Qua đó cho thấy, giáo dục phát triển thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ "thông qua việc rèn luyện cơ thể và hình thành, phát triển các kỹ năng và kỹ xảo vận động", tổ chức sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh nhằm làm cho cơ thể phát triển cân đối hài hoà, sức khoẻ được tăng cường làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách, thông qua giáo dục thể chất giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng làm tiền đề vật chất cho việc phát triển toàn diện, đồng thời đây cũng là mục tiêu nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động học như làm quen với chữ viết, văn học, làm quen với tạo hình, toán, âm nhạc, đặc biệt là phát triển vận động cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng.
Năm học 2017 – 2018 trường mầm non Quảng Khê được phòng Giáo dục huyện Ba Bể chỉ đạo tiếp tục thực hiện chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Với trách nhiệm của người giáo viên đứng lớp, chúng tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục về phát triển vận động cho trẻ được tốt và sẽ làm như thế nào để thực hiện có hiệu quả chuyên đề của bậc học mầm non. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu hết mình của mỗi người. Cần phải chú trọng công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy mà chúng tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi”
n vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác. Môi trường cần cung cấp cho trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp. Môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ hoạt động, kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ. Vì vậy, việc xây dựng môi trường học tập phù hợp, hấp dẫn trẻ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Vậy làm thế nào giáo viên có thể tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực vận động hiệu quả? Ngay từ đầu năm học tôi đã sắp xếp môi trường lớp học theo một định hướng cụ thể: Xây dựng các góc hoạt động phù hợp với chủ đề, sắp xếp bố trí các góc khoa học, thuận tiện dễ lấy cho trẻ như: Góc vận động bao gồm các đồ dùng phục vụ cho phát triển vận động như: Bóng, vòng, gậy thể dục, túi cát, đích ném, cổng chui,....được sắp xếp ở vị trí trước cửa lớp để thuận tiện cho trẻ sử dụng và dễ dàng tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh. Các giá để đồ dùng cho trẻ vận động đều được sắp xếp hợp lý, có ký hiệu và quy định rõ ràng cho trẻ dễ lấy, dễ cất. Đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời, trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Những đồ dùng vận động to như: Đích thẳng đứng, cổng chui, bục gỗ... được tôi sắp xếp riêng ở một góc để đảm bảo an toàn cho trẻ Không chỉ tạo môi trường vận động trong góc vận động của lớp mình, tôi còn tận dụng những vị trí phù hợp ở lớp để cho trẻ có nhiều hơn cơ hội vận động hơn như: Vẽ sơ đồ những bài tập đơn giản ở hành lang trước lớp, cắt đề can dán hình bước chân để trẻ đi vào lớp đúng chiều, thẳng hàng... Trang trí góc vận động trong lớp, trang trí hành lang lớp học Khi xây dựng môi trường vận động hợp lý, chúng tôi nhận thấy trẻ tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự phát triển vận động của con mình, xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng không, 3.2. Chuẩn bị đồ dùng trước khi tổ chức hoạt động Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp rất quan trọng trong hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Có đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn, đa dạng phong phú sẽ làm cho hoạt động thêm sinh động, hấp dẫn, khiến trẻ hứng thú hơn. Chính vì vậy, trước mỗi tiết học chúng tôi dành thời gian suy nghĩ xem mình cần chuẩn bị đồ dùng gì, làm thế nào để không mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đồ dùng có hiệu quả, sáng tạo, đảm bảo thẩm mỹ, thu hút trẻ. Với các tiết học phát triển thể chất như: Bật xa, bật tiến về phía trước, bò(đi) theo đường dích dắc, bò theo hướng thẳng, đi trong đường hẹp. Thông thường giáo viên sẽ vẽ sơ đồ cho trẻ tập lên sàn nhà hoặc dán đề can lên sân, xốp để đánh dấu vị trí tập cho trẻ. Cách làm đó vừa mất thời gian, tốn đồ dùng mà không đảm bảo tính thẩm mỹ cho sàn nhà hoặc sân trường. Tôi đã tận dụng những tấm thảm nhựa trải sàn nhà đã qua sử dụng cắt thành những tấm có kích thước 1mx 3m và dán đề can hình sơ đồ tập lên đó. Như vậy tôi có thể linh động trong việc thay đổi vị trí tập của trẻ( có thể mang ra ngoài sân hoặc trải ở trong lớp cho trẻ tập), hết buổi tập tôi lại cuộn tròn lại cất đi để đến những buổi sau lại mang ra sử dụng. Cách làm này giáo viên chỉ phải đầu tư làm đồ dùng một lần mà có thể sử dụng trong nhiều năm đồng thời không gây mất thẩm mỹ cho cảnh quan trường lớp. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có hoặc các đồ dùng đã qua sử dụng như vỏ lon, vỏ hộp, lốp xe cũ, ... để tạo ra những đồ dùng để vận dụng vào các hoạt động thể chất hàng ngày của trẻ, vừa tiết kiệm được kinh phí vừa góp phần vào việc bảo vệ môi trường . Ví dụ: Với bài: “Bò thấp chui qua cổng” tôi đã tái sử dụng những chiếc lốp xe máy cũ không còn dùng được tạo thành những chiếc cổng chui ngộ nghĩnh. Trẻ học tiết "Bò thấp chui qua cổng" với cổng làm bằng lốp xe Với những chiếc lốp xe cũ được phun sơn với nhiều màu khác nhau để cho trẻ vận dụng thực hiện các bài tập trong giờ học thể dục, để chơi các trò chơi vận động. Trẻ chơi với đồ chơi tự tạo bằng lốp xe ô tô 4. Tổ chức tốt giờ học thể dục. Giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Bởi trong giờ thể dục là thời điểm tốt nhất mà giáo viên cung cấp (rèn luyện) cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo vận động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống, có kế hoạch, qua đó phát triển các tố chất vận động cho trẻ. Vì vậy khi thực hiện giờ học thể dục trước hết tôi xác định đúng mục tiêu của bài dạy, xác định đúng nội dung trọng tâm của giờ thể dục và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ học. Sau đó tôi hướng dẫn trẻ giờ học thể dục gồm 3 phần: Khởi động, trọng động, hồi tĩnh; giữa các phần có sự chuyển tiếp tự nhiên, liên tục. a. Khởi động: (Thực hiện 3-5 phút) Cô cho trẻ đi, chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu đi khác nhau với tốc độ khác nhau trên nền nhạc (đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm) b. Trọng động: (Thực hiện 10 - 15 phút) Đây là phần trọng tâm của giờ thể dục, nó có tác dụng nhiều nhất đến sự phát triển của cơ thể trẻ. Ở phần này gồm có: Bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động. * Bài tập phát triển chung: Tùy vào mức độ yêu cầu của bài tập vận động cơ bản để lựa chọn các động tác cũ và mới phù hợp, thứ tự thực hiện các động tác là: Tay-vai; bụng- lườn; chân-bật. Trong đó động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản với số lần tăng thêm từ 1- 2 lần. Ví dụ: Vận động cơ bản “Bật qua vật cản”, lựa chọn động tác: - Tay - vai 1: Tay đưa ra phía trước, lên cao.(4lx2n) - Bụng- lườn 1: Đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân.(4lx2n) - Chân - Bật 1: Bật về phía trước. ( 6l x 2n) Với bài tập phát triển chung cô có thể hô cho trẻ tự tập hoặc cho trẻ tập theo bài hát. Khi tập cô cho trẻ tập kết hợp với vòng, gậy, bông,... để tạo sự hứng thú cho trẻ, các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp xếp sao cho trẻ dễ lấy không mất thời gian. * Vận động cơ bản: Tùy theo vận động mới hoặc cũ để hướng dẫn trẻ tập. Đối với vận động cũ cô tổ chức cho trẻ nhắc lại cách thực hiện và tập thử, sau đó cả lớp tiến hành tập. Đối với vận động mới cô hướng dẫn trẻ thật tỉ mỉ, tiến hành theo các bước: - Bước 1: Cô thực hiện mẫu + Lần 1: Cô làm chậm rãi, không giải thích động tác. + Lần 2: Cô làm kết hợp giải thích động tác ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. - Bước 2: Cho 1-2 trẻ tập thử. - Bước 3: Trẻ thực hiện + Lần 1: Cô cho lần lượt lên thực hiện 2 trẻ/1 lần. Trong khi trẻ thực hiện cô khuyến khích trẻ quan sát, nhận xét bạn làm như thế nào và sau đó trẻ mạnh dạn lên thực hiện một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao hơn. + Lần 2: Cô có thể tăng dần độ khó ( vật cản cao hơn, tăng thêm 1-2 vật cản) và cho 2 đội thi đua nhau lên thực hiện. Cô chú ý sửa sai cho trẻ (nếu có) * Trò chơi vận động: Đây là một hình thức rèn luyện, củng cố những kĩ năng vận động đã được hình thành ở các giờ thể dục trước. Cô yêu cầu trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi, cô có thể cho trẻ tự chơi nhưng cô là người hướng dẫn. c. Hồi tĩnh: (Thực hiện 3-5 phút) Cô cho trẻ đi vòng tròn, vừa đi vừa hát nhẹ nhàng hoặc đi theo một bản nhạc nhẹ, vừa đi vừa vươn vai, hít thở những hơi dài Nhận xét giờ học: Trong giờ học thể dục cô cần phải khen trẻ công bằng, đúng lúc và động viên trẻ kịp thời bằng cách tặng quà, nổ tràng pháo taytránh tình trạng chê bai trẻ, điều đó sẽ làm trẻ buồn, mất tự tin, không hứng thú học Ngoài ra chúng tôi cũng đề xuất với Ban giám hiệu cho trẻ thường xuyên tập thể dục sáng đồng diễn cùng nhau, nếu thời tiết thuận lợi một tuần tập đồng diễn 3-4 lần, mỗi động tác tập được lựa chọn dựa theo chương trình và đặc điểm phát triển của lứa tuổi. Ví dụ: Trẻ 5-6 tuổi tập 4 lần x 8 nhịp; Trẻ 4-5 tuổi tập 4 lần x 4 nhịp; Trẻ 3 tuổi tập 4 lần x 2 nhịp. Ảnh minh họa: Cho trẻ toàn trường tập thể dục tập trung 5. Tổ chức phát triển vận động cho trẻ một cách thường xuyên, liên tục thông qua các hoạt động. 5.1. Phát triển vận động qua thể dục sáng. Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Tập thể dục thường xuyên giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, giúp các khớp, dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt , đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng nhanh nhẹn, giảm tác động thừa và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái vui tươi đón ngày hoạt động mới, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng. Chúng tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ. Thời gian tập khoảng 8 - 10 phút, trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. Khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Lồng ghép các bài hát, bản nhạc hay vào làm nền cho trẻ tập thể dục sáng cũng đem lại hiệu quả rõ nét cho các buổi tập thể dục của trẻ. Trẻ vừa tập thể dục với dụng cụ thể dục vừa nhẩm theo tiếng nhạc nên các động tác cũng dứt khoát và đều hơn. Không những thế tôi còn thường xuyên lựa chọn trên internet những bài hát, các bài dân vũ tập thể để cho trẻ luân phiên tập trong các giờ thể dục sáng như: “Trời nắng, trời mưa”, “Mèo con đi học”, “Gà trống thổi kèn”và được trẻ rất thích thú tham gia. Giờ tập thể dục sáng cũng là thời gian lý tưởng để trẻ được tham gia các trò chơi vận động tập thể như: Bóng tròn to, sóng xô, Con thỏ, Bốn mùa....Những trò chơi vận động này không chỉ giúp trẻ tăng cường thể lực mà còn cho trẻ nhiều kỹ năng hoạt động tập thể . Ảnh minh họa: Giờ thể dục sáng của trẻ 5.2. Phát triển vận động thông qua buổi giao lưu các trò chơi vận động. Giao lưu các trò chơi vận động là hình thức tổ chức cho trẻ giao lưu các trò chơi vận động với các trẻ khác trong khối. Khi trẻ đến trường học trẻ được tham gia học tập, vui chơi với các bạn trong lớp của mình và cùng khối, cùng tuổi. Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động. Qua buổi giao lưu giữa các trò chơi vận động chúng tôi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn hơn, hòa đồng hơn, thực hiện tốt hơn các hoạt động mang tính tập thể đặc biệt là trẻ khỏe mạnh hơn, thoải mái hơn, tiếp thu tốt hơn. Trẻ chơi trò chơi “Kéo co” giao lưu với các nhóm lớp khác 5.3. Phát triển vận động cho trẻ thông qua tổ chức các ngày hội, ngày lễ Như chúng ta đã biết một trong những nội dung về chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non là tổ chức các ngày hội, ngày lễ cho trẻ, đây là một nội dung có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thẩm mĩ và chính là nội dung của việc giáo dục thể chất cho trẻ, và trong năm học 2017 – 2018 , trường chúng tôi đã tổ chức một số ngày hội, ngày lễ: Ngày hội đến trường của bé; Bé vui Tết trung thu; Ngày hội mừng xuân; Bé vui tết thiếu nhi,... cùng với các hội thi: Bé khỏe, bé đẹp; Tuần lễ sức khỏe,....nhằm gây không khí náo nức cho trẻ vì trẻ được tham gia biểu diễn, thi tài của tập thể nhóm, lớp mình cho các bạn ở nhóm, lớp khác xem, trong quá trình hoạt động tập thể như vậy sẽ phát triển ở trẻ tính linh hoạt, mạnh dạn tự tin, tinh thần tập thể và để lại cho trẻ ấn tượng cảm xúc vui vẻ, phấn khởi. - Hội thi “Tuần lễ sức khỏe” được tổ chức cho trẻ 2 lần /năm, nhằm tạo điều kiện cho trẻ được vuichơi thoải mái ngoài trời, bổ sung thêm nhiều trò chơi, bài tập vận động khác nhau trong các hoạt động của trẻ. Hình thành cho trẻ những hiểu biết cơ bản về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể mình. Từ đó có sự chuẩn bị tâm lí cần thiết cho hoạt động về sức khỏe. - Tổ chức hội thi “Bé khỏe bé đẹp” cho trẻ 1 lần /năm vào tháng 2. Trong ngày hội cô chuẩn bị địa điểm, dụng cụ tập luyện, trang trí băng cờ, khẩu hiệu,... Khi vào ngày hội, trẻ được tham gia qua 3 phần thi gồm: Thể dục nhịp điệu, Bài tập phát triển chung và phần thi Biểu diễn hình thể. Qua ngày hội nhằm rèn luyện cơ thể trẻ, khích lệ lòng yêu thích thể dục, thể thao, góp phần củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận động ở trẻ. Ví dụ: Trong chương trình "Bé vui tết trung thu" các bé trong lớp được tham gia rước đèn vui vẻ hòa theo tiếng nhạc và tiếng trống tùng rinh rinh..., Các bé vui Tết trung thu Tổ chức các ngày lễ, hội ở trường mầm non là để khuyến khích phong trào về thể dục thể thao, chơi các trò chơi dân gian, trò chơi vận động giúp trẻ rèn luyện cơ thể, khích lệ trẻ lòng yêu thích thể thao, sự vận động, góp phần cho việc củng cố và hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động ở trẻ, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội thể hiện tính chủ động, tích cực, sáng tạo và độc lập trong việc thực hiện các kỹ năng vận động một cách tự giác và hình thành cho trẻ phẩm chất nhân cách như tính kiên trì, bền bỉ, biết vượt qua khó khăn, cố gắng đạt mục đích thực hiện được các bài tập và các quy định trong các trò chơi, kích thích trẻ say mê hứng thú, giáo dục tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau. 5.4. Phát triển vận động cho trẻ thông qua các buổi hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, giờ đón trả trẻ và sau giờ ngủ trưa. Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời cũng cố sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Để vận dụng biện pháp này trong phát triển vận động cho trẻ. Giáo viên cần cho trẻ tập đi, tập lại động tác thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ việc cũng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao. Sau đó tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi. * Phát triển vận động qua giờ đón trẻ. Giờ đón trẻ, ở lứa tuổi 3 tuổi, có thể trẻ đang khóc khi bố mẹ vừa về tôi thu hút trẻ bằng cách cho trẻ chơi các trò chơi đơn giản mang tính tập thể hoặc cá nhân phù hợp với từng độ tuổi. Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi: “Chi chi chành chành”, nhằm rèn sự phản xạ nhanh nhạy của đôi tay. Trẻ cùng chơi trò chơi “ Chi chi chành chành” trong giờ đón trẻ * Phát triển vận động qua các buổi hoạt động ngoài trời Hoạt động ngoài trời là một nội dung không thể thiếu trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, với nội dung này trẻ được ra ngoài trời hít thở không khí trong lành, được vui chơi khám phá thế giới xung quanh và đặc biệt trẻ được vận động một cách thoải mái. Đặc điểm của trường tôi là xung quanh có đồng ruộng, bãi ngô không khí trong lành và thoáng mát rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tận dụng điều đó tôi thường xuyên cho trẻ đi tham quan, quan sát cánh đồng lúa, bãi ngô, quan sát các bác nông dân cấy lúa, gặt lúa qua đó để trẻ hít thở không khí trong lành, thỏa mãn nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh của trẻ. Cho trẻ đi dạo chơi, thăm cánh đồng lúa. Thông thường giáo viên khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ thường chọn những trò chơi vận động, chơi tự chọn đơn giản, dễ thực hiện như: Mèo đuổi chuột; Cáo và thỏ; Chuyền bóng qua đầu, qua chân; lộn cầu vồng... Cách làm này nếu cứ lặp lại qua các chủ đề, các lứa tuổi thì sẽ gây cho trẻ sự lặp lại, nhàm chán. Chính bởi vậy nên tôi thường xuyên tham khảo qua sách báo, tài liệu, các chương trình truyền hình cho trẻ em để tìm ra những trò chơi mới lạ, kích thích sự hứng thú của trẻ khi ra ngoài trời. Đặc biệt tôi thường tìm những trò chơi có liên quan xuyên suốt đến chủ đề trẻ đang học. VD: Ở chủ đề “ Thế giới thực vật” cho trẻ chơi các trò chơi vận động: Bịt mắt hái quả; Chuyển quả; Tìm lá cho hoa; Bỏ lá, Chọn rau... VD: Ở chủ đề: “Nước và các hiện tượng tự nhiên” cho trẻ chơi các trò chơi vận động: Sóng xô; chèo thuyền; Trời mưa; Nhảy qua suối nhỏ... Ngoài ra trong phần hoạt động chơi theo ý thích tôi hay cho trẻ chơi các trò chơi giúp phát triển vận động tinh cho trẻ như các trò chơi: "Phân loại các loại hột hạt" "Xếp hình các con vật bằng hột hạt" . Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi thấy trẻ rất hào hứng, thích thú tham gia. * Phát triển vận động qua hoạt động góc. Hoạt động góc là hoạt động trẻ được trải nghiệm với cuộc sống bằng các vai chơi khác nhau, trẻ được thử làm người lớn với các hoạt động của người lớn để trẻ có thể hiểu biết hơn về cuộc sống người lớn. Tôi luôn chú ý khai thác triệt để nội dung này để phát triển vận động cho trẻ. Ví dụ: Ở Góc nghệ thuật: Cho trẻ vẽ, nặn, vận động theo nhạc để rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp nhanh nhạy giữa các nhóm cơ của trẻ. Trẻ vận động theo nhạc ở góc nghệ thuật * Phát triển vận động qua phút thể dục sau giờ ngủ trưa. Giờ ngủ trưa dậy, các nhóm cơ của trẻ đang ở trạng thái tĩnh, chúng tôi đã tận dụng thời gian này để giúp trẻ chuyển từ trạng thái tĩnh sang động bằng các bài tập đơn giản như: Nằm xuống đưa từng chân từng tay lên và hạ xuống, sau đó cho trẻ ngồi dậy từ từ và đi bộ cùng cô một vòng xung quanh phòng ngủ bằng điệu nhạc nhẹ nhàng. Trẻ tập thể dục sau giấc ngủ trưa * Phát triển vận động qua giờ trả trẻ. Vào giờ trả trẻ chúng tôi cho trẻ chơi các trò chơi rèn luyện các kỹ năng vận động trẻ được học ở các hoạt động khác. Trong giờ này cô có thể cùng trẻ rửa tay với điệu dân vũ vui nhộn, trẻ vừa nhảy múa vừa minh họa các bước rửa tay, trẻ sẽ thoải mái hơn, khắc sâu các bước rửa tay mà trẻ đã được học. 6. Đưa yếu tố âm nhạc và trò chơi vào bài tập giúp trẻ thêm hứng thú Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non, cấu trúc một tiết học giáo dục thể chất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Thường thì các giáo viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài “một đoàn tàu” đi các kiểu chân sau đó về hàng tập bài tập phát triển chung là các động tác tay - bụng - chân - bật với nhịp hô của cô, nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập như vậy thì trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động ở trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa yếu tố âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục. Cụ thể: Với phần khởi động tôi dẫn dắt hoặc kể câu chuyện phù hợp với chủ đề cho trẻ hát một bài hát phù hợp với chủ đề và đi khởi động kết hợp các kiểu chân. Sau đó cho trẻ về đội hình hàng dọc, tách hàng để tập bài tập phát triển chung. Bài tập phát triển chung tôi lựa chọn là bài tập earobic có động tác phù hợp với bài tập vận động cơ bản đầy đủ các động tác tay - bụng - chân - bật có nhịp đầy đủ, có động tác nhấn mạnh cho vận động. Và khi tập vận động cơ bản, quá trình trẻ tập tôi cho trẻ tập cùng nhạc là những bài hát phù hợp với chủ đề, khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực hiện bài tập của mình. Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng như: Tập dưỡng sinh, yoga... kết hợp với nhạc du dương, nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập. Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trong tiết học giáo dục thể chất tôi thấy trẻ học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mẫu giáo, trong đó trò chơi vận động có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái, có tác dụng củng cố và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động phát triển tố chất vận động. Vì vậy, việc đưa yếu tố chơi vào bài tậ
Tài liệu đính kèm: