Qua quá trình điều tra và khảo sát việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, tại trường mầm non Hoa Sen- Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đã tìm ra được một số điểm thuận lợi và khó khăn như sau:
* Về thuận lợi.
Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường.
Các nhóm lớp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị dạy học hiện đại.
Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn do nhà trường và do các cấp tổ chức.
Được sự tín nhiệm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
Trẻ trong lớp có độ tuổi đồng đều, tỷ lệ bé ngoan bé chuyên cần đạt: 98%.
Trẻ mẫu giáo lớn mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian.
* Về khó khăn:
Đội ngũ giáo viên chưa thực sự hiểu và tích cực đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non.
Thiếu nhiều tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi dân gian, chủ yếu là truyền miệng từ người này sang người khác và trong sách chương trình.
Giáo viên chưa thực sự tạo môi trường để kích thích sự hứng thú của trẻ; chưa biết tận dụng các nguyên liệu sắn có để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ nên đồ chơi của trẻ còn nghèo nàn.
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế; trẻ dễ dàng tham gia chơi nhưng cũng dễ dàng bỏ cuộc.
Trẻ em đang bị cuốn hút vào các trò chơi hành động trên máy tính, lạ mắt, hấp dẫn.
Các bậc phụ huynh không có nhiều thời gian tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi tại gia đình, và chưa có ý thức kết hợp cùng giáo viên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.
ỹ năng cho trẻ. Gây được hứng thú, thu hút được sự chú ý của trẻ. Sưu tầm, lựa chọn những trò chơi sẵn có ở địa phương. Thông qua việc tham gia quan sát, tìm hiểu các lễ hội đầu năm, hội làng, các ngày lễ truyền thống... Tham khảo sách báo có liên quan đến trò chơi dân gian; Qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet cùng các nguồn không chính thống (học và tìm hiểu từ bạn bè, người thân hay thông tin truyền miệng)... Cùng với các tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn được các trò chơi sau cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: Bắt dây chun + Chuẩn bị: Một số dây chun nối thành vòng, có đường kính khoảng 20 cm + Cách chơi: Trẻ ngồi thành từng đôi. Hai trẻ cầm một sợi dây. Một trẻ giơ bàn tay ra trước, ngón cái choãi ra, các ngón khác thẳng giơ cao. Trẻ móc sợi dây vào khe của ngón cái với ngón trỏ và cạnh còn lại của bàn tay. Trẻ kia móc lại có thể vòng lên vòng xuống sao cho móc được dây chun vào tay mình. Hai trẻ thay phiên nhau móc lần lượt như vậy. Gảy que + Chuẩn bị. Các que tính dai khoảng 20cm + Cách chơi. Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà. Hai hoặc ba trẻ ngồi thành từng nhóm. Mỗi nhóm chơi có một nắm que tính. Trẻ nào chơi trước cầm nắm que tính xoay và rải ra sàn, sau đó khéo léo nhặt que tính sao cho các que ở dưới không động. Nếu làm các que ở dưới động thì bị mất lượt, bạn khác được cầm que tính và đổ để nhặt. Khi nhặt hết que tính dưới sàn thì từng trẻ đếm số lượng que tính mình đã nhặt được. Đánh Đáo + Chuẩn bị Số người chơi không hạn chế Kẻ hai đường thẳng song song cách nhau 2 m Người chơi chọn cho mình những hòn đáo thật vừa ý. Hòn đáo thường là những hòn đá lớn nhỏ tùy ý, dẹp, hình tam giác. + Cách chơi: Người chơi đứng ở vạch thứ hai, thảy những đồng tiền vào phía trên vạch thứ nhất, đồng tiền vào rơi vào giữa hai vạch coi như loại, được thu lại cho người đi sau. Sau đó, người chơi nhắm vào những đồng tiền trên mức thứ nhất, dùng đáo chọi vào những đồng tiền đó. Luật chơi: Nếu người chơi chọi trúng thì được ăn những đồng tiền đó và có quyền chọi tiếp. Nếu chọi không trúng thì phải nhường quyền chọi đáo cho người kế tiếp. Ô ăn quan + Chuẩn bị. Mỗi bên 10 hòn sỏi (hạt) nhỏ và 2 hòn sỏi to + Cách chơi: Vẽ xuống đất hoặc mặt bàn mỗi bên 1 ô (đầu quan) và 5 ô nhỏ. Đặt đầu quan 1 quân to, mỗi ô nhỏ đặt 2 quân. Mỗi bên một trẻ chơi. Bắt đầu chơi “oẳn tù tì” ai thắng được đi trước, bốc quân bất kì ở ô nào rồi rải mỗi ô 1 quân(chỉ được bốc quân ở bên phía mình). Rải hết quân bốc quân ô bên cạnh đi tiếp theo, nếu hết quân mà cách 1 ô không có quân thì được ăn quân ô tiếp theo, nhưng nếu 2 ô liền nhau không có quân hoặc sát ô quan thì mất lượt đi, bạn khác đi tiếp. Chơi đến khi 2 ô đầu quan hết quân, quân còn lại bên nào thì bên ấy thu về. Nếu 1 trong 2 ô đầu quan còn quân mà quân ở phía nào hết thì phía ấy phải rải mỗi ô 1 quân để tiếp tục chơi. Ai ăn được nhiều quân là thắng. O o O o O o O o O o O o O o O o O o O o . Bịt mắt bắt dê. + Chuẩn bị: Khăn để bịt mắt. Chơi theo cả lớp, đứng thành vòng tròn. + Cách chơi: Tổ chức cho trẻ đứng thành vòng tròn, mời 2 trẻ đóng làm người đi bắt dê, phải bịt mắt; 5-6 bạn làm đóng làm những chú dê. Những chú dê đi kiếm ăn ở trong vòng tròn vừa đi vừa kêu “be be be”, người đi bắt dê nghe tiếng kêu để định hướng để đuổi bắt dê. Những chú dê nào bị bắt thì phải ra ngoài một lần chơi, còn người bắt dê được đóng làm những chú dê. + Luật chơi: Những chú dê không được chạy ra khỏi vòng tròn. Trò chơi: “Mèo đuổi Chuột” + Chuẩn bị: Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi. + Luật chơi: khi Mèo bắt được Chuột ở hang nào thì hai trẻ làm hang đó đổi vai thành Mèo và Chuột, còn hai trẻ làm Mèo, Chuột sẽ nắm tay nhau làm hang. + Thời gian chơi: cho trẻ chơi liên tục trong khoảng 10 – 15 phút không hạn chế số lần chơi của trẻ. + Cách chơi: - Cho trẻ đứng thành hai vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong, vòng tròn lớn bên ngoài. Một trẻ làm mèo và một trẻ làm chuột đứng quay lưng vào nhau trong vòng tròn nhỏ. Một trẻ vòng tròn trong, một trẻ vòng tròn ngoài đứng đối diện nắm hai tay nhau giơ lên cao làm thành hang. Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ làm chuột chạy trước và trẻ làm mèo đuổi theo. Chuột chạy vào hang thì mèo phải chạy vào hang đó. Trong khi đó, các trẻ làm hang đồng thanh đọc: Đã là mèo Phải bắt chuột Bắt được chuột Là chén liền Đã là chuột Trông thấy mèo Phải chạy ngay. Khi mèo bắt được chuột ở hang nào thì hai trẻ làm hang đó đổi vai thành mèo và chuột, còn hai trẻ làm mèo, chuột sẽ nắm tay nhau làm hang. Kết thúc: cô hỏi lại trẻ về trò chơi, nhận xét của trẻ về trò chơi và khen trẻ. Cờ thổi. + Chuẩn bị Vẽ một bàn cờ trên mặt đất.(hình vẽ) Bốn quân cờ, chia làm 2 loại khác nhau để phân biệt, một hạt sạn bằng đầu que diêm để thổi được trên mặt đất. Người chơi: 2 người. + Cách chơi Mỗi bên 2 quân, xếp ở 4 góc của hình chữ nhật, đặt hòn sạn vào giữa vòng tròn nhỏ. Oẳn tù tì xem ai được đi trước, mỗi lần chỉ được đi một nứớc. Phải đi làm sao để dồn quân của đối phương vào điểm chết để bên đó không còn đường đi tiếp, như vậy là thắng. Tuy nhiên luật đề ra là bên đi trước sẽ không được sử dụng quân ở góc của bàn cờ (quân A1, B1) mà phải đi quân A2, B2 trước. 2 A 1 1 2 B Ném vòng + Chuẩn bị 3 cái chai 9 cái vòng đường kính từ 15-20cm làm bằng tre hoặc nhựa. + Cách chơi: Đặt 3 cái chai thành 1 hàng cách nhau 50-60cm. Vẽ vạch chuẩn cách chai từ 100 đến 150cm (tùy theo khả năng và mức độ chơi ở các lần khác nhau mà tăng dần khoảng cách). Người chơi xếp thành 3 hàng đứng dưới hàng kẻ, mỗi lần chơi cho 3 người ném, mỗi người ném 3 vòng, thi xem ai ném được nhiều vòng lọt vào cổ chai là người thắng cuộc. Trò chơi “Lô tô” Lô tô là một trò chơi dân gian khá phổ biến ở miền nam việt nam. đây là một hình thức xổ số dân gian, trong đó người tổ chức chơi sẽ quay lồng cầu để chọn ra các con số ngẫu nhiên, người thắng cuộc là người có một dãy số liên tục (tính theo các con số đã được lồng cầu chọn ra) theo hàng ngang trong một tờ phiếu đã bán trước cho người chơi. khi chơi, người hô kèm theo hát nói. + Chuẩn bị Khung hình lô tô được chia làm 10 ô, các hình lô tô theo chủ đề (lựa chọn những từ để sửa lỗi phát âm cho trẻ). Mô hình khung lô tô: + Tiến hành Cô phát cho trẻ khung lô tô đã có sẵn, sau đó cô nêu chủ đề trò chơi. có thể thay đổi các chủ đề: thế giới tự nhiên, nghề nghiệp, giao thông, 8/3, bác hồ để áp dụng sửa lỗi cho trẻ. Phát cho mỗi trẻ một rổ hình lô tô, yêu cầu mỗi trẻ chọn 10 hình có liên quan đến chủ đề cô cho, trẻ chọn xong thu rổ lại. Cô bắt đầu gọi tên các hình, mỗi lần trước khi gọi tên cô hô to: “tìm hình, tìm hình” rồi nói tên hình đó, cả lớp phải phát âm theo cô. sau đó trẻ tìm hình theo chỉ dẫn rồi dán vào khung lô tô đã được phát. Tiếp tục yêu cầu trẻ tìm đủ 10 hình rồi cho trẻ đếm, trẻ nào có được 5 hình trong 10 hình cô gọi tên thì trẻ đó là người thắng cuộc. cô gọi trẻ đó lên, đúng trước lớp và gọi đúng tên các hình trong bảng của mình rồi nhận quà. trẻ nào chưa có đủ 5 hình cũng gọi lên đọc nhưng không được nhận quà. Trò chơi “Gieo xúc xắc” + Chuẩn bị: 5 xúc xắc (6 mặt) mỗi mặt là một hình lô tô, mỗi khối gỗ là một chủ đề (giao thông, nghề nghiệp, thiên nhiên, nước, gia đình) 1 hộp giấy to; đĩa nhạc. + Tiến hành Cho trẻ đứng thành vòng tròn. Cô cho 5 xúc xắc vào hộp giấy, vừa lắc hộp vừa hát hoặc nói câu gì đó rồi đổ ra. Trẻ đọc to tất cả các hình mà trẻ nhìn thấy trên bề mặt xúc xắc. (có thể gọi lần lượt trẻ đọc hoặc cho cả lớp cùng đọc). b. Biện pháp 2: Lồng ghép trò chơi dân gian trong các hoạt động. Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nêu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất; hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Để mỗi hoạt động đó đạt được mục đích một cách nhẹ nhàng, thoải mái thì cần có sự linh hoạt sáng tạo trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức, đưa trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian vào các hoạt động một cách phù hợp là vô cùng quan trọng bởi vì trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”. Nhận thức rõ được điều đó nên tôi luôn chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với tính chất của từng hoạt động và từng chủ đề. + Trong giờ hoạt động học có chủ đích. Tôi lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp để lồng ghép vào hoạt động học làm sao cho tiết học diễn ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà vẫn đảm bảo được nội dung và tính chất đặc trưng của hoạt động đó, giúp trẻ tham gia hoạt động sôi nổi, hứng thú khi học và chơi. Và lựa chọn trò chơi cũng phải phù hợp với từng môn học: Với hoạt động phát triển thể chất nên lựa chọn các trò chơi dân gian vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh, hoạt bát, năng động. Ví dụ 1: Trong hoạt động phát triển thể chất với đề tài: “Đi qua cầu thăng bằng” (1)tôi tổ tiết học theo hình thức hội thi “gánh lúa qua cầu” (2) (cây cầu tre lắc lẻo, cùng gánh lúa trên vai, trẻ được trở về với tính chất của làng quê, được hả hê trong ngày hội). Cũng nội dung hoạt động như nhau nhưng tổ chức cho trẻ chơi theo hoạt động (2) trẻ sẽ hứng thú hơn, cô giáo thoải mái hơn mà mục đích yêu cầu vẫn đạt được. Ví dụ 2: Đề tài “Ném trúng đích thẳng đứng”, tôi tổ chức theo hình thức của lễ hội Tây Bắc, đưa trẻ đến với nhứng giai điệu của vùng cao, được hòa mình vào trò chơi ném còn, được nhảy múa theo điệu khèn, tiếng sáo trẻ thật thoải mái, hứng thú mà không có biểu hiện căng thẳng, mệt mỏi. Với hoạt động khám phá khoa học, làm quen với toán, làm quen với văn học cần lựa chọn các trò chơi nhằm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ; Cung cấp cho trẻ các kỹ năng hoạt động theo nhóm, sử dụng đồ dùng, đồ chơi; Rèn trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ. Ví dụ 3: Đề tài “Hoa lá quanh em” chủ đề thế giới thực vật. Sau khi cho trẻ tìm hiểu về các loại hoa lá. Tôi đưa trò chơi “Đố lá” của trẻ dân tộc Tày để củng cố kiến thức và tạo niềm vui cho trẻ (chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm
Tài liệu đính kèm: