Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức dây chuyền nấu ăn cho trẻ ở Trường mầm non Tràng An

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức dây chuyền nấu ăn cho trẻ ở Trường mầm non Tràng An

1. Lí do chọn đề tài:

Giáo dục mầm non là bậc học giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,

trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho

trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh

lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù

hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền

tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ

trong trường mầm non. Nuôi dưỡng đảm bảo chất lượng có tác dụng tăng cường

và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt tạo điều kiện để thực hiện nội

dung giáo dục toàn diện. Muốn có chất lượng nuôi dưỡng tốt, trước hết phải

luôn tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ. Mỗi

người lớn chúng ta phải quan tâm chăm sóc trẻ ngay từ nhỏ, xây dựng khẩu

phần ăn, chế biên món ăn ngon phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chế độ ăn của

trẻ, sẽ giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh và phòng tránh được các bệnh. Việc nghiên

cứu các cách chế biến món ăn mới phong phú sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, trẻ

ăn hết xuất, tăng cân để làm được việc đó cô nuôi cần phải làm tốt quy chế

chuyên môn theo điều lệ trường Mầm non, và thực dây chuyền làm việc nghiêm

túc. Đó là vấn đề mà tôi và nhiều bạn đồng nghiệp luôn luôn quan tâm, trăn trở

trong suốt quá trình tham gia nấu ăn tại trường mầm non đó cũng là lý do để tôi

lựa chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức dây chuyền nấu

ăn cho trẻ ở Trường mầm non Tràng An”

pdf 14 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1142Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức dây chuyền nấu ăn cho trẻ ở Trường mầm non Tràng An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả tổ chức dây chuyền nấu 
ăn cho trẻ ở Trường mầm non Tràng An” 
2. Mục đích nghiêm cứu: 
Nghiên cứu tìm ra những biện pháp pháp giúp cho công việc thực hiện 
nhiệm vụ của tổ bếp đẩm bảo theo quy trình 
 Giúp cho nhân viên tăng sự đoàn kết, yêu thương, chia sẻ nâng cao ý thức 
trách nhiệm, đồng nghiệp trong công việc cũng như cuộc sống . 
3. Đối tượng nghiên cứu: 
Công tác chuyên môn hàng ngày của nhân viên nuôi dưỡng nhằm nâng 
cao hiệu quả tổ chức dây chuyền nấu ăn cho trẻ ở trường Mn Tràng An. 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
- Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài. 
- Tìm hiểu thực trạng công tác thực hiện dây chuyền nấu ăn tại trường 
Mn Tràng An nơi tôi đang công tác 
- Đề xuất một số biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả 
tổ chức dây chuyền nấu ăn cho trẻ ở trường mầm non Tràng An 
2/14 
5. Phương pháp nghiêm cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu: Đọc, tìm hiểu các loại tài liệu có liên quan và 
nghiên cứu tình hình thực tế 
- Phương pháp thực hành: Mang ý tưởng, sáng kiến vào thực hành trong 
thực tế để đánh giá và tích lũy kinh nghiệm 
- Phương pháp quan sát: Dùng quan sát, khả năng thực hiện 
6. Thời gian nghiên cứu: 
 Thời gian thực hiện từ tháng 8/2020 đến nay và tiếp tục được áp dụng 
trong quá trình thực hiện và tổ chức dây chuyền nấu ăn cho trẻ trong các năm 
tiếp theo của nhà trường. 
3/14 
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 1. Cơ sở lý luận 
Điều 2, Luật Giáo dục 2019 đã xác định: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát 
triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, 
thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng 
yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ 
nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao 
dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự 
nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Để thực hiện mục tiêu 
đó, những nhà quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường 
là nhân tố trung tâm của sự phát triển giáo dục. Vì vậy, chúng ta có mộ đội ngũ 
giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng “vừa hồng, vừa chuyên”. 
Bản thân tôi luôn đặt suy nghĩ và đữa ra nhiều câu hỏi câu hỏi Làm cách 
nào? làm như thế nào?. Trước những câu hỏi của bản thân tôi đã tự tham gia các 
lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn. Nghiên cứu học hỏi trên các trang 
mạng kênh thông tin, các cuốn sách về món ăn bữa ăn gia đình các món ăn dành 
cho trẻ mầm non, bản thân luôn có gắng học hỏi tìm tòi và phải có sự sáng tạo 
trong cách chế biến món ăn vừa đảm bảo chất dinh dưỡng, đảm bảo ATTP và 
đúng kỹ thuật yêu cầu của từng món ăn. Và công việc cần phải làm của mỗi 
nhân viên nuôi dưỡng là phải thực hiện tốt nhiệm vụ của một nhân viên bếp về 
chức năng, nhiệm vụ, sự phối kết hợp trong quá trình tổ chức dây chuyền, và cần 
sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ nhau trong công việc, cũng như trong cuộc sống. 
2.Cơ sở thực tiễn 
Trường Mầm non Tràng An nằm tại tổ 1 thuộc phường Giang Biên là 
một trong những trường công lập của quận Long Biên. Với trách nhiệm chăm 
sóc thế hệ trẻ, măng non của đất nước, nhà trường đã đạt được rất nhiều thành 
tích trong Các năm học vừa qua về công tác chăm sóc nuôi dưỡng. 
Với quy mô và hiện đại là khu vực bếp chế biến các món ăn cho các cháu, 
với diện tích khoảng 120m2, được trang bị đầy đủ các thiết bị chế biến, hệ thống 
ánh sáng, cấp thoát nước khá hợp lý, đạt tiêu chuẩn và đảm bảo V ATTP. 
Tổng số CBGVNV trong nhà trường là 61đồng chí. Trong đó: Ban giám 
hiệu: 3 đồng chí; Cán bộ giáo viên: 40 đồng chí; Nhân viên: 18 đồng chí. 
Với sự ch đạo sát sao của Phòng giáo dục uận cũng như sự quan tâm và 
tạo điều kiện tối đa của BND uận Long Biên. Trong năm học, nhà trường 
liên tục dành được nhiều thành tích trong các phong trào. hông dừng lại ở 
những thành tích đã đạt được CBGVNV quyết tâm, không ngừng phấn đấu, tiến 
lên đạt trường chuẩn quốc gia vào trong năm học 2021-2022. 
4/14 
 *Thuận Lợi : 
- Trường mầm non Tràng An phường Giang Biên luôn nhận được sự quan 
tâm ch đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân uận Long 
Biên. 
 - Trường trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng 
trẻ, bếp ăn được xây dựng một chiều, đảm bảo vệ sinh (100% đồ dùng ăn uống 
cho trẻ được trang bị bằng inox). 
 - Nhân viên nuôi dưỡng đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ 
năng sơ chế biến các món ăn cho trẻ. 
 - Nhà trường ký hợp đồng thực phẩm với các chủ hàng là hộ kinh doanh, 
các công ty nhà nước: Yêu cầu các chủ hàng có đầy đủ cam kết an toàn vệ sinh 
thực phẩm và đưa hàng ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm cho các con. 
* Khó khăn 
- Là một nhân viên nuôi dưỡng còn trẻ tuổi việc thực hiện quy chế chuyên 
môn đôi lúc thực chưa hiện nghiêm túc cắt bớt quy trình theo dây chuyền, còn 
làm việc theo cảm tính trong việc chế biến món ăn. 
- 100 % nhân viên nuôi dưỡng của trường là phụ nữ chưa dành nhiều thời 
gian để nâng cao trình độ chuyên môn và, khả năng chế biến các món ăn hàng 
ngày của trẻ đôi lúc chế biến chưa đảm bảo chất dinh dưỡng, chưa có sự sáng 
tạo còn làm “nôm” làm cho xong việc 
- uá trình giao nhận đôi lúc còn chưa kiểm tra kỹ qua loa 
- au 4 năm sử dụng trang thiết bị hào mòn và hỏng hóc. hông gian bếp 
cũng có nhiều bất cập chưa thuận cho việc thực hiện dây chuyền của tổ bếp 
Xuất phát từ những khó khăn thuận lợi trên tôi xin đưa ra một số biện 
pháp nhằm Nâng cao hiệu quả tổ chức dây chuyền nấu ăn cho trẻ ở Trường mầm 
non Tràng An 
 3. Các biện pháp thực hiện. 
3.1. Biện pháp 1. Tham mưu BGH sửa chữa bổ sung cơ sở vật chất 
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ có vai trò quan trọng trong 
việc nâng cao chất lượng bán trú trong trường mầm non. Vào đầu năm học tôi 
và các chị em tổ bếp đã tiến hành kiểm kê, rà soát lại đồ dùng nhà bếp, xây dựng 
kế hoạch tham mưu với hiệu trưởng mua sắm, bổ sung thêm đồ dùng bán trú 
đảm bảo có đủ đồ dùng phục vụ nấu nướng, ăn uống cho trẻ 
 Bếp ăn theo quy trình chế biến một chiều, đảm bảo từ khâu tiếp nhận 
nguyên liêu -> ơ chế - rửa -> Chế biến (tẩm ướp) -> Nấu nướng -> Chia ăn 
(bao gói) -> Bảo quản vận chuyển lên các nhóm lớp. 
5/14 
 ho thực phẩm có diện tích 15m2có đủ dụng cụ chứa đựng các loại thực 
phẩm khô, có nắp đạy, có giá để gia vị, cửa được làm bằng nhôm kính đảm bảo 
kín, của sổ có lưới chống côn trùng, trần nhà trần tôn kín đáo. 
 hu chế biến, nấu ăn: được trang bị 2 bếp ga đôi đảm bảo việc chế biến, nấu 
nướng của nhà bếp, có đủ các loại nồi, xoong, chảo phục vụ việc chế biến món ăn, 
các dụng cụ để, đảo, gắp, múc thức ăn đầy đủ phù hợp với cách chế biến các món 
ăn khác nhau, có tủ kính có lưới ngăn côn trùng để bảo quản đồ dùng chế biến sau 
khi dùng xong. Tủ cơm ga có thể nấu 70kg gạo phù hợp với số lượng trẻ ăn tại 
trường. 
 Được trang bị một máy sấy bát công suất 700 bát thìa 1 lần sấy, có tủ 
đựng bát thìa, xoong, nồi đựng cơm, canh, thức ăn, có phân biệt theo hình dáng 
kí hiệu riêng cho từng từng nhóm lớp, có đủ dụng cụ chia gắp thức ăn, găng tay 
dùng cho thực phẩm chín. Có bảng biểu công khai định lượng thức ăn cho từng 
nhóm lớp trong ngày để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tiện theo dõi 
chất lượng bữa ăn. 
 Đủ đồ dùng, trang thiết bị bên trong các phòng, khu bếp và bố trí, sắp xếp 
ngăn nắp, gọn gàng, tiện dụng và trang trí đẹp, bảo vệ môi trường. 
 Có tủ lạnh để lưu giữ thực phẩm và lưu mẫu thực phẩm theo quy định, 
việc lưu giữ mẫu thức ăn đã chế biến và thực phẩm sống phải đảm bảo đúng quy 
trình (thời gian tối thiểu 24 giờ) và cập nhật vào sổ lưu mẫu. 
 - Có đầy đủ biển tên cho các khu vực trong bếp như: khu sơ chế, khu chế 
biến, kho, khu chia ăn ... trang bị đầy đủ các loại bảng biểu nhà bếp theo quy 
định: Bảng công khai tài chính, bảng thực đơn, 10 nguyên tắc vàng trong chế 
biến thực phẩm, quy định về sử dụng ga an toàn, bảng hướng dẫn sử dụng tủ 
cơm ga, hướng dẫn sử dụng tủ sấy bát, máy xay thịt, bảng quy đổi thực phẩm, 
các khẩu hiệu.... 
Tuy nhiên trong quá trình làm việc tôi thấy bấp cập sàn bếp lúc nào cũng 
ướt, chỗ ngồi rửa bát chật trội, tốc độ thoát nước trên sàn chậm thường xuyên bị 
tắc cống tôi, khu vực sơ chế và chế biến chưa phù hợp, một số dụng cụ thiết bị 
còn hư hỏng chưa đảm bảo an toàn, bánh xe đẩy thức ăn và thực phẩm quá nhỏ 
so với trọng lượng thực tế sử dụng hơn nữa số học sinh của nhà trường ngày một 
đông hơn so với những năm học trước vì vậy trong quá trình tổ chức dây chuyền 
bếp ăn gặp nhiều khó khăn 
Trong năm học 2020-2021 để công việc thực hiện dây chuyền sơ chế biến 
theo quy chế hàng ngày đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm tôi 
cùng các chị em tổ bếp đã có ý kiến đề xuất với Ban lãnh đạo nhà trường thông 
qua buổi sinh hoạt tổ 
6/14 
- Cải tạo sửa chữa mở rộng diện tích ra bên ngoài chuyển toàn bộ việc 
giao nhận sơ chế thực phẩm và rửa bát ra để có tạo không gian rộng, thoáng sạch 
và thuận lợi cho công việc của dây chuyền bếp ăn, sàn bếp luôn khô sạch. 
- ửa thay toàn bộ bánh xe đẩy chia cơm về các nhóm lớp, xe đẩy thực 
phẩm từ khu sơ chế vào chế biến bị han r mất bi với kích cỡ to hơn so với kích 
cỡ cũ giúp cho vận chuyển được dễ dàng, nhanh hơn đảm bảo an toàn. 
- Ngoài ra tôi cũng đề xuất BGH mua bổ sung 02 bàn sơ chế, chế biến 
thực phẩm có gắn thêm bánh xe để việc bánh xe để việc lau cọ rửa sàn bếp, vị trí 
nơi làm được thuận tiện, nhanh gọn hơn. 
- Thay bàn xay thịt tạo thêm thành chắn. Khi xay thực phẩm không bị bắn 
lên tường vôi sẽ không bị mốc tường và việc lau chùi dễ dàng, sạch sẽ hơn. 
- Bổ sung thêm 01 máy bơm áp và 1 bồn chứa nước sạch đảm bảo vệ sinh 
để việc rửa bát thuận tiện hơn. 
3.2. Biện pháp 2: Bố trí sắp sếp đồ dùng, dụng cụ theo quy trình bếp 1 
chiều sau khi đã được cải tạo sửa chữa 
Trong những năm học trước Bếp được sắp xếp theo quy trình 1 chiều 
nhưng phần giao nhận thực phẩm và khâu rửa bát vẫn ở trong bếp. hu chia ăn 
thức ăn chín của trẻ gần khu để đồ dùng nhà bếp nên chật trội. 
Năm học 2020-2021 Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật 
chất phục vụ cho công tác chăm sóc bán trú của nhà trường đã cải tạo sửa chữa 
mở rộng diện tích ra bên ngoài tạo thuận lợi cho việc thực hiện dây chuyền sơ 
chế biến 
- Đưa khâu giao nhận thực phẩm và rửa bát ra bên ngoài. Tách riêng nội 
dung này đảm bảo hạn chế nước rây ra các khu khác trong bếp nên nền bếp luôn 
khô ráo, sạch sẽ. 
- Bố trí lại các tủ, giá để đồ dùng ra 1 khu riêng, gần với khu chia ăn. Làm 
lại bảng biểu, gắn bảng chia định lượng thức ăn của trẻ ngay tại khu chia ăn để 
nhân viên chia nhìn số liệu trên bảng một cách thuận lợi. 
- Bố trí lại chỗ đứng chia ăn của nhân viên nấu chính để việc di chuyển 
đảm bảo khoa học hơn, các thao tác nhanh và chính xác hơn. 
3.3. Biện pháp3: Phân cặp nấu và quy trình làm việc của các cặp đảm 
bảo sự hỗ trợ cho nhau 
Thực tế khi làm việc tại bếp uy trình làm việc của các cặp chưa đúng 
theo nhiệm vụ chức năng của từng cặp , trong các cặp làm việc có sự hỗ trợ cho 
nhau mọi thành viên làm việc còn ỷ lại, chưa có sự phối kết hợp trong công việc 
1 phần do phân cặp chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, kỹ năng sơ chế biến, 
ý thức làm việc chưa cao, không đoàn kết khi làm việc theo cặp được phân. 
7/14 
Sự phân cặp còn theo quán tính, cho mọi gười tự chọn cặp không đồng 
nhất, cả nể 
Các cặp nấu theo định biên số người nhưng chưa có sự luân phiên thay 
đổi theo quý hoặc theo học kỳ để hỗ trợ cho nhau về chuyên môn nhiều hơn. 
Nhân viên bếp còn yếu về chuyên môn, chưa có kinh nghiệm trong công việc, 
kỹ thuật sơ chế biến món ăn còn kém sẽ không được học tập được từ đồng 
nghiệp ảnh hưởng đến quy trình làm việc 
 Thực hiện nhiệm vụ năm học, quy chế chuyên môn trước khi bước vào 
đầu năm học tôi đã tham mưu, đề xuất với đ/c Phó Hiệu trưởng phụ trách công 
tác chăm sóc nuôi dưỡng, đồng chí Tổ trưởng tổ bếp để phân công công việc của 
từng nhân viên để mọi người cùng nhau thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành công 
việc một cách nhanh chóng và có hiệu quả cần chú ý: Trình độ đào tạo chuyên 
môn cao, kiến thức vệ sinh an toàn tốt, kỹ năng sơ chế biến thành thạo, ý thức 
vươn lên trong làm việc, có sức khỏe tốt, thích chia sẻ kinh nghiệm của mình và 
hay giúp đỡ người khác, tính cách cởi mở, hòa nhã, có bản lĩnh dám làm dám 
chịu, luôn có trách nhiệm với công việc, luôn đi đầu, gương mẫu trong mọi lĩnh 
vực, nhất là khi được giao nhiệm vụ đột xuất thì nhân viên ấy luôn phấn đấu để 
hoàn thành trước đồng nghiệp. 
 Dựa trên cơ sở thực tế, công tư phân minh, không để tình cảm làm ảnh 
hưởng tới công việc, nếu như phân công một cách hợp lý và không vì một lý do 
nào khác ngoài công việc thì mọi người trong tập thể sẽ cảm thấy thoải mái, hài 
lòng và làm việc nhiệt tình, không phải muốn giao việc cho ai thi giao, tuỳ theo 
vị trí năng lực sở trường của mỗi người. Phải hiểu được con người là nhân tố 
quan trọng nhất trong quá trình thực hiện công việc. Người xưa nói “dụng nhân 
như dụng mộc” một cây gỗ xấu tưởng như không làm được gì, nhưng khi vào 
tay người thợ mộc giỏi thì nó sẽ trở thành một cái bàn hay một cái ghế tuyệt đẹp. 
Chúng ta không thể nhìn vẻ bề ngoài mà quyết định tất cả. Với con người, 
không phải không dùng họ được việc này thì họ cũng không làm được việc 
khác, chưa hẳn người không có bằng cấp thì không làm được việc mà tùy vào 
công việc mà họ được bố trí để làm. Hơn nữa cần chú ý đến kinh nghiệm, năng 
lực, cá tính, lòng hăng say của từng người để sắp xếp thích hợp công việc cho 
họ. hi phân công công việc cần lưu ý phân công công việc rõ ràng cho từng 
cặp có biểu phân công ghi rõ tên và nhiệm vụ của từng cặp rõ ràng.Từ đó để mọi 
người biết rõ ai là người chịu trách nhiệm về khối công việc ấy và khi đó họ sẽ 
có trách nhiệm tập trung với công việc hơn. 
 Việc phân các cặp nấu theo định biên số người, thường xuyên sự luân 
thay đổi theo quý hoặc theo học kỳ để hỗ trợ cho nhau vì vậy công việc dây 
8/14 
chuyền của tổ bếp luôn thực hiện đúng quy trình công việc luôn đảm bảo chất 
lượng, tiến độ công việc Cụ thể : 
 Tổ bếp có tổng số là 12 người chia làm 4 cặp. Mỗi cặp 3 người. au 4 lần 
nấu chính thì đổi cặp làm việc 1 lần. 
 Người có chuyên môn giỏi phân với người có mới vào nghề, chuyên môn 
chưa giỏi để học học tập, người có kỹ thuật sơ chế biến thành thục sẽ giúp đỡ 
đồng nghiệp nâng cao được tay nghề, người có ý thức kỷ luật tốt sẽ thay đổi ý 
thức cách làm việc cho những người kỷ luật chưa tốt, người sạch sẽ ngăn nắp 
gọn gàng với người chưa năng nắp gọn gàng để họ học tập theo đảm bảo tiến độ, 
mọi thành viên trong tổ đã có sự giúp đỡ và có tiến bộ hơn về chuyên môn. 
3.4. Biện Pháp 4: Tạo mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ 
Tại bài nói chuyện trong Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc việt nam lần 
thứ hai năm 1961 Bác Hồ đã nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, 
thành công, đại thành công”. Câu nói đó của Bác thật có ý nghĩa, vì nếu ở trong 
hoàn cảnh nào đưa vào vận dụng thì cũng rất phù hợp. Nếu chúng ta muốn xây 
dựng một tập thể thì phải huy động sức mạnh của toàn tập thể đó để đạt được 
mục tiêu đề ra. Thành quả lao động của tập thể có được hay không phụ thuộc 
vào ý thức, trách nhiệm của mỗi con người, vì: “một cây làm chẳng lên non; ba 
cây chụm lại nên hòn núi cao” muốn có thành tích tốt thì trước hết phải đoàn kết 
tập thể, thương yêu, vui vẻ,tôn trọng đồng nghiệp, vì khi đã yêu thương, tôn 
trọng nhau thì mọi việc sẽ rất thuận lợi, có khó khăn gì thì mọi người cũng giúp 
sức mình, khi gặp khó khăn mà có người giúp mình, họ động viên tinh thần, chia 
sẻ những khó khăn vướng mắc, giải quyết các vấn đề tồn tại cho mình đề thì quý 
giá đến mấy. Tôi luôn tạo cảm xúc tích cực trong khi làm việc, động viên tinh 
thần hăng say trong công việc cho các cá nhân để họ có chí hướng phấn đấu và 
tiến thủ vì tôi hiểu rõ cảm xúc gắn liền với trạng thái hoạt động và làm việc 
trong cuộc sống, tâm trạng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc của mỗi con 
người. 
Thực tế tại bộ phận tổ bếp cũng giống như các bộ phận khác trong trường 
nếu thiếu đi một vài vị trí, thiếu sự nhiệt huyết của một đồng chí, đồng nghiệp 
thì ảnh hưởng đến thời gian cũng như kết quả hoàn thành công việc. Nhânviên 
tổ bếp của trường Mầm non Tràng An nói chung và các nhân viên nuôi dưỡng 
của trường mầm non khác nói riêng đều là những con người xa lạ, đến từ nhiều 
nơi khác nhau. Mỗi người có tính cách, sở trường, cách làm việc khác nhau vì 
vậy những ngày đầu mới làm việc chung gặp nhiều khó khăn thực hiện công tác 
sơ chế biến chưa theo dây chuyền, làm việc còn chồng chéo chưa đúng chức 
năng nhiệm vụ thậm chí còn làm việc độc lập không có sự tương trợ giúp đỡ 
9/14 
nhau đôi lúc còn xô sát, va chạm nhau lời qua tiếng lại ảnh hưởng đến công việc 
gây lên mất đàn kết. Nhưng khi đã cùng công tác với nhau sau làm việc với nhau 
dưới 1 ngôi nhà chung các chị em cũng đã phần nào nhận thấy tất cả tổ bếp đều 
phải cùng chung một nhịp đập, một tiếng nói hiểu rõ công việc cần phải làm, và 
bước đầu cũng biết chia sẻ giúp đỡ nhau trong công việc tuy nhiên trong tổ vẫn 
còn hiện tượng chia tốp. Để giúp tăng thêm tình cảm,sự đoàn kết, yêu thương 
chia sẻ tronc công việc, trong cuộc sống những chuyện vui buồn giữa các thành 
viên trong tổ. 
Tổ bếp đã thống nhất thu quỹ và tổ chức xinh nhật cho các chị em trong tổ 
sau những thời gian làm việc vất vả trong ngày chị em sẽ thư giãn và cùng nhau 
tâm sự về cuộc sống của gia đình, thảo luận chia sẻ kinh nghiệm về cách chế 
biến những món ăn ngon, cách làm việc khoa học. 
Ngoài ra nhân dịp các ngày lễ lớn tổ bếp chúng tôi lại tổ chức gặp mặt 
liên hoan tại nhà hàng thay đổi bầu không khí để chị em tổ bếp được trò chuyện 
vui vẻ tâm sự về công việc, về gia đình, việc học tập của con cái và thấu hiểu 
hơn được hoàn cảnh của từng thành viên trong tổ. Trong các buổi gặp mặt liên 
hoan đó chúng tôi được chào đón Ban giám hiệu nhà trường tới dự đó là các 
buổi gặp mặt mà tổ bếp chúng em cũng cảm nhận được sự quan tâm chia sẻ 
nhắn nhủ của ban lãnh đạo nhà trường dành cho nhân viên tổ bếp. Buổi liên 
hoan đó đó đem lại những tiếng cười, sự vui tươi tạo một nguồn sinh lực mới 
cho những ngày làm việc tiếp theo. 
4. Hiệu quả sáng kiến đạt được. 
Trong quá trình thực hiện biện pháp trên, quy trình nấu ăn của nhà trường 
thay đổi rõ rệt về hiệu quả làm cho chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường có 
nhiều bước tiến mới. 
 hông gian, môi trường bếp rộng rãi thoáng mát. 
Tổ nhân viên luôn tinh thần thoải mái, sức khỏe được dẻo dai hơn. Ai 
cũng phấn khởi, yêu thích đến trường và cống hiến tâm huyết cho công việc. 
 hông khí đi làm vui vẻ, hạnh phúc khiến việc nấu ăn ngày càng ngon hơn. 
Chất lượng hiệu quả công việc. Chị em trong tổ đoàn kết yêu thương chia sẻ 
đùm bọc những khó khăn trong cuộc sống cũng nhưng trong công tác chuyên 
môn hàng ngày 
Đồ dùng, trang thiết bị nhà bếp được sắp sếp đúng theo quy trình bếp 1 
chiều, phân dụng cụ sống, chín riêng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 
Bếp ăn của nhà trường được xếp loại tốt và được cấp giấy chứng nhận 
“Bếp đủ tiêu chuẩn vệ sinh ATTP”. 
10/14 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Đề tài đã thực sự mang lại thành công trong quá trình áp dụng. Có được 
điều này là do sự tâm huyết của tôi và toàn thể đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng, 
đặc biệt là sự mạnh dạn trong đầu tư, lắng nghe ý kiến cấp dưới của Ban giám 
hiệu nhà trường. 
Trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: 
Khi làm việc luôn luôn để ý, rà soát các trang thiết bị để phát hiện ra 
những điểm còn bất cập để tham mưu với Ban giám hiệu thay đổi cho phù hợp. 
Bản thân luôn chủ động, để tâm vào công việc được giao, không ngừng 
quan sát, rút kinh nghiệm để tìm ra các giải pháp cải tiến hơn giúp cho công việc 
hiệu quả. 
Cùng với việc làm tốt công tác rà soát cơ sở vật chất thì luôn không 
ngừng cải tiến cách chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị của trẻ đ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_to.pdf