Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Chuyên đề của tổ chuyên môn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Chuyên đề của tổ chuyên môn

1. Đặt vấn đề:

Chương trình giáo dục phổ thông thì Tiểu học là bậc học làm nền tảng

nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo

đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học ở

các bậc học trên.

Từ yêu cầu đó cho thấy đội ngũ giáo viên chính là lực lượng nòng cốt giữ

vai trò then chốt trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Muốn trò học tốt cần

phải có người thầy giỏi vững về chuyên môn, có kiến thức sâu rộng, nắm bắt

được tâm lý học sinh, có đủ khả năng quản lý và vận hành tất cả các hoạt động

học tập cho các em nhằm giúp các em có thể chủ động học tập tích cực và chiếm

lĩnh được kiến thức.Chính vì thế, công tác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ cho giáo viên là vấn đề quan trọng mà Ban giám hiệu nhà trường nói chung,

bản thân tôi nói riêng rất cần phải thực hiện.

Muốn thực hiện tốt điều này đòi hỏi người phụ trách chuyên môn phải

tăng cường trong việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong đó việc tổ chức

chuyên đề là một trong những hoạt động mũi nhọn, nếu tổ chức tốt sẽ giải quyết

được những khó khăn vướng mắc trong việc giảng dạy của giáo viên trong từng

tổ chuyên môn

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 585Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Chuyên đề của tổ chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ khả năng quản lý và vận hành tất cả các hoạt động 
học tập cho các em nhằm giúp các em có thể chủ động học tập tích cực và chiếm 
lĩnh được kiến thức.Chính vì thế, công tác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ cho giáo viên là vấn đề quan trọng mà Ban giám hiệu nhà trường nói chung, 
bản thân tôi nói riêng rất cần phải thực hiện. 
Muốn thực hiện tốt điều này đòi hỏi người phụ trách chuyên môn phải 
tăng cường trong việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong đó việc tổ chức 
chuyên đề là một trong những hoạt động mũi nhọn, nếu tổ chức tốt sẽ giải quyết 
được những khó khăn vướng mắc trong việc giảng dạy của giáo viên trong từng 
tổ chuyên môn. 
 1.1. Lý do, sự cần thiết thực hiện đề tài: 
 -Đội ngũ giáo viên thường xuyên được dự các chuyên đề do trường và tổ 
chuyên môn, cụm chuyên môn tổ chức. 
 -Tổ trưởng tổ chuyên môn là lực lượng nòng cốt của trường. Có trình độ 
chuyên môn vững vàng, khả năng sư phạm tốt và có đủ điều kiện để quản lý tốt 
hoạt động chuyên môn ở tổ. 
 -Trường Tiểu học Trần Phú chỉ có một điểm trường chính gồm 34 lớp và đủ 
để thực hiện cho năm tổ chuyên môn chuyên biệt đó là một trong những điều 
kiện thuận lợi để giúp các tổ chuyên môn thực hiện chuyên đề được dễ dàng và 
đạt hiệu quả. 
 - Đa số đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng nổ trong công tác.Có trình độ 
chuyên môn khá vững vàng,được đào tạo từ chuẩn và trên chuẩn trở lên với tỉ lệ 
cao. 
 - Nhìn chung cơ sở vật chất của trường ổn định, đảm bảo đủ để phục vụ cho 
hoạt động dạy và học ( kể cả các lớp bán trú) của trường . 
 - Trường có phòng thư viện, thiết bị riêng biệt được trang bị đầy đủ, sắp xếp 
khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, tiện lợi khi sử dụng. 
-Việc phân hóa đối tượng học sinh của một số lớp cũng ảnh hưởng đến chất 
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên đề của tổ chuyên môn 
- 
 ạ ị Trang 2 
lượng của nhà trường.( Học sinh yếu, cá biệt đều dồn vào một lớp gây khó cho 
GV chủ nhiệm) và bàn thảo luận chương trình,... 
