Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường Mầm non

1. Lời giới thiệu

Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt

các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người

giáo viên mầm non như Bộ Office, Flash, Photoshop, Converter, Kidspix,

Kidsmart, Nutrikids, Happykids

Đặc biệt sử dụng tin học vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non sẽ

tạo ra những điều mới lạ kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng của trẻ đáp ứng

với yêu cầu “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Học tập cùng máy tính giúp trẻ sẽ dễ dàng

học được các khái niệm và tăng cường sự phối hợp mắt và tay, nâng cao hiểu

biết xã hội. Thông qua việc ứng dụng CNTT trẻ được học tập vui chơi theo

hướng phát huy tính tích cực học tập của trẻ và làm phong phú hơn kỹ năng dạy

học. Các trò chơi KidSmart của IBM có tính giáo dục cao, hấp dẫn, kích thích

nhận thức của trẻ, tạo điều kiện phát triển các kỹ năng nhóm: giao tiếp, chia sẻ,

tự giải quyết vấn đề. Và các phần mềm khác như kidspix, happykids góp

phần không nhỏ trong sự phát triển của trẻ.

Là một giáo viên mầm non đang giảng dạy ở Trường mầm non Hồng

Châu Tôi nhận thấy được việc giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin để

nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức tin học cho bản thân có tác dụng to

lớn trong giáo dục để tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện

như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, tình cảm kĩ năng xã hội Mặt khác, ứng dụng

công nghệ thông tin sẽ nâng cao chất lượng học tập của trẻ trẻ được học qua

máy tính một cách tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học

phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề

tài “Một số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng

dạy ở trường mầm non".

pdf 24 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1062Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số hạn chế sau
 Điều cần thiết đầu tiên là tiếng Anh. Tuy các nội dung tiếng Việt đang
phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú
nhất trên Internet là bằng tiếng Anh. Nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn
chế khá nhiều Kiến thức về lĩnh vực tin học của cá nhân tôi còn nhiều hạn chế,
do vậy còn rất nhiều khó khăn trong quá trình ứng dụng các phần mềm vào việc
xây dựng giáo án/
 Các thiết bị trình chiếu ứng dụng các phần mềm sử dụng cho tiết dạy luôn thay
đổi ngày càng hiện đại,trong điều kiện của cá nhân tôi có thể tiêp cận và cập nhật
các thông tin này còn nhiều khó khăn , do vậy còn lúng túng trong quá trình sử
dụng
Nhiều giáo viên chưa biết cách thiết kế bài giảng hợp lý, chưa thành thạo kĩ 
năng, thao tác trên máy tính, trên các phần mềm hỗ trợ soạn giảng nên các bài
giảng điện tử chưa thực sự sinh động, chưa thu hút trẻ và chưa đem lại hiệu quả cao
*. Về cách phối màu nền và màu chữ: 
Trong một số bản chiếu để bắt mắt hơn đôi khi giáo viên hay lạm dụng những 
hình ảnh quá sặc sỡ quá nhiều chi tiết vẽ cầu kỳ, hoặc phối màu nền và màu
chữ không bảo đảm quy tắc tương phản nên khi chiếu lên rất khó quan sát nội
dung. 
 *.Về hiệu ứng: 
7
Trong các bài giảng, giáo viên còn hay lạm dụng các hiệu ứng, cho nhiều hiệu 
ứng trong một slide, hiệu ứng cho các chi tiết trong slide nhiều kiểu khác nhau
hoặc chọn hiệu ứng không phù hợp sẽ làm trẻ cũng như người xem rối mắt, không
tập trung vào bài giảng.
Ví dụ: Cho chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo, 
chậm chạp - các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ hoặc đôi
khi lại chuyển động, xoay quá nhanh. Màu sắc sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào
khi chuyển slide sẽ khiến người học, người xem cảm thấy khó chịu, gây ra những
bất lợi cho bài giảng.
Hoặc trong hoạt động giáo dục âm nhạc, khi cho trẻ nghe hát những bài hát 
có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái thì hiệu ứng cho các slide chứa hình ảnh minh họa
lại chạy với tốc độ quá nhanh, quá nhiều kiểu hiệu ứng khiến người nghe không
còn cảm nhận được giai điệu, nội dung của bài hát nữa.\
*. Không nên chèn ảnh động chỉ mang tính trang trí trong bản trình chiếu:
Việc chèn các ảnh động hoặc sử dụng hiệu ứng cho một đoạn hay một dòng 
văn bản luôn chuyển động trong suốt thời gian trình chiếu sẽ gây nên sự phân
tán cho trẻ bởi tính mới lạ của nó thay vì tập trung vào nội dung bài giảng trẻ sẽ
tập trung vào hiệu ứng chuyển động của bức ảnh ,của các khung hình động trang
trí hoặc của dòng chữ đó như vậy ta đã vô tình làm mất tập trung của trẻ vào
hoạt động, dẫn đến giờ học không đạt được mục tiêu đã đề ra.
*. Việc lựa chọn các hình ảnh minh họa, các tư liệu liên quan trong các hoạt
động: 
Thực tế tôi cũng đã được đi dự nhiều tiết dạy của các giáo viên trong toàn 
huyện và một số tiết dạy của giáo viên trong trường, tham khảo các giáo án điện
tử trên mạng, tôi nhận thấy: Những tư liệu giáo viên đưa vào trong bài giảng đôi
khi còn quá đơn điệu, nhiều giáo viên chưa biết khai thác hết các thông tin trên
mạng internet để có thể tìm kiếm, lựa chọn các tư liệu phong phú, phù hợp với bài
giảng của mình.
 Ví dụ: Trong hoạt động khám phá tìm hiểu một số con vật sống trong rừng, hay 
những con vật sống dưới nước, con vật sống trong gia đình, hay tìm hiểu một số 
loại hoagiáo viên thường hay sử dụng những hình ảnh đơn điệu( những bức
ảnh, tranh) – trẻ không hứng thú, không được thấy sự vận động của các con vật đó
như thế nào?Điều này dẫn đến giờ học không đạt hiệu quả cao. 
* Về thiết kế trò chơi trên máy: 
8
Những trò chơi trong các hoạt động dạy học nhằm củng cố, ôn luyện lại nội 
dung kiến thức trong bài dạy, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động của
trẻ. Những trò chơi này cần phải sinh động, hấp dẫn với trẻ, tạo sự thoải mái, thư
giãn cho trẻ sau một khoảng thời gian dài tập trung trong tiết học, đảm bảo phù hợp
