Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Ngòi Họp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Ngòi Họp

Để thực hiện tốt công tác giáo dục bộ môm phát triển thẩm mỹ- tạo hình cho trẻ thì ngay từ đầu năm học lớp đã tổ chức họp phụ huynh vận động phụ huynh cho trẻ đến lớp học đầy đủ, lên kế hoạch hoạt động giảng dạy rõ ràng, chi tiết. Luôn tìm tòi thêm các kiến thức, phương thức gây hứng thú cho trẻ trong giờ học qua các phương tiện như: Sách, báo, internet Học hởi từ đồng ngiệp, bạn bè.

Kết hợp với giáo viên cùng nhóm lớp quan sát sự thay đổi của trẻ qua từng bàn học để có sự điều chỉnh trong giảng dạy phù hợp hơn với sự phát triển của trẻ .

 

doc 7 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 7446Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Ngòi Họp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HÀM YÊN
TRƯỜNG MN MINH KHƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Minh Khương, ngày 3 tháng10 năm 2016
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A. SƠ YẾU LÝ LỊCH.
Họ và tên : BÙI THỊ NHƯ
Sinh ngày: 2/10/1994
Ngày vào ngành: 30/10/2015
Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm - Mầm non
Chức danh, chức vụ : Giáo viên giảng dạy
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Minh Khương
Nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi Ngòi Họp
B. NỘI DUNG.
1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI NGÒI HỌP
2. Mô tả ý tưởng
a. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng.
* Hiện trạng:
 Giáo dục trong mọi thời đại chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao đời sống xã hội của mỗi con người, có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ tổ chức kiểu này hay kiểu khác. Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục học sinh mẫu giáo nói chung và trẻ 4-5 tuổi nơi riêng được tiến hành theo phương châm "Chơi mà học". Vì vậy, giáo dục phát triển lĩnh vực thẩm mỹ - Tạo hình cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
Là một xã đặc biệt khó khăn, nên xã Minh khương luôn được các cấp chính quyền địa phương rất quan tâm đến giáo dục, nhận thức của người dân về việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao.
Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó: Đại học 2 đồng chí chiếm 10%, cao đẳng 11 đồng chí chiếm 55%, còn lại là đạt trình độ chuẩn. Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn tâm huyết với nghề, đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, không chấp nhận bệnh thành tích trong nhà trường. Nhiều đồng chí năng lực sư phạm xếp loại tốt, đạt giáo viên giỏi cấp trường, có uy tín với phụ huynh, nhân dân và bạn bè đồng nghiệp. Phẩm chất đạo đức tốt trung thực, thật thà, tận tụy với công việc, nhiệt tình chăm sóc trẻ không ngại khó ngại khổ, giàu lòng thương yêu các cháu. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, rèn nền nếp học sinh 
Hội phụ huynh chấp hành đầy đủ các nội quy, quy định, hưởng ứng tích cực trong công tác đưa trẻ an toàn đến trường, lớp để trẻ có cơ hội được học tập và vui chơi cùng bạn. 
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì vấn đề các bậc phụ huynh ngày một quan tâm tới tình hình học tập của con em mình.
 Đầu năm lớp có 7 học sinh chưa đạt phát triển về lĩnh vực thẩm mỹ, chiếm 21,2%, chủ yếu là do trẻ chưa xác định được mục đích, yêu cầu và cách thực hiện bài.
* Nguyên nhân hiện trạng:
Do đa số phụ huynh làm nông nghiệp, đời sống còn rất khó khăn, toàn bộ là các gia đình đân tộc thiểu số. Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của bậc học mầm non còn hạn chế, kỹ năng chăm sóc con cái của một số bà mẹ còn thiếu hụt, chưa đáp ứng được tình hình phát triển của trẻ. Và nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng đó là đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn lớp có 33 học sinh thì 26 học sinh là hộ nghèo chiếm 78,8%, 6 học sinh là hộ cận nghèo chiếm 18,2% và 100% là con em dân tộc Dao. Do đời sống kinh tế còn hạn hẹp nên trong các gia đình tại đia phương chỉ đủ no chứ chưa đáp ứng được đầy đủ về các măt chăm sóc giáo dục trẻ một cách toàn diện. Do đó tỉ lệ phát triển của trẻ còn thấp, khó khăn trong tiếp nhận các kiến thức mới dặc biệt là trong bộ môn phát triển thẩm mỹ - tạo hình.
b. Ý tưởng:
Năm nay tôi được phân công dạy lớp MG 4-5 tuổi tại thôn Ngòi Họp, tổng số là 33 cháu. Toàn bộ trẻ thuộc con em các hộ gia đình trong thôn, nhiều cháu đến lớp với vốn tiếng việt chưa nhiều, còn nói ngọng, trẻ chưa biết đến các hoạt động thẩm mỹ ( vẽ, nặn, xé dán) nhiều, nói chưa trọn câu. Hầu như trẻ chưa thích học môn tạo hình là nhiều. Vào những ngày đầu năm học tôi hay cho trẻ dạy trẻ tập tô, quan sát các tranh ảnh, sản phẩm của mình và bạn tạo ra. Tôi nhận thấy nhiều trẻ rất thích được vẽ, tô. Tuy nhiều trẻ chưa nắm vững cách cầm bút, sản phẩm còn chưa hoàn chỉnh nhưng có thể thấy được trẻ bước đầu có hứng thú với bộ môn tạo hình. Dần dần tôi nhận thấy trẻ bắt đầu ham thích đến lớp. Tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi học hỏi vốn kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao phát triển thẩm mỹ- tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Ngòi Họp và tôi đã trực tiếp áp dụng vào lớp mình.
3. Nội dung công việc:
Tự rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức thực hành và thực hiện tốt công tác giảng dạy. Tìm tòi những phương thức giảng dạy mới, lồng luồn chơi - học để trẻ hứng thú hơn với tiết học.
Thực hiện tốt công tác rèn, luyện trẻ tập vẽ, tô màu bằng tay phải, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, ngổi đúng tư thế học.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại các gia đình. Phối hợp với nhà trường, phụ huynh, thường xuyên kiểm tra sự thay đổi qua kết quả học tập của trẻ.
4. Triển khai thực hiện:
* Tự rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức thực hành và thực hiện tốt công tác giảng dạy. Tìm tòi những phương thức giảng dạy mới, lồng luồn chơi - học để trẻ hứng thú hơn với tiết học.
Để thực hiện tốt công tác giáo dục bộ môm phát triển thẩm mỹ- tạo hình cho trẻ thì ngay từ đầu năm học lớp đã tổ chức họp phụ huynh vận động phụ huynh cho trẻ đến lớp học đầy đủ, lên kế hoạch hoạt động giảng dạy rõ ràng, chi tiết. Luôn tìm tòi thêm các kiến thức, phương thức gây hứng thú cho trẻ trong giờ học qua các phương tiện như: Sách, báo, internet Học hởi từ đồng ngiệp, bạn bè.
Kết hợp với giáo viên cùng nhóm lớp quan sát sự thay đổi của trẻ qua từng bàn học để có sự điều chỉnh trong giảng dạy phù hợp hơn với sự phát triển của trẻ .
Thường xuyên thay đổi hình thức , phương thức gây hứng thú học tập cho trẻ qua các trò chơi, câu đố, cuộc thi. Không gò bó trẻ trong khuân khổ, khuyến khích trẻ sáng tạo thông qua bài học.
Tiến hành rèn trẻ cách cầm bút, và cách ngồi đúng tư thế trong các giời học,uốn nắn trẻ qua các nét vẽ, tô đều màu không bị chờm ra ngoài và đặc biệt là nhận biết đúng một số màu cơ bản ( xanh, đỏ, vàng, cam,..). Sưu tầm thêm một số bài tập để trẻ thi đua vẽ, tô màu trong các hoạt động góc, ngoài trời, tập cho trẻ tự nhận xét tranh của mình và của bạn theo ý của bản thân trẻ.
Kết hợp với gia đình mua thêm sách, vở cho trẻ học thêm tại nhà.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn tìm tòi những kiến thức cung ứng qua tài liệu để có kiến thức về cách chăm sóc và giáo dục trẻ có hiệu quả hơn, giúp trẻ dễ tiếp thu bài hơn
Việc chăn sóc giáo dục trẻ phải đảm bảo các nguyên tắc vàng.
* Công tác tuyên truyền:
Lên kế hoạch tuyền truyền đến phụ huynh lớp về nội dung chăm sóc trẻ tại lớp và gia đình, thông tin bao gồm các vấn đề liên quan vấn đề phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
Thông qua tình trạng phát triển của trẻ qua đánh giá cuối chủ đề tới phụ huynh, trao đổi với phụ huynh có học sinh chưa đạt lĩnh vực phat triển thẩm mỹ từ đó tuyên truyền cách giáo dục trẻ qua các giờ đưa đón trẻ, trao đổi trực tiếp cho phụ huynh.
Tìm hiểu, giới thiệu thêm một số đầu sáchgiúp trẻ phát triển thẩm mỹ cho các phụ huynh mua và rèn luyện trẻ thêm tại gia đình.
Tìm hiểu, trao đổi truyền thụ các thông tin cần thiết về cách chăm sóc giáo dục con, đặc biêt là các bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm.
Đưa các hình ảnh sản phẩm được trẻ thực hiện với sự tiến bộ qua từng tiết học cho phụ huynh xem, để thu hút sự chú ý của phụ huynh trong việc chú trọng giáo dục và chăm sóc trẻ.
* Phối hợp với nhà trường, phụ huynh, thường xuyên kiểm tra sự thay đổi qua kết quả học tập của trẻ.
Hàng năm nhà trường phối hợp với phụ huynh để có sự điều chỉnh trong chăm sóc giáo dục hợp lý, kịp thời, phù hợp, những trẻ có biểu hiện như chậm phát triển, nhận thức chậm cần điều chỉnh cách thức giáo dục cho phù hợp.
Học hỏi thêm từ đồng nghiệp, cấp trên và bạn bè để có vốn kiến thức nuôi dạy trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển.
5. Dự kiết kết quả:
- Với những biện pháp trên khi tôi áp dụng vào thực hiện ở lớp tôi đạt được những kết quả như sau:
- 100% Trẻ hứng thú tham gia hoạt động học tạo hình: Vẽ, tô, nặn,xé dán
- 100% Trẻ được tham gia học tập bộ môn tạo hình theo chương trình chuẩn. 
Tỷ lệ trẻ chưa đạt do nhận thức của trẻ còn kém:
Chưa áp dụng
Tỷ lệ
Áp dụng
Tỷ lệ
Tổng số trẻ 
33
100%
33
100%
Số trẻ chưa đạt PTTM-TH
07
21,2%
03
9,1%
Số trẻ đạt PTTM-TH
26
78,8%
30
90,9%
- Trẻ được phụ huynh quan tâm đến tình hình học tập của các cháu hơn.
	6. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng sáng kiến đã thực hiện
	Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi trong trường cùng thực hiện.
	Với vai trò là một người chăm sóc giáo dục trẻ như tôi nhận thấy, tầm quan trọng của việc cung cấp vốn kiến thức về lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ và tuyên truyền đến tầm quan trọng của lĩnh vực thẩm mỹ đối với trẻ như thế nào là đủ.
	Công tác này sẽ có hiệu quả hơn khi có sự tham mưu của cấp trên và tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể giáo viên trong trường về phát triển thẩm mỹ - tạo hình.
	Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đã thực hiện mong được sự góp ý của các cấp.
Xác nhận của Hội đồng khoa học nhà trường
.. .. ..
Sáng kiến đạt:Điểm
Xếp loại:.
 TM. HỘI ĐỒNG
 CHỦ TỊCH
 ( Ký tên, đóng dấu)
 HIỆU TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Mai Phương
Minh Khương, Ngày 3 tháng 10 năm 2016
 Người viết
 Bùi Thị Như
Xác nhận của Hội đồng Khoa học nghành Giáo dục và Đào tạo
....
....
....
....
....
....
 TM. HỘI ĐỒNG 
 ( Ký, ghi rõ họ tên) 
Xác nhận của Hội đồng Khoa học huyện Hàm Yên
....
....
....
....
....
....
 TM. HỘI ĐỒNG 
 ( Ký, ghi rõ họ tên) 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN.doc