Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học

Do đặc điểm của lứa tuổi nên dạy trẻ mầm non cần tiến hành theo phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học” vì vậy giáo viên cần linh hoạt khóe léo trong việc thiết giáo án văn học để lôi cuốn hấp dẫn trẻ.

Theo phương pháp dạy học tích cực với môn làm quen văn học có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các môn học khác và giúp cho các môn học khác trở nên sinh động hơn. Tuy nhiên dựa vào từng nội dung bài dạy để chọn nội dung tích hợp cho phù hợp.

Ví dụ:

* Với môn âm nhạc

+ Khi dạy hát bài “Cái Bống” tôi cho trẻ đọc bài ca dao: “Cái Bống đi chợ” và chính giai điệu vui tươi, dí dóm của bài hát giúp cho ý thơ trong bài học được nâng cao tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rát chú ý.

Có nhiều bài hát có cùng chủ đề với bài thơ, tuy là lời thơ không hoàn toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học đó như: Khi dạy trẻ hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố” kết hợp cho trẻ đọc bài thơ “Đèn giao thông”.

Trong mọi giờ học khác đều có thể tích hợp môn làm quen với văn học có thể là những bài thơ, đồng dao, câu chuyện đã học hoặc chưa học.

Ví dụ:

* Qua hoạt động khám phá khoa học.

 Hoạt động cho trẻ mầm non khám phá môi trường xung quanh nhằm giúp trẻ tiếp xúc với môi trường qua đó để hình thành biểu tượng về thế giới xung quanh. Dạy trẻ khám phá là giáo viên tổ chức hoạt động học theo nhóm nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho trẻ.

Tổ chức hoạt động khám phá theo hình thức “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” thường xuyên trong quá trình dạy học là tiền đề thuận lợi cho phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ như:

- Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ - tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ

- Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi.

- Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm.

Giờ học: Tìm hiểu về môi trường xung quanh chủ điểm gia đình “Gia đình của bé”

Cô trò truyện với trẻ về gia đình, gia đình con có những ai, có bao nhiêu người, thuộc gia đình đông con hay ít con, gia đình lớn hay gia đình nhỏ. Trong giờ học cô nên giáo dục trẻ yêu thương những người thân trong gia đình, giúp đỡ bố mẹ, ông bà. Cho trể độc thơ “Thương ông, giúp mẹ, lấy tăm cho bà”. thông qua bài bài thơ giáo dục kĩ năng sống và lễ phép biết giúp đỡ ông, biết lấy tăm giúp bà,.Hoặc dạy trẻ “Làm chú bộ đội”. Có thể tích hợp vào văn học cung cấp vốn từ cho trẻ qua việc cô trò chuyện với trẻ về chú bộ đội đưa dẫn dắt vào bài thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa”.

 

doc 34 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 84Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhà bếp, đồ dùng đồ chơi học tập, ngày công lao động cải tạo vườn trường, đổ bê tông phía trước cổng trường, trồng cây xanh, cây hoa tại sân trường Ngoài ra nhà trường còn tích cực tuyên truyền, vận động kêu gọi các lực lượng xã hội như: các tập thể, các nhà doanh nghiệp, người con quê hương, các nhà hảo tâm ủng hộ giúp đỡ nhà trường bằng tinh thần, vật chất để xây dựng trường và cảnh quan môi trường trong nhà trường luôn xanh – sạch – đẹp. Các nhà hảo tâm đã tạo điều kiện để nhà trường có được những công trình xây dựng như nhà để xe cho giáo viên, ghế đá, khu chợ quê, khu vườn cổ tích câu chuyện “ Nàng Bạch tuyết và bày chú lùn”; câu chuyện “Dê đen và dê trắng”, khu phát triển vân động, trang trí vẽ mảng tường ngoài trời và ủng hộ nhà trường kinh phí, bánh kẹo tổ chức các ngày lễ, ngày hội cho cô và trẻ.
7.3.3 Biện pháp 3: Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi: tranh ảnh, mô hình, sa bàn, các loại rối, giáo án điện tử, ...
Đồ dùng đồ chơi là phương tiện không thể thiếu trong các hoạt động của trẻ, đặc biệt trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Chính vì vậy mà để có các phương tiện dạy trẻ làm quen với văn học tôi thường xuyên làm đồ dùng như rối tay, rối dẹt, mô hình, tranh vẽ về nội dung các câu chuyện, bài thơ để cho đồ dùng dạy học thêm phong phú tiện cho việc thay đổi các hình thức để cho trẻ đỡ nhàm chán.
Ví dụ 1: Mô hình rối tay trong hoạt động kể truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”
Chủ đề: Thế giới động vật 
Tôi đọc câu đố: 
Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt
Có tài nhảy nhanh
Trẻ trả lời và tôi giới thiệu: Có một câu chuyện rất hay nói về gia đình bạn thỏ, có 3 mẹ con sống với nhau, hai chú thỏ con ngoan ngoãn, biết vâng lời mẹ, nhưng không biết thỏ anh hay thỏ em đáng khen nhiều hơn các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” sẽ rõ nhé.
Ví dụ 2: Mô hình rối dẹt trong hoạt động kể truyện “Sự tích hoa hồng” 
Ví dụ 3: Làm mô hình rối trong hoạt động kể truyện “Chú dê đen” 
 * Sử dụng rối tay, rối que vào việc dạy trẻ kể lại truyện
Qua việc nghiên cứu và thử nghiệm trong các tiết dạy mà tôi đã thực hiện thì hình thức này được diễn ra song song trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với văn học. Các tác phẩm văn học cho trẻ làm quen thường nằm trong chương trình, có nội dung phù hợp với chủ đề đang thực hiện. Thời gian để tổ chức cho các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học thường có giới hạn. Thực tế cho thấy trong giờ hoạt động này tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung chuyện, nhớ chuyện, thuộc thơ và đọc kể diễn cảm. Trong đó hình thức sử dụng đồ dùng trực quan rất có hiệu quả, đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh, mô hình, rối que, vật thậtNhưng việc sử dụng rối tay là một biện pháp rất hiệu quả trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học vì trẻ vừa nghe cô kể chuyện vừa được quan sát cô điều khiển con rối phù hợp với đặc điểm tính cách của các nhân vật trong truyện. Từ đó trẻ hứng thú hơn và kiến thức, nội dung của câu truyện cùng sẽ khắc sâu hơn vào tâm thức của trẻ.
VD: Trong tiết truyện “Chú dê đen”, “Ai đáng khen nhiều hơn” và rất nhiều câu truyện khác nữa tôi đã thực hiện kể kết hợp với sử dụng rối tay hoặc rối que, tôi thấy trẻ rất hứng thú nghe và trẻ nhớ rất nhanh các nhân vật trong truyện, khi đàm thoại tôi thấy trẻ rất nhớ nội dung truyện và các nhân vật trong truyện. 
* Sử dụng tranh ảnh minh họa trên giáo án điện tử
Khi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thì việc sử dụng hình ảnh minh họa trên giáo án điện tử là biện pháp đạt hiệu quả nhất vì vậy. Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ họcmột cách tốt nhất tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Bé yêu thơ”, câu đố, tham quan và đặc biệt là chọn những hình ảnh thật đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh, lồng tiếng vào từng phần yêu cầu của bài dạy, để trẻ hiểu rõ nội dung câu chuyện, hiểu được tính cách của các nhân vật trong tác phẩm mà tôi trình chiếu. Để rồi từ chỗ trẻ chăm chú xem, lắng nghe cô giới thiệu dẫn đến trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động. Với từng bài dạy, từng thể loại mà tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương pháp dạy học tích cực: “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó.
7.3.4 Biện pháp 4: Chú trọng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào các hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua các hoạt động học.
Do đặc điểm của lứa tuổi nên dạy trẻ mầm non cần tiến hành theo phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học” vì vậy giáo viên cần linh hoạt khóe léo trong việc thiết giáo án văn học để lôi cuốn hấp dẫn trẻ.
Theo phương pháp dạy học tích cực với môn làm quen văn học có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các môn học khác và giúp cho các môn học khác trở nên sinh động hơn. Tuy nhiên dựa vào từng nội dung bài dạy để chọn nội dung tích hợp cho phù hợp.
Ví dụ: 
* Với môn âm nhạc
+ Khi dạy hát bài “Cái Bống” tôi cho trẻ đọc bài ca dao: “Cái Bống đi chợ” và chính giai điệu vui tươi, dí dóm của bài hát giúp cho ý thơ trong bài học được nâng cao tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rát chú ý.
Có nhiều bài hát có cùng chủ đề với bài thơ, tuy là lời thơ không hoàn toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học đó như: Khi dạy trẻ hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố” kết hợp cho trẻ đọc bài thơ “Đèn giao thông”....
Trong mọi giờ học khác đều có thể tích hợp môn làm quen với văn học có thể là những bài thơ, đồng dao, câu chuyện đã học hoặc chưa học.
Ví dụ: 	
* Qua hoạt động khám phá khoa học.
	Hoạt động cho trẻ mầm non khám phá môi trường xung quanh nhằm giúp trẻ tiếp xúc với môi trường qua đó để hình thành biểu tượng về thế giới xung quanh. Dạy trẻ khám phá là giáo viên tổ chức hoạt động học theo nhóm nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho trẻ.
Tổ chức hoạt động khám phá theo hình thức “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” thường xuyên trong quá trình dạy học là tiền đề thuận lợi cho phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ như:
- Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ - tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ
- Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi.
- Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm.
Giờ học: Tìm hiểu về môi trường xung quanh chủ điểm gia đình “Gia đình của bé”
Cô trò truyện với trẻ về gia đình, gia đình con có những ai, có bao nhiêu người, thuộc gia đình đông con hay ít con, gia đình lớn hay gia đình nhỏ. Trong giờ học cô nên giáo dục trẻ yêu thương những người thân trong gia đình, giúp đỡ bố mẹ, ông bà. Cho trể độc thơ “Thương ông, giúp mẹ, lấy tăm cho bà”... thông qua bài bài thơ giáo dục kĩ năng sống và lễ phép biết giúp đỡ ông, biết lấy tăm giúp bà,...Hoặc dạy trẻ “Làm chú bộ đội”. Có thể tích hợp vào văn học cung cấp vốn từ cho trẻ qua việc cô trò chuyện với trẻ về chú bộ đội đưa dẫn dắt vào bài thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa”...
 Để tạo cơ hội cho trẻ khám phá các hiện tượng thời tiết cho trẻ làm quen bài thơ: “Mưa” mà ngoài trời cũng đang mưa, tôi có thể tận dụng tình huống đó cho trẻ quan sát trời mưa và giới thiệu tác phẩm tới trẻ.
Khi cho trẻ khám phá về đặc điểm nơi sống của con cá tôi cho trẻ đọc thơ “Rong và cá” để gây hứng thú dẫn dắt trẻ hướng vào nội dung bài dạy. Hay khi cho trẻ tìm hiểu về Con Mèo tôi cho trẻ đọc thơ “Mèo đi câu cá”, khi cho trẻ làm quen với một số loại hoa quả tôi cho trẻ đọc thơ “Hoa kết trái” hoặc hát bài hát phổ nhạc từ bài thơ đó để giúp trẻ khắc sâu kiến thức trong khi kết thúc hoạt động . Khi cho trẻ đi dạo thăm và quan sát vườn cây ăn quả tôi cho trẻ kết hợp đọc bài đồng dao, vè về các loại quả, 
Động cơ của quá trình hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm hình thành và phát triển bản thân của trẻ là phải có lòng ham muốn học tập.Trong quá trình hoạt đông tư duy, trẻ nỗ lực khám phá lại một vấn đề nào đó, dù đã đạt hiệu quả hay chưa trọn vẹn, đều là những động cơ trí tuệ kích thích lòng ham muốn hiểu biết cho trẻ.
Ví dụ: 
* Qua hoạt động dạy trẻ kể truyện, đọc thơ
 Với phương trâm “ lấy trẻ làm trung tâm” tôi rất chú ý đến hệ thống câu hỏi mở trong quá trình đàm thoại. Các câu hỏi mang tính gợi mở đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, phát huy năng lực tư duy nhận thức của từng cá nhân trẻ, hồi tưởng lại những sự vật sự việc đã được mô tả. Khi trẻ trả lời tôi yêu cầu trẻ nói đủ câu, rõ ràng mạch lạc.
Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt ví dụ: Trong tiết truyện “Quả bầu tiên” vào bài tôi cho trẻ hát bài hát “Quả” rồi hỏi trẻ: “Con vừa hát bài gì ? Bài hát nói về điều gì?”. Sau đó cô giới thiệu chuyện và kể cho trẻ cho trẻ nghe, cô kể kết hợp cho trẻ tri giác bằng hình ảnh động trên máy chiếu. Trẻ được quan sát hính ảnh trực quan sinh động giúp cho trẻ hứng thú hơn, nhớ lâu hơn về nội dung của câu chuyện, bài thơ; từ đó trẻ dễ nhận thấy tính cách nhân vật, biết phân biệt cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu để trẻ hướng tới cái đích mà trẻ cần làm đó là biết yêu cái thiện, ghét cái ác; yêu cái đẹp, biết phê phán cái xấu, biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ bạn bè mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn. 
Để trẻ có hiểu biết về tình cảm gia đình là mái ấm, là nơi gần gũi nhất, ở gia đình trẻ có ông bà, bố mẹ anh chị em, mọi người trong gia đình đều yêu thương quý trọng và giúp đỡ nhau tôi cho trẻ nghe truyện “Tích chu”, truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”, truyện “Bông hoa cúc trắng”, truyện “Vẽ chân dung mẹ”. Qua câu chuyện “Tích chu” giúp trẻ hiểu biết về tình yêu thương của bà dành cho cháu đồng thời giáo dục trẻ tình yêu thương đối với bà. Truyện “Bông hoa cúc trắng” giúp cho trẻ hiểu tình cảm của người con biết yêu thương mẹ, và biết thể hiện tình cảm của mình với mẹ bằng hà

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_t.doc