Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi

Rèn cho trẻ phát âm chuẩn

Muốn cho trẻ phát âm đúng trước tiên cô giáo phải là người phát âm chuẩn xác .Vì trẻ ở địa phương tôi dạy thuộc nhiều vùng miền nên cách phát âm không giống nhau , trẻ đọc Chữ L thành N, hoặc ngược lại, còn có trẻ đọc S , X không rõ. Do ảnh hưởng của tiếng địa phương tôi phát âm một số chữ cái chưa chuẩn ( s,x ) nên tôi đã tự rèn phát âm cho mình , tôi nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách phát âm và tự tập phát âm các chữ đó vào các thời gian rãnh rỗi.

Khi cho trẻ làm quen với các chữ cái tôi thường giới thiệu chữ cái định cho trẻ làm quen rồi phân tích kĩ cấu tạo của chữ cái đó và cách phát âm.

Ví dụ : Cách phát âm chữ cái L-N

Khi đọc mẫu tôi cố gắn đọc to , rõ ràng âm thật chuẩn để trẻ nghe rõ cách đọc, đồng thời tôi nêu rõ cách phát âm cho trẻ hiểu

- Chữ L : đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đua xác lợi trên

- Chữ N : đọc thẳng lưỡi , lưỡi sát với lợi dưới

Đối với những trẻ phát âm không chuẩn tôi cho trẻ luyện tập cá nhân nhiều hơn các trẻ khác , thường xuyên quan tâm giúp đỡ trẻ phát âm đúng, chính xác.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1267Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụ huynh dạy trước ở nhà nên viết sai nét chữ cho trẻ. Những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường.
Nhận thức của trẻ không đồng đều,một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp, khả năng và năng khiếu thơ, chuyện, LQCC của một số cháu còn hạn chế.
Trường đóng trên địa bàn là nơi tổng hợp các dân cư ở tất cả các vùng miền trên cả nước, nên việc phát âm của trẻ không giống nhau. Chính vì vậy việc dạy phát âm chữ cái, nhận biết các âm từ trong thơ chuyện là công việc không dễ đối với giáo viên. 
b. Thành công - hạn chế
- Thành công
Hầu hết trẻ đã nhận biết cấu tạo các chữ cái, làm quen với chữ cái, đọc , viết chữ cái theo từng chủ đề, chủ đề nhánh khác nhau .Qua đó trẻ còn đọc thơ, chuyện, đồng dao, ca dao ở mọi lúc mọi nơi.
- Hạn chế
Một số trẻ tiếp thu chậm, không có khả năng, năng khiếu khi thể hiện tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện, đọc thơ.
Đồ dùng dạy học phục vụ cho môn học chưa có sự sáng tạo.
c. Mặt mạnh - mặt yếu
- Mặt mạnh
Hầu hết giáo viên trẻ, nhiệt tình có trình độ chuyên môn trên chuẩn và có khả năng tiếp cận với môn làm quen chữ cái một cách nhẹ nhàng lối cuốn trẻ vào tiết học. Ngoài ra còn tổ chức tốt các hoạt động kể chuyện, đọc thơ ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ phát triển vốn từ.
- Mặt yếu
Một số giáo viên còn hạn chế về cách tổ chức một tiết hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ theo chương trình mầm non mới mà còn rập khuôn theo chương trình cải cách cũ, chưa có sự linh hoạt sáng tạo
d. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động
- Tìm hiểu vị trí của môn làm quen chữ cái trong công tác GDMN để truyền đạt cho trẻ một cách có hiệu quả.
- Tìm hiểu sự khác nhau giữa chương trình cũ và chương trình mới trên cơ sở đó giúp giáo viên có những sáng tạo linh hoạt hơn trong cách chọn đề tài phù hợp với chủ đề và đặc thù của lớp mình chủ nhiệm.
- Nêu ra quy trình dạy học của chương trình đổi mới, giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ đặc trưng của từng đề tài.
- Thiết kế và thực hành trên trẻ công tác đổi mới môn làm quen chữ cái trên cơ sở định hướng phương pháp giảng dạy để áp dụng vào thực tiển có hiệu quả trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Hình thành thói quen, nề nếp, hành vi văn minh, kĩ năng hoạt động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn qua tư duy của trẻ.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Kiến thức môn làm quen chữ cái luôn là những trăn trở đối với những người làm công tác chăm sóc –giáo dục trẻ. Có thể nói dạy hay, lối cuốn trẻ vào học môn làm quen với chữ cái giáo viên phải có năng khiếu, tính kiên trì, linh hoạt và luôn luôn sáng tạo tìm tòi ra những cái hay, cái mới thì mới mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy.
Trẻ luôn thích cái mới lạ, nhất là tranh ảnh đẹp, cái con rối với các kiểu dán màu sắc khác nhau, các trò chơi mới lạ, các câu hỏi đặc ra giúp trẻ tư duy, trải nghiệm...Để đáp ứng với mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, chúng ta cần chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tối đa tính tích cực,chủ động sáng tạo của trẻ ở tất cả các hoạt động, từ đó giúp cho việc tổ chức hoạt động của giáo viên có những thuận lợi hơn.
Trên thực tế Tôi tham gia thực hiện chương trình mầm non mới ở môn làm quen chữ cái nhưng vẫn còn lúng túng trong việc chọn đề tài để xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, đa số giáo viên làm thay cho trẻ rất nhiều. Trong phương pháp giảng dạy hạn chế về sự sáng tạo, chạy theo giáo án, một số tình huống sử lí chưa linh hoạt, chưa chú ý dạy phát triển theo khả năng của trẻ.
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trong ngày chưa có sự logic, chưa sáng tạo chưa đưa ra được yêu cầu phù hợp với lớp mình .
Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp, tôi cần tìm ra các biện pháp tháo gỡ để thực hiện chương trình đổi mới đạt kết quả tốt và phát triển đúng mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra: Nắm vững tâm sinh lý theo từng lứa tuổi của trẻ; hình thanh nhân cách của trẻ thông qua các hoạt động nghe đọc thơ chuyện trong các giờ hoạt động chung, hoạt động góc, đi dạo đi chơi, giờ ngoại khóa để trao đổi, đàm thoại cùng trẻ...Tất cả các câu hỏi đặc ra nhằm khích thích trẻ cảm nhận những tình cảm, tư duy, suy nghĩ, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Các câu hỏi phù hợp với khả năng của từng trẻ nhưng không áp đặt để làm mất đi sự hứng thú của trẻ, tạo cho trẻ có sự tranh luận, thảo luận sôi nổi, khơi gợi tính tò mò, sáng tạo, khám phá để thúc đẩy trẻ học tập tích cực hơn.
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Hình thành cho trẻ các kỹ năng, thói quen nghe, nói, đàm thoại qua môn làm quen chữ cái giúp trẻ biết giao tiếp, diễn tả, cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm giữa con người với con người, con người với mọi cảnh vật xung quanh trẻ.
Xác định rõ mục đích là tìm ra những biện pháp thiết thực để thực hiện tốt môn làm quen chữ cái trong lớp lá 3 trường mầm non Hoa Hồng theo chương trình mầm non mới hiện nay.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Làm quen với chữ cái theo chương trình mầm non mới là nâng cao chất lượng giáo dục nhằm giúp trẻ luôn sáng tạo trong cách nghĩ, cách thể hiện qua minh hoạ theo từng đề tài của từng chủ đề, chủ điểm khác nhau. Khơi gợi ở trẻ tính tò mò, sáng tạo và khả năng tư duy trong khi thể hiện.
Là một giáo viên đứng lớp kiêm tổ trưởng khối lá tôi phải có một trình độ chuyên môn nhất định để nắm bắt, cập nhật kịp thời chương trình mầm non mới nhằm giúp giáo viên lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn từ cảm nhận thơ chuyện đến làm quen các chữ cái cho trẻ một cách dễ hiểu.
* Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động làm quen chữ cái
Như chúng ta đã biết về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo , sự tập trung chú ý chưa bền vững, trẻ thích những cái đẹp mới lạ có sự hấp dẫn cao.Nên việc gây hứng thú cho trẻ ở môn học này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhấc và khô khan có phần “ Kỉ luật”. Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học tuân thủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, rập khuôn sẽ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học , phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế. Vì thế tôi đã tìm ra một số biện pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: Trước hết là phải chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho cô và trẻ .Đồ dùng đó phải có tính thẩm mĩ cao vì đồ dùng rất cần thiết , trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng , tư duy gắn liền với tình cảm.Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh.Chính vì thế khi cho trẻ “ Làm quen chữ cái” Tôi cho rằng đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên.
Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được lần lượt làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa một chữ cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen.
Ví dụ : Trẻ làm quen chữ cái G –Y ( chủ đề phương tiện giao thông)
Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ , tôi cho cả lớp đọc thơ “ Chiếc cầu mới” qua tranh ,trong tranh có cầu,dòng người qua lại, tàu hỏa .Qua đó trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về các phương tiện giao thông .Tiếp đến tôi đưa bức tranh vẽ về nhà ga hỏi bức tranh này vẽ cái gì ? ( Nhà ga) trong nhà ga có những dòng người qua lại, có người soát vé ,và đặc biệt là có những đoàn tàu dừng lại đón khách, trả khách ...Qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tò mò hấp dẫn.Sau đó cô giới thiệu dưới bức tranh có từ “ Nhà ga” bạn nào hãy lên tìm những chữ cái đã được học và cô cho trẻ làm quen chữ “ G”
Tiếp đến chữ “Y” thì cô hỏi trẻ ngoài tàu hỏa ra thì còn có phương tiện giao thông nào nữa ? Trả lời “ Máy bay” ...cô và trẻ cùng đàm thoại máy bay dùng để làm gì? Bay ở đâu? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát đàm thoại và ai có thể lên rút cho cô hai chữ giống nhau trong từ “ Máy bay” trẻ rút chữ “Y”
Hoặc trong hoạt động ngoài trời tôi cùng trẻ trò chuyện về các phương tiện giao thông , chơi trò chơi “ các phương tiện giao thông vào bến” tôi huy động trẻ sưu tầm bìa cát tông, tranh , ảnh , họa báo về các phương tiện giao thông như : máy bay, tàu, ô tô...hướng dẫn trẻ cắt sát mép các hình đó.Sự tìm tòi cắt dán sẽ tạo cho trẻ khéo léo ở đôi bàn tay thuận lợi trong việc viết chữ , dán chữ lên các phương tiện giao thông,trẻ hứng thú hơn với chính đồ dùng mình tự làm ra.
Ví dụ khác : Với chủ đề mùa xuân với tiết học làm quen chữ cái L,M, N tôi cho trẻ sưu tầm hoa khô , lá khô , các loại hột , hạt những vật liệu đó khi phát âm phải chứa các chữ cái L, M, N như lá na, hạt mơ, hột mít, hoa ly....Với cách làm đồ dùng , đồ chơi như vậy tôi thấy có hiệu quả đáng kể.Trước hết là giảm sự đầu tư của nhà trường cũng như giáo viên trong điều kiện kinh tế eo hẹp và cái được lớn nhất là ở trẻ có hứng thú khi tham gia làm đồ dùng cho tiết học , trẻ sôi nổi hơn vì mình có phần trong đó.
Theo chương trình mầm non mới thì việc sử dụng công nghệ thông tin các phần mềm powerpoint, phần mềm kissmarsk, phần mềm tương tác giúp cho trẻ hứng thú , tập trung chú ý nhiều hơn vào tiết học làm quen chữ cái .
Ví dụ : Khi dạy chữ cái trên giáo án điện tử cô cho trẻ được lên kích chuột vào các chữ cái đã học, hoặc cho trẻ lên kích chuột vào các chữ cái giống nhau... 
Kết quả từ việc cô và trẻ cùng làm đồ dùng học tập và sử dụng phần mềm trên giáo án điện tử tôi thấy trẻ hứng thú hơn vào tiết học ,bản thân cô giáo lên lớp tự tin hơn , gần gũi trẻ hơn.
* Tạo môi trường làm quen chữ cái.
Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ, đẹp mắt hấp dẫn là gây sự chú ý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ cái trong lớp học rất cần thiết .
Ví dụ: ở góc học tập tôi lụa chọn cách trang trí phù hợp, nổi bật được chủ dề, chủ đề nhánh .Ví dụ như chủ đề thực vật thì tôi cắt một cây to có nhiều loại quả, sau đó cho trẻ cắt các chữ cái L, M, N dán chữ cái dưới các quả theo sự hướng dẫn của cô giáo như Lá thì trẻ dán chữ L, quả na thì trẻ dán chữ N, quả mận thì trẻ dán chữ M...
Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vườn hoa cúc mùa thu trong bài thơ” Hoa cúc vàng” cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ nhưng những chữ cái cô định cho trẻ làm quen L, M, N thì cô tô với màu sắc khác nổi bật để trẻ dể nhận thấy.
Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ đề và các nhóm chữ cái khác nhau .Không những ở góc học tập mà ở các góc khác tôi đều viết tiếng và từ tương ứng, tôi dùng các chữ cái để làm kí hiệu cho đồ dùng của trẻ như : ghế , sách vở, khăn, bàn chải,dép đi trong nhà của trẻ ...Kết quả của biện pháp này theo đánh giá đạt 90%.
* Cách lên lớp của một giáo viên trong tiết học làm quen với chữ cái. 
Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen chữ cái là các kiến thức truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn , tuyệt đối hình thức tránh sự rập khuôn , luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài nghiên cứu kĩ bài soạn.Nắm rõ yêu cầu của bài dạy, chọn trò chơi phù hợp .Ngoài ra để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi chọn nhiều hình thức như kể chuyện , đọc thơ, vè hoặc những trò chơi cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó.
Ví dụ : cho trẻ làm quen chữ cái B, D, Đ chủ đề “ Tết mùa xuân” .Tôi giới thiệu hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân cac loài hoa về dự hội rất là đông đảo nào chúng mình cùng xem có những loại hoa gì ? ( cho trẻ đi và hát “ màu hoa” trẻ kể hoa cánh bướm, hoa phù dung, hoa đào lần lượt đưa từng tranh cho trẻ xem và giới thiệu các chữ cái B, D, Đ.
Và tôi sử dụng trò chơi phù hợp với chủ đề như :
	- Tìm chữ cái trong câu đố
	- Đi chợ tết
	- Tìm tên các loại hoa có chữ cái vừa học
Cách hướng dẫn trò chơi : Cô giới thiệu mùa xuân các ông đồ thường làm gì? Các con có muốn viết chữ giống ông đồ không? Cô cho 8 trẻ đúng thành 2 hàng , cô chuẩn bị câu đối có chữ B, D, Đ khi nghe hiệu lệnh 2 đội lên gạch chân những chữ cái cô vùa nêu , thời gian quy định là một bài hát mùa xuân lúc nào hát xong là kết thúc trò chơi . Sau đó cô chuẩn bị nhiều chữ cái và cho trẻ chơi trò chơi “ Đi chợ tết”. Hỏi trẻ trước ngày tết bố mẹ các con thường làm gì? Cô chuẩn bị các gói bánh , kẹo có chứa chữ cái B, D, Đ, cô yêu cầu tổ 1 mua những món hàng có chữ B,( Bánh quy , bánh chưng, bánh tét...) Tổ 2 mua các món hàng có chứa chữ cái D đó là những thứ gì?Tổ 3 mua các món hàng có chứa chữ cái Đ ... khi mua hàng xong trẻ phải nói được đó là những loại gì? và có gắn chữ cái gì ? các tổ kiểm tra lẫn nhau và đọc to chữ cái .
Hay với chủ điểm “ Trường mầm non” với nhóm chữ cái O,Ô,Ơ vào bài tôi sẽ kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Vịt con trong ngày khai trường” sau đó hỏi trẻ ngày đầu tiên vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì ? trẻ nói bảng con, vở , hộp màu...tôi cho trẻ làm quen chữ O trong từ “ Bảng con” khi viết trên bảng thành thạo cô giáo Ngan bảo vịt con lấy gì? ( Hộp màu) và cô cho trẻ làm quen chữ cái Ô trong từ “ Hộp màu” cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu? “ Quyển vở” cũng như ở phần trên tôi cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng chữ cái. Bạn nào có thể tạo dáng chữ O trên cơ thể ? Trẻ tạo như cong hai ngón tay lại, cháu thì há miệng ra, cháu thì dùng hai cánh tay...
Trên cơ thể bộ phận nào giống chư O ( Mắt , miệng, đầu...)
Cho trẻ tạo dáng chữ Ô . cho trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn lớn , hai trẻ làm dấu .Với chữ Ơ cô cũng thực hiện như thế.
Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì , hay con gì, đồ vật gì ? Để phát huy tính tích cực của trẻ ,Ví dụ chữ O giống quả trứng, quả cam, chữ Y giống cái nạng, chữ H giống cái ghế....
* Lồng ghép tích hợp các môn học khác
Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép , tích hợp các môn học một cách hợp lí để trẻ phát huy hứng thú khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học.
Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt , sáng tạo ứng xử nhanh của cô giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ , cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào tiết học làm quen chữ cái và phù hợp với từng chủ đề.
+ Tích hợp môn văn học:
Khi cho trẻ làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái, khi tích hợp một câu chuyện, bài thơ có nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen.
Ví dụ : Câu chuyện “ Sự tích hồ gươm” cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa tranh “ Rùa vàng” ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con chữ cái V và R
Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường dùng thơ ca , hò vè câu đó để gây hứng thú .
Ví dụ: Câu đố chữ Â
	Chừ gì một nét cong tròn
	Bên phải nét thẳng
	Trên đầu có ô
Hoặc chữ V
	Qủa gì tên gọi diệu êm
	Như dòng sữa mẹ nuôi em ngày nào ?( Qủa vú sữa)
Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc gây sự hứng thú cho trẻ như bài “Rềnh rềnh ràng ràng” “ Vè con cua”...
+ Tích hợp môn âm nhạc:
Đặc trưng của tiết học làm quen chữ cái là rất khô khan vì thế lồng ghép âm nhạc vào tiết học sẽ giúp trẻ giải tỏa được sự căng thẳng và tiếp thu các chữ cái dễ dàng hơn.
Ví dụ : Nhóm chữ cái O, Ô ,Ơ tôi cho trẻ hát vận động bài “ Chữ o tròn” ( chữ o là chữ o tròn như vầng trăng đem rằm chiếu sáng chữ ô chữ ô là chữ ô cô dạ chúng em biết được bài khác).Qua bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ.
+ Tích hợp môn khám phá khoa học:
Muốn cho trẻ làm quen chữ cái đạt hiệu quả cao nhất thì phải có tranh ảnh, mô hình , vật thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen mà những cái đó đều xuất phát từ môi trường xung quanh.
Ví dụ : Khi dạy tiết chữ cái H,K .Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ H qua từ “ Hoa hồng” trẻ được quan sát ngẵm nhìn, sờ vào bông hoa sẽ làm tăng sự hứng thú ở trẻ.Hoặc trò chơi thì tôi gắn chữ cái lên hoa, quả , lá ...con vật , phương tiện giao thông phù hợp với chủ đề tăng thêm sự tích cực hợt động trong trò chơi.
+ Tích hợp môn tạo hình:
Sau khi trẻ hoạt động nhiều thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh.Tôi cho trẻ tô chữ cái rỗng theo yêu cầu của cô hoặc trẻ được cắt ra, xé , dán các chữ cái.
+ Tích hợp môn làm quen với toán:
Tích hợp môn toán với tiết chữ ái thường trong các trò chơi chữ cái trẻ đếm số lượng kiểm tra kết quả đội nào lấy được nhiều món đồ có chữa chữ cái hơn.
* Rèn cho trẻ phát âm chuẩn
Muốn cho trẻ phát âm đúng trước tiên cô giáo phải là người phát âm chuẩn xác .Vì trẻ ở địa phương tôi dạy thuộc nhiều vùng miền nên cách phát âm không giống nhau , trẻ đọc Chữ L thành N, hoặc ngược lại, còn có trẻ đọc S , X không rõ. Do ảnh hưởng của tiếng địa phương tôi phát âm một số chữ cái chưa chuẩn ( s,x ) nên tôi đã tự rèn phát âm cho mình , tôi nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách phát âm và tự tập phát âm các chữ đó vào các thời gian rãnh rỗi.
Khi cho trẻ làm quen với các chữ cái tôi thường giới thiệu chữ cái định cho trẻ làm quen rồi phân tích kĩ cấu tạo của chữ cái đó và cách phát âm.
Ví dụ : Cách phát âm chữ cái L-N
Khi đọc mẫu tôi cố gắn đọc to , rõ ràng âm thật chuẩn để trẻ nghe rõ cách đọc, đồng thời tôi nêu rõ cách phát âm cho trẻ hiểu 
- Chữ L : đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đua xác lợi trên
- Chữ N : đọc thẳng lưỡi , lưỡi sát với lợi dưới
Đối với những trẻ phát âm không chuẩn tôi cho trẻ luyện tập cá nhân nhiều hơn các trẻ khác , thường xuyên quan tâm giúp đỡ trẻ phát âm đúng, chính xác.
* Giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi kết hợp với phụ huynh
Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ” học bằng chơi , chơi bằng học” ghi nhớ của trẻ không có chủ định chóng nhớ mau quên do đó việc làm quen chữ cái không dừng lại trên tiết học mà phải thường xuyên mọi lúc mọi nơi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày để củng cố thêm kiến thức kỹ năng đã học.
Ví dụ : Khi trẻ hoạt động góc tôi hỏi trẻ con đang chơi ở góc nào? ở mỗi góc tôi hỏi từng nhóm về các hoạt động của góc đó và kiểm tra trẻ về các chữ cái trên mỗi góc “ Góc xây dựng” có các chữ cái nào hoặc “góc học tập” có các chữ cái nào...
Hay khi hoạt động ngoài trời , dạo chơi cô giáo cũng có thể cung cấp về chữ cái qua các trò chơi ngoài trời .
Ngoài giờ học ở lớp, trong giờ đón trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của môn làm quen chữ cái , hướng phụ huynh vào việc cùng ôn lại chữ cái đã học ở lớp cho trẻ, động viên phụ huynh cho trẻ đi học chuyên cần để trẻ tiếp thu kịp với các bạn trong lớp.Cô giáo phối hợp với phụ huynh trong việc đóng góp tìm thêm nguyên liệu vật liệu có sẵn ở địa phương để bổ sung vào đồ dùng học tập cho trẻ qua đó việc dạy và học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
* Kết thúc và rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu. 
Giáo viên nhận xét kịp thời, gợi ý bổ sung nội dung để trẻ sửa sai, và từ đó trẻ học tập tốt hơn ở các giờ học sau. Giáo viên bám sát các yêu cầu để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ, qua đó giáo dục trẻ tình cảm thẩm mĩ, tình cảm yêu mến gắn bó với con người, cảnh vật. Hình thành nên những con người yêu cái đẹp và biết tô vẽ cái đẹp, mô tả cái đẹp bằng ngôn ngữ của mình.
Tổ chức đánh giá kết quả trên trẻ còn những vướng mắc cần nghiên cứu rút kinh nghiệm, nhằm giúp giáo viên có một tri thức để làm giàu vốn từ cho trẻ để trẻ thích ứng với chương trình hiện nay.
c. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp
	Để thực hiện các biện pháp, giải pháp trước hết giáo viện phải năng động sáng tạo, tâm huyết với nghề nghiệp, đầu tư chiều sâu vào công tác chuyên môn, mở rộng các chuyên đề đã học. Ngoài ra giáo viên cần linh hoạt, nhẹ nhàng, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm và biết phối hợp chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể trong công tác nâng cao chất lượng dạy môn làm quen với chữ cái.
Các giải pháp, biện pháp luôn đảm bảo các yếu tố cần thiết, thiết thực nhưng đảm báo tính vừa sức của trẻ, đặc biệt quan trọng phải chú ý đến phương pháp đổi mới mà cô và cháu cùng thực hiện.
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp
Mỗi giải pháp, biện pháp đều có tác dụng riêng nhưng đều có tác dụng hỗ trợ cho nhau là cùng chung một nhiệm vụ cung cấp các kiến thức, giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động một cách tích cực sáng tạo, linh hoạt, trãi nghiệm trong học tập. Đặc biệt ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc hơn trong học tập, vui chơi. 
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của

Tài liệu đính kèm:

  • doc43SKKN 14-15_Nguyễn Thị Ánh Tuyết.doc