Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngôn ngữ là cái “vỏ” của “tư duy”. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trọng yếu

của con người, là công cụ phát triển tư duy, nhận thức của con người. Nhờ có ngôn

ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì mục đích chung:

lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội. Ngôn ngữ rất quan trọng với con

người và đặc biệt là với trẻ em. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên

của xã hội loài người. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện

vọng của mình từ khi rất nhỏ, để người lớn có thể chăm sóc, giáo dục trẻ. Ngôn

ngữ là công cụ quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động: Học tập, vui chơi,

những hoạt động chủ yếu của trường mầm non và giáo dục trẻ một cách toàn diện,

bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy, chừng mực hành vi văn minh . Ngôn ngữ

phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện kể ,

những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ

những ngày thơ ấu. Đó là sự tác động của lời nói nghệ thuật như một phương tiện

hữu hiệu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Cho nên phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một

trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non.

Ngay từ khi còn nằm nôi, trẻ đã được nghe tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ.

Chính từ những cánh đồng xanh ngút ngàn, những cánh cò chao nghiêng hay những

câu ca dao ca ngợi lao động sản xuất, ca ngợi đạo lý của con người. là những bước

đầu tiên để trẻ làm quen với văn học.

pdf 31 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 2999Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẻ, có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định 
hướng cho trẻ kể chuyện sáng tạo có hiệu quả và có khả năng làm các loại đồ dùng 
đồ chơi tự tạo để phục vụ cho môn học rất phong phú đa dạng mang tính thẩm mỹ 
cao, thu hút và gây hứng thú được trẻ. 
 Giáo viên cùng lớp nhiệt tình, phối kết hợp nhịp nhàng trong các hoạt động 
và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 
 Trẻ mẫu giáo lớn rất thích kể truyện 
 Tất cả trẻ trong lớp đều cùng một độ tuổi 
 Trẻ mạnh dạn, tự tin, có nề nếp thói quen trong các hoạt động 
 Được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ. Phụ huynh luôn 
hưởng ứng tham gia các phong trào phát động của lớp 
2.2.2 Khó khăn: 
 Bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn không ít những khó khăn mà khi tiến 
hành nghiên cứu thực nghiệm đề tài “Một số biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo ” tôi còn gặp phải đó là: 
 Sự quan tâm của gia đình dành cho các bé là không đồng đều, cũng có nhiều 
phụ huynh quan tâm đến con nhưng không có khoa học mà chỉ là sự nuông chiều 
quá mức. Một số phụ huynh do bận công việc không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ 
nói, một số trẻ lại được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần. 
Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng nào đó là được đáp ứng ngay mà không cần 
lời yêu cầu hay xin phép. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm 
phát triển ngôn ngữ. 
 Qua thực tế cho thấy phụ huynh còn nói tiếng địa phương rất nhiều như: Đi 
học - đi hặc, cái cân - cái cưn ...Bên cạnh đó có tới 40 - 45 % phụ huynh nói ngọng 
l- n. 
 Số trẻ trong lớp đông, chưa có nề nếp học tập, trẻ chưa chú ý đến các thành 
phần trong câu, trong từ, bớt âm khi nói. 
 Trẻ kinh nghiệm sống còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến tình trạng 
trẻ dùng từ không chính xác, dùng câu lủng củng. 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 8
 Trẻ nói phát âm còn ngọng nhiều. Do ảnh hưởng của người lớn xung quanh 
trẻ nói tiếng địa phương và nói ngọng l – n 
 Kỹ năng kể truyện sáng tạo của trẻ còn hạn chế 
II. Một số biện pháp thực hiện 
 Với kết quả khảo sát trên, tôi thấy kỹ năng kể truyện sáng tạo, phát âm rõ 
ràng mạch lạc của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ khả năng còn yếu và chưa mạnh 
dạn, chưa hứng thú. Từ đó tôi đã tìm tòi và đưa vào ứng dụng một số biện pháp sau 
đây: 
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động theo các tháng, tuần 
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động theo các tháng, tuần là một việc không thể 
thiếu của người giáo viên. Có xây dựng tốt kế hoạch hoạt động theo các tháng, tuần 
mới giúp cho giáo viên thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động, có kế hoạch, có biện 
pháp tác động đến trẻ bằng các đề tài cụ thể đảm bảo yêu cầu phát triển toàn diện 
cho trẻ. 
Xây dựng kế hoạch hoạt động theo chủ đề phải phù hợp theo yêu cầu độ tuổi 
và theo nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, biện pháp này giúp cho giáo 
viên phát hiện ra những gì đã làm được và chưa làm được để có kế hoạch bổ sung 
vào kế hoạch hoạt động sau 
Khảo sát thực trạng của lớp mẫu giáo lớn A1 đầu năm 
Từ những thực tiễn trên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng đầu năm được 
kết quả sau: 
Nội dung 
Số trẻ trên tổng 
số 
Tỷ lệ % trẻ đạt 
Phát âm rõ ràng mạch lạc 25/ 43 58,1% 
Phát âm câu phức 26/43 60,5% 
Hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo 24/43 55,8% 
Biết thể hiện ngôn ngữ hoàn cảnh 25/43 58,1% 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 9
 (kể chuyện sáng tạo) 
2. Biện pháp2: Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo 
Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình đổi mới. 
Môi trường là chiếc nôi để nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo cho trẻ. Chính vì 
vậy, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển 
ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay từ 
đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật, tạo 
bối cảnh của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài 
lớp học được thể hiện trên các mảng tường. Tôi cố gắng lựa chọn những nội dung 
câu chuyện phù hợp với trẻ, tìm và thể hiện các nhân vật như thế nào cho hấp dẫn. 
Màu sắc và hình thức thể hiện các nhân vật vừa dễ làm bằng các chất liệu dễ kiếm, 
vừa tận dụng được nhiều nguyên vật liệu phế thải 
Ảnh trang trí góc nghệ thuật 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 10
3 Biện pháp 3: Làm đồ dùng sử dụng trong các câu truyện 
Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, tôi còn đi làm một số đồ 
dùng như: Một số con rối dẹt gắn kẹp ở phía dưới để trẻ có thể di chuyển được khi 
kể chuyện. 
Ảnh rối tự làm 
Trước khi cho trẻ đóng kịch tôi phải chuyển thể câu chuyện theo đúng nội 
dung, nhưng chuyển thành các mẩu đối thoại giữa các nhân vật và đọc cho trẻ nghe 
vài lần để trẻ nắm được nội dung câu chuyện và chính cô là người dẫn dắt câu 
chuyện khi trẻ đóng kịch cô cho trẻ được sáng tạo ngôn ngữ câu chuyện thành 
ngôn ngữ của trẻ thể hiện vai mình đóng. Qua thời gian sử dụng những chiếc mặt 
nạ này tôi thấy các cháu diễn rất thoải mái vì trong quá trình diễn trẻ vẫn nhìn thấy 
và nghe rất rõ tiếng của bạn giúp trẻ rất thích thú sáng tạo thể hiện bằng những mẩu 
đối thoại giữa các nhân vật 
Tôi cố gắng làm nhiều đồ dùng giúp trẻ hoạt động thật thoải mái, gây sự 
hứng thú ở trẻ. Các khuôn mặt có thể thay đổi tuỳ theo nội dung, nhân vật của câu 
chuyện trẻ kể. 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 11
4. Biện pháp 4: Dạy trẻ nhận thức ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình ảnh 
Tôi đã kể cho trẻ nghe các câu truyện để trẻ làm quen với tác phẩm văn học 
và nắm được câu chuyện. Đồng thời phân tích cho trẻ biết đánh giá, nhận xét về 
đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua giọng kể, điệu bộ, cử chỉ, dáng vẻ 
của các nhân vật khác nhau: 
Ví dụ: Bà tiên Ông bụt:Giọng chậm, trầm, vang xa- dáng vẻ hiền từ phúc hậu 
 Bác gấu: Giọng trầm ấm - dáng phục phịch 
Cáo: Giọng xảo quyệt - dáng đưa đẩy 
Chó sói: Giọng khàn đanh ác - dáng hung dữ 
Thỏ: Giọng nói vui vẻ - dáng vẻ tinh nghịch 
Phù thuỷ: Giọng khàn khàn, nham hiểm - dáng lom khom, cong cớn, 
Mẹ: Giọng hiền từ ấm áp, cử chỉ điệu bộ mềm mại, nhẹ nhàng. 
Bà: Giọng trầm ấm- dáng lụ khụ, cử chỉ chậm dãi. 
Bên cạnh đó, tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện, cho trẻ 
xem qua đĩa hình các câu chuyện. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa cô 
và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói lên ý 
tưởng của mình qua sự nhận thức. 
Tôi dạy trẻ kể chuyện theo từng nhóm, theo thời gian thực hiện một tuần 
hoặc hai tuần, kết hợp lồng ghép các môn học khác, các trò chơi để củng cố và 
khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ. 
5. Biện pháp 5: Dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan. 
 Dạy trẻ sử dụng rối tay: Dạy trẻ sử dụng rối theo từng nhân vật trong câu 
chuyện, kết hợp với lời nói, ngôn ngữ biểu cảm cùng với cách diễn rối qua cử động 
của các con rối. 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 12
Ảnh sân khấu rối tự tạo cho trẻ hoạt động 
Dạy trẻ ghép tranh kể chuyện: Chọn những tranh mà trẻ thích ghép thành 
một dải câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua các 
nhân vật trong tranh. 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 13
Ảnh trẻ ghép tranh truyện 
- Dạy trẻ lựa chọn và gộp các nhân vật để sáng tạo ra một câu chuyện mới: 
Trẻ tự chọn những nhân vật mà trẻ thích, sau đó gộp các nhân vật với nhau theo trí 
tưởng tượng của mình tạo thành một câu chuyện mới. 
 - Dạy trẻ kể chuyện bằng sa bàn: Chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp 
di chuyển các nhân vật đó trên sa bàn. Nói đến đâu đưa nhân vật ra đến đó, lời kể đi 
theo nhân vật sử dụng. 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 14
Ảnh trẻ tập kể truyện 
 6. Biện pháp 6: Hướng dẫn trẻ kể truyện sáng tạo 
 Hướng dẫn trẻ kể truyện sáng tạo bao gồm các bước cơ bản sau: 
Bước 1: Giới thiệu cho trẻ nhân vật cô đã chọn là những nhân vật nào? 
Bước 2: Nghe cô kể mẫu chuyện sáng tạo của cô, cô sử dụng rối kể 1 lần. 
Đàm thoại với trẻ về câu chuyện của cô ( tên nhân vật, đặc điểm nhân vật, yêu cầu 
trẻ đặt tên cho câu chuyện ). 
Bước 3: Trẻ đi chọn đồ dùng trực quan mà trẻ yêu thích. Cô gợi mở ý tưởng 
cho trẻ bằng cách mượn một con vật mà trẻ đã chọn và kể ngắn gọn vài câu để trẻ 
biết cách kể chuyện sáng tạo. 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 15
Bước 4: Trẻ kể chuyện sáng tạo theo nhóm, cá nhân. Cô cho trẻ đánh giá và 
nhận xét câu chuyện của bạn kể. Theo dõi cách sử dụng đồ dung trực quan của trẻ 
để cô góp ý nhận xét. 
Qua cách làm này, bước đầu tôi đã thành công trong việc thực hiện dạy trẻ 
kể chuyện sáng tạo, giúp trẻ linh hoạt sử dụng đồ dung trực quan kết hợp với ngôn 
ngữ nói rõ ràng mạch lạc, có kỹ năng tổng hợp về phối hợp giữa tay với lời nói, ánh 
mắt cử chỉ, điệu bộ 
Sau đây là một số câu chuyện của trẻ khi thực hiện kể chuyện sáng tạo với 
chủ đề “ Động vật, Thực vật ”: 
a. Kể truyện sáng tạo chỉ sử dụng ngôn ngữ: 
Tôi lấy bối cảnh trong một khu rừng có rất nhiều con vật chung sống với 
nhau rất vui vẻ và gợi ý câu truyện như sau: Vào một ngày đẹp trời, các con vật rủ 
nhau đi chơi: Lợn, Mèo và Thỏ, Lợn con đi một mình trước, bỗng có một con sói 
xuất hiện, Lợn con sợ quá khóc hu hu: Giúp tớ với, Nhũng chú chim trên cây cất 
tiếng hót gọi mọi người đến cứu, Mèo và Thỏ đang chơi bên cạnh đã chạy đến 
đuổi sói đi.Từ đấy Lợn không dám đi một mình nữa mà rủ các bạn đi cùng với . 
Bé Diệp Vi kể câu chuyện như sau: Có một chú Lợn vàng rất tham ăn Lợn 
vàng thường hay đứng sát cạnh hồ rình bắt những con cá để ăn, lúc nào bụng cũng 
căng tròn như cái đĩa, vì sợ mọi người xin đồ ăn của mình lên Lợn thường đi một 
mình không chơi với ai cả còn hai mẹ con nhà Lợn hồng thì lại rất thảo có gì ngon 
là mời nhau ăn chung và còn rủ thêm hai mẹ con nhà Voi đi kiếm thức ăn cùng. 
Một hôm Lợn vàng bị Hổ đuổi khỏi hồ thế là bụng đói không biết kiếm gì để ăn 
may mà gặp hai mẹ con Lợn hồng chia cho ít thức ăn. Từ đấy Lợn vàng chơi thân 
với Lợn hồng và có gì ngon đều chia cho Lợn hồng và Voi. 
Bé Minh Hiếu thì kể: Có một khu rừng có rất nhiều con vật, các con vật tự 
tìm bạn thân cho mình. Hổ, Sư tử, Ngựa sống trên núi tít ở phía xa. Voi , Lợn, Chó 
sống với nhau ở trong rừng. Trên cây thì có Bướm, Chim, Kiến, Mèo sống với nhau 
rất vui vẻ, ở dưới nước thì có Cua, Cá, Tôm chơi với nhau. 
b. Kể truyện sáng tạo có sử dụng kết hợp với các con rối: 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 16
Bé Ngọc Mai và bé Khánh Ngọc sau một hồi chọn lựa cháu đã chọn cho 
mình một con Chó và một con Lợn câu chuyện cháu kể như sau: 
Ảnh bé kể truyện sáng tạo 
Chó là người bạn thân nhất của Lợn, sau giờ học Chó rủ Lợn đi chơi. 
 + Chó: Hết giờ rồi chúng mình đi chơi đi? 
 + Lợn: Ừ nhưng chúng mình sẽ đi chơi ở đâu bây giờ? 
 +Chó: Chúng mình vào rừng chơi nhé ở đó có nhiều hoa nhiều bướm vui 
lắm. 
 + Lợn: Nhưng tớ sợ lắm, tớ không đi đâu. Mẹ tớ dặn tan học phải về nhà 
ngay không được đi chơi 
+ Chó con nghĩ một lúc: Ừ, mẹ tớ cũng dặn như thế, thôi chúng mình cùng về nhà 
ngay nào! 
 Bé Minh đặt tên chuyện là “ Đôi bạn thân”. Các trẻ khác đặt tên cho câu 
chuyện này là: “Đôi bạn tốt”; “ Những người con ngoan”, “ Lợn con và chó con” 
Câu chuyện của cháu Bảo Nam và cháu Thu Hương với nhân vật là con Thỏ, 
con Dê câu chuyện được các bé thể hiện như sau: 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 17
Bé tập kể truyện 
+ Bạn Thỏ ơi bạn có nhìn thấy bạn chó đâu không? 
+ Tớ không nhìn thấy. 
+ Sắp tới giờ vào lớp rồi mà bạn ấy chưa đến lớp, tớ lo quá. 
+ Hay bạn ấy bị ốm rồi. 
+ Chiều tan học về chúng mình vào thăm bạn chó nhé. 
Trong câu chuyện này các cháu biết phối hợp nhịp nhàng khi sử dụng rối. 
Các cháu đã biết kết hợp với nhau sử dụng các nhân vật phù hợp ăn khớp với lời 
kể. Ngôn ngữ của các cháu được thể hiện một cách rất tự nhiên và phong phú. 
* Cho trẻ kể chuyện nối tiếp chuyện của cô 
 Ví dụ: Đồ dùng chuẩn bị của cô là các con vật bằng rối dẹt và l bảng dính 
sau đó cô dính con thỏ lên bảng và kể ngày xửa ngày xưa trong một khu rừng kia 
có một chú thỏ đang đi tìm cỏ để ăn thì gặp Dê dang gặm cỏ, Thỏ liền hỏi: Tớ có 
thể đứng ăn cùng bạn được không?...Sau đó cô cho trẻ sáng tạo câu nói bằng cách 
đặt câu hỏi: Nhìn thấy Thỏ, Dê đã nói như thế nào? Cô lần lượt gắn các con vật tiếp 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 18
theo và hỏi trẻ giúp trẻ sáng tạo ra các mẩu đối thoại khác nhau sau đó cô tổng hợp 
lại câu chuyện theo trình tự sáng tạo của trẻ. 
* Kể chuyện theo đồ chơi 
Cho trẻ sưu tầm các loại đồ chơi và chọn loại đồ chơi mà trẻ thích. Sau đó, 
trẻ dùng đồ chơi đó để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng và suy nghĩ của 
mình một cách độc lập, hoặc cho các trẻ kết hợp đồ chơi với nhau và cùng nhau kể 
một câu chuyện mà trong đó trẻ tự tạo ra lời thoại phù hợp với nhân vật là đồ chơi 
của mình. Ví dụ, cháu Phương Anh chọn đồ chơi là một em búp, bé Quang Anh 
chọn chiếc xe ô tôvà các bé tự kể câu chuyện, như sau: 
Đây là em của tớ có tên là Hải Yến, hôm nay là sinh nhật của em tớ trông em 
rất đáng yêu, sở thích của em giống tớ là thích ăn kem và bim bim, thích mặc váy 
màu đỏ, và vẽ tranh rất đẹp, các cậu hãy ra đây chơi với em tớ - bé Diệp Vy nói. 
 Pin, pin, pin – bé Quang Huy vừa đẩy xe tải ra, vừa nói - ai cần trở hàng gì 
tôi giúp ngay, muốn đi đâu tôi chở, pin, pin, pinBé Diệp Vy thấy thế liền cầm tay 
búp bê vẫy ô tô của bạn Phúc Lâm nói: 
 Bác lái xe ơi! Cho chị em tôi đi nhờ được không? 
 Hai chị em muốn đi đâu? 
 Chị em tôi muốn đi mua một bánh sinh nhật. 
 Mời hai chị em lên xe. Sau đó cho búp bê lên xe đi ra góc bán hàng mang 
bánh về, hai bé chơi rất vui vẻ 
*Tôi còn cùng trẻ sáng tạo ra rất nhiều chuyện tranh bằng chính sản phẩm 
của học sinh vẽ sau những giờ học tạo hình, văn học cho trẻ cắt thành những bộ 
phận rời sau đó dùng bút chép chuyện sáng tạo theo ý cô chữ xen kẽ tranh vẽ hình 
con vật cắt dời của cô và trẻ những từ nào trong chuyện có thể dùng tranh rời của 
trẻ được thì cô tận dụng tối đa dán vào tranh theo trình câu chuyện cô nghĩ ra khi 
tranh đã xong cô kể mẫu cho trẻ nghe một lần khi kể chuyện cô lưu ý nét mặt , 
giọng nói, ngữ điệu, chữ nghĩa chứa đựng trong các từ, các câu nói dần dần trẻ 
cũng biết thể hiện những cảm xúc khác nhau của mình tiếp theo cô gọi trẻ lần lượt 
lên kể theo sự sáng tạo của mình 
C. Kể truyện sáng tạo sử dụng tranh, ảnh: 
Ngoài những các kể truyện trên đây, tôi còn sưu tầm một số bộ truyện tranh 
ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy có những chuyện phù hợp với chủ đề tôi 
đưa vào giờ học chính. 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 19
Tôi còn sử dụng rất hiệu quả tranh họa báo, tạp chí muốn sử dụng các loại 
báo, tạp chí hiệu quả tôi phải lựa chọn hững tranh có nội dung phong phú màu sắc 
đẹp phù hợp với nhận thức của trẻ ,lần lượt cho trẻ xem tranh sau đó yêu cầu trẻ 
miêu tả những chi tiết trong tranh. 
Ví dụ, khi xem một bức tranh, bé Thanh Hằng miêu tả: Một vườn cây có nhiều quả 
chín các bạn đang vui đùa dưới gốc cây. Hay bé Lan Nhi tả: Những ngôi nhà cao 
tầng rất đẹp và to phía trước có vườn hoa màu đỏ, vàng , trắng, trên đường có 
những chiếc ô tô đang chạy 
Ảnh trẻ kể truyện sáng tạo 
Tôi chọn những câu chuyện có các nhân vật trẻ yêu thích và vẽ thành tranh 
khổ to theo câu chuyện đó. Khi vẽ tôi đã phải nghĩ sẽ vẽ như thế nào để giúp trẻ có 
thể sáng tạo được nhiều cách kể khác nhau mà vẫn có nội dung liên hoàn giúp trẻ 
dễ kể. Cho trẻ kể chuyện theo tranh trang trí ở góc 
Truyện: Gấu con chia quà 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 20
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 21
Truyện : Lợn và Cừu 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 22
Tôi đã cố gắng tận dụng những mảng tường lớn ở trường để trẻ quan sát bức tranh 
tổng thể rõ ràng hơn giúp trẻ có những ý tưởng phong phú , trẻ có thể kể từ tổng thể 
đến chi tiết 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 23
d. Lồng ghép các hoạt động khác nhằm phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ 
cho trẻ giúp trẻ giàu vốn từ để kể chuyện sáng tạo. 
Với lời kể diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe, nhưng biết tích 
hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi 
trạng thái khi kể chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại,những câu đố, bài thơ, 
những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn. 
Ví dụ: Âm nhạc là môn bổ trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ 
gây ấn tượng cho người xem,và những nhạc điệu lời ca rất phù hợp với tâm sinh lý 
trẻ mẫu giáo đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo nhỡ những câu hát đã đem đến cho trẻ 
những cảm giác bình yên, sự vui mừng hớn hở tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ thoải 
mái dần dần hình thành ở trẻ những cảm xúc tích cực vì thế tôi cho trẻ hát thuộc tất 
cả các bài hát nói về các con vật: “Đố bạn” “Con cò”, “Một con vịt”, “Rửa mặt 
như mèo”, “Trời nắng trời mưa”giúp trẻ khi kể chuyện về con vật nào trẻ có thể 
hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu chuyện. Không những thế, sau khi 
trẻ hát xong bài “Rửa mặt như mèo”, tôi cho trẻ dàm thoại về tiếng kêu, đặc điểm 
con mèo, thức ăn của mèo, mèo có tài gì?... Qua đó, giúp trẻ được nói lên những 
hiểu biết của mình và biết cách diễn đạt nhận xét của mình về con mèo một cách 
mạch lạc, rõ ràng. 
Trong giờ học khám phá tôi đã cố gắng hết sức để mở rộng vốn từ cho trẻ 
một cách tối đa nhưng vừa sức với trẻ mẫu giáo nhỡ 
Ví dụ: Khám phá tác dụng các bộ phận trên cơ thể 
Câu hỏi mở đầu là những câu đơn giản như: tai để làm gì? Mắt để làm gì?... 
Câu hỏi mở rộng: Nhờ có mắt con nhìn thấy những gì? Nhờ có tai con nghe 
thấy những gì? Tay con vẽ những gì? Con làm gì để bảo vệ đôi mắt, tai, tay? 
Không những mở rộng vốn từ cho trẻ mà còn dạy trẻ biết cách giao tiếp với 
nhau , có sự giao lưu với nhau, quan tâm đến nhau đáp ứng được nhu cầu giao tiếp 
của trẻ ở lứa tuổi này Ví dụ: Khám phá bé là ai? 
Để hướng dẫn trẻ tự giới thiệu về bản thân, tôi mang búp bê ra đóng vai là 
một bạn học mới trong lớp và tự giới thiệu tên. Tôi cho trẻ đặt các câu hỏi. Nếu trẻ 
lung túng, tôi hướng dẫn trẻ cách đặt câu hỏi như: bạn mấy tuổi? nhà bạn ở đâu ? 
bạn thích gì? Sau đó, tôi cho các trẻ tự giới thiệu và hỏi các bạn trong lớp. 
 Sau mỗi chủ đề tôi cho trẻ quan sát tranh ảnh, báo chí mà trẻ đã sưu tầm trong 
chủ đề, cho trẻ cùng đàm thoại về những nội dung đó cho trẻ kể lần lượt từng tranh, 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện 
sáng tạo. 
 24
cô là người tổng hợp lại tất cả suy nghĩ của trẻ thành một mẩu chuyện có chủ đề 
phong phú. 
 Ví dụ: Chủ đề “ Cây xanh” gồm: cây ăn quả; cây lấy gỗ; cây rau; cây cảnh 
Khi quan sát các loại cây ăn quả bé Hải Yến đã kể như sau: Trong vườn cây ăn quả 
này có rất nhiều loại quả khác nhau cây nào cũng có rất nhiều quả chín trông rất 
ngon hàng ngày các bác trồng vườn hái quả chín cho mọi người ăn vì nếu để lâu 
quá nó xẽ rụng mất 
Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo 
là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động hơn. 
Trò chơi đóng vai

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.pdf