 - Trường thiếu các phòng chức năng để tổ chức chuyên đề, hội thảo. 
 - Sĩ số học sinh trong mỗi lớp còn vượt quá quy định, sĩ số giữa các lớp chưa 
đồng đều. 
 - Một vài giáo viên đã lớn tuổi, hạn chế về khả năng chuyên môn và nghiệp vụ 
sư phạm nên vẫn chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu đổi mới phương pháp dạy 
học hiện nay. Điều đó cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn và chất 
lượng dạy học chung của nhà trường. 
1.2 Phạm vi đề tài: 
Đề tài được áp dụng và thực hiện trong các tổ chuyên môn của nhà trường và 
có thể nhân rộng ra cho các trường tiểu học trong thành phố Bạc Liêu. 
 2. Nội dung đề tài 
 2.1 Phần thực trạng: 
Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học nhưng một số 
giáo viên mới lên khối hoặc xuống khối, GV lớn tuổi, GV chậm tiến,.. Họ còn 
nặng tâm lý nên trong quá trình giảng dạy họ chỉ chú trọng trong việc truyền thụ 
kiến thức miễn sao HS làm bài đúng là được còn việc sử dụng các trò chơi học 
tập, sử dụng ĐDHT, sử dụng công nghệ thong tin, . . đối với một số giáo viên 
còn là hình thức hoặc có sử dụng thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng khi có 
người dự giờ. Mặt khác, có một số ít giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập, 
sử dụng ĐDHT, . . thì chưa chọn lọc kỹ nên không có tác dụng thiết thực phục 
vụ mục tiêu của bài học nên đạt hiệu quả chưa cao. 
 Qua các tiết dự giờ giáo viên được học tập và được đồng nghiệp góp ý xây 
dựng những kinh nghiệm qua việc giảng dạy của mình. Từ nhiều ý kiến đóng 
góp ấy thì mỗi giáo viên sẽ đúc kết lại để tháo gỡ những vướng mắc đó trong 
quá trình giảng dạy.Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ, mình cần phải thay đổi 
cách thức tổ chức chuyên đề trong từng tổ chuyên môn làm sao cho mọi thầy cô 
hứng thú, say mê trong công tác giảng dạy của mình. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra 
một số ý kiến để nâng cao chất lượng tổ chức chuyên đề trong tổ chuyên môn. 
 2.2: Các giải pháp 
 * Phát hiện và chọn đề tài: 
 Đây là giai đoạn quan trọng quyết định sự thành công của chuyên đề. 
Những vấn đề đưa ra giải quyết phải thật sự “thiết thực, cấp bách”, là những 
vướng mắc mà giáo viên đang cần tháo gỡ trong chuyên môn . 
 Chuyên đề phải xuất phát từ nhu cầu của GV. Tuyệt đối tránh tình trạng 
BGH yêu cầu tổ chức hàng loạt chuyên đề cho đủ tất cả các phân môn trong 
chương trình mà không cần biết những chuyên đề đó có thật sự cần thiết và đáp 
ứng được nhu cầu của GV hay không, điều này sẽ gây khó cho GV và cả học 
sinh mà lại không đạt hiệu quả, làm lãng phí thời gian vô ích. 
 Làm cách nào để phát hiện và chọn đề tài cho phù hợp khi tổ chức chuyên đề 
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên đề của tổ chuyên môn 
- 
 ạ ị Trang 3 
 Lưu ý: Đề tài ở đây không chỉ là những môn học chính khoá trong nhà trường 
mà có thể là những vấn đề khác liên quan đến hoạt động giáo dục trong nhà 
trường như: giáo dục đạo đức học sinh, chuyên đề tổ chức dạy học phân hóa 
cho lớp có nhiều đối tượng học sinh (khối 1);cách sử dụng ĐDDH như thế nào 
để đạt được hiệu quả, .) 
Xuất phát từ những vấn đề trên và với góc độ là một Phó hiệu trưởng phụ 
trách chuyên môn nên tôi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu, tổ chức tạo 
điều kiện cho GV giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình thực 
hiện nhiệm vụ chung của nhà trường. 
 *. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chuyên đề: 
a) Xây dựng kế hoạch: 
- Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề cần cụ thể và chi tiết (thời 
gian, nội dung công việc cần làm, phân công cụ thể cho từng thành viên, ...) 
- Thời gian tổ chức chuyên đề cần kịp thời và đáp ứng được nhu cầu cần thiết 
của GV. 
b)Chuẩn bị nội dung chuyên đề: 
- Nội dung chuyên đề được các tổ chuyên môn bàn bạc, thảo luận. Phó Hiệu 
trưởng xem lại và định hướng cho GV thảo luận xoay quanh những khó khăn, 
vướng mắc khi thực hiện những vấn đề mà chuyên đề đặt ra, đồng thời tự bản 
thân họ phải tìm ra được những biện pháp khắc phục những khó khăn đó, để sau 
khi tổ chức chuyên đề xong bản thân GV sẽ tự đối chiếu với cách thức họ đưa ra 
và từ đó tự điều chỉnh những phương pháp dạy học cho phù hợp . 
 Ví dụ: Dạy luyện nói cho HS lớp Một 
-Khó khăn lớn nhất là khi dạy cho các em luyện nói là: HS rất ít chịu nói. Khi 
nói thì không thành câu hoặc dùng từ ngữ thiếu chính xác khi diễn đạt ý 
-Để HS nói được GV thường đưa ra những gợi ý nhỏ để HS trả lời. 
-GV thường bỏ qua giờ luyện nói mà tập trung vào dạy đọc chữ cho HS. 
 Vậy thì làm thế nào để HS tự tin khi nói và có thể nói tốt chủ đề yêu cầu của 
bài. Nhiệm vụ của chuyên đề là phải giúp họ giải quyết được những khúc mắc 
này . 
 Qua chuyên đề cần giúp cho giáo viên hiểu được rằng: 
- Hoạt động luyện nói của HS là hết sức quan trọng không thể bỏ qua (mặc 
dù nó chỉ chiếm khoảng 10-15 phút trong một tiết dạy).Tuy nhiên nếu dạy tốt 
hoạt động này sẽ giúp các em tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn bày tỏ ý kiến 
trước đám đông và điều quan trọng nhất là sẽ giúp các em học tốt hơn ở các môn 
học khác. 
- GV cần hiểu rằng đây là giờ luyện nói: HS phải vận dụng tất cả những vốn 
sống của mình để nói. Chính vì vậy việc đưa ra từng câu hỏi nhỏ để gợi ý cho 
HS trả lời là không phù hợp. Chỉ nên đưa từng gợi ý nhỏ đối với những em yếu, 
không biết cách diễn đạt mà thôi. 
-Đối với những chủ đề quen thuộc GV cần khai thác triệt để vốn sống của các 
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên đề của tổ chuyên môn 
- 
 ạ ị Trang 4 
em, phải chịu khó lắng nghe và kịp thời chỉnh sửa những từ ngữ mà các em 
dùng chưa chính xác trong từng ngữ cảnh cụ thể. 
-Khi tổ chức chuyên đề cần giúp cho tất cả GV nắm được cấu trúc của một 
chuyên đề bao gồm: 
 *. Báo cáo lý thuyết: 
Tôi xin thông qua cách trình bày tóm tắt qui trình (các bước tiến hành) trong 
việc tổ chức thực hiện chuyên đề như sau: 
 - Trên thực tế hầu hết các chuyên đề được thực hiện còn sơ sài chưa đầy đủ 
các bước theo qui trình. Cũng chính vì thế mà đại đa số giáo viên chưa nắm 
được nội dung lý thuyết của chuyên đề đó là gì? 
Chọn 
chuyên 
đề 
Nghiên 
cứu tài 
liệu 
Soạn kế 
hoạch 
Triển 
khai 
đến 
khối 
Tổng 
kết 
chuyên 
đề 
Triển 
khai và 
kiểm tra 
chuyên 
đề 
Tổ chức 
dạy 
minh 
họa 
Phân 
công 
thực 
hiện 
 Lí do thực hiện chuyên đề. 
 Mục đích, yêu cầu của chuyên đề. 
 Cơ sở lý luận của chuyên đề. 
 Nội dung cụ thể của chuyên đề. 
 Các điều kiện thực hiện. 
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên đề của tổ chuyên môn 
- 
 ạ ị Trang 5 
 - Thường thì giáo viên được nghe phổ biến chuyên đề qua hình thức đọc lướt 
dự giờ minh họa và tham gia góp ý về giờ dạy thông qua quy trình tiết dạy. Giáo 
viên đã được góp ý qua phần lý thuyết của chuyên đề. Một số GV ít quan tâm 
đến phần lý thuyết mà chỉ tập trung vào tiết dạy để nhận xét, rút kinh nghiệm 
cho bản thân.( quan niệm xưa). Quan niệm ngày nay là tất cả giáo viên đứng lớp 
đều phải tham gia góp ý phần lý thuyết của chuyên đề và tiết dạy minh họa. Để 
mọi người hiểu để thực hiện. 
-Đề tài được chọn làm chuyên đề đã phải là những vấn đề gây khó khăn, trở 
ngại cho GV trong giảng dạy. Nếu chỉ dựa vào một tiết dạy minh hoạ không thôi 
thì chưa giải quyết thoả mãn nhu cầu cấp thiết của GV mà phải cùng nhau nhìn 
nhận được những khó khăn, vướng mắc để từ đó tìm ra biện pháp tháo gỡ . 
 - Một vấn đề nữa là GV phải nắm được mục đích của chuyên đề để đóng góp 
xây dựng cho chính xác. Nhiều chuyên đề tổ chức bị rơi vào tình trạng GV chỉ 
tập trung xoay quanh “mổ xẻ” tiết dạy minh hoạ, cứ cho đây là một tiết dạy mẫu 
và cứ thế đem về thực hiện rập khuôn vào lớp mình, như vậy chuyên đề đó chưa 
đạt hiệu quả. 
 *. Dạy minh họa: 
 - Những tiết dạy minh họa thường được thực hiện bởi những giáo viên có trình 
độ chuyên môn vững vàng. Đại đa số giáo viên tham gia các phần việc khác như 
dự giờ tiết dạy minh họa, tham gia góp ý nội dung chuyên đề và tiết dạy. 
 - Tiết dạy minh họa chuyên đề do Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn 
sẽ trực tiếp góp ý xây dựng sau đó Hiệu trưởng nhà trường là người kiểm tra lại 
trước khi thực hiện. Sau khi tham dự tiết dạy minh họa xong, tất cả giáo viên 
ngồi lại để đóng góp ý kiến cho tiết dạy minh họa đó. 
 - Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại trường mình,trường bạn và trong cụm 
chuyên môn tôi thấy cần giúp cho GV có được những nhận thức và quan điểm 
đúng đắn về việc tổ chức chuyên đề là nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, là vấn 
đề hết sức thiết thực và cần thiết cho mỗi GV đứng trên bục giảng. Các chuyên 
đề thường tập trung đi sâu vào một số vấn đề chuyên môn cần giải quyết do đó 
giáo viên có điều kiện học tập bồi dưỡng chuyên môn tốt hơn. Sau chuyên đề thì 
mỗi giáo viên trong tổ bắt đầu thực hiện các tiết dạy theo chuyên đề để mọi 
thành viên trong tổ góp ý, xây dựng cho hoàn chỉnh rừng môn học đó để giúp 
giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp hơn. 
- Trong những năm gần đây tôi thấy chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn 
ngày càng tiến bộ và khởi sắc hơn nhất là giáo viên tự tin hơn trong giảng dạy. 
Mạnh dạn khi BGH dự giờ đột xuất. 
*. Vận dụng – kiểm tra chuyên đề: 
 Phó Hiệu trưởng kết hợp cùng tổ trưởng tổ chuyên môn tiến hành dự giờ các 
thành viên trong tổ xem kết quả vận dụng chuyên đề ấy đạt hiệu quả như thế 
nào. 
*. Tổng kết chuyên đề: 
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên đề của tổ chuyên môn 
- 
 ạ ị Trang 6 
 -Qua các tiết kiểm tra chuyên đề Phó hiệu trưởng kết hợp cùng tổ trưởng tổ 
chuyên môn tiến hành nhận xét ưu khuyết điểm của các tiết dự giờ và có ý kiến 
đề xuất thêm cho việc vận dụng chuyên đề. 
 -Cần xác định đúng đối tượng học sinh của mình để vận dụng chuyên đề cho 
phù hợp. Phải hiểu rằng có những cái bản thân GV thấy rất hay, rất thuyết phục 
trong tiết dạy minh họa của chuyên đề nhưng khi vận dụng vào lớp mình lại 
không đạt hiệu quả thậm chí phản tác dụng. Đó là lý do tại sao cần phân tích kĩ 
bài tham luận để có hướng đi đúng, thấy được trường hợp nào thì vận dụng 
phương pháp nào, hình thức tổ chức nào cho phù hợp. 
 -Phải xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chuyên đề cụ thể ngay từ đầu năm 
học.Có kế hoạch phổ biến lý thuyết của đề tài cụ thể trong chuyên đề và bồi 
dưỡng cho giáo viên cách viết một bài báo cáo chuyên đề. 
 -Tạo điều kiện để tất cả giáo viên mạnh dạn trình bày quan điểm của mình và 
đóng góp ý kiến trong các buổi thảo luận chuyên đề. 
 - Định hướng và bồi dưỡng nhận thức để giáo viên có nhận định đúng hơn về 
việc thực hiện chuyên đề ở nhà trường 
2.3. Kết quả: 
 Trong nhiều năm học tôi thấy, khi vận dụng những phương pháp này 
vào việc tổ chức các buổi chuyên đề trong nhà trường, tôi cảm thấy rất khả 
thi. Giáo viên được tiếp cận nhiều phương pháp dạy học tích cực, nhiều 
hình thức tổ chức lớp học thân thiện học sinh tích cực đạt hiệu quả. Điều 
quan trọng nhất là chất lượng học sinh qua các thời điểm kiểm ta định kì 
ngày một nâng cao. Giờ dạy của GV không còn rập khuôn như trong sách 
giáo viên mà trở nên linh hoạt, sáng tạo hơn nhiều. 
 Nhiều GV tham gia các tiết dạy cấp trường, cấp thành phố đạt giải 
cao. 
 Các chuyên đề được mở trong năm học:2018-2019 
T
T 
Khối Tên chuyên đề 
Người thực hiện 
Báo cáo lý thuyết Dạy minh họa 
01 MỘT 
Chuyên đề dạy Toán Lê Thị Hồng Thanh Lê Thị Đầm 
Chuyên đề cụm môn Toán Lại Thị Minh Thu Lê Thị An 
Chuyên đề dạy phân môn Tập 
đọc 
Lê Thị Hồng Thanh Lê Thị Đầm 
02 HAI 
Chuyên đề môn Toán( Hội 
thảo cấp trường) 
Bùi Thị Thủy Bùi Thị Thủy 
Chuyên đề môn 
03 BA 
Chuyên đề môn Toán Phạm Thị Vân Phạm Thị Vân 
Chuyên đề môn Toán( Hội 
thảo cấp trường) 
Phạm Thị Vân Phạm Thị Vân 
04 BỐN 
Hội giảng cấp trường phân 
môn Tập đọc 
Nguyễn Thị Quyên Nguyễn Thị Quyên 
Chuyên đề môn LT và câu Nguyễn Văn Chương Phan Thị Hiền 
05 NĂM Chuyên đề môn Chính tả Đặng Lê Ninh Lê Thị Hồng Sâm 
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên đề của tổ chuyên môn 
- 
 ạ ị Trang 7 
Chuyên đề môn Tập làm văn Đặng Lê Ninh Lý Mỹ Tuyết 
 3. Kết luận 
Có thể nói rằng, trong một thời gian ngắn mà những biện pháp nêu trên, 
tôi đã thấy được sự tiến bộ của giáo viên. Những biện pháp này của tôi chưa hẳn 
là tối ưu nhưng bản thân tôi rất hài lòng với những gì mà GV tôi đã làm được. 
Vì vậy để nâng cao hiệu quả giờ dạy đòi hỏi mỗi thầy,cô giáo chúng ta 
phải nỗ lực hết mình, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư suy nghĩ 
sáng tạo làm cho các em say mê, hứng thú hoạt động học tập. Và mục tiêu cuối 
cùng của giáo dục là đào tạo học sinh thành những con người phát triển 
toàn diện.Muốn đạt được mục tiêu này không có con đường nào khác là 
phải bồi dưỡng, nâng cao tay nghề của đội ngũ giáo viên. Giáo viên phải 
thường xuyên học hỏi, cập nhật thông tin, trình độ để có thể đáp ứng được 
nhu cầu học tập của học sinh cũng như nhu cầu nâng cao chất lượng giáo 
dục của xã hội. Một trong những con đường đưa đến thành công đó chính 
là việc nâng cao chất lượng chuyên đề trong nhà trường. Đây là cơ hội để 
GV có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. 
 Do trình độ có hạn nên đề tài của tôi mới chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ, sự trải 
nghiệm còn chưa nhiều. Song tôi tin chắc rằng với những biện pháp này, bằng 
sự sáng tạo của mình các giáo viên sẽ vận dụng có hiệu quả trong quá trình dạy 
học trong nhà trường. 
Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp. 
 Phường 7, ngày 20 tháng 12 năm 2018 
 Người viết 
 ạ ị
PHÒNG GD-ĐT TP BẠC LIÊU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên đề của tổ chuyên môn 
- 
 ạ ị Trang 8 
TRƯỜNG TH TRẦN PHÚ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM SÁNG KIẾN 
- Tên SKKN/giải pháp/đề tài nghiên cứu: ................................................................. 
 ................................................................................................................................... 
- Tác giả: ................................................................................................................... 
 ................................................................................................................................... 
STT Tiêu chuẩn Tiêu chí Điểm chuẩn Điểm chấm 
1 
Tính mới 
(30 điểm) 
Những sáng kiến, giải pháp đưa ra 
chưa có người nào thực hiện trước 
đó. 
20 điểm 
Ứng dụng có hiệu quả những thành 
tựu mới về khoa học – công nghệ, 
luận điểm, quan điểm mới, những 
chủ trương, chính sách mới. 
10 điểm 
2 
Tính hiệu 
quả 
(35 điểm) 
Đem lại hiệu quả trong công tác. 25 điểm 
Dễ thực hiện, không tốn kém nhiều 
chi phí. 
10 điểm 
3 
Tính ứng 
dụng 
(20 điểm) 
Có khả năng phổ biến ứng dụng 
vào thực tiễn. 
(Tùy theo tỷ lệ đơn vị, cá nhân áp 
dụng để làm căn cứ tính điểm) 
20 điểm 
4 
Phù hợp với 
nhiệm vụ 
được giao 
(10 điểm) 
Nếu phù hợp với nhiệm vụ của cá 
nhân thì được 10 điểm. 
Nếu phù hợp với nhiệm vụ của đơn 
vị thì được 5 điểm. 
10 điểm 
5 
Hình thức, 
bố cục 
(5 điểm) 
Trình bày đúng bố cục, câu văn rõ 
ràng, dễ hiểu, mạch lạc; từ ngữ sử 
dụng chính xác. 
5 điểm 
TỔNG CỘNG 100 điểm ............ điểm 
UBND THÀNH PHỐ BẠC LIÊU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
, ngày  tháng  năm 2019 
HIỆU TRƯỞNG 
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên đề của tổ chuyên môn 
- 
 ạ ị Trang 9 
TP.Bạc Liêu, ngày  tháng  năm 2019 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM SÁNG KIẾN 
- Họ và tên người chấm: ............................................................................................ 
- Chức vụ trong Hội đồng: ........................................................................................ 
- Tên SKKN/giải pháp/đề tài nghiên cứu: ................................................................. 
 ................................................................................................................................... 
- Tác giả/nhóm tác giả: ............................................................................................. 
 ................................................................................................................................... 
STT Tiêu chuẩn Tiêu chí Điểm chuẩn Điểm chấm 
1 
Tính mới 
(30 điểm) 
Những sáng kiến, giải pháp đưa ra 
chưa có người nào thực hiện trước 
đó. 
20 điểm 
Ứng dụng có hiệu quả những thành 
tựu mới về khoa học – công nghệ, 
luận điểm, quan điểm mới, những 
chủ trương, chính sách mới. 
10 điểm 
2 
Tính hiệu 
quả 
(35 điểm) 
Đem lại hiệu quả trong công tác. 25 điểm 
Dễ thực hiện, không tốn kém nhiều 
chi phí. 
10 điểm 
3 
Tính ứng 
dụng 
(20 điểm) 
Có khả năng phổ biến ứng dụng 
vào thực tiễn. 
(Tùy theo tỷ lệ đơn vị, cá nhân áp 
dụng để làm căn cứ tính điểm) 
20 điểm 
4 
Phù hợp với 
nhiệm vụ 
được giao 
(10 điểm) 
Nếu phù hợp với nhiệm vụ của cá 
nhân thì được 10 điểm. 
Nếu phù hợp với nhiệm vụ của đơn 
vị thì được 5 điểm. 
10 điểm 
5 
Hình thức, 
bố cục 
(5 điểm) 
Trình bày đúng bố cục, câu văn rõ 
ràng, dễ hiểu, mạch lạc; từ ngữ sử 
dụng chính xác. 
5 điểm 
TỔNG CỘNG 100 điểm ............ điểm 
 NGƯỜI ĐÁNH GIÁ 
 (Ký, ghi rõ họ và tên) 
1. Đặt vấn đề: 
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên đề của tổ chuyên môn 
- 
 ạ ị Trang 10 
1.1. Lý do, sự cần thiết thực hiện đề tài: 
1.2. Phạm vi đề tài: 
2. Nội dung đề tài: 
2.1. Thực trạng: 
2.2. Các giải pháp: 
2.3. Kết quả: 
3. Kết luận: 
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên đề của tổ chuyên môn 
- 
 ạ ị Trang 11 
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ 
SKKN được xếp loại: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẠC LIÊU 
SKKN được xếp loại: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
 VI. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ: 
 1. Đối với lãnh đạo nhà trường: 
 Cần dự trù kinh phí cho hoạt động chuyên môn của trường khá hơn. Mua 
mới, trang bị thêm một số thiết bị

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.pdf