Trong bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn chiếm thời lượng khá lớn. Nó tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn. song song tồn tại với các môn học khác. Để viết, nói, nghe hiểu, và sử dụng Tiếng Việt thành thạo, có kĩ năng thì học sinh phải biết dùng từ, đặt câu đúng, viết được một đoạn văn, bài văn.
Hằng ngày việc tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, cha mẹ cũng như với mọi người đòi hỏi các em phải có vốn ngôn ngữ đồng thời qua việc tiếp xúc đó các em cũng bổ sung thêm cho mình những gì bị thiếu hụt. Hay khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học ta phải biết những từ ngữ tác giả sử dụng trong đó với dụng ý gì, cấu trúc câu như thế nào. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần thiết và mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức mới trong các môn học khác.
Mặt khác học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế, vốn từ của các em còn nghèo nàn, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chưa cao. Do đó phải làm sao nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện từ và câu ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng. Đây là vấn đề khiến tôi rất băn khoăn trăn trở và thôi thúc tôi hăng say nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4”.
dạy ''Câu hỏi và Dấu chấm hỏi'' B1: Cho học sinh tìm các câu hỏi trong bài tập đọc ''Người tìm đường lên các vì sao''. Các em sẽ tìm được 2 câu: 1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? 2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế? Phân tích: Hỏi: Câu hỏi (1) là của ai? (Xi - ôn - cốp - xki tự hỏi mình) Hỏi: Câu hỏi (2) là của ai? (Bạn của Xi - ôn - cốp - xki hỏi) Hỏi: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi ? (cuối câu có dấu chấm hỏi) giáo viên: Khi đọc câu hỏi phải nhấn mạnh vào ý cần để hỏi. Qua phân tích của giáo viên, học sinh rút ra đựơc bài học: 1. Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết. VD: Bạn đã học bài chưa? VD: Có phải Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời không? VD: Chú bé đất trở thành chú Đất Nung phải không? VD: Bạn Hoa trở thành học sinh giỏi à? 2. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác nhưng cũng có những câu để tự hỏi mình. VD: Chiếc bút này mình đã mua ở đâu nhỉ? VD: Vì sao Trái Đất lại quay nhỉ? VD: Thứ mấy là sinh nhất của mình nhỉ? 3. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (có phải, không; phải không, à,....) Khi viết cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?) VD: Có phải Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời không? VD: Chú bé đất trở thành chú Đất Nung phải không? VD: Bạn Hoa trở thành học sinh giỏi à? * Tóm lại: Trên đây là một số phương pháp dạy học mà tôi áp dụng trong giảng dạy phân môn Luyện từ và câu. Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu. Mỗi phương pháp thường có mặt mạnh - mặt yếu của nó mặt mạnh của phương pháp này sẽ hỗ trợ cho mặt yếu của phương pháp kia. Cho nên để tránh nhàm chán cần phối kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Có như vậy tiết học mới đạt kết quả cao. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thuận lợi a. Giáo viên: Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm.Nhà trường luôn tạo điều kiện cho việc tiếp thu các chuyên đề. Có đầy đủ SGK, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Phân môn Luyện từ và câu của lớp 4 nhìn chỉ rõ 2 dạng bài: Bài lý thuyết và bài tập thực hành, thuận lợi cho việc giảng dạy. b. Học sinh: - Nhìn chung học sinh ngoan, có ý thức học tập, nhiều em học rất say mê. - Học sinh đã quen với phương pháp học tập từ lớp 1,2,3 nên các em đã biết cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. 2. Khó khăn a. Giáo viên: - Thời gian dành cho việc nghiên cứu bài của nhiều giáo viên chưa được coi trọng, chưa phân chia kiến thức thành các mảng để dạy cho học sinh. - Nhiều giáo viên lập kế hoạch bài học chưa thật cụ thể, chưa hướng dẫn kĩ sự chuẩn bị bài cho học sinh, chưa có ý thức tự học để tìm hiểu và nâng cao kiến thức cho bản thân mình nên nhiều lúc cũng không hiểu hết dụng ý của sách giáo khoa, đào chưa sâu kiến thức ở sách giáo khoa. b. Học sinh: + Năng lực học tập của học sinh trong lớp không đồng đều làm ảnh hưởng đến thời gian lĩnh hội tri thức của cả lớp. + Đa số các em tiếp thu bài học một cách thụ động, chưa có phương pháp học tập một cách đúng đắn, sự chuẩn bị bài chưa chu đáo,Nếu Giáo viên có dẫn dắt, tổ chức dạy học theo hướng đổi mới thì hiệu quả học tập cũng chưa cao, chưa phát huy được năng lực học của các đối tượng học sinh. + Trong giờ học , học sinh chưa thật mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình, còn sợ sai, sợ các bạn cười, bởi vậy năng lực học của các em chưa được bộc lộ, nếu Giáo viên sợ mất thời gian không để ý đến thì càng học các em càng chán, càng không hiểu bài. Một số em khác hầu như không trả lời được các câu hỏi trong bài vì thiếu sự chuẩn bị bài ở nhà. + Học sinh lười tư duy, không có tính chịu khó, không ham học, có tính ỷ lại cho thầy cô, cho bố mẹ; thậm chí có em còn ngại đến trường, xác định đến trường là để có bạn chơi chứ chưa xác định đến để học, nếu giáo viên mà ép học thì chỉ học một cách bắt buộc mà thôi. c. Các yếu tố khác liên quan: Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn có quan điểm '' trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô'' cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn. - Để học tốt được TiếngViệt đòi hỏi học sinh phải luyện tập cả quá trình lâu dài bền bỉ nếu không có năng khiếu. III.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1.Đối với giáo viên: - Phân môn Luyện từ và câu là phần kiến thức khó nên một số giáo viên còn lung túng và gặp khó khăn trong khi hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu và vân dụng vào việc làm các bài tập. - Một số giáo viên chưa chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp cho học sinh còn phụ thuộc vào đáp án, gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này. - Một số giáo viên chưa quan tâm đến mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho học sinh giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt. 2. Đối với học sinh - Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn Luyện từ và câu nên ít có hứng thú học tập, chưa dành nhiều thời gian để học môn này. - Nhiều học sinh chưa nắm rõ khái niệm của từ, câu Từ đó việc nhận diện phân loại, xác định hướng làm bài còn nhầm lẫn. - Học sinh thường nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động và không tỏ ra yếu kém. - Học sinh chưa có thói quen phân tích giữ kiện của đề bài, thường hay bỏ sót, làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài. 3. Kết quả khảo sát Trong quá trình day học, sau khi học bài: “Từ đơn và từ phức”, SGKTV4- trang 27. Tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm vào cuối tháng 9 với bài ''Từ đơn và từ phức từ '' cho học sinh lớp 4A1 kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 4A1 42 18 - (42,9%) 23 - (54,8%) 1 - (2,3%) Sau khi khảo sát chất lượng học sinh hoàn thành còn nhiều và số học sinh hoàn thành tốt chưa cao. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 Để có thể thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của phân môn luyện từ và câu, trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc kết được một số biện pháp sau: 1.Biện pháp 1: Lập kế hoạch bài học. *Mục tiêu Giáo viên đưa ra nội dung kiến thức, quy trình và yêu cầu cần đạt của bài học. *Giải pháp - Giáo viên tạo ra cho mình một cẩm nang cho việc dạy học. -Việc lập kế hoạch bài học của giáo viên phải logic, tích hợp đầy đủ các nội dung dạy học ở trong đó phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như qui trình một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy, người học. - Khi lập kế hoạch bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống trong giờ dạy ngoài dự kiến của mình để có thể kịp thời xử lý, đồng thời tạo cho giờ học sinh động, hấp dẫn. 2.Biện pháp 2 : Chuẩn bị đồ dùng. *Mục tiêu Giáo viên và học sinh phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trong bài học như bảng phụ, hình ảnh trực quan, phiếu học tậpphục vụ cho bài học. *Giải pháp Dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như : Phiếu học tập, bảng phụ, hình ảnh trực quan, băng đĩa hình, vi đeo clip.. đồ dùng dạy học sẽ đóng góp phần lớn cho hiệu quả cũng như thành công của tiết dạy. Ví du : Khi dạy bài « Câu kể Ai là gì ? » với yêu cầu dùng câu kể Ai là gì ? viết đoạn văn giới thiệu về gia đình mình hoặc tập thể lớp mình. Chắc chắn rằng, giờ học này sẽ sinh động hơn khi học sinh có tấm ảnh chụp cả gia đình, các em sẽ nhìn vào đó để giới thiệu thành viên của gia đình mình cho cả lớp nghe qua tấm ảnh đó. 3.Biện pháp 3: Hướng dẫn sự chuẩn bị bài của học sinh *Mục tiêu Hướng dẫn học sinh xem trước bài và định ra những yêu cầu cần chuẩn bị về kiến thức cũng như đồ dùng cho bài học sắp tới. *Giải pháp Sau mỗi tiết học, giáo viên cần dành chút ít thời gian để hướng dẫn cho các em xem trước bài học sắp tới và những phần cần chuẩn bị, có như vậy khi học bài mới các em đã được làm quen, xem qua những kiến thức mình sắp học đồng thời cũng bổ sung những kiến thức đã học liên quan đến bài mới. Đây cũng là biện pháp góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả dạy học. Ví dụ : Để chuẩn bị cho bài «Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? » SGK Tiếng Việt kì 2 trang 29, thì học sinh phải đọc trước bài xem những kiến thức nào có liên quan. Học sinh phải tự ôn lại mẫu câu Ai thế nào ?, nắm vững, nắm chắc, thì khi học bài mới không bỡ ngỡ, thụ động. 4.Biện pháp 4: Phân chia thành các mảng kiến thức *Mục tiêu Xác định những yêu cầu cần đạt, những yêu cầu cần nắm, những mảng kiến thức khó, những mảng kiến thức xuyên suốt quá trình học tập ở Tiểu học. *Giải pháp - Trên cơ sở xác định được những mảng kiến thức giáo viên đi sâu, luyện tập kĩ cho học sinh trong các giờ học luyện từ và câu. - Có thể phân chia thành các mảng kiến thức sau : a. Mảng kiến thức về mở rộng vốn từ. Dạy mở rộng vốn từ chính là công việc làm giàu vốn từ cho học sinh. Nó bao gồm các việc có liên quan mật thiết với nhau.Dạy nghĩa từ là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của học sinh những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em hiểu được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. hầu hết các bài dạy mở rộng vổn từ đều được thiết kế các bài tập thực hành để thông qua các bài tập thực hành đó dạy nghĩa từ cho học sinh. Ví dụ : Bài mở rộng vố từ nhân hậu, đoàn kết (SGK Tiếng việt 4 tập 1) Bài 1 : Tìm các từ ngữ. Thể hiện lòng nhân hậu tình cảm yêu thương đồng loại. M : Lòng thương người. Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại. M : Cưu mang Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ. M : Ức hiếp Bài 2 : Cho các từ sau : Nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài. Hãy cho biết : a-Trong những từ trên từ nào tiếng ‘Nhân’ có nghĩa là ‘Người’ a-Trong những từ trên từ nào tiếng ‘Nhân’ có nghĩa là ‘thương người’ Như vậy : Bài 1 : Là cung cấp vốn từ cho học sinh thêm vào vốn từ của học sinh những từ mới. Bài 2 : Là cung cấp cho học sinh những nghĩa mới của từ làm cho các em hiểu tính nhiều nghĩa của từ ‘ Nhân’ và sự chuyển nghĩa của từ nhân. b. Mảng kiến thức về cấu tạo của từ : Được hiểu thông qua sơ đồ sau: Từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Ghép phân loại Ghép tổng hợp Láy âm Láy vần Láy cả âm và vần + Ở phần này, học sinh hay nhầm lẫn giữa một số từ ghép và từ láy. Chẳng hạn: - ngay ngắn,đi đứng, tươi tốt, hốt hoảng, học hỏi, nhỏ nhẹ,mặt mũi, thẳng thật Hay: - hào hoa, hào hùng, hào hứng, hoan hỉ, căn cơ, Khi gặp các từ thuộc nhóm: "đi đứng, tươi tốt, hốt hoảng, học hỏi, mặt mũi, nhỏ nhẹ," tôi cho học sinh phân tích các từ đó xem giữa các tiếng của từ có quan hệ với nhau về nghĩa hay không. Ví dụ: từ " đi đứng"; tiếng đi( chỉ hoạt động tự di chuyển bằng chân của người và động vật) ghép với tiếng đứng( chỉ tư thế của người, thân thẳng, hai chân đặt trên nền và đỡ toàn thân) thành "đi đứng" để biểu thị một ý nghĩa khái quát hơn mỗi tiếng( hoạt động di chuyển nói chung). Như vậy, qua phân tích ta dễ nhận ra nhóm từ này thuộc từ ghép( ghép tổng hợp). Còn nhóm từ: hào hoa, hào hùng, hoan hỉ, căn cơ, chuyên chính, thành thực, nếu học sinh biết được đó là từ ghép thì tôi hỏi: Tại sao con biết? Còn nếu học sinh không biết thì tôi cho học sinh biết đây là nhóm từ ghép Hán Việt có hình thức ngẫu nhiên giống từ láy, bởi vì mỗi tiếng trong những từ này đều có nghĩa. Ví dụ: Hoan hỉ -------> hoan có nghĩa là "vui"; hỉ: "mừng" Ban bố ------> ban có nghĩa là ban hành; bố: "công bố" .. Tuy nhiên ở tiểu học, đây là mảng kiến thức được mở rộng và nâng cao; trong chương trình sách giáo khoa hiện hành ít gặp song một số từ rơi vào các trường hợp nói trên lại xuất hiện trong các đề thi khảo sát chất lượng học sinh; đề thi khảo sát học sinh giỏi,nên đối với đối tượng học sinh khá giỏi thì giáo viên nên cho học sinh tiếp cận. c. Mảng kiến thức về từ loại Gồm có: danh từ; động từ; tính từ Ngoài việc tìm ra những kiến thức cần nắm trong phần ghi nhớ,( Danh từ chỉ sự vật; Động từ chỉ hoạt động trạng thái; còn tính từ chỉ đặc điểm, tính chất), Giáo viên có thể cho học sinh nhận biết ba từ loại này dựa trên những khả năng sau: - Khả năng kết hợp của từ: + Danh từ có khả năng kết hợp với tất cả, những, các, mỗi, mọi,này, kia, đó,Ví dụ: Tất cả những quyển sách đó + Động từ có khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ,Ví dụ: đừng đi + Tính từ có khả năng kết hợp với hơi, rất, quá, lắm, Ví dụ: rất đẹp. - Khả năng làm thành phần câu + Danh từ thường làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ thường phải kết hợp với từ là( Ví dụ: Em là học sinh). + Động từ thường làm vị ngữ và khả năng làm vị ngữ của động từ là không hạn chế. Động từ có thể làm chủ ngữ( Ví dụ: Chơi cờ rất thú vị.), nhưng khi đóng vai trò chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, cứ, hãy, chớ, đừng, + Tính từ thường làm vị ngữ nhưng khả năng này có hạn chế nhất định. Khi làm vị ngữ nó phải kết hợp với các hư từ như đã đang sẽ, rất, quá, lắm, Chẳng hạn, ít khi nói:"ngôi nhà đẹp" mà thường nói:" ngôi nhà đẹp quá" hay:" ngôi nhà rất đẹp" hoặc " ngôi nhà ấy đẹp". Tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. Ví dụ: "Vui vẻ là liều thuốc bổ." nhưng khi đóng vai trò chủ ngữ, tính từ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, rất, quá, lắm, * Nếu phần mạch kiến thức này giáo viên dạy được kĩ càng như vậy thì không những học sinh dễ phân biệt được động từ, tính từ mà khi xác định câu thuộc kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Hay Ai là gì? cũng rất thuận lợi. Chẳng hạn: Đọc đoạn văn sau và cho biết các câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Hay Ai là gì? "(1)Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hoà với thiên nhiên.(2) Con người lao động, đánh cá, săn bắn. (3)Con người đánh trống, thổi kèn.(4) Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh(5)Đó là con người thuần hậu, hiền hoà, mang tính nhân bản sâu sắc." Học sinh dễ dàng nhận ra câu 1 thuộc kiểu câu Ai là gì? Câu 2,3,4 thuộc kiểu câu Ai làm gì? Vì vị ngữ là các từ chỉ hoạt động( Động từ). Câu 5 thuộc kiểu câu Ai thế nào? Vì vị ngữ là các từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật( tính từ). * Không những thế qua đây chúng ta cũng đã giúp học sinh hình thành suy nghĩ ban đầu về sự chuyển loại của từ. + Động từ chuyển thành danh từ: - Nó hành động rất sáng suốt. ĐT - Đây là một hành động sáng suốt. DT + Tính từ chuyển thành danh từ: - Cuộc sống của anh ấy khá khó khăn. TT - Chúng tôi vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống. DT Học được như thế khi gặp dạng bài tập củng cố và nâng cao: " Đặt câu để từ lao động giữ các chức vụ ngữ pháp khác nhau ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)? Học sinh có thể làm được ngay: - Lao động là vinh quang. CN - Chúng em đi lao động. VN - Trong giờ lao động, chúng em làm việc rất tích cực. TN d. Mảng kiến thức về trạng ngữ Cần lưu ý trạng ngữ với một số thành phần khác của câu. Để phân biệt trạng ngữ với một số thành phần khác của câu, trước hết phải cho học sinh hiểu: + Trạng ngữ là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa tình huống cho câu. Cụ thể là cho biết thời gian( trạng ngữ chỉ thời gian); nơi chốn( Trạng ngữ chỉ nơi chốn); nguyên nhân( trạng ngữ chỉ nguyên nhân); mục đích( trạng ngữ chỉ mục đích); cách thức, phương tiện( trạng ngữ chỉ phương tiện). Nếu lược bỏ trạng ngữ, câu vẫn trọn vẹn(đủ chủ ngữ, vị ngữ) và hoàn chỉnh. Nhưng có thêm trạng ngữ thì ý nghĩa của câu được phản ánh một cách thực tế, khách quan hoặc tình cảm, nhận thức chủ quan của người nói( người viết). + Về cấu tạo, trạng ngữ là một cụm từ có hoặc không có quan hệ từ đứng trước. Ví dụ: Vào lúc 7 giờ, em đi học. Hôm qua, em đi xem xiếc. + Về vị trí, trạng ngữ có trể đứng trước, đứng giữa, hoặc đứng sau nòng cốt câu. Ví dụ, có thể nói: (Vào lúc 7 giờ, em đi học. à Em đi học Vào lúc 7 giờ. Em,Vào lúc 7 giờ, đi học.). * Phân biệt trạng ngữ với một vế của câu ghép. Chẳng hạn: trạng ngữ chỉ nguyên nhân hay bị nhầm lẫn với vế câu ghép có quan hệ nguyên nhân- kết quả. Ví dụ: 1. Nhờ trận mưa rào, trời mát mẻ hẳn. 2. Vì chăm học, Lan tiến bộ hẳn lên. Ở ví dụ 1, học sinh hay nhầm lẫn " nhờ trận mưa rào"là vế câu ghép nhưng thực ra trạng ngữ" nhờ trận mưa rào" do cụm danh từ( trận mưa rào) kết hợp với quan hệ từ" Nhờ" tạo nên. Còn ở ví dụ 2, học sinh lại hay nhầm lẫn" vì chăm học" là trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Nhưng khác với trạng ngữ" vì chăm học" là một vế câu ghép mà chủ ngữ của nó hoàn toàn có thể khôi phục được:"Vì Lan chăm học, cậu ấy tiến bộ hẳn lên.". Trường hợp này, học sinh cần biết: Trạng ngữ do một cụm từ có quan hệ từ đứng trước còn vế câu ghép thì hoàn toàn có thể khôi phục được chủ ngữ. * Phân biệt trạng ngữ với với những từ ngữ có tác dụng liên kết câu. Ví dụ: Trái lại, lớp 4A rất đoàn kết. Trong câu trên, "trái lại" không phải là trạng ngữ, Vì: + Về ý nghĩa, nó biểu thị quan hệ giữa nội dung của câu với câu đứng trước.Trong khi đó, trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho sự việc được nói đến trong nòng cốt câu. + Về đặc điểm hình thức, nó không thể chuyển xuống cuối câu như trạng ngữ. * Phân biệt trạng ngữ với với chủ ngữ: Loại chủ ngữ dễ lẫn với trạng ngữ là chủ ngữ chỉ nơi chốn. Ví dụ: - "Sách là công cụ cung cấp cho con người chúng ta nhiều kiến thức bổ ích. Trong sách thật thú vị". Hay: Cô giáo hỏi các học sinh của mình: - Trên lớp sạch chưa các em? Học sinh đồng thanh trả lời: - Trên lớp sạch sẽ rồi cô ạ. Thoạt nhìn, dễ nhầm "Trong sách";" Trên lớp" trong hai ví dụ trên là trạng ngữ. Song khác với trạng ngữ, các cụm từ này đều không thể lược bỏ, vì nếu bỏ chúng câu sẽ trở nên không trọn vẹn. * Phân biệt trạng ngữ với với thành tố phụ của cụm từ Ví dụ: - Gia đình em ở Hà Nội. Điểm phân biệt các thành tố nói trên với trạng ngữ là khả năng chuyển đổi vị trí. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu nên có thể đứng trước, giữa hay cuối câu. Trong khi đó, các thành tố phụ của cụm từ bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính nên chỉ nằm trong cụm từ mà không thể chuyển sang vị trí khác trong câu. Như: không thể nói: "Hà Nội, gia đình em ở".. 5.Biện pháp 5 : Nắm vững và phát huy những kiến thức và kĩ năng học sinh đã đạt được ở các lớp 1, 2, 3. *Mục têu Xác định những kiến thức đã đạt được ở lớp dưới làm nền cho sự tư duy logic ở lớp trên. * Giải pháp Với mạch kiến thức được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm tuỳ theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nếu các em nắm chắc những kiến thức ở lớp dưới thì lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức và vận dụng dễ dàng hơn. VD: Ở lớp 1: Các em được học về âm - vần, học sinh tìm tiếng có từ có vần, nói câu chứa tiếng có vần vừa học thì lớp 4 các em sẽ được học kỹ hơn về cấu tạo của tiếng: tiếng thường gồm có 3 bộ phận ''âm đầu - vần - thanh'' (có tiếng không có âm đầu) Hay chỉ là một khái niệm ''Câu hỏi và dấu chấm hỏi'' ở lớp 2 học sinh mới chỉ cần đạt yêu cầu ''Chọn dấu chấm hay dấu hỏi để điền vào ô trống'' ở lớp 3 các em phải đặt và trả lời câu hỏi. Những đến lớp 4 thì không những phải hiểu khái niệm mà còn phải biết giữ lịch sự khi đặt câu hỏi tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác. VD: Bạn có thể cho mình mượn cái thước kẻ được không? Phải biết sử dụng vào câu hỏi với mục đích khác, không chỉ dừng lại ở hỏi những điều muốn biết mà còn phải biết dùng câu hỏi để thể hiện: thái dộ khen, chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn. VD: Câu hỏi thể hiện thái độ khen chê. - Sao nhà cậu lại sạch thế nhỉ? - Sao vở cậu lại bẩn thế ? VD: Câu hỏi thể hiện yêu cầu mong muốn: Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài. Em bảo : ''Em ra ngoài chơi cho chị học bài được không? VD: Câu hỏi thể hiện sự nhờ cậy, giúp đỡ. - Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe:''Cháu có thể xem giúp bà mấy giờ có xe đi Thanh Hóa không? 6.Biện pháp 6 : Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong
Tài liệu đính kèm: