, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, tuổi trẻ nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, có tính cộng đồng cao. Một số thầy cô giáo lớn tuổi có tay nghề vững, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như trong cuộc sống, mẫu mực và luôn sẵn sàng giúp đỡ, dìu dắt thế hệ trẻ. Lực lượng giáo viên trẻ, năng động, kiến thức vững, ham hoạt động, hăng say và có chí tiến thủ. Hoạt động dạy và học có nề nếp, kỷ cương. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững và từng bước được nâng lên. Được sự quan tâm giúp đỡ của địa phương và của Sở Giáo dục và Đào tạo trong mọi hoạt động của nhà trường. Nhà trường có đủ phòng học chính khóa cũng như phòng học bộ môn.
2.3.2.2. Khó khăn
Kinh tế của nhân dân trong vùng còn thấp, trình độ dân trí chưa cao, nhận thức chính trị còn thấp so với các vùng miền khác trong tỉnh nên hầu hết phụ huynh học sinh không có khả năng định hướng nghề cho con em mình, đa số để con em mình tự do trong việc chọn nghề nghiệp hoặc giao phó toàn bộ cho nhà trường.
Chất lượng đầu vào của học sinh thấp, không đồng đều. Một số giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm nhưng sức bật và sự năng động giảm, một số giáo viên trẻ còn yếu về nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là sự hiểu biết về nghề nghiệp trong xã hội còn rất hạn chế.
Phần lớn học sinh của nhà trường thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn và con em người dân tộc thiểu số nên việc cập nhật thông tin về vấn đề nghề nghiệp, xu thế phát triển kinh tế xã hội của đất nước còn nhiều hạnh chế. Một số thôn bản chưa có điện lưới Quốc gia nên việc xem ti vi và truy cập internet hầu như là không thể.
2.3.3. Một số tồn tại trong công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT số 2 huyện Bảo Yên, Lào Cai
Nhà trường chưa quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, chương trình nội dung, phương pháp giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, và đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xã hội.
Những năm trước đây đa số học sinh lựa chọn hướng học tập, định hướng nghề nghiệp chỉ theo cảm tính cá nhân và gia đình hoặc ảnh hưởng của bạn bè. Sự lựa chọn nghề mang đậm tính chất chủ quan và phiến diện, thiếu tính thực tiễn và không phù hợp với xu thế, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THPT thì lại chỉ muốn thi vào các trường Đại học, coi đó là hướng duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Cả học sinh và cha mẹ các em đều chưa chú ý đúng mức đến điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và của đất nước.
Công tác giáo dục hướng nghiệp còn nhiều bất cập hạn chế như:
- Hoạt động tư vấn hướng nghiệp chưa được tổ chức đồng bộ ở các địa phương. Các giờ học giáo dục hướng nghiệp nhiều khi còn mang tính hình thức, nghèo nàn nội dung.
- Khó khăn lớn nhất là việc sử dụng chưa hợp lý nguồn nhân lực là học sinh tốt nghiệp THPT hiện nay. Một số học sinh tốt nghiệp THPT không muốn trở về địa phương sản xuất vì nhiều địa phương không có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, do đó không có qui hoạch đào tạo cán bộ, sử dụng lao động tại chỗ. Mặt khác chất lượng hướng nghiệp dạy nghề, đào tạo tay nghề của các cơ sở đào tạo hiện nay không đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp đạt ra ở địa phương trong cơ chế thị trường.
- Tổ chức hoạt động hướng nghiệp còn lúng túng chưa gắn với thực tế địa phương. Địa bàn nhà trường đóng khá đa dạng về ngành nghề: như tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, buôn bán Mặc dầu ngành nghề khá đa dạng như vậy nhưng kinh tế ở các ngành chưa phát triển, phân công lao động còn hạn chế, lực lượng lao động dư thừa nhiều. 
2.4. Một số biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông số 2 Bảo Yên
2.4.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp giáo viên và học sinh cũng như xã hội về công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông
Phải coi hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một công việc thường xuyên và liên tục mang tính hệ thống và quan trọng như các môn khoa học cơ bản khác và phải tuân theo quy trình hướng nghiệp.
Định hướng nghề
Chọn nghề
Thích ứng nghề
Học nghề
Phù hợp nghề
Chọn nghề
Đào tạo lại
Bồi dưỡng
Nhà trường phải thành lập ban chỉ đạo hướng nghiệp theo cấu trúc sau:
Hiệu trưởng
Ban hướng nghiệp nhà trường
Giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên bộ môn
Tổ chức đoàn thanh niên
Ban đại diện phụ huynh
Tổ chức xã hội
Thư viện nhà trường
Cơ sở sản xuất
Việc xây dựng hệ thống và cấu trúc của hệ thống hướng nghiệp trong trường THPT thể hiện những mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các bộ phận trong trường và ngoài xã hội. Đồng thời thể hiện vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung về kế hoạch và điều hành toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp trên các mặt cơ bản:
- Phương hướng triển khai hoạt động hướng nghiệp nhà trường trên cơ sở đường lối chủ trương hướng nghiệp của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương.
- Sắp xếp và ổn định kế hoạch hướng nghiệp cho cân đối hợp lý với kế hoạch toàn diện của năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của ban hướng nghiệp trên một số mặt quan trọng như nội dung, thời gian, phương tiện, nhân lực và hiệu quả, giáo dục của hoạt động hướng nghiệp.
- Xét duyệt và phê chuẩn kế hoạch hướng nghiệp, các hợp đồng kinh tế và các văn bản kết nghĩa, hợp tác trong quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp với các cơ quan bạn.
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan và sự chỉ đạo của cấp trên về kết quả toàn diện của hoạt động hướng nghiệp.
Ban hướng nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan và chỉ đạo của cấp trên về kết quả toàn diện của hoạt động hướng nghiệp. Có đại diện các thành phần chủ yếu như ở trong sơ đồ cấu trúc trên.
Phụ trách ban hướng nghiệp thường là một lãnh đạo nhà trường (thường là phó Hiệu trưởng). Sự có mặt của các thành phần trong và ngoài trường như trong cấu trúc của hệ thống, cho phép mở rộng khả năng liên kết các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội) trong hoạt động hướng nghiệp.
Chức năng chính của Ban hướng nghiệp nhà trường là chỉ đạo kế hoạch (soạn thảo, phê chuẩn kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch), đồng thời còn là bộ phận trung gian môi giới liên kết tất cả các thành phần có trong hệ trong để đạt mục đích chung trong hoạt động hướng nghiệp.
Nhiệm vụ của Ban hướng nghiệp bao gồm:
- Giúp cho cán bộ, công nhân viên trong nhà trường, đặc biệt đối với các thầy cô giáo, cô giáo, các tổ chức đoàn thể của giáo viên và học sinh nhận thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung chính của việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp trong trường THPT.
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội có liên quan cùng tham gia vào công tác hướng nghiệp.
- Kiểm tra, đôn đốc và đánh giá theo từng phần việc, từng giai đoạn của các bộ phận hợp thành trên cơ sở kế hoạch hợp đồng được giao tương ứng với đặc điểm hoạt động của bộ phận mình.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên Ban hướng nghiệp cần phải tiến hành những công việc cụ thể sau:
- Dựa vào kế hoạch của chính quyền địa phương về phân bổ lao động và phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp cho giáo viên những hiểu biết về nhu cầu sử dụng nhân lực ở địa phương và khả năng tiếp nhận học sinh tốt nghiệp ra trường trong mỗi năm học.
- Đưa hoạt động hướng nghiệp vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường ở từng giai đoạn (tháng, học kỳ, năm học) từng mảng công vịêc (học tập văn hoá, lao động sản xuất hoạt động ngoại khoá)
- Tổ chức trao đổi kế hoạch thực hiện nội dung hướng nghiệp giữa các bộ phận chức năng trong trường để hoạt động hướng nghiệp được triển khai một cách đồng bộ.
- Trao đổi với giáo viên và các tổ chức đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trường để thiết lập kế hoạch sử dụng các hình thức hướng nghiệp nhằm phát triển hứng thú, sở trường, năng lực của học sinh.
- Thiết lập kế hoạch và sự cộng tác giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất và các cơ quan đào tạo nghề xung quanh nơi trường đóng nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp và hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp. Thực hiện các bài giảng hướng nghiệp theo chương trình của Bộ, gặp gỡ trao đổi giữa học sinh và cơ sở sản xuất, giúp nhà trường về cơ sở kĩ thuật cán bộ công nhân có tay nghề.
- Phác thảo kế hoạch tham mưu (thời gian mục đích, địa điểm, lực lượng tham gia)
2.4.2. Đẩy mạnh tuyên truyền để giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh và học sinh hiểu rõ hơn mục đích của công tác hướng nghiệp của học sinh phổ thông
Phải coi hướng nghiệp là một nội dung đào tạo về giáo dục lao động, kỹ thuật, dạy nghề, là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Phải tìm mọi cách để khắc phục khó khăn để hoàn thành giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo yêu cầu, nội dung quy định. Phương pháp tuyên truyền: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi chào cờ, sinh hoạt hướng nghiệp tập thể, các giờ giáo dục hướng nghiệp, website của nhà trường
2.4.3. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp
 Về tổ chức nhân sự: bên cạnh ban chuyên môn phụ trách chung về dạy học nhà trường, thành lập Ban hướng nghiệp do một đồng chí lãnh đạo trường làm trưởng ban. Các thành viên gồm: Giáo viên chủ nhiệm, đại diện hội cha mẹ học sinh các lớp, đoàn thanh niên, giáo viên các môn Công nghệ, Tin học, Giáo dục công dân, giáo viên dạy nghề, giáo viên dạy bộ môn Giáo dục hướng nghiệp, các tổ trưởng chuyên môn. Ban này có trách nhiệm tư vấn về công tác hướng nghiệp cho Hiệu trưởng, tổ chức thực hiện kế hoạch và hướng nghiệp dạy nghề theo kế hoạch nhà trường.
- Bồi dưỡng về kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác hướng nghiệp.
- Lựa chọn giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn về hướng nghiệp do bộ giáo dục đào tạo tổ chức, liên kết với các đơn vị sản xuất trên địa bàn làm ăn có hiệu quả. Bởi cơ sở sản xuất tại địa phương là minh chứng sống cho các em định hướng và chọn nghề
- Bồi dưỡng những kiến thức về kinh tế và hội của đất nước và địa phương để làm tốt công tác tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh.
- Chú trọng công tác thi đua khen thưởng, khuyến khích bằng vật chất cho cán bộ giáo viên làm công tác hướng nghiệp dạy nghề.
2.4.4. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
 Giáo viên chủ nhiệm là người hơn ai hết có điều kiện thuận lợi gần gũi hiểu biết học sinh về tất cả mọi mặt, là người đứng mũi chịu sào đối với sự phát triển của tập thể cũng như của mỗi cá nhân trong lớp mình phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm phải giúp học sinh biết ý nghĩa của việc chọn nghề và định hướng nghề nghiệp
Giáo viên chủ nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch định hướng nghề cho học sinh lớp mình.
Hàng năm vào đầu năm học giáo viên chủ nhiệm các lớp 12 phải làm một số phiếu trắc nghiệm điều tra theo mẫu để lấy thông tin về học sinh, có thể tham khảo mẫu sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA
1) Họ và tên 	Lớp
2) Bạn hãy khoanh tròn vào hướng đi của bạn sau khi tốt nghiệp THPT:
Thi vào đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề.
Đi bộ đội, trở về nông thôn sản xuất.
Điền vào chỗ trống các các câu sau:
+ Thi vào trường Đại học ..Cao đẳng..
+ Nếu học nghề thì thích nghề ...
3) Hãy trả lời các câu hỏi:
Nếu có quyết định trở về nhà lao động sản xuất thì bạn chọn lĩnh vực nào? Tại sao?
Vì sao bạn lại chòn nghề đó mà không phải nghề khác?
Bạn đã có chuẩn bị gì cho nghề định chọn?
Cha mẹ bạn đã khuyên bạn những gì?
Nếu trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá thì bạn thích hoạt động ở nhóm nào?
Môn học nào bạn thích nhất?
Bạn có năng khiếu gì?
Từ kết quả điều tra giáo viên chủ nhiệm định hướng nghề nghiệp cho từng đối tượng học sinh. Ví dụ như những học sinh có học lực tốt, khá có nguyện vọng thi Đại học giáo viên giúp học sinh tìm hiểu thông tin về trường, lĩnh vực nghề nghiệp mà học sinh yêu thích. Tư vấn cho học sinh chọn những trường Đại học, Cao đẳng phù hợp với lực học. Đối với nhóm học sinh có lực học trung bình, yếu nên định hướng cho học sinh học các trường trung cấp, các trường dạy nghề hoặc giới thiệu học sinh đến các nhà máy, công ty cần tuyển dụng lao động.
2.4.5. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp có những đặc thù riêng về mặt phương pháp tổ chức học tập cho học sinh. Tính đặc thù thể hiện ở vai trò là chủ thể hoạt động cảu học sinh các hoạt động học tập của học sinh được lặp lại và liên tục, có liên quan với nhiều nguồn từ ngoài nhà trường và góp phần vào việc phát triển tính tích cực hoạt động của học sinh và vì vậy cũng có nhiều phương thức tiến hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đó là:
- Tiến hành điều tra cơ bản đối với hoạt động đầu cấp (lớp 10) và cuối cấp (lớp 12) theo mẫu, kiểu chung của Ban hướng nghiệp.
- Hội thảo câu lạc bộ, báo tường, trao đổi với học sinh cũ của trường nay thành đạt, mít tinh, hội diễn, vui chơi.
- Trao đổi, ký kết hợp đồng, tham quan, báo cáo trao đổi với cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp.
- Triển lãm kết quả học tập và đồ dùng trực quan
- Tổ chức diễn đàn, nói chuyện thời sự, nghe báo cáo của cán bộ cấp trên về những vấn đề: phương hướng phát triển, các ngành nghề của địa phương trong thời gian tới Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT còn được thực hiện trong quá trình giảng dạy các bộ môn khoa học cơ bản. Những kiến thức trong các môn học mà học sinh lĩnh hội sẽ tạo thành nền móng cho sị tiếp thu kiến thức nghề nghiệp bởi lẽ đó là hệ thống tri thức cơ bản, chung nhất, được tất cả các ngành nghề lấy đó làm điểm tựa để bồi đắp dần tri thức chuyên ngành cho giai đoạn tiếp theo.
	- Nội dung kiến thức phổ thông đã bao gồm trong đó một lượng thông tin khá phong phú về nghề nghiệp: công cụ và phương tiện lao động thông qua môn vật lý, công cụ và phương tiện tư duy trong quá trình lao động, thông qua môn toán học, biến đổi nguyên vật liệu thông qua các môn hoá học, vật lý; Biến đổi vật chất hữu cơ thông qua môn sinh học, hoá học; Quan hệ giữa con người với tự nhiên trong lao động thông qua môn văn học; Điều kiện tự nhiên và xã hội của quá trình lao động thông qua môn địa lý, lịch sử; Lịch sử biến đổi tự nhiên và xã hội thông qua môn lịch sử
Khi học các môn đó liên quan tới nghề nghiệp giáo viên cần lựa chọn lượng thông tin cho phù hợp với đặc thù của từng môn học, vừa ăn nhịp với kinh nghiệm hiểu biết và năng lực của học sinh. Thông qua các môn khoa học cơ bản học sinh hiểu biết về ý nghĩa, công dụng, các nguyên lý, cơ sở khoa học của qui trình lao động sản xuất còn qui trình công nghệ, kĩ năng, kĩ xảo thủ thuật tiến hành, thao tác, tư thế lao động  sẽ được hình thành thông qua giảng dạy các môn: công nghệ kĩ thuật, lao động sản xuất, lao động công ích, dạy nghề phổ thông.
	Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp, sự tham gia của các tổ chức và lực lượng xã hội có vai trò quan trọng đó là tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với tư cách là một thành phgần của hệ thống hướng nghiệp đó là hình thành cơ sở đạo đức của lý tưởng và hứng thú nghề nghiệp cho học sinh, là sự tham ia tích cực, trướng tiên vào quá trình giải quyết những vấn đề hướng nghiệp. Với hình thức và phương pháp cơ bản của công tác hướng nghiệp. Ban chấp hành Đoàn trường có thể: thuyết trình tọa đàm, trao đổi, hội nghị, thông tin, gặp gỡ, dạ hội, báo chí, giao lưu với các cơ sở đoàn ngoài nhà trường. Đó chính là hướng nghiệp qua hoạt động ngoài giờ trên lớp.
Trong hệ thống hướng nghiệp của nhà trường sự phối hợp công tác giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, tập thể sư phạm nhà trường với cha mẹ học sinh có một ý nghĩa rất trọng yếu. Tiềm năng hướng 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_giao_duc_huon.doc
  • docxBao cao tom tat SKKN chuan-Khuong.docx
  • docBia.doc
  • docMỤC LỤC.doc