với yêu cầu độ tuổi, với nhu cầu của trẻ trong từng lớp mà giáo viên lựa chọn thiết
kế cho phù hợp. Tuy nhiên, để thiết kế trò chơi hấp dẫn trẻ, đòi hỏi giáo viên phải
học hỏi, tìm tòi các thao tác, kĩ năng nâng cao. Tuy nhiên việc này đối với nhiều
giáo viên vẫn là một vấn đề khó khăn. 
Với vai trò là một giáo viên mầm non, để góp phần nhỏ của mình vào việc
nâng cao chất lượng dạy và học ở trường mầm non tôi đã mạnh dạn đưa ra một
số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường
mầm non"như sau.
7. 8. Các biện pháp
7.8.1.Biện pháp 1: Lựa chọn phông nền và màu chữ phù hợp với
nhau: 
Hầu hết các bài giảng đều được thiết kế trên phần mềm PowerPoint, phần 
mền này vốn đã có sẵn rất nhiều mẫu thiết kế với rất nhiều các hình nền bắt
mắt và nó còn cho phép sử dụng tranh ảnh làm hình nền cho bản chiếu một
cách khá đơn giản tuy nhiên cần phải cân nhắc giữa việc phối màu nền và màu
chữ bảo đảm đúng quy tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu
đậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại,
khi dùng màu nền đậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu trắng hay vàng. Nền
nên sử dụng màu đơn sắc không nên sử dụng các bức tranh có quá nhiều màu
thuộc các gam màu khác nhau hoặc có quá nhiều chi tiết vẽ cầu kì để làm nền
dễ dẫn đến khó phối màu chữ phù hợp cho tất cả chi tiết bức tranh và gây ra
phân tán cho đối tượng là trẻ mầm non, luôn thích thú với những cái mới lạ và
rất dễ mất tập trung. Việc phối màu cần được kiểm thử trên máy chiếu vì khi
chiếu lên màn chiếu, độ nét của hình ảnh ít nhiều sẽ bị giảm đi điều này cũng
còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: phòng học quá sáng không có
rèm che, máy chiếu độ phân giải và cường độ sáng thấp. Trong trường hợp này
chọn màu nền sáng trắng tự nhiên và màu chữ xanh đậm, đen, đỏ 
đậm sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Ở các slide mở đầu, giới thiệu thì nên lựa chọn
chữ nghệ thuật cho tiêu đề và màu chữ cũng phải phối hợp hài hòa để người
xem thấy hấp dẫn, thích thú, có ấn tượng với bài giảng ngay lúc ban đầu. 
7.8.2.Biện pháp 2: Lựa chọn hiệu ứng phù hợp:
9
Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có
mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung
vào bài học. Các hiệu ứng và âm thanh xử lý phù hợp theo độ tuổi của học
sinh, độ tuổi mầm non cần màu sắc sặc sỡ, âm thanh vui nhộn vì tuổi này cần
sự hướng tập trung hơn là chú ý tư duy vì kiến thức còn ít và không có kiến
thức tư duy. Việc lựa chọn hiệu ứng quá nhiều sẽ làm trẻ phân tán chú ý, mất
tập trung dẫn đến kiến thức chính trong bài học bi ảnh hưởng bất lợi 
Ví dụ: Cho con chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo, 
chậm chạp - các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ. Màu
sắc sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào, gây khó chịu cho người học và người theo
dõi. 
Đối với hoạt động làm quen với toán, loại tiết đếm và nhận biết số lượng
thì chúng ta nên cho các đối tượng xuất hiện và biến mất một cách từ từ, lựa
chọn hiệu ứng khác nhau cho các đối tượng để gây hứng thú cho trẻ và để trẻ
đếm, nhận biết số lượng một cách chính xác, trẻ không bị cuống, lúng túng để
chạy theo hiệu ứng một cách chóng mặt
7.8.3. Biện pháp 3: Lựa chọn hình ảnh động hay tĩnh một cách hợp lý,
phù hợp với nội dung bài dạy và ý tưởng của giáo viên:
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, trẻ luôn thích thú, say mê với những gì nổi
bật hoặc chuyển động.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát vườn hoa mà có một chú bướm đang bay lượn thì
trẻ sẽ chú ý quan sát chú bướm bay lượn như thế nào chứ không tập trung quan
sát bông hoa đẹp thế nào? Màu sắc ra sao? 
Vì vậy, trong khi thiết kế bài giảng điện tử, muốn thu hút sự chú ý của trẻ
vào đối tượng nào thì chúng ta nên tìm cách để làm nổi bật đối tượng đó lên,
bằng cách: 
- Tạo kích thước, màu sắc nổi bật, khác biệt với các đối tượng xung quanh: 
Ví dụ: Cho trẻ tham quan, quan sát vườn hoa mà cô giáo muốn trẻ tập trung
vào bông hoa Hồng Nhung thì chúng ta sẽ đưa hình ảnh hoa Hồng Nhung đặt
giữa những bông hoa màu vàng và màu trắng để làm nổi bật bông hoa Hồng
Nhung màu đỏ lên. Như vậy sẽ thuận tiện cho giáo viên trong việc hướng trẻ
tập trung vào đối tượng cần quan sát. 
- Tạo hiệu ứng động cho vật (đối tượng) cần quan sát:
10
Ví dụ: Cho trẻ quan sát các phương tiện giao thông (các loại ô tô) trên
màn chiếu, khi muốn trẻ quan sát chiếc ô tô tải, ta chọn hiệu ứng chuyển động
cho chiếc ô tô tải và hỏi trẻ: Các con nhìn xem, chiếc ô tô đang từ từ chuyển
bánh là ô tô gì? Như vậy trẻ sẽ không bị nhầm giữa những chiếc ô tô đang
đứng yên và chiếc ô tô đang chuyển động. 
Thực tế tôi nhận thấy, nhiều giáo viên thích lựa chọn những khung hình
động, màu sắc lòe loẹt, nhấp nháy liên tục để tạo thẩm mỹ cho bài giảng của
mình nhưng đôi khi những khung hình đó lại làm mất đi sự tập trung của trẻ
vào nội dung bài dạy, dẫn đến giờ học đạt kết quả không cao. Vì vậy, để khắc
phục tình trạng này, đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc nội dung, yêu cầu của bài
dạy: cần cung cấp cho trẻ kiến thức gì? Và cần làm nổi bật chi tiết nào? Để có
thể giúp trẻ nhận biết, lĩnh hội tri thức một cách đơn giản, dễ nhất. 
7.8.4.Biện pháp 4: Tìm kiếm, khai thác thông tin, tư liệu trên mạng
internet để đưa vào bài giảng: Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả
để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì
hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên có thể sử dụng Internet
để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim,
chụp ảnh là tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần "nhấp chuột" là hình ảnh
những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết
đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những
âm thanh sống động, ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú
của trẻ vì trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung của
bài dạy.
 Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết
kế các bài giảng điện tử là mammon.edu.vn. Một số trang Web cho phép bạn
tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như Google.com.vn,
Download.com.vn Bạn có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video, âm thanh, thậm
chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời cho việc thiết kế giáo án
điện tử của bạn. 
Tuy nhiên để vào được các trang web này, đương nhiên máy tính của bạn
phải được nối mạng hoặc thông dụng, tiện lợi hơn, bạn có thể dung USB 3G để
vào mạng bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu.
Trong thời đại tiến bộ khoa học như hiện nay, phần đa giáo viên nào cũng
có điện thoại di động thậm chí máy ảnh, máy quayĐây chính là những công
11
cụ giúp chúng ta có thể sưu tập những tư liệu cho bài giảng bằng cách: ghi âm,
quay các đoạn videoĐể chèn được các File âm thanh hay video từ điện thoại
vào các Slide đòi hỏi giáo viên phải biết ứng dụng một số phần mềm đổi đuôi
như: Convert, Fomatfactory
 Khó khăn nhất là việc lựa chọn các hình ảnh thể hiện trong giáo án. Phần
này hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một giáo
án điện tử. Chính thế mà việc sưu tầm cũng mất rất nhiều thời gian, vì các hình
ảnh được lựa chọn phải là các hình ảnh có nền trắng hoặc là ảnh tách nền nhằm
cho trẻ khi trực quan chỉ tập trung nhìn rõ hình ảnh và không bị phân tán bởi
các chi tiết khác.
7.8.5.Biện pháp 5: Một số phần mềm hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế
giáo án điện tử:
 a. Phần mềm GIMP (Cắt sửa ảnh):
 Đôi khi chúng ta chỉ cần một chi tiết nhỏ trong bức tranh nhưng không
biết làm thế nào để lấy được hình ảnh đó ra? 
Phần mềm Gimp( cắt, sửa ảnh) sẽ giúp bạn tháo gỡ vướng mắc này. Bạn
chỉ cần Dowload phần mềm Gimp về máy, cài đặt và thao tác cắt hình ảnh
trong bức tranh theo ý muốn của bạn. Sau khi đã cắt được hình, bạn sẽ Paste
hình đó vào một phông nền phù hợp. Như vậy, bạn đã có một bức tranh như
mong muốn. Nếu muốn con vật hay hình ảnh của bạn chuyển động được, bạn
lại cắt rời các bộ phận( các chi tiết) ra và tạo hiệu ứng chuyển động cho từng
chi tiết. Như vậy, bạn đã tạo được một hình động như mong muốn. 
Ví dụ: Từ hình ảnh em bé được chụp từ điện thoại: 
Bạn muốn chọn nền khác cho bức ảnh đẹp hơn thì bạn thực hiện các thao
tác như sau:
Khởi động phần mềm GIMP 2.6. Khi đó trên màn hình sẽ xuất hiện hộp
thoại. Bạn vào File để chọn ảnh cần cắt.
- Chọn biểu tượng ( chiếc vòng) trong Toolbox để cắt hình theo mong muốn 
- Phải chuột vào hình vừa cắt, khởi động Powerpoint và phông nền mới
để Paste hình vừa cắt vào. Như vậy, chúng ta đã đưa được hình ảnh em bé vào
phông nền mình muốn. 
b. Phần mềm Boilsoft Video Splitter, Fomatfactory, Photostory( Cắt
âm thanh, cắt video, đổi đuôi, tạo đoạn video ):
12
 Nếu như trước kia việc tìm bài hát cho phù hợp với chủ đề, với bài dạy
các giáo viên phải vất vả đến các cửa hàng băng đĩa để tìm và phải mở bằng đầu
đĩa thì hiện nay, với mạng internet chúng ta có thể Dowload bất cứ bài nhạc nào
hoặc đoạn video mình cần và có thể chèn trực tiếp vào trong các Slide. Có một
số đoạn video hoặc bài nhạc yêu cầu phải đổi đuôi mới có thể chèn vào Slide
được, vì vậy, chúng ta phải làm thêm một thao tác đổi đuôi cho đoạn nhạc, đoạn
video cho phù hợp. Chúng ta có thể tham khảo chương trình chuyên cắt nhạc
Boilsoft Video Splitter tại website  hoặc phần mềm
Fomatfactory. Phần mềm này có rất nhiều tính năng, bạn có thể sử dụng để đổi
đuôi ảnh, đổi đuôi cho đoạn videocắt âm thanh, cắt đoạn videođể có được
những tư liệu như mong muốn.
Từ các hình ảnh, chúng ta có thể tạo ra đoạn video nhờ có phần mềm 
Photostory. Chúng ta lựa chọn các hình ảnh cần chèn vào và chọn bài nhạc
hoặc âm thanh mình cần để tạo đoạn video có cả hình ảnh , bài nhạc hoặc âm
thanh. Để tạo được đoạn video với những hình ảnh bạn cần, trước tiên bạn
Dowload phần mềm Photostory về máy, khởi động phần mềm, sau đó Import
các ảnh cần tạo trong đoạn video, vào mục Selectmusic để chọn bài nhạc hoặc
âm thanh cần chèn.
Chọn ổ lưu đoạn video vừa tạo. Như vậy là chúng ta đã tạo được một
đoạn phim mà mình cần.
c. Bộ cài E-learning chuẩn: 
Nếu như trước đây việc chèn các đoạn video vào Powerpoint gặp nhiều 
khó khăn, âm thanh ghi âm bằng điện thoại chèn vào slide mang lại âm thanh 
không rõ nét, không trung thực thì hiện may với bộ cài E-learning, các bạn 
thao tác và cài thành công về máy tính, trong thanh công cụ của Powerpoint 
sẽ xuất hiện mục AdobePresenter. Với bộ cài này, các bạn sẽ thuận tiện cho 
việc quay video, ghi âm trực tiếp bằng máy tính, cho chất lượng hình ảnh, âm 
thanh rõ nét hơn.
 Sau khi thu âm, để chèn được âm thanh vừa thu vào slide thì bạn phải 
sử dụng phần mềm FomatFactory để đổi đuôi.
 Hoặc chúng ta có thể tham khảo chương trình chuyển đổi đuôi cho file 
nhạc converter tại websize sau 
Đây là thanh công cụ trên Powerpoint khi bạn đã cài thành công: 
- Bạn muốn ghi âm trực tiếp trên máy tính, kích chọn Record Audio 
13
- Bạn muốn quay video trực tiếp trên máy tính, kích chọn Capture Video
- Bạn muốn cắt đoạn âm thanh, kích chọn Edit Audio
-Bạn muốn cắt đoạn video kích chọn Edit Video
-Bạn muốn chèn âm thanh vào slide, kích chọn Import Audio 
-Bạn muốn chèn đoạn video, kích chọn Import Video
 Bộ cài này có rất nhiều tính năng, phù hợp và thuận tiện cho việc thiết kế
bài giảng điện tử, đem lại hiệu quả cao cho bài giảng
d. Phần mềm Window Movie Maker: 
Khi tôi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra một
công cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích với giáo viên mầm non đó là Phần
mềm Window Movie Maker. Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window
nhưng không phải ai cũng chú ý tới nó. Các bạn chỉ cần nhấp chuột vào Start/ 
Program/Window Movie Maker, biểu tượng là một cuộn phim. Phần mềm này
cho phép các bạn làm giáo án như những đoạn phim. Các bạn có thể đưa tranh
ảnh, video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng của mình và làm hiệu ứng cho
chúng thật sống động. Các bạn muốn tự ghi âm giọng kể truyện ngọt ngào của
mình để lồng vào đoạn phim? Thật đơn giản, các bạn chỉ cần kích vào biểu
tượng cái Micro và làm theo chỉ dẫn mà thôi. Không những thế các bạn còn có
thể dễ dàng in sao giáo án của mình ra đĩa VCD để dạy trên tivi mà không cần
phải ra hiệu Converter đâu.
 Các bạn hãy thử làm quen đi, các bạn sẽ thấy rất bất ngờ vì tính ứng dụng
đơn giản của Window Movie Maker.
 7.8.6. Biện pháp 6: Mỗi giáo viên phải đầu tư thời gian và công sức, ham
học hỏi, tìm tòi, tham gia các buổi tập huấn, các lớp tập huấn để nâng cao trình 
độ, kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử, phải nắm được quy trình thiết kế bài 
giảng điện tử:
1. Giáo viên phải thực sự có ham mê, lòng nhiệt tình: 
Bản thân tôi cũng như một số giáo viên trong trường đã đầu tư mua máy
tính xách tay, 3G để thuận tiện vào mạng tìm các thông tin, tư liệu cho bài
giảng, trao đổi thông tin, kinh nghiệm lẫn nhau qua Email 
Phòng giáo dục tổ chức các buổi tập huấn về thiết kế bài giảng E-learning
tại Phòng giáo dục do các giảng viên chuyên nghiệp về giảng dạy.Bản thân tôi
14
được nhà trường cử đại diện đi tập tại sở giáo dục về ứng dụng công nghệ thông
tin là những buổi tập huấn vô cùng bổ ích đối với tôi và các đồng nghiệp.
Vì thông qua buổi tập huấn, các giáo viên hướng dẫn đã giúp chúng tôi tháo
gỡ được những vướng mắc khi thiết kế bài giảng, giúp chúng tôi có thêm kĩ
năng mới để thiết kế bài giảng hay hơn, hấp dẫn hơn như: Chèn các đoạn video
vào slide, các file Flash, Tạo đoạn video từ các hình ảnh và âm thanhliên kết
Hyperline, cách thiết kế trò chơi cho trẻ trên Powerpoint
Nhưng nếu tập huấn xong mà chúng ta không thực hành, không áp dụng
vào trong các hoạt động thì những kiến thức sẽ dần bị mai một. Vì vậy, bản thân
tôi sau mỗi buổi tập huấn, biết thêm những thao tác, kĩ năng mới nào là tôi lại
về, dở tài liệu tập huấn ra và làm thử. Sau nhiều lần thực hành, những kiến thức
đó đã khắc sâu trong trí óc và khi thực hiện áp dụng vào bài giảng sẽ trở lên rất
đơn giản và nhanh chóng, chúng ta không phải mất thời gian tìm lại tài liệu,
không phải mất thời gian thao tác, thực hành lại nữa
Sau khi hoàn thành phần thiết kế bài giảng mới, tôi đã hướng dẫn giáo
viên thực hiện hoạt động làm quen với thao tác trên bài giảng vừa thiết kế để tạo
cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, đồng thời nâng cao chất
lượng chuyên môn của toàn trường ngày càng đi lên. Các giáo viên dự giờ thì
nắm bắt, mở rộng thêm những thao tác, kĩ năng với bài giảng điện tử, còn bản
thân tôi lại nhận được những lời góp ý, những ý kiến đánh giá, nhận xét khác
nhau để xây dựng cho bài giảng. Và qua đó, tôi lại có thêm nhiều ý tưởng về
cách thiết kế bài giảng điện tử của mình. 
Ví dụ: Sau buổi tập huấn tại Sở giáo dục về Tôi biết thêm cách thiết kế
trò chơi với Triger và tạo đoạn video có âm thanh từ các hình ảnh, file nhạc
Tôi đã về áp dụng ngay vào lớp mình bài giảng với nội dung: “ Trò
chuyện về Bác Hồ” Trong nội dung này, tôi sưu tầm các đoạn video nói về tình
cảm của Bác với thiếu nhi, các hình ảnh Bác với thiếu nhi Việt Nam và quốc
tếSau đó tôi tạo thành đoạn video với những hình ảnh mình muốn, phù hợp
với nội dung giảng dạy của mình, lựa chọn bài nhạc để chèn vào đoạn video
thông qua phần mềm Photostory. Và tôi thực sự thấy tiết dạy đạt hiệu quả hơn
hẳn: Trẻ thích thú với những đoạn video về Bác tràn đầy tình yêu thương, 
Điều đặc biệt quan trọng để thiết kế bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn,
phù hợp với trẻ thì người giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề, mến trẻ, có
sự ham mê để tìm ra cái hay, cái mới lạ đưa vào bài giảng nhằm tạo hứng thú
15
cho trẻ khi tham gia hoạt động và nội dung kiến thức sẽ được trẻ nắm bắt dễ
dàng hơn. Để làm được điều đó, người thiết kế bài giảng phải hiểu được nội
dung bài học là gì? Cần cung cấp những nội dung đó như thế nào để thu hút trẻ?
Cần tìm những tư liệu nào phù hợp với nội dung kiến thức và hấp dẫn đối với
trẻ? Giáo viên phải nảy sinh ý tưởng trong đầu thì mới có thể thực hiện được
việc thiết kế bài giảng điện tử theo quy trình sau:
 2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử: 
Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau: 
- Bước 1:Xác định mục tiêu bài 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong.pdf