Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo Bé

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo Bé

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn

diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn

nữa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể

trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô

hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối

nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót

trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được diều

đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công

tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Vậy giáo dục thể chất là một trong những nội

dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát

triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo

đức. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ được hoàn

thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm

non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà

cơ bản là tính tích cực vận động của trẻ. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên

một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và

củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất

qua các tiết học thể dục: Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả

các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc

những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định.

Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển

hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra

và tích cực vượt qua khó khăn trong hoạt động của mình.Mỗi trò chơi vận động

giúp trẻ phát triển những khả năng khác nhau. Chơi bóng giúp luyện tập chân tay,

tăng cường sự khéo léo, nhanh nhẹn. Trò chơi leo trèo giúp phát triển khả năng giữ

thăng bằng. Các trò chơi vận động còn cho trẻ biết được mức độ dẻo dai, sức chịu

đựng của mình.

pdf 20 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1134Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo Bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú 
tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác: Môi trường cần cung cấp cho trẻ 
em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp “Chỉ khi ở 
trong một môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ 
những tính cách tiềm ẩn của mình”.Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và 
thử thách khả năng vận động của trẻ. 
 Làm thế nào giáo viên có thể tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực vận động 
hiệu quả? 
Môi trường trong lớp: cần sắp xếp một khoảng không gian đủ rộng, có thể 
tận dụng hành lang để những trẻ dư cân béo phì tăng cường vận động, có thể tổ 
chức những vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khéo 
léo, mạnh mẽ: Đi thăng bằng trên dây thừng hoặc trên ghế thể dục, ném còn, ném 
vòng vào cổ chai, bật liên tục qua ô vẽ... Ngoài ra nên treo các quả bóng ở độ cao 
thấp khác nhau để trẻ có thể nhảy lên đánh bóng, một vài thùng giấy để trẻ bò chui 
qua đường hầm, những hình khối để trẻ có thể tự sắp xếp leo trèo, bật nhảy 
 Từ góc vận động được trang trí nhiều dụng cụ như: Vòng, gậy, đồ dùng tự 
tạo như quả tạ, tua màu, nơ, hoa...thì giờ tập thể dục sáng lại là hoạt động hấp dẫn 
trẻ, đồng thời kích thích trẻ hứng thú tham gia mỗi khi đến giờ. 
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé 
 7/20
Việc thường xuyên thay đổi nhạc theo từng chủ đề thì thay đổi động tác phù hợp 
với trẻ cùng đồ dùng khác nhau cũng được thay đổi theo tuần thì cũng là việc làm 
cần thiết để tránh sự nhàm chán của trẻ. Với không khí vui tươi, tưng bừng vào 
buổi sáng với nhiều đồ dùng sặc sỡ, nhiều màu đã gây hứng thú kích thích trẻ chú ý 
vận động theo nhạc tạo khí thế cho trẻ tích cực trong một ngày mới ở trường. 
Môi trường ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải nghiệm thử thách vận 
động. Tất cả những trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng, dẻo 
dai và khả năng phối hợp. Thiết bị để trẻ leo trèo phải được đảm bảo an toàn. Ngoài 
ra tận dụng các lốp xe để làm đồ dùng tự tạo cho trẻ có thể bò chui hoặc làm xích 
đu, ô vẽ để trẻ bật hay đi dích dắc, vạch đích để trẻ chạy hay kéo co....đều là những 
đồ dùng tốt cho trẻ luyện tập mọi lúc mọi nơi tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển 
tính mạnh dạn, tự tin, linh hoạt khi tham gia hoạt động khác. 
Biện pháp 3. Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục giờ học: 
Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non cấu trúc một tiết học giáo dục thể 
chất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Thường thì các giáo 
viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài: “ một đoàn tàu” đi các kiểu chân sau 
đó về hàng tập bài tập phát triển chung là các động tác tay – chân – thân – bật với 
nhịp hô của cô nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập như vậy thì trẻ sẽ chán, 
uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động ở trẻ, “Tham gia hoạt 
động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút” Vì vậy 
tôi đã mạnh dạn đưa yếu tố âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục. Cụ thể: Với phần 
khởi động tôi dẫn dắt hoặc cho trẻ hát một bài hát phù hợp với nội dung bài học và 
đi khởi động kết hợp các kiểu chân.. sau đó cho trẻ về đội hình hàng ngang để tập 
bài tập phát triển chung. Bài tập phát triển chung tôi lựa chọn là bài tập Erobic có 
động tác phù hợp với bài tập vận động cơ bản đầy đủ các động tác tay – chân – thân 
– bật có nhịp đầy đủ, có động tác nhấn mạnh cho vận động cơ bản. Và khi tập vận 
động cơ bản, quá trình trẻ tập tôi cho trẻ tập cùng nhạc, nhạc là những bài hát phù 
hợp với chủ đề, khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực hiện bài tập của mình. 
Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng như: làm cánh chim kết hợp với 
nhạc du dương, nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập. 
Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trong tiết học giáo dục thể chất tôi thấy trẻ lớp 
tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt: 
Trẻ tập Erobic trong phần bài tập phát triển chung, trẻ vui vẻ, nhanh nhẹn đặc biệt 
là sự linh hoạt chuyển động tác theo nhạc.Cứ thực hiện nhiều lần như vậy thì tạo 
cho trẻ sự tự tin, mềm dẻo, khéo léo khi tham gia các hoạt động khác. 
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé 
 8/20
 Biện pháp 4: Tổ chức dạy vận động cơ bản- khuyến khích tính tự giác và 
tích cực thi đua ở trẻ: 
 Bởi giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên 
không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động 
tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất 
đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và 
tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao. Những giờ học giáo dục thể chất 
thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập so với 
những hoạt động thường ngày của trẻ, bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, khả 
năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp được nội dung bài học.Nhiệm vụ của 
cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ 
bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự giác tích cực 
trong hoạt động.Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải tiến phương pháp dạy, 
lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có 
thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất. Ví dụ: Giờ dạy trẻ ném xa bằng 1tay: 
 Ngoài việc cô hướng dẫn kỹ về tư thế chuẩn bị, cách đưa tay, lăng tay để lấy sức 
mạnh của tay ném vật đi xa trong mỗi giờ học dạy vận động cơ bản thì việc tổ chức 
rèn kỹ năng cho trẻ dưới dạng trò chơi là việc làm không thể thiếu vào buổi chiều. 
Mục đích là rèn kỹ năng cho trẻ về tư thế chuẩn bị, cách thực hiện vận động sao 
cho đúng yêu cầu và đạt kết quả tốt mà trẻ lại hứng thú.Việc thay đổi đồ dùng trong 
mỗi lần vận động kích thích trẻ hứng thú trong thực hiện thì trẻ còn được trải 
nghiệm cầm, nắm đồ dùng từ những chất liệu khác nhau khi thực hiện bài tập vận 
động cơ bản. 
Mục đích của tinh thần thi đua nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận 
động ở mức độ cao và rèn luyện phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh thần 
đồng đội cho trẻ. Thi đua làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, phát triển các 
tố chất vận động, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tập luyện. 
Biện pháp thi đua tiến hành dưới hai dạng: 
 Thi đua cá nhân: Chọn các cháu ngang sức, mức độ thực hiện động tác gần ngang 
nhau, để tránh gây nản chí giữa các cháu. Lúc đầu, giáo viên yêu cầu trẻ thực hiện 
đúng bài tập: “ai bò đúng”, “ai ném đúng”, sau đó đòi hỏi cao hơn. Ví dụ: “thi xem 
ai bật giỏi”, “thi xem ai chạy nhanh tới cờ”, “thi xem ai bật nhanh qua vòng”. 
 Thi đua đồng đội: Phân chia đội làm sao cho tương đối vừa sức, số lượng bằng 
nhau, yêu cầu tổ chức nhanh, các đội bắt đầu thực hiện cùng một lúc. Trước khi bắt 
đầu cuộc thi, nên cho trẻ nhắc lại điều kiện của cuộc thi. Sau khi chơi xong, giáo 
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé 
 9/20
viên là người phân xử thắng thua một cách khách quan, thì sẽ có tác dụng giáo dục 
sự công bằng trong một tập thể trẻ nhỏ. 
Hình ảnh trẻ thi đua theo đội 
 Chú ý: Khi sử dụng biện pháp thi đua, cần tránh để trẻ hưng phấn quá mức, tránh 
gây những kích thích căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng không tốt đến hành vi và 
trạng thái của trẻ. Cần lưu ý đến thời gian mà trẻ vận động và tham gia thi đấu, điều 
khiển lượng vận động cho trẻ sao cho phù hợp. 
 Khi trẻ đến trường học trẻ được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở lớp 
của mình. Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với các 
bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao 
tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia 
hoạt động tôi đã cho trẻ tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trong khối, trong các 
chủ đề và ngày lễ hội. 
- Ví dụ: Vào ngày Tết trung thu tôi cùng các cô giáo ở lớp tổ chức cho trẻ giao lưu 
kéo co cùng các bạn trong khối mẫu giáo bé, khi được tham gia giao lưu trẻ rất 
phấn khởi trẻ vận động hết sức mình kéo co để giành phần thắng về mình. Sau 
những buổi giao lưu tập thể như vậy, tôi thấy khối đoàn kết của trẻ trong lớp tăng 
lên, sự hứng thú, phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt trẻ lại càng thôi thúc cho chúng 
tôi hãy tổ chức nhiều hơn nữa cho trẻ những buổi giao lưu tập thể. Khi thì giao lưu 
hát đối, lúc lại giao lưu thi đua củng cố kỹ năng vận động cơ bản. 
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé 
 10/20
 Hình ảnh trẻ chơi trò chơi 
Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập trước 
và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sự bền vững cho 
những thói quen này trong cơ thể. Để vân dụng biện pháp này trong giảng dạy giáo 
dục thể chất, giáo viên cần cho trẻ tập đi tập lại động tác thật nhiều lần để trẻ hình 
thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ việc củng cố những biểu tượng 
vận động này, trẻ sẽ có trong mình những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính 
ứng dụng cao trong trường. Sau đó tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, 
mọi nơi. 
Biện pháp 5: Lựa chọn hình thức tổ chức luyện tập phong phú đa dạng. 
 Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, người ta tiến hành thông qua 
nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học, bao gồm thể dục 
sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan, hội khỏe, 
giáo dục cá biệt, nhưng hình thức tiết học là cơ bản vì trên tiết học thể dục các tri 
thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ 
chức và có kế hoạch. Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được diễn ra trên tiết học, 
còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. 
Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cánh 
lựa chọn các phương pháp dạy học, mà con phụ thuộc đáng kể vào các hình thức 
dạy học. Vì vậy trong tiết học giáo dục thể chất tôi đã sử dụng các hình thức sau: 
- Hình thức tập cả lớp đồng loạt: Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất 
cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho 
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé 
 11/20
phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện 
củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối 
hợp vận động khi thực hiện bài tập. 
- Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ sau đó 
trẻ cùng cô nhảy lò cò tiến về phía trước. Khi thực hiện cả lớp cô phụ sẽ bao quát 
trẻ nhắc trẻ sửa sai và tích cực nhảy cùng cô và bạn. 
 Hình thức tập cả lớp – nối tiếp: Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực 
hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3 – 5 trẻ 
tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo 
nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập. 
 - Hình thức tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực 
hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau 
và có giáo viên phụ trách. Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động 
mới có một vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm 
tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Nếu bài 
tập có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp 
thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận 
động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. 
Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Tôi đưa hình thức tập 
theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức 
theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. Trẻ tập 
theo nhóm. Hình thức tập cá nhân, khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một 
bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và 
nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập. 
Biện pháp 6: Tổ chức các trò chơi vận động: 
 Kho tàng trò chơi dành lứa tuổi mầm non vô cùng phong phú và đa dạng, tuy 
nhiên mỗi trò chơi lại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi khác 
nhau. Có thể cùng một trò chơi nhưng khi cô giáo tổ chức ở từng độ tuổi khác nhau 
thì mức độ vận động của nó cũng có sự khác biệt. Nhận thức được vấn đề này bằng 
nhiều phương tiện như: sách, báo, internet  tôi đó sưu tầm được một số trò chơi 
cho lứa tuổi mẫu giáo bé (Sách trò chơi vận động cho trẻ từ 2- 6 tuổi). 
Trò chơi vận động có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách 
trẻ. Giáo viên mầm non phải tạo cho trẻ bầu không khí thật sự hứng thú, tích cực để 
trẻ bộc lộ khả năng, hạn chế trong khi thực hiện kĩ năng vận động của mình, từ đó 
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé 
 12/20
giáo viên sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm giúp cho việc rèn luyện kĩ năng 
vận động của trẻ được hiệu quả hơn. 
Biện pháp trò chơi có tác dụng nhằm gây hứng thú cho trẻ đến bài tập vận động, 
giúp trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán, đánh giá được tương đối khách 
quan kết quả vận động của trẻ. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực 
hơn, tự nhiên, thoải mái, có tác dụng củng cố và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động 
phát triển tố chất vận động. Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng cố, 
các hệ cơ bắp của cơ thể trở nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây chằng trở 
nên linh hoạt, có tác dụng củng cố, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho 
việc rèn luyện thể lực, củng cố kĩ năng vận động trong điều kiện thay đổi. Hoạt 
động trò chơi mang tính tổng hợp và được xây dựng kết hợp với những kĩ năng vận 
động khác nhau như chạy, nhảy, bòtrong khi chơi trẻ có khả năng giải quyết 
bài tập mới xuất hiện một cách sáng tạo, thể hiện tính độc lập, nhanh trí trong việc 
lựa chọn cách thức vận động, những tình huống biến đổi bất ngờ trong quá trình 
chơi sẽ kích thích trẻ thực hiện nhanh hơn, khéo hơn. 
Ảnh trẻ chơi ai nhanh nhất 
 * Trò chơi phát triển thể lực : 
Tận dụng đồ chơi có sẵn trong trường. Thông qua các hoạt động leo trèo trên 
các đồ chơi ngoài trời: cầu trượt, đu quay, bập bênh, các vận động chạy, nhảy lò cò, 
tung, ném bóng rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, 
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé 
 13/20
giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm. 
Ảnh trẻ chơi vận động bằng đồ chơi ngoài trời 
 * Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài 
trời: 
 Mỗi trò chơi dân gian có thể đổi tên để dễ thực hiện và phù hợp với các chủ đề 
khác nhau. Ví dụ như trò chơi : Bịt mắt bắt dê có thể thay là : Bịt mắt tìm bạn, bịt 
mắt tìm người thân.... 
 Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã 
linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút và hấp 
dẫn trẻ vào các trò chơi. 
 Ví dụ : Trò chơi “ Đổi chỗ” có thể thay đổi tên là: tìm bạn, thay thế Trò chơi “ 
Đuổi bóng” thay đổi là “chạy thi” 
Những chiếc lốp xe hơi bị hỏng có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật, bò, chui 
qua, đi thăng bằng trên lốp xe. 
 Ví dụ: Trò chơi “Chuột sập bẫy”: Chơi tập thể: 
Luật chơi: Khi bẫy đã sập, các chú chuột không được cố gắng chui ra mà phải nhảy 
lò cò quanh bẫy 
Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm chơi. Một nhóm là bẫy, một nhóm làm chuột. 
Khi bắt đầu chơi nhóm làm bẫy sẽ nắm tay nhau thành vòng tròn, bẫy sẽ đọc bài 
thơ do cô và các bạn sáng tác. Chuột bắt đầu vào ăn hoa quả cô đã chuẩn bị sẵn ở 
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé 
 14/20
giữa vòng tròn, khi nào đọc hết bài thơ bẫy chuột sẽ sập xuống, chú chuột nào 
chậm chân sẽ bị sập bẫy. 
 Ảnh trẻ chơi trò chơi “chuột sập bẫy” 
 Với trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển các cơ, sự khéo léo nhanh nhẹn của tay 
chân đồng thời trẻ rất hứng thú khi được tham gia vận động. 
 Điều quan trọng phải nhớ là, tuổi mầm non không chỉ cần quan tâm đến sự phát 
triển trí tuệ, đây là thời điểm đặt nền móng cho sức khỏe lâu dài sau này của con 
người. 
Một số trò chơi nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ: 
 Những trò chơi dưới đây đã được tôi sưu tầm và áp dụng tại trường để mang lại 
niềm vui và sự phát triển toàn diện cho trẻ và giảm gánh nặng công việc cho giáo 
viên mầm non. Đây là những trò chơi kết hợp phát triển được nhiều kỹ năng và tố 
chất của trẻ trong một lần chơi. Có thể tổ chức những trò chơi này trong nhà hay 
ngoài trời, cũng như cho bất kỳ độ tuổi nào trong khoảng từ 3 đến 6 tuổi. 
- Trò chơi “Mèo đuổi chuột” 
 Cho trẻ đứng thành vòng tròn nắm tay nhau giơ lên cao làm thành hang. Một trẻ 
làm Mèo, một trẻ làm Chuột đứng quay lưng vào nhau trong vòng tròn. Khi có hiệu 
lệnh của cô, trẻ làm Chuột chạy trước và trẻ làm Mèo đuổi theo. Chuột chạy vào 
hang nào thì Mèo phải chạy vào hang đó. Khi Mèo bắt được Chuột ở hang nào thì 
hai trẻ ở hang đó đổi vai thành Mèo và Chuột, còn hai trẻ làm Mèo, Chuột sẽ nắm 
tay nhau làm hang 
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé 
 15/20
- Trò chơi “Thỏ đổi lồng” 
Cho 2 trẻ cầm tay nhau đứng làm lồng, các trẻ còn lại làm thỏ. Số lượng lồng ít hơn 
số con thỏ, các chú thỏ đi kiếm ăn, khi có hiệu lênh “Trời tối rồi” thì các chú thỏ 
phải nhanh về lồng của mình, chú thỏ nào chậm chân coi như thua cuộc phải nhảy 
lò cò. Chơi lần 3, 4 các chú thỏ sẽ đổi làm lồng để những bạn đóng làm lồng sẽ làm 
thỏ 
- Trò chơi “Một-bước, hai- bước” 
Có thể tổ chức một trò chơi tuyệt vời với một cái thang thông thường. Trò chơi vận 
động này tăng cường hệ thống tuần hoàn máu qua tim, phổi. Đặt cái thang nằm 
ngang,. Động viên trẻ leo qua thang và tiến lên phía trên. Trẻ di chuyển hướng đi 
sau cho không chạm vào bong bóng đặt ở phía dưới.. Khi trẻ thuần thục và vượt 
qua trở ngại một cách nhẹ nhàng-cần nâng dần yêu cầu: thêm nhiều chướng ngại 
vật để trẻ thay đổi hướng liên tục. 
Một số yêu cầu tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non: 
Một trong những hình thức quan trọng của việc dạy kỹ năng vận động cơ bản cho 
trẻ mầm non là tiết thể dục (hoạt động phát triển vận động). Trong trường mầm non 
hoạt động này cần phải được tổ chức thường xuyên trong tuần. Trong mỗi hoạt 
động phát triển vận động đều giải quyết các nhiệm vụ chăm sóc, rèn luyện sức 
khỏe, hoàn thiện kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực và giáo dục các phẩm 
chất đạo đức ý chí cho trẻ. Sau đây là một số yêu cầu cần thiết đảm bảo cho việc tổ 
chức hoạt động phát triển vận động của trẻ ở trường mầm non hiệu quả 
- Giáo viên phải đảm bảo làm mẫu đúng khi dạy trẻ các kĩ năng vận động và các 
biện pháp thực hiện vận động khác nhau. 
- Giáo viên cần phải chú ý theo dõi để trẻ không tự tiện sử dụng đồ dùng và dụng 
cụ trong quá trình hoạt động 
- Không để trẻ vào phòng thể dục hay ở ngoài sân luyện tập mà không có giáo viên 
theo dõi việc vào, ra của trẻ. 
- Khi tổ chức cho trẻ luyện tập, giáo viên cần chú ý chọn vị trí đứng sao có thể 
quan sát được tất cả trẻ, cần có đủ giáo viên phụ trách an toàn cho trẻ. 
- Khi cho trẻ thực hiện bài tập với các dụng cụ (gậy, vòng), giáo viên cần chú ý 
nhịp tập và khoảng cách giữa các trẻ. 
- Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra dáng điệu và tư thế đúng của trẻ trong suốt 
thời gian tiết học. 
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_ti.pdf