Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu

TPT Đội phối hợp với các lực lượng trong nhà trường như: Công đoàn trường, Chi đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn để tổ chức các hoạt động Đội

 Như chúng ta đã biết, nhân tố quyết định xây dựng Liên đội mạnh, thực hiện tốt các hoạt động của Liên đội đó chính là tranh thủ sự phối hợp của của các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường; phát huy vai trò của những đội viên ưu tú, phát huy hết khả năng của Ban chỉ huy Liên đội. Tuy nhiên, nếu giáo viên Tổng phụ trách đội không tích cực trong công tác tham mưu với các đoàn thể, tổ chuyên môn trong nhà trường, không chỉ đạo sâu sát cho Ban chỉ huy liên đội thì công tác Đội sẽ không đạt kết quả như mong muốn.

Xuất phát từ tình hình đó, vào đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội và Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Buôn Hồ, cùng với sự lãnh chỉ đạo của Chi ủy chi bộ nhà trường, bản thân tôi cùng với Ban chỉ huy liên đội đã lên kế hoạch tổ chức Đại hội liên đội. BCH Liên đội gồm các đội viên tiêu biểu, được các đại biểu tín nhiệm để điều hành công việc của Liên đội, thực hiện vai trò tự quản của Liên đội dưới sự hướng dẫn của Tổng phụ trách Đội; tiến hành xây dựng chương trình hoạt động của liên đội trong suốt năm học, trong đó có nội dung các hoạt động trọng tâm cũng như các hoạt động cụ thể trong năm học.

Sau khi đã xây dựng được kế hoạch năm học, kế hoạch các hoạt động, nhất là các hoạt động lớn như tổ chức hội diễn văn nghệ, các hội thi, các hoạt động tuyên truyền Giáo viên TPT Đội chủ động làm việc với BCH liên chi đội, giáo viên phụ trách nhằm bàn bạc việc triển khai thực hiện kế hoạch. Cụ thể là phối hợp việc kêu gọi vận động đoàn viên trong công đoàn nhà trường, các tổ chuyên môn giúp đỡ về con người, giúp đỡ việc thực thi kế hoạch các hoạt động như tham gia vào thành phần Ban tổ chức, Ban giám khảo, các tiểu ban của các hoạt động; các chi đội thì tích cực chuẩn bị về nội dung, cơ sở vật chất để thực hiện kế hoạch. Khi đã được sự đồng thuận thống nhất của đoàn thể trong nhà trường, sự nhất trí của các chi đội thì toàn thể học sinh nhà trường dưới sự hướng dẫn, dìu dắt của các thầy cô giáo sẽ hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

 

doc 26 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 2730Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc cho hiện tại và trong tương lai. Từ những sân chơi như vậy đã cuốn hút các em tham gia đông đảo tạo động lực để giúp các em học tập tốt hơn, đạt kết quả cao hơn, tạo cơ hội cho những em thiếu niên, nhi đồng muốn tự mình tham gia vào cuộc chơi để mong muốn được thể hiện mình, được giao lưu, được học hỏi.
Trong những năm học qua với đội ngũ giáo viên phụ trách chi đội đầy nhiệt huyết, các lực lượng giáo dục trong nhà trường được kiện toàn tổ chức và đi vào hoạt động có nề nếp, có kế hoạch; cơ sở vật chất của liên đội tương đối đảm bảo. Được chi ủy chi bộ nhà trường quan tâm chỉ đạo các hoạt động Đội; được nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí kịp thời để tổ chức các hoạt động. Học sinh nhà trường hầu hết có tinh thần kỉ luật, đoàn kết, chăm ngoan, học tập tốt; Ban chỉ huy chi đội, Ban chỉ huy Liên đội cũng từng bước đi vào hoạt động và phát huy vai trò của mình. Với vai trò là tổng phụ trách Đội của nhà trường, với sự quan tâm của chi bộ, ban giám hiệu của nhà trường, sự phối hợp cùng với các tổ chức đoàn thể, sự quan tâm của hội đồng đội thị xã Buôn Hồ. Hoạt động đội của liên đội đã đạt được một số thành công nhất định và đã được hội đồng đội thị xã ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục:
Bản thân vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong công tác Đội. Mặc dù đã cố gắng học hỏi và tự học tuy nhiên vì không chuyên về nghiệp vụ nên trong qua trình tổ chức, triển khai các hoạt động còn chưa hết bỡ ngỡ.
Thực tiễn trong những năm qua việc phối kết hợp tổ chức các hoạt động Đội giữa Tổng phụ trách Đội với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và với các bộ phận, ban - tổ trong nhà trường chưa thực sự đồng bộ nhiều trường còn có quan niệm và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của tổ chức Đội cũng như Tổng phụ trách Đội. Đội ngũ Giáo viên Tổng phụ trách Đội ở một số trường thường biến đổi. Chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến phong trào hoạt động của liên đội và trong công tác giáo dục thanh thiếu nhi trong nhà trường dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện không được nâng cao. Khi tổ chức các hoạt động thì giáo viên Tổng phụ trách Đội là người phải lo từ khâu nội dung, công tác chuẩn bị và tổ chức các hoạt động; giáo viên phụ trách chi đội chưa quan tâm nhiều đến công tác Đội; các em học sinh còn nhỏ chưa ý thức hết ý nghĩa của hoạt động Đội cũng như việc học tập nên ngại tham gia hoặc nếu có tham gia thì chỉ qua loa mang tính đối phó; Ban chỉ huy Chi đội, Ban chỉ huy Liên đội kỹ năng còn yếu do đa số các em chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác Đội vì lứa tuổi còn quá nhỏ chưa được thường xuyên tham gia các hoạt động, chưa phát huy hết năng lực, chưa sáng tạo trong công việc; vai trò tự quản của Đội cũng chưa được phát huy nên chất lượng hoạt động cũng chưa cao; phụ huynh học sinh thì ít quan tâm tới công tác đội trường học nên chưa có sự đầu tư cho hoạt động Đội.
Trong năm học 2019-2020 tôi tiếptục đảm nhận vai trò tổng phụ trách Đội. Từ những thành tích bước đầu khi triển khai thực hiện nhiệm vụ và từ những khó khăn,hạn chế, thành công của Liên đội và nhà trường, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng hoạt động của liên đội Tiểu học Võ Thị Sáu .
3. Nội dung và và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động Đội của trường tiểu học Võ Thị Sáu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tiếp tục tìm ra những biện pháp để hoạt động Đội của nhà trường thực sự sôi nổi, thu hút các em học sinh tích cực tham gia.
Tìm ra giải pháp để tham gia các hoạt động do Hội đồng Đội tổ chức đạt được kết quả tốt nhất.
b. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp
 Xuất phát từ tình hình thực tiễn như vậy, nhà trường mà trực tiếp là tổ chức Đội ở nhà trường có trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp Trung học cơ sở và cấp học cao hơn. Đội viên ở tuổi thiếu niên, nhất là đội viên tiểu học chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, kĩ năng sống còn hạn chế, đặc biệt còn thiếu hiểu biết trong lĩnh vực chính trị và xã hội, thiếu sân chơi an toàn và lành mạnh. Vì vậy, các em rất cần có một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, một sân chơi bổ ích. Chính vì lẽ đó, hoạt động Đội ở một ngôi trường cần được quan tâm, đẩy mạnh. Hoạt động Đội sẽ trang bị cho các em những kĩ năng sống cần thiết và đặc biệt giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ và sau này sẽ trở thành người công dân tốt có ích cho xã hội. 
Để thực hiện và đạt được kết quả tốt trọng trách này nhà trường phải dựa vào nhiều con đường, nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng đóng vai trò hơn cả là hoạt động Đội thiếu niên trong nhà trường. Vậy làm thế nào để đưa hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu nhi vào hoạt động trong nhà trường một cách có hiệu quả nhất? Đó quả là một vấn đề hết sức khó khăn đối với những giáo viên Tổng phụ trách Đội. Do đó, người Tổng phụ trách Đội phải linh hoạt tham mưu cho nhà trường tổ chức tốt các hoạt động Đội; tranh thủ sự ủng hộ, quan tâm, phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn kĩ năng Công tác đội cho đội ngũ chỉ huy Đội để các hoạt động đội trong nhà trường trở thành một lực lượng giáo dục đạt hiệu quả cao, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia, cụ thể là:
b.1. Giáo viên Tổng phụ trách Đội chủ động tham mưu cho chi bộ Đảng chỉ đạo các hoạt động Đội, tham mưu tốt cho Ban giám hiệu nhà trường trong việc phân công giáo viên chủ nhiệm và tổ chức tốt các hoạt động Đội trong nhà trường:
Trong nhà trường Tổng phụ trách Đội có vai trò vô cùng quan trọng nó gắn với vai trò, vị trí của tổ chức Đội trong việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “Cán bộ là cái gốc của công việc, thành công hay thất bại là do cán bộ đó tốt hay chưa tốt”, “Cán bộ tốt là có tất cả”. Điều này hoàn toàn đúng với người giáo viên Tổng phụ trách Đội đặc biệt là vai trò tham mưu của giáo viên Tổng phụ trách Đội. Muốn giải quyết được vấn đề này trước hết giáo viên Tổng phụ trách Đội phải xây dựng mối quan hệ tốt với chi ủy chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường. Trước hết Giáo viên Tổng phụ trách Đội có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám hiệu bố trí, sắp xếp những giáo viên đủ năng lực, nhiệt tình vừa có thể làm chủ nhiệm lớp vừa có thể đảm nhận vai trò người phụ trách chi đội. Đồng thời giáo viên Tổng phụ trách Đội phải dự kiến các kế hoạch hoạt động thật tỉ mỉ, có tính khả thi cao sau đó tham mưu về chủ trương đối với chi ủy chi bộ và tham mưu kế hoạch hoạt động, kinh phí hoạt động đối với Ban giám hiệu nhà trường và Hội cha mẹ học sinh. Khi đã được thống nhất về chủ trương, được hỗ trợ kinh phí tôi đã ban hành các kế hoạch hoạt động đến các chi đội. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động đã thành công được một nửa và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao. 
Ví dụ: Trong kế hoạch hoạt động tháng 3, có các ngày lễ lớn của đất nước cũng như của địa phương như ngày giải phóng Buôn Ma Thuột 10/3, ngày giải phóng Buôn Hồ 12/3 và ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Khi Tổng phụ trách Đội đã dự kiến tổ chức Hội thi cho toàn thể đội viên, nhi đồng trong trường thì trước hết Tổng phụ trách Đội phải xin chủ trương của chi ủy chi bộ đảng, sự đồng ý của Ban giám hiệu. Sau khi đã được thống nhất về chủ trương thì Tổng phụ trách Đội tham mưu cho Ban giám hiệu trường xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi. Trong kế hoạch phải thể hiện rõ các nội dung, các hoạt động sẽ được tổ chức trong hội thi, thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo Đồng thời dự trù kinh phí tổ chức thật chi tiết, cụ thể. 
b.2. TPT Đội phối hợp với các lực lượng trong nhà trường như: Công đoàn trường, Chi đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn để tổ chức các hoạt động Đội
 Như chúng ta đã biết, nhân tố quyết định xây dựng Liên đội mạnh, thực hiện tốt các hoạt động của Liên đội đó chính là tranh thủ sự phối hợp của của các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường; phát huy vai trò của những đội viên ưu tú, phát huy hết khả năng của Ban chỉ huy Liên đội. Tuy nhiên, nếu giáo viên Tổng phụ trách đội không tích cực trong công tác tham mưu với các đoàn thể, tổ chuyên môn trong nhà trường, không chỉ đạo sâu sát cho Ban chỉ huy liên đội thì công tác Đội sẽ không đạt kết quả như mong muốn. 
Xuất phát từ tình hình đó, vào đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội và Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Buôn Hồ, cùng với sự lãnh chỉ đạo của Chi ủy chi bộ nhà trường, bản thân tôi cùng với Ban chỉ huy liên đội đã lên kế hoạch tổ chức Đại hội liên đội. BCH Liên đội gồm các đội viên tiêu biểu, được các đại biểu tín nhiệm để điều hành công việc của Liên đội, thực hiện vai trò tự quản của Liên đội dưới sự hướng dẫn của Tổng phụ trách Đội; tiến hành xây dựng chương trình hoạt động của liên đội trong suốt năm học, trong đó có nội dung các hoạt động trọng tâm cũng như các hoạt động cụ thể trong năm học.
Sau khi đã xây dựng được kế hoạch năm học, kế hoạch các hoạt động, nhất là các hoạt động lớn như tổ chức hội diễn văn nghệ, các hội thi, các hoạt động tuyên truyền Giáo viên TPT Đội chủ động làm việc với BCH liên chi đội, giáo viên phụ trách nhằm bàn bạc việc triển khai thực hiện kế hoạch. Cụ thể là phối hợp việc kêu gọi vận động đoàn viên trong công đoàn nhà trường, các tổ chuyên môn giúp đỡ về con người, giúp đỡ việc thực thi kế hoạch các hoạt động như tham gia vào thành phần Ban tổ chức, Ban giám khảo, các tiểu ban của các hoạt động; các chi đội thì tích cực chuẩn bị về nội dung, cơ sở vật chất để thực hiện kế hoạch. Khi đã được sự đồng thuận thống nhất của đoàn thể trong nhà trường, sự nhất trí của các chi đội thì toàn thể học sinh nhà trường dưới sự hướng dẫn, dìu dắt của các thầy cô giáo sẽ hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. 
 Nếu thực hiện được như vậy thì khi triển khai chương trình hoạt động trong năm học và triển khai các kế hoạch hoạt động sẽ được sự đồng thuận phối hợp tốt của các đoàn thể trong nhà trường; sự tích cực tham gia của đội viên bởi chính họ là người đã tham gia bàn bạc, xây dựng các kế hoạch này. Cụ thể, năm học 2018-2019 liên đội đã tham mưu cho nhà trường tổ chức một hoạt động lớn đó là tổ chức Hội thi “ Văn nghệ, cắm hoa chào chừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”, đây là một hoạt động không mới nhưng nó đòi hỏi tất cả đội ngũ giáo viên, học sinh tham gia để có kết quả cao, đặc biệt hoạt động này thu hút cả cha mẹ học sinh tham gia với các em. Chính vì vậy, từ khâu xây dựng kế hoạch đến khâu tổ chức thì GV TPT Đội chủ động tham mưu, tham khảo ý kiến từ các Ban tổ trong nhà trường, kêu gọi sự phối hợp của các ban tổ trong quá trình chuẩn bị và tổ chức Hội thi. Công đoàn và chi đoàn thanh niên thì phối hợp trong việc phân công giáo viên tham gia xây dựng sân khấu, tham gia vào các tiểu ban của hội thi cũng như các nhiệm vụ quan trọng khác.
Thực tế, qua tìm hiểu tôi được biết nhiều liên đội khi tổ chức các hoạt động thì hầu như là TPT Đội là người quán xuyến tất cả, các lực lượng giáo dục trong nhà trường tham gia không tích cực bởi TPT Đội chưa xây dựng được mối quan hệ và chưa tham mưu tốt với các lực lượng này. Nhiều trường hợp giáo viên trong nhà trường không biết nội dung cụ thể của các kế hoạch, lí do là các kế hoạch chưa được triển khai rộng rãi. Chính những điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của một liên đội.
Đại hội liên đội
b.3. Thường xuyên tập huấn kỹ năng công tác Đội cho đội ngũ giáo viên nhà trường đồng thời với việc tổ chức tập huấn kỹ năng sinh hoạt Đội cho BCH liên đội, BCH chi đội, các Đội kĩ năng:
Đối với đội ngũ giáo viên nhà trường thì hầu hết được đào tạo sâu về chuyên môn, giảng dạy mà ít được đào tạo về công tác Đội và phong trào thiếu nhi nên việc thường xuyên được tập huấn về kĩ năng nghiệp vụ thì rất là quan trọng. Việc tổ chức tập huấn phải được thường xuyên, nghiên cứu chuẩn bị kĩ về nội dung tập huấn nhất là các kĩ năng cần thiết, sát với việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội. Vì sao phải tổ chức tập huấn trang bị kĩ năng cho các lực lượng này? Bởi vì đây là người sẽ hướng dẫn, dìu dắt các chi đội thực hiện các kế hoạch hoạt động. Nếu thiếu kĩ năng cần thiết thì sẽ bị lúng túng trong quá trình tham gia phụ trách các chi đội. Các nội dung đó là: Kĩ năng tổ chức sinh hoạt Đội, kĩ năng hướng dẫn các em học sinh thực hiện các kế hoạch, kĩ năng múa hát tập thể, kĩ năng nghi thức Đội, kĩ năng trại, kĩ năng tổ chức các trò chơi dân gian, kĩ năng viết bài tuyên truyền măng non Đây là những kĩ năng hết sức cần thiết với đội ngũ giáo viên phụ trách chi đội, nếu thực hiện được điều này thì việc tổ chức hoạt động Đội sẽ được thuận tiện và có hiệu quả hơn, giảm bớt gánh nặng cho TPT Đội.
BCH liên đội, BCH chi đội, các đội Kỹ năng, đội Nghi lễ , đội Tuyên truyền măng non, Phát thanh măng non cũng là lực lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động Đội, ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của một chi đội hay một liên đội. Vì vậy, lực lượng này cũng phải thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng. Bên cạnh đó lực lượng này phải thường xuyên được tham gia các hoạt động mang tính chất tập huấn và cọ xát để các em tích lũy thêm nghiệp vụ kĩ năng, bởi để tổ chức tốt các hoạt động Đội thì phải có một kĩ năng nhất định, kĩ năng càng nhiều thì tổ chức hoạt động càng hiệu quả, thu hút đông đảo học sinh tham gia. Cụ thể, hằng năm liên đội luôn tham mưu cho nhà trường tổ chức các hội thi như: Hội thi “Nghi thức Đội” trong đó đưa vào nội dung kĩ năng trại, hội thi “Múa hát tập thể”, Hội thi “Chỉ huy Đội giỏi”, Hội thi “ Đội em kể chuyện Bác Hồ”, Hội thi “Rung chuông vàng”, Hội thi “Nét đẹp Thầy Trò”, Thi các trò chơi dân gian
Khi tham gia các hội thi thì đây sẽ là những sân chơi bổ ích, giải trí cho các em sau những giờ học căng thẳng trên lớp, ở đây các em sẽ có cơ hội được tập luyện, tích lũy được kĩ năng, các em có cơ hội tham gia giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời đây cũng là một “lớp tập huấn” sẽ phát huy cao độ tinh thần tự giác, tích cực, sáng tạo của các em học sinh.
Tổ chức tập huấn cho BCH liên đội, đội nghi lễ
b.4 Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, mang nhiều ý nghĩa và tạo không khí gần gũi, thân thiện với học sinh:
Đối với học sinh tiểu học, được đến trường tham gia các hoạt động Đội các em cảm thấy được vui chơi, được hưởng một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, thật sự thấy rằng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì các em sẽ ham thích đến trường hơn, góp phần hạn chế việc học sinh bỏ học giữa chừng và học sinh thường xuyên vắng học. Các hoạt động cần được tổ chức đó là: Hội diễn văn nghệ, các hội thi Múa hát tập thể, hội thi Nghi thức Đội, hội thi Nét đẹp thầy trò, các trò chơi dân gian, Phát thanh măng non, thực hiện Công trình măng non. Đây là những hoạt động qua thực tiễn thấy rằng đã thu hút đông đảo học sinh tham gia. Khi tham gia các hoạt động này thì các em sẽ thấy được vui chơi, được phát huy vai trò tự quản và quyền tham gia của các em, thầy cô lúc này như là một người bạn, người anh, người chị đang dìu dắt, giúp đỡ và tham gia vui chơi, sinh hoạt cùng các em, các em cảm thấy được gần gũi, được yêu thương, được quan tâm, chăm sóc. Qua các hoạt động thì các em sẽ tích lũy được nhiều kĩ năng hoạt động, kĩ năng sống Cụ thể, việc tham gia các hội thi thì các em sẽ được giáo dục kĩ năng sinh hoạt có tính kỉ luật cao, là sân chơi sáng tạo, ở đó mỗi cá nhân được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm; gắn kết mỗi cá nhân, tập thể xích lại gần nhau hơn. Hội diễn văn nghệ và các hội thi sẽ là một sân chơi bổ ích, phát huy năng khiếu của các em học sinh. Đây cũng là một lớp học, một môi trường giáo dục mang lại hiệu quả cao và thu hút đông đảo học sinh tham gia. Đồng thời các Hội thi sẽ hát huy kĩ năng làm việc, học tập có tính kỉ luật cao, rèn luyện những kĩ năng sống cần thiết mà hiện nay học sinh tiểu học nói riêng, học sinh các cấp nói chung còn thiếu nhiều (như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, kĩ năng hoạt động trước đám đông, kĩ năng hợp tác.
Hội thi cắm hoa, văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của Liên đội.
Giáo viên tổng phụ trách đưa các em dự giải bóng đá cấp cụm
Hội thi “Đội em kể chuyện Bác Hồ”
b.5 Lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy (BCH) Đội
BCH Đội là đại diện cho số đông đội viên trực tiếp điều hành các hoạt động của Đội thực hiện các mục tiêu giáo dục Đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và mục tiêu trước mắt là trở thành Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
BCH luôn là cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách và là đơn vị trực tiếp biến nghị quyết của liên đội đi vào thực tế và thực hiện có hiệu quả. Như vậy, BCH Đội có giỏi, có năng lực thì công việc của Tổng phụ trách sẽ đỡ vất vả hơn, các em cũng sẽ phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình.
Vì vậy, việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ BCH Đội là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nói cách khác, lựa chọn và bồi dưỡng BCH Đội là phát hiện và nâng cao những phẩm chất, những năng lực cần có của BCH Đội từ đó phát huy được sở trường, tư chất của BCH Đội. Lựa chọn và bồi dưỡng BCH Đội tốt thì hoạt động ở liên đội sẽ diễn ra sôi nổi hơn, lôi cuốn đông đảo đội viên tham gia. 
Chính vì lẽ đó mà ngay từ trong năm học trước tôi và BCH liên đội cũ đã phải lưu ý vấn đề này để thông qua các hoạt động mà liên đội tổ chức trong năm học chú ý lựa chọn đội viên nhiệt tình trong các hoạt động của liên đội, là “thủ lĩnh” trong các phong trào thi đua, tập hợp được đông đảo đội viên của mình. Sau đó thông qua đại hội Đội các cấp mà đưa vào danh sách BCH liên đội dự kiến cho những năm học tiếp theo.
 Công tác bồi dưỡng BCH là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn, bền bỉ đồng thời phải nhiệt tình để nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của các em để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên và lâu dài. Như vậy nên trong suốt những năm gắn bó với công tác Đội tôi đã rất thành công vì có một đội ngũ BC

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc