Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả ở trường Mầm non.

Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ. Nên việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn cố gắng xây dựng môi trường hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác.

- Vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch có nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy.

- Trang trí góc âm nhạc thật sinh động và thay đổi theo chủ điểm để gây sự thu hút với trẻ. Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện , củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các tṛò chơi, các họat động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo.

- Tận dụng diện tích phòng học, phòng âm nhạc và chú ý bố trí sắp xếp các học liệu, dụng cụ hợp lý đẹp mắt để tạo môi trường cho trẻ học hứng thú, thoải mái .

 Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc: trọng tâm là dạy múa minh họa tôi thường sắp xếp tổ chức ở phòng âm nhạc. Trong phòng sắp xếp các thiết bị : Đàn organ, song loan, quạt múa, trang trí nốt nhạc.để trẻ hứng thú đồng thời khi trẻ được học ở phòng âm nhạc trong quá trình thực hiện trẻ có thể nhìn vào trong gương điều chỉnh động tác của mình, trẻ hoạt động tích cực, hào hứng, sôi nổi, thoải mái hiệu quả hơn.

Ví dụ 1: Tôi dạy trẻ hát bài “Màu hoa” chủ đề “thế giới thực vật”: tôi đã trang trí xung quanh lớp bằng các loại hoa, hình ảnh các loại hoa trên máy tính, đàn nhạc bài hát “màu hoa”

Ở góc chơi: Tôi chuẩn bị các loại hoa (cô cắt sẵn, làm ) khi kết thúc bài trẻ về các góc chơi vừa nghe hát vừa dán hoa, xếp vườn hoa và giúp trẻ củng cố tai nghe, hát theo bạn, thuộc lời nhanh hơn, hứng thú hơn.

Ví dụ 2: Dạy trẻ vận động bài “Lái ô tô” Chủ đề “Giao thông” Tôi cũng trang trí lớp theo chủ đề giao thông, sưu tầm hình ảnh về chú lái xe trên máy tính, đàn, băng đĩa vô lăng bằng vòng thể dục cho mỗi trẻ .

 

doc 26 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 87Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuẩn, tổ chức sáng tạo:
Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc hình thành tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu cho trẻ là rất cần thiết. Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú để trẻ say mê, ham thích hoạt động nghệ thuật. Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thuật cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô thực hiện mẫu với mức độ chính xác cao.
 Làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn (Tri giác âm nhạc và vận động trong một khối thống nhất).
* Dạy trẻ hát, vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo bài hát cũng có nhiều cách dạy. Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp.
- Dạy vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ một tiếng vào phách mạnh, (đầu ô nhịp) phách nhẹ nghỉ. 
Ví dụ: Trong bài “Cháu đi mẫu giáo” có câu:
 Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo.
 Vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ 
- Dạy vỗ tay (hoặc gõ) theo lời ca: Vỗ tay hoặc gõ mỗi tiếng bằng một nốt nhạc tương ứng với lời bài hát.
Ví dụ: Trong bài “một con vịt” có câu:
 Một con vịt xòe ra hai cái cánh
 V v v v v v v v (v: vỗ)
Ví dụ: Dạy trẻ vỗ tay theo lời ca bài “Trời mưa”
- Vào bài cô cho trẻ xem hình ảnh về “trời mưa” 
- Cô hỏi trẻ: 
+ Các con vừa được xem hình ảnh có gì? (trời mưa ạ)
+ Các con đã nhìn thấy mưa bao giờ chưa?
+ Có một bài hát rất hay nói về trời mưa đấy 
- Cô nói: Để bài hát khi biểu diễn thêm vui, nhịp nhàng cô cùng các con vỗ tay theo lời ca nhé.
- Trước khi vỗ tay cô con mình cùng nhau ôn kại bài hát này đã nhé.
- Cả lớp cùng hát lại bài hát 2 lần
- Cô làm mẫu. Cách vỗ tay như sau:
Lộp bộp, lộp bộp có những hạt nước rơi.
V v v v v v v v v
Nhìn mà xem nhìn mà xem trời đổ cơn mưa đấy.
 V v v v v v v v v v v
Lộp bộp lộp bộp có những hạt nước rơi.
V v v v v v v v v
Chạy đi thôi chạy đi thôi mưa ướt cả sân rồi.
 V v v v v v v v v v v
V: vỗ tay.
- Cô giải thích cho trẻ: Các con vỗ tay mỗi một từ bằng một tiếng vỗ tay cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bài. bắt đầu vỗ vào tiếng “Lộp ”
- Cô hướng dẫn cho trẻ vỗ tay: bằng nhiều hình thức và chú ý sửa sai cho trẻ
Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực vận động theo nhạc tôi có thể linh hoạt, làm đa dạng các cách học thuộc.
. Dạy cả lớp vận động theo nhạc.
. Nối tiếp theo tổ. ( Cô nói: Cô giả làm con chim, khi chim bay về phía tổ nào thì tổ đó vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp)
. Theo nhóm bạn trai, nhóm bạn gái. (Cô nói: Khi cô bắt nhip cao tay thì các bạn trai vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp, khi thấy cô bắt nhịp thấp tay thì các bạn gái thực hiện.
. Nhóm hát, nhóm vận động. (Cô nói: Các bạn trai làm các nhạc công gõ đệm theo nhịp cho các bạn gái cầm micro làm ca sĩ.
. Theo tốp nhỏ.
. Cá nhân.
 Khi cô cho trẻ tập sử dụng một loại nhạc cụ nào đó để đệm cho bài hát, cô cần nói rõ cách gõ cho âm thanh phát ra như thế nào thì phù hợp.
Ví dụ: Dạy trẻ cách sử dụng nhạc cụ là trống: Tay trái cầm trống, tay phải cầm dùi, khi gõ thì gõ vào giữa mặt trống, sau đó đưa ra gõ vào thành trống. Hoặc dạy trẻ sử dụng nhạc cụ là xắc xô thì tay phải cầm xắc xô (úp xắc xô vào trong lòng bàn tay) khi gõ thì gõ xắc xô vào lòng bàn tay trái. 
Trong chương trình đã có một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, tuy nhiên trong quá trình dạy trẻ tôi luôn tìm tòi, sáng tạo ra những động tác mới phù hợp với trẻ của lớp tôi phụ trách để trẻ vận động đạt hiệu qủa nhất. 
Do trẻ học thông qua bắt chước nên tôi phải làm mẫu nhiều lần. Trẻ bắt trước có thể không giống như cô nhưng những gì nghe nhìn qua mẫu giúp trẻ khắc sâu ấn tượng, nhận biết các động tác vỗ, gõ, múa một cách đầy đủ và chính xác. Như vậy bằng nhiều hình thức sinh động, cô sẽ hình thành tư duy trực quan, trẻ có được những kỹ năng ca hát và vận động ban đầu cho mọi cảm xúc nghệ thuật.
3. Sử dụng các trò chơi rèn kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho trẻ:
 Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi “học bằng chơi, chơi mà học” đối với trẻ chơi là hoạt động chủ đạo, chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. 
Trong một chừng mực nào đó trò chơi còn là phương tiện, biện pháp và là hình thức tổ chức dạy học cho trẻ, chơi được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của trẻ. Do đó phải sử dụng nhiều biện pháp thủ thuật trong giờ học để gây thú và thu hút sự tập trung vốn rất ngắn của trẻ. Nếu trong quá trình dạy trẻ hát và vận động mà giáo viên sử dụng linh hoạt một số biện pháp chơi giúp cho trẻ có sự thi đua, thêm hứng thú kích thích quá trình học tập của trẻ, sẽ không mất nhiều thời gian mà kết quả sẽ tốt hơn.
Trò chơi ở đây không phải là một phần trong bố cục bài dạy mà nó chỉ có vai trò là yếu tố chơi trong quá trình dạy trẻ hát và vận động. Nhằm mục đích giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động, không bị căng thẳng, mệt mỏi, nhàm chán, thời gian để đáp ứng yêu cầu của bài học không bị kéo dài.
Ví dụ 1: Trong giờ học hát, vận động cô cho trẻ chơi “hát theo tay cô đánh nhịp ” yêu cầu: Khi 2 tay cô đánh nhịp rộng trẻ hát to, hai tay cô đánh nhịp hẹp trẻ hát nhỏ lại.
Ví dụ 2: Chơi hát nối tiếp, cô đánh nhịp một tay về phía tổ nào thì tổ đó hát, khi cô đánh nhịp bằng cả hai tay cả lớp hát.
Với bài “Mời bạn ăn” giáo dục dinh dưỡng có thể dạy ở chủ điểm bản thân hoặc chủ điểm gia đình:
Đội 1 (nữ)
Đội 2 (nam)
“Mời bạn ăn “
“mời bạn uống”
“Thịt và rau”
“mình cùng ăn”
“Được đi thi ”
“ăn cho chóng lớn”
“Uống nước mịn da”
“Trứng đậu cá tôm”
“nhất định sẽ lớn nhanh”
” Bé khỏe bé ngoan”
Với trò chơi này trẻ cũng rất nhanh thuộc bởi khi trẻ không hát mà đội bạn hát trẻ sẽ được nghe đồng thời phải chuẩn bị cho lượt hát của mình nên trẻ vẫn phải tập trung cao, mà rất hứng thú tham gia.
Ví dụ 3: Chơi “Ai làm được nhạc sĩ” Trong khi dạy trẻ ca hát vận động theo nhạc bài hát “ Một con vịt” cho cả lớp cùng thực hiện làm tiếng vịt kêu theo lời ca hoặc theo nhịp bài hát, theo yêu cầu của cô ai làm đúng sẽ làm được nhạc sĩ. Thông qua trò chơi trên trẻ sẽ hứng thú và nắm chắc nhịp phách bài hát từ đó trẻ vận động nhịp nhàng đúng yêu cầu và đem lại hiệu quả cao. 
Với các trò chơi trên giáo viên linh hoạt sử dụng trong từng loại tiết, từng bài cho phù hợp kết hợp với các biện pháp truyền thống giúp giờ học đạt kết quả cao.
Ngoài các trò chơi trên để kích thích sự sáng tạo ở trẻ cô giáo động viên trẻ có thể sử dụng các bộ phận của cơ thể (lắc đầu, lắc hông, tay, chân) để thể hiện các vận động sáng tạo theo phách, nhịp, lời ca...
 Ví dụ 4: Trò chơi bắt trước (đóng vai).
Trong quá trình dạy trẻ học hát, ngoài biện pháp dạy trẻ thông thường cô giáo linh hoạt sử dụng trò chơi bắt trước (đóng vai) để dạy trẻ hát giúp trẻ thấy hứng thú tham gia hoạt động, trẻ dễ nhớ lời ca, nhanh thuộc bài và cũng hiểu lời ca sâu sắc hơn. Trò chơi phân vai là một trong những biện pháp được sử dụng có hiệu quả trong quá trình dạy trẻ học hát. Trẻ vừa hát vừa diễn vai các nhân vật (làm chú bộ đội, bác sĩ, công nhân, cô giáo, phi công, các con vật)
 Ở chủ điểm “nghề nghiệp”
Khi dạy trẻ bài “Làm chú bộ đội” của Hoàng Long, tôi đã sử dụng biện pháp chơi đóng vai là cho trẻ vừa hát vừa làm chú bộ đội và nhập vai làm các động tác có trong bài như: Vác súng trên vai thì trẻ đưa 2 tay lên vai làm động tác vác súng, chân bước một hai, một hai thì trẻ dậm chân tai chỗ
 Với chủ điểm “Thế giới động vật”
Khi dạy trẻ bài “cá vàng bơi” tôi cũng tiến hành tương tự là cho các cháu đóng vai làm động tác của con cá ) và thấy trẻ tiếp thu bài rất nhanh, không có sự nhầm lẫn, trẻ hứng thú với giờ học và giờ học rất vui.
Tương tự như vậy tôi đã thực hiện biện pháp chơi phân vai này ở nhiều bài hát với các chủ điểm khác như như bài: “ Một con vịt” – chủ điểm “Thế giới động vật ”bài: “Em mơ gặp Bác Hồ” – chủ điểm “Quê hương đất nước- Bác Hồ”
* Tóm lại: Việc dạy hát và dạy vận động thông qua các trò chơi, ở đây trò chơi đóng vai trò là yếu tố chơi giúp cho trẻ được luyện tập ca hát và vận động mà không thấy chán và mệt mỏi, tiết học không bị kéo dài mà lại tăng hiệu quả cho giờ học. Ngược lại trẻ rất hứng thú vì giữa trẻ có sự thi đua, kích thích hoạt động học tập của trẻ. Vì vậy giáo viên cần hiểu để lựa chọn biện pháp cho phù hợp với bài dạy, độ tuổi của mình.
4. Tích hợp với các hoạt động khác:
Theo quan điểm sư phạm của tích hợp: Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau, mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay một bộ phận của đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể trong đó không có các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên.
Tuổi Mẫu giáo là lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học”do đó phải sử dụng nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập trung vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế mà giờ học mang tính tổng hợp. hát,vận động theo nhạc có thể tích hợp nhẹ nhàng được vào một số giờ học khác hoặc tích hợp các môn học khác vào hát, vận động.
Ví dụ: Văn học:
Đề tài: “ Thỏ con ăn gì” cô có thể tổ chức cho trẻ vận động theo bài: “ Trời nắng- Trời mưa” 
Để gây hứng thú hay kết thúc câu truyện tôi cho trẻ vận động bài “trời nắng, trời mưa” như sau: cho trẻ đứng dậy vận động: làm động tác các chú Thỏ đi chơi đến câu mưa to rồi mưa to rồi, mau mau chạy thôi- trẻ chạy về chỗ của mình.
Tạo hình: 
Đề tài: “Dán hình lật đật”, “Tô màu con cá” cô cho trẻ hát bài “bé lật đật” , “cá vàng bơi”
Làm quen với môi trường xung quanh:
 Đề tài: Động vật nuôi trong gia đình, có các bài hát “Một con vịt”, “Gà trống, mèo con, và cún con”, “Con gà trống”
5. Sử dụng đồ dùng trực quan:
Do đặc điểm của trẻ rất thích đồ chơi, đặc biệt là những gì mới lạ hay những thứ do chính bàn tay trẻ tham gia làm cùng cô. Nên trong quá trình dạy hát và vận động cho trẻ tôi đã đưa vào sử dụng một số đồ dùng tự tạo đơn giản, gần gũi với trẻ đã kích thích được trí tò mò, mong muốn được khám phá vì thế trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc hơn. Thời gian để trẻ đạt được yêu cầu bài học không bị kéo dài.
Ví du l: Cô và tr

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_ca_h.doc