* Nhà trường chủ động phối hợ̣p với gia đình học sinh:
- Nhà trường và giáo viên cần cung cấp đầy đủ các thông tin về học sinh ở trường cho phụ huynh được biết từ nội dung, yêu cầu giáo dục cho đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, quá trình học tập rè̀n luyện của các em, một cách cụ thể, kịp thời thông qua liên lạc trực tiếp hoặc qua sổ liên lạc, sổ liên lạc điện tử, email, website của trường; đồng thời lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ phía cha mẹ học sinh về cách tổ chức và hiệu quả của các hoạt động giáo dục của nhà trường để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
- Tổ chức họp phụ huynh học sinh theo định kì tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, của lớp.
- Giáo viên cần chủ động phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục các nội dung rèn kĩ năng sống cho học sinh ngay từ những việc làm và cách ứng xử trong các mối quan hệ hàng ngày ở nhà như:
1. Dạy trẻ không ngừng học hỏi và đọc sách
2. Dạy trẻ chơi với bạn bè
3. Dạy trẻ giải quyết bất đồng quan điểm một cách thân thiện
4. Dạy trẻ đối mặt với mọi trở ngại trong cuộc sống
5. Dạy trẻ xin lỗi và tha thứ khi chúng mắc lỗi lầm
6. Dạy trẻ học cách biểu hiện lòng tốt và giúp đỡ những người kém may mắn
7. Dạy trẻ suy nghĩ tích cực và tập trung nhiều hơn vào mặt sáng của cuộc sống
8. Dạy trẻ bảo vệ môi trường và chăm sóc thú vật
9. Dạy trẻ tự chăm sóc và giữ bản thân gọn gàng
10. Dạy trẻ yêu thương chân thành
* Phối kết hợ̣p với cá́c đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trường
- Nhà trường cần cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết cho các lực lượng tham gia giáo dục như các công văn, văn bản, chỉ thị có liên quan, tài liệu hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục kĩ năng sống và hoạt động ngoài giờ lênlớp, các tài liệu tham khảo,.và tổ chức các câu lạc bộ kĩ năng sống.
- Nhà trường chủ động phối hợp với các ban nghành chức năng như Công an, Trung tâm y tế, Đoàn Thanh niên, .cùng với nhà trường thực hiện các chuyên đề giáo dục như: giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, thông tin về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giáo dục sức khỏe giới tính, giáo dục về lịch sử địa phương, và tham gia quản lí, giáo dục học sinh tại địa phương.
6 - 11 tuổi, độ tuổi có những thay đổi về cơ thể, môi trường sống và hoạt động học tập. 1. Thực trạng kĩ năng sống của học sinh tiểu học * Đối với học sinh Học sinh Tiểu học hiện nay kĩ năng sống của các em còn rất nhiều hạn chế. Trong quá trình giáo dục GV thường mới chỉ quan tâm tới việc dạy chữ và chưa quan tâm nhiều tới việc dạy làm người cho học sinh. Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh là một vấn đề khó với các em. Qua điều tra cho thấy tình trạng học sinh nói tục, chửi bậy, đánh nhau vẫn xảy ra. Trong đó các kĩ năng như tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt trước đám đông được các thầy cô giáo tích cực hình thành và củng cố nhưng chưa thể hiện được nhiều. Học sinh ngày càng thực dụng, ích kỉ và lười hoạt động hơn, chưa biết giải quyết mâu thuẫn, chưa biết quan tâm đến người than. Việc hợp tác trong hoạt động học tập còn nhiều hạn chế. * Đối với giáo viên Gv bị nặng về dạy kiến thức toán và tiếng việt vẫn coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp từ đó cũng chưa thực sự coi trọng việc rèn các kĩ năng sống cho học sinh. * Đối với phụ huynh - Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức, còn nuông chiều, chăm lo cho con cái mà không để ý giáo dục học sinh những kĩ năng cơ bản như tự phục vụ bản thân, biết quan tâm tới người khác , chỉ khuyến khích con em tìm kiếm kiến thức mà quên hướng dẫn cho con em mình làm tốt hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình. - Một số phụ huynh có hành vi chưa chuẩn mực trong giao tiếp nên các em bắt chước. Từ thực tiễn trên, tôi nhiều năm giảng dạy chủ nhiệm lớp nên đã tìm ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học. 2. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và kĩ năng sống cho giáo viên - Ban giám hiệu, Phòng giáo dục thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡ̃ng nâng cao nhận thức của giáo viên về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; tập huấn các kĩ năng cần thiết cho giáo viên . - Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động như hội thi, câu lạc bộ, chương trình giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi, chuyên đề,giữa các lớp trong trường và giữa các trường với nhau; nhằm kiểm tra việc đầu tư của giáo viên và sự cố gắng rè̀n luyện của các em học sinh, làm tăng hứng thú tích cực của giáo viên và học sinh. Đồng thời, qua đó để khích lệ, tuyên dương, động viên những giáo viên và học sinh. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các giờ sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đội, của giáo viên và Tổng phụ trách Đội. Biện pháp 2: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua công tác chủ nhiệm lớp - Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hình thức dạy học của mình, qua các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho HS. - Xây dựng hành vi giao tiếp giữa “Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò” rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội. - Thường xuyên liên hệ với cha mẹ HS, kịp thời nắm bắt thông tin, cùng kết hợp với cha mẹ HS rèn cho HS kĩ năng ứng xử văn hoá, rèn luyện sức khoẻ phòng chống bạo lực. - Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong việc rèn luyện kĩ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho HS nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện kĩ năng về mọi mặt: cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Đồng thời biết quan tâm chia sẻ đến mọi người. - Tổ chức lớp cũng nên đổi mới: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó cần thay đổi theo từng tháng để từng học sinh biết được các công việc của người lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và xử lí ra sao. Đồng thời biết cảm thông với công việc của người chỉ huy. Qua đó, rèn cho các em những kĩ năng chỉ huy-lãnh đạo cần thiết. - Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để HS rèn luyện và tự rèn luyện. Vì vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh HS trước hết “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đã phát động. Biện pháp 3: Tổ chức các câu lạc bộ Thành lập các câu lạc bộ nhóm theo nhu cầu sở thích, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của các bạn. Tùy theo sở thích, tâm tư, nguyện vọng, các bạn có thể tham gia các câu lạc bộ, nhómmình yêu thích. Các câu lạc bộ chính là nơi để các bạn trau dồi thêm các kĩ năng mềm, có cơ hội giao lưu, học hỏi, thể hiện mình, hình thành và phát triển các kỹ năng: xác định mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý thời gian, kiểm soát cảm xúc, giải quyết vấn đề để học tập đạt hiệu quả và sống vui vẻ hơn. Nhận thấy tầm quan trọng của các câu lạc bộ, trường Tiểu học Minh Tân đã thành lập các câu lạc bộ như: câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ kĩ năng sống, câu lạc bộ trò chơi dân gian, câu lạc bộ tin học và truyền thông mỗi câu lạc bộ có những hình thức hoạt động khác nhau dựa trên các tiêu chí của mỗi nhóm và thu hút được nhiều học sinh, tham gia góp phần quan trọng trong việc xây dựng trường học thân thiện. Để thu hút đông đảo các bạn tham gia, các CLB trường đã tổ chức những cuộc vui chơi mang tính tập thể như các trò chơi, cuộc thi đầy kịch tính và hấp dẫn . phù hợp với chủ điểm từng tháng, thu hút đông đảo sự tham gia của các thành viên CLB. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú và bám sát các chủ điểm của tháng để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Hàng tuần, hàng tháng, giáo viên cần chủ động lên kế hoạch và kết hợp với Đội Thiếu niên và nhà trường để tổ chức cách hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương và nhà trường Chủ đề tháng 9: Cùng bạn đến trường. Chủ đề tháng 10: Chăm ngoan học giỏi. Chủ đề tháng 11: Nhớ ơn thầy cô. Chủ đề tháng 12: Uống nước nhớ nguồn. Chủ đề tháng 1: Chào năm mới 2020. Chủ đề tháng 2: Mừng đảng vinh quang. Chủ đề tháng 3: Tiến bước theo lên đoàn. Chủ đề tháng 4: Mừng non song thống nhất. Chủ đề tháng 5: Tự hào đội viên. Ở mỗi chủ đề giáo viên cần tổ chức nhiều các hoạt động khác nhau để tăng sức hấp dẫn của chương trình như: văn nghệ, kể chuyện, trò chơi, thi đấu thể thao, thi tìm hiểu về An toàn giao thông, thi vẻ đẹp đội viên, thi nghi thức Đội, tham quan, tổ chức giao lưu, thi rung chuông vàng, Biện pháp 5: Kết hợp chặt chẽ và thống nhất cao giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội * Nhà trường chủ động phối hợ̣p với gia đình học sinh: - Nhà trường và giáo viên cần cung cấp đầy đủ các thông tin về học sinh ở trường cho phụ huynh được biết từ nội dung, yêu cầu giáo dục cho đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, quá trình học tập rè̀n luyện của các em, một cách cụ thể, kịp thời thông qua liên lạc trực tiếp hoặc qua sổ liên lạc, sổ liên lạc điện tử, email, website của trường; đồng thời lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ phía cha mẹ học sinh về cách tổ chức và hiệu quả của các hoạt động giáo dục của nhà trường để có sự điều chỉnh cho phù hợp. - Tổ chức họp phụ huynh học sinh theo định kì tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, của lớp. - Giáo viên cần chủ động phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục các nội dung rèn kĩ năng sống cho học sinh ngay từ những việc làm và cách ứng xử trong các mối quan hệ hàng ngày ở nhà như: 1. Dạy trẻ không ngừng học hỏi và đọc sách 2. Dạy trẻ chơi với bạn bè 3. Dạy trẻ giải quyết bất đồng quan điểm một cách thân thiện 4. Dạy trẻ đối mặt với mọi trở ngại trong cuộc sống 5. Dạy trẻ xin lỗi và tha thứ khi chúng mắc lỗi lầm 6. Dạy trẻ học cách biểu hiện lòng tốt và giúp đỡ những người kém may mắn 7. Dạy trẻ suy nghĩ tích cực và tập trung nhiều hơn vào mặt sáng của cuộc sống 8. Dạy trẻ bảo vệ môi trường và chăm sóc thú vật 9. Dạy trẻ tự chăm sóc và giữ bản thân gọn gàng 10. Dạy trẻ yêu thương chân thành * Phối kết hợ̣p với cá́c đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trường - Nhà trường cần cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết cho các lực lượng tham gia giáo dục như các công văn, văn bản, chỉ thị có liên quan, tài liệu hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục kĩ năng sống và hoạt động ngoài giờ lênlớp, các tài liệu tham khảo,...và tổ chức các câu lạc bộ kĩ năng sống. - Nhà trường chủ động phối hợp với các ban nghành chức năng như Công an, Trung tâm y tế, Đoàn Thanh niên, ...cùng với nhà trường thực hiện các chuyên đề giáo dục như: giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, thông tin về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giáo dục sức khỏe giới tính, giáo dục về lịch sử địa phương,và tham gia quản lí, giáo dục học sinh tại địa phương. Biện pháp 7: Thông qua các tình huống cụ thể Giáo viên nghiên cứu lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra đưa ra những tình huống cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn, biết cách suy nghĩ và giải quyết. Ví dụ, với chủ điểm “Tự bảo vệ, phòng tránh xâm hại tình dục ”. Chúng tôi đã đưa ra tình huống “Khi bạn gặp người có biểu hiện xâm hại tình dục mình – bạn sẽ làm gi? Chúng tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ. Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Gv có thể cho hs xem tiểu phẩm tình huống do chính học sinh đóng vai hoặc video giải quyết tình huống. 3. Kết quả đạt được Ở trường: - Trong các hoạt động nhóm các em biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành công việc được giao. - Biết lắng nghe ý kiến và tôn trọng lẫn nhau. - Tạo được mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và thầy cô. - Hs hào hứng, tích cực hoạt động hơn, hs biết chăm chú lắng nghe. - Học sinh tự tin cô gắng vươn lên trong học tập, rất nhiều học sinh tiến bộ. Số học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập tăng lên rõ rệt. Ở nhà: - Các em tự giác vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Giúp đỡ cha mẹ những việc vừa sức mình. - Ngoan ngoãn lễ phép với các thành viên trong gia đình và những người xung quanh. Ngoài xã hội: - Các em tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. - Tự giả
Tài liệu đính kèm: