Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn đạo đức lớp 5 trường tiểu học Trần Quốc Toản

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn đạo đức lớp 5 trường tiểu học Trần Quốc Toản

Khi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên có thể hỏi một học sinh nào đó mà không nên phân biệt em đó có giơ tay xin phát biểu hay không. Sai lầm của nhiều giáo viên là: Chỉ hỏi những em xung phong, (khi đó, giáo viên chỉ biết được nhận thức của một số em khá giỏi mà thôi và quan trọng là không tạo điều kiện cho những em nhút nhát sự tự tin cần thiết) mà giáo viên cần phải lựa chọn được câu hỏi phù hợp cho từng em học sinh.

doc 21 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 7396Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn đạo đức lớp 5 trường tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	- Môn Đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác ở tiểu học, đặc biệt là các môn: Tiếng Việt, Tự nhiên – Xã hội và Nghệ thuật. Đó là mối quan hệ hai chiều, thể hiện ở:
 + Các môn học khác cũng có khả năng giáo dục đạo đức, cũng tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức, hỗ trợ đắc lực cho môn đạo đức trong việc hình thành ở học sinh những biểu tượng đạo đức, bồi dưỡng xúc cảm, tình cảm đạo đức, củng cố, khắc sâu những hành vi chuẩn mực đạo đức,Ngược lại, môn giáo dục đạo đức một mặt định hướng cho các môn học khác trong công tác giáo dục đạo đức, mặt khác còn hỗ trợ đắc lực cho các môn học khác như: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng rèn luyện sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp, giúp học sinh mở rộng kiến thức về môi trường tự nhiên và xã hội, giáo dục học sinh ý thức và hành vi tuân thủ những quy định chung của đời sống xã hội, giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh môi trường, củng cố và phát triển khả năng cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật (nghe nhạc, hát, đọc thơ, vẽ tranh)
 Ngoài ra vẫn còn một số hành vi chuẩn mực đạo đức khác cũng không kém phần quan trọng, phân môn Đạo đức được sắp xếp theo một thứ tự hợp lý và hình thành biểu tượng đến vận dụng thực hành.
4. Vận dụng thực hành kiến thức kĩ năng học tập và sinh hoạt hằng ngày:
 - Thông qua các bài đạo đức, nhằm từng bước hình thành cho học sinh một số kĩ năng sống cơ bản như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định, kỹ năng đặt mục tiêu.
 - Hằng ngày các em có thói quen học tập tốt, biết giữ im lặng khi nghe thầy cô giảng bài, biết giúp bạn bè trong học tậpÁp dụng các bài học làm vốn kiến thức hiểu biết để cư xử đúng, tôn trọng, lịch sự trong giao tiếp, áp dụng tốt các hành vi chuẩn mực của lứa tuổi học sinh tiểu học.
5. Một số vấn đề có liên quan về tâm lí học, giáo dục học:
* Tâm lý học: Bản thân học sinh ngay từ nhỏ như một tờ giấy trắng, các em rất hiếu động, thích bắt chước các hành vi mà chính bản thân các em không nhận thức được là đúng hay sai, là phù hợp hay không. Các em như búp măng non. Muốn thân tre ngày sau mọc thẳng hay cong thì người trồng phải biết chăm sóc suốt quá trình phát triển của măng cũng như lúc còn nhỏ các em sống trong môi trường gia đình, các em chịu sự quản lý giáo dục của cha mẹ và người thân. Khi các em đến tuổi đi học các em lại được giáo dục trong một môi trường rộng hơn, có bạn, có thầy cô và nhất là được sự giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành nhân cách cho học sinh sau này.
* Giáo dục học: Sau các bài đạo đức trong chương trình lớp 5, đều có một nội dung bài học mang tính giáo dục cao. Từ nội dung bài học các em có nhận thức đúng các hành vi chuẩn mực đạo đức tốt trong quan hệ và giao tiếp khi học hết lớp 5. Các em được học tiếp môn Đạo đức dưới dạng Giáo dục công dân, nội dung cũng mang tính giáo dục hình thành nhân cách các em trong giai đoạn trưởng thành.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
 - Học sinh đa số là con em của gia đình nông dân, đời sống còn nhiều khó khăn. Họ phải lao động vất vả để tạo điều kiện sinh sống, nên ít thời gian quan tâm đến việc học tập và thói quen sinh hoạt của các em. Một số học sinh phải ở nhờ nhà người thân để tiếp tục đi học, còn cha mẹ bỏ quê đi làm mướn, làm thuê. Không có sự quản lý của cha mẹ. Nên các em thường đi học sớm, về muộn, la cà, xem phim không lành mạnh, bạo lực,dẫn đến tình trạng đạo đức của các em dần dần bị sa sút.
 - Các tồn tại của học sinh hiện nay: 
Khi phát ngôn hay chửi thề, nói tục trong giao tiếp. 
Trong giờ học chưa thật sự nghiêm túc. 
Tôn trọng thầy cô còn miễn cưỡng. 
Trong quan hệ với bạn bè thiếu tôn trọng, chưa đoàn kết. 
Thiếu tinh thần trách nhiệm trong học tập và việc làm của mình.
 Thiếu lễ độ, chào hỏi khi gặp người lớn.
 Học sinh chưa thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.
- Việc dạy đạo đức trước đây chưa đạt hiểu quả cao là do những nguyên nhân sau:
 + Theo quan niệm trước đây: học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, trong dạy học, giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện, vấn đáp, diễn giảng là chủ yếu. Truyền thụ kiến thức một chiều, giáo viên đối diện với cả lớp, không có sự tương tác giữa học sinh, học sinh thụ động ghi nhớ máy móc, tiết học diễn ra trong không khí khô khan, gò bó, áp đặt, buồn tẻ, nặng nề
+ Trong dạy học, giáo viên ít sử dụng đồ dùng dạy học, không gây hứng thú học tập của học sinh, dẫn đến hiệu quả tiết dạy không cao.
+Học sinh thiếu thực hành, nên việc vận dụng những chuẩn mực hành vi đạo đức trong cuộc sống thực tiễn chưa cao.
+ Nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu là Sách giáo khoa và giáo viên.
+ Học sinh học chủ yếu là để đối phó với thi cử, sau khi học xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến.
- Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội dung bài dạy đòi hỏi một phương pháp thích hợp, các kĩ năng giao tiếp không thể hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động, muốn phát triển được kĩ năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh chỉ làm chủ được kiến thức khi các em chiếm lĩnh chúng bằng những hoạt động có ý thức của mình.
 CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ RA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5
 1. Giáo dục học sinh bằng sự gương mẫu của giáo viên:
 - Người giáo viên cần mẫu mực, thận trọng trong giao tiếp, trong quan hệ, không những ở trên lớp mà còn ngay ở gia đình, hàng xóm, láng giềng xung quanh,Cần thể hiện tốt các hành vi chuẩn mực đạo đức của người giáo viên vì nhân cách của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức hành vi chuẩn mực của học sinh dù nhiều hay ít. Những cử chỉ, thái độ của thầy cô sẽ để lại ấn tượng tốt hay xấu cho học sinh về sau. “Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.
 - Trong quan hệ gia đình người giáo viên cần hòa thuận, thương yêu con cháu. Trong quan hệ xã hội, giáo viên cần cân nhắc trong cư xử và giao tiếp. Ở trường người giáo viên cần lên lớp đúng giờ. Hứa gì với học sinh cần đúng hẹn. Giao tiếp với các bạn bè đồng nghiệp trước mặt học sinh phải lịch sự, nhã nhặn để các em có biểu tượng tốt về người thầy, của mình.
 2. Một số yếu tố cơ bản khi soạn giáo án:
 Việc soạn giáo án cũng không kém phần quan trọng cho một bài đạo đức. Nếu bạn không kỹ, ít đầu tư thì sẽ thiếu những yếu tố cơ bản cần truyền thụ cho học sinh. Vậy người giáo viên cần những yếu tố cơ bản sau:
 + Giáo viên phải xác định 3 mục tiêu của bài đạo đức: Về tri thức, thái độ và kỹ năng, hành vi đạo đức. Từ đó xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả hơn.
 + Tính chất của chuẩn mực hành vi đạo đức: Chuẩn mực liên quan đến một hay một nhóm đối tượng cụ thể và nó sẽ quyết định lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
 + Trình độ, khả năng, nhu cầu cuộc sống của học sinh: Căn cứ này cũng giúp giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Không nên đưa ra những hành vi, tình huống đơn điệu hay xa lạ với đời sống hằng ngày của học sinh.
 + Các yếu tố môi trường học tập và xung quanh: Môi trường học tập ở lớp (điều kiện cơ sở vật chất, các yếu tố vệ sinh học đường, mối quan hệ trong lớp) và môi trường xung quanh (điều kiện kinh tế, xã hội ở địa phương, các yếu tố tự nhiên).
 + Lôgic của bài đạo đức: Cần xây dựng, thiết kế bài đạo đức theo lôgic sau:
 R C R
R: Cái riêng
C: Cái chung
R: Cái riêng
Nội dung truyện kể, tình huống, thông tin, tư liệu
Kết luận về chuẩn mực hành vi.
Nhận xét hành vi. 
Xử lý tình huống.
 Bày tỏ thái độ. Thực hiện trò chơi. Liên hệ thực tế. Điều tra. Rèn luyện.
- Mỗi bài đạo đức được dạy trong 2 tiết, giáo viên cần chú trọng các tiết thực hành, để dẫn đến nhận thức đúng. Từ đó làm cơ sở hình thành hành vi, thái độ tích cực cho các em sau này. Vì dạy học đạo đức không chỉ là truyền thụ cho các em bài học về kiến thức mà còn dạy học sinh cách sống và ứng xử trong các mối quan hệ gần gũi, quen thuộc hằng ngày, phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống của các em như: Qua các câu chuyện các tấm gương người tốt, việc tốt. Các tranh ảnh băng hình, các tình huống  được sử dụng để dạy đạo đức gắn liền với cuộc sống thực tiễn của các em, phản ánh những mối quan hệ, những tình huống ứng xử cụ thể, quen thuộc với các em. Sau mỗi bài học, giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh liên hệ, tự liên hệ, phân tích đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối chiếu với các chuẩn mực hành vi đã học.
	Ví dụ: Khi dạy bài “Tôn trọng phụ nữ” .
	Học sinh liên hệ bản thân: Học sinh tự kể một việc làm nào đó thể hiện mình đã tôn trọng các bạn nữ trong lớp hoặc tôn trọng mẹ và chị mình,
	Hoặc cho các em kể về hành vi nào đó mà các em đã chứng kiến hoặc được nghe về một người đã xúc phạm danh dự, hành hung phụ nữ.
	- Từ những hành vi trên, giáo viên tạo điều kiện cho các em tập xử lý các tình huống cụ thể, phổ biến trong cuộc sống.
	- Bước đầu tạo điều kiện cho học sinh tập điều tra tìm hiểu, phân tích những vấn đề trong cuộc sống ở lớp, ở trường, ở địa phương có liên quan đến chủ đề bài học.
	Ví dụ: Dạy bài “Kính già, yêu trẻ”, giáo viên cho học sinh theo dõi nhau như: Bạn mình có lễ phép, chào hỏi người lớn tuổi không, có biết giúp đỡ người già và em nhỏ khi gặp khó khăn không
	Đến tiết 2 các em báo cáo về bản thân và đối chiếu với các hành vi đã học.
	- Bước đầu cho học sinh lập kế hoạch thực hành bài học và thực hành theo kế hoạch đã lập.
3. Phối hợp sử dụng tốt các phương pháp giáo dục trong một tiết dạy học:
 3.1. Giáo viên chú trọng phương pháp đàm thoại để các em rèn luyện phẩm chất hành vi đạo đức. Nhưng giáo viên cần lưu ý ở những điểm sau: 
Các câu hỏi phải được sắp xếp một cách hợp lý, có hệ thống. Tập trung khai thác mặt đạo đức của hành vi, câu hỏi phải cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, rõ ý, hỏi phù hợp với trình độ học sinh tiểu học. Giáo viên phải có thái độ ân cần, động viên, khích lệ học sinh tích cực suy nghĩ, phát huy vốn kinh nghiệm đạo đức bản thân và mạnh dạn bộc lộ ý kiến của mình một cách chân thành, tự tin của học sinh.
	Ví dụ: Dạy bài “Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc”.
	Giáo viên không nên hỏi: “Vì sao chúng ta cần phải tìm hiểu về Liên Hợp Quốc?” vì là câu hỏi cao so với học sinh tiểu học.
- Đàm thoại được sử dụng trong trường hợp nào?
	+ Tái hiện, ôn lại kiến thức cũ (đặc biệt là đối với những bài đạo đức có tính đồng tâm).
	+ Phân tích truyện kể và rút ra kết luận về chuẩn mực và hành vi.
	+ Phát hiện ra bản chất của chuẩn mực hành vi – sự cần thiết và cách thực hiện.
	+ Vận dụng tri thức đạo đức để luyện tập thực hành.
	+ Tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức.
3.2. Đàm thoại phải đảm bảo tính lô gic:
Truyện kể
Hệ thống câu hỏi
 Bài học đạo đức
* Cụ thể:
	+ Yêu cầu chuẩn mực hành vi đạo đức tương ứng với câu hỏi “Qua câu chuyện trên, các em rút ra bài học gì? ”.
	+ Sự cần thiết: Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện và tác hại của việc làm trái với chuẩn mực hành vi đạo đức đó tương ứng với câu hỏi “ Vì sao ? ”.
	+ Cách thực hiện các chuẩn mực hành vi: Những việc cần làm và những việc cần tránh theo chuẩn mực hành vi quy định tương ứng với câu hỏi “  như thế nào ? ”.
* Đây cũng chính là nội dung đầy đủ của bài học đạo đức.
3.3. Để tạo hứng thú cho cả lớp, giáo viên nên gọi những học sinh nào khi đặt câu hỏi đàm thoại?
	Khi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên có thể hỏi một học sinh nào đó mà không nên phân biệt em đó có giơ tay xin phát biểu hay không. Sai lầm của nhiều giáo viên là: Chỉ hỏi những em xung phong, (khi đó, giáo viên chỉ biết được nhận thức của một số em khá giỏi mà thôi và quan trọng là không tạo điều kiện cho những em nhút nhát sự tự tin cần thiết) mà giáo viên cần phải lựa chọn được câu hỏi phù hợp cho từng em học sinh.
3.4. Giáo viên cần làm gì khi học sinh không trả lời được câu hỏi ?
	Khi học sinh không trả lời được câu hỏi, giáo viên nên nêu những câu hỏi gợi ý mà không được trả lời thay cho các em. Trong thực tiễn dạy học môn Đạo đức, những câu hỏi mà học sinh gặp khó khăn khi trả lời thường là hai câu hỏi “Tại sao” và “như thế nào”.
	Ví dụ: Câu hỏi: “Tại sao chúng ta phải tôn trọng phụ nữ ?”. Giáo viên có thể gợi ý như sau: “Trong gia đình người phụ nữ thường làm những việc gì? – Ngoài xã hội người phụ nữ giữ những chức vụ gì ? – Vậy chúng ta cần tỏ thái độ như thế nào đối với phụ nữ?”
	+ Giáo viên tránh những biểu hiện như chê bai, chế diễu, quát nạt, dọa dẫm học sinh.
	- Giáo viên cần phối hợp giũa đàm thoại với những phương pháp nào ?
	+ Đàm thoại có thể phối hợp với nhiều phương pháp khác nhau, để hình thành tri thức mới, hay tổ chức luyện tập để rèn kỹ năng hành vi.
	Ví dụ: Nếu giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại để phân tích truyện kể qua đó hình thành tri thức mới – yêu cầu của chuẩn mực hành vi thì nó đi sau phương pháp kể chuyện và sau nó thường là thảo luận nhóm. Nếu đàm thoại dừng lại ở câu hỏi rút ra nội dung bài học thì giáo viên dùng một phương pháp nào đó để học sinh luyện tập như tổ chức trò chơi, thảo luận nhóm 
	+ Giáo viên tránh hiện tượng sử dụng phương pháp đàm thoại suốt cả tiết học gây nhàm chán, làm giảm hiệu quả giáo dục.
3.5. Giáo viên nên sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức ra sao ?
	- Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh tiểu học, giúp cho bài học đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động.
	- Truyện kể đạo đức phải đảm bảo những yêu cầu sau:
	+ Nội dung truyện: Truyện phải sát với chủ đề bài học, kể về cách ứng xử của một nhân vật (Có thể là danh nhân, là người lớn, là bạn cùng lứa tuổi, hoặc là loài vật đã được nhân cách hóa) trong một tình huống đạo đức cụ thể. Truyện không những mô tả và khẳng định cách ứng xử của nhân vật như thế là đúng, là đẹp, là sai, là xấu mà còn làm cho học sinh thể nghiệm được niềm vui sướng, hạnh phúc hoặc khó chịu, đau khổ của người được ứng xử đúng hoặc sai.
	Giáo viên có thể chọn truyện Việt Nam hoặc nước ngoài. Truyện có thể kể một tấm gương tốt để học sinh cần noi theo hoặc về một tấm gương xấu để học sinh cần tránh, hoặc có thể về đồng thời cả gương tốt lẫn gương xấu để học sinh có thể so sánh, đối chiếu, phê phán, đánh giá. Độ dài của truyện nên vừa phải, phù hợp với sức bền chú ý của học sinh tiểu học.
	+ Ngôn ngữ trong truyện: Phải trong sáng, dễ hiểu, giàu hình ảnh gợi cảm; hạn chế dùng từ trừu tượng. Tránh diễn đạt bằng những câu quá dài, quá khó. Tránh diễn đạt khô khan mà nên sử dụng những lời nói quen thuộc hằng ngày sao cho câu chuyện dí dỏm, gây xúc cảm. Để cung cấp đầy đủ các hành vi chuẩn mực đạo đức thuộc phạm vi bài học, giúp học sinh dùng các biểu tượng để vạn dụng vào thực hành.
3.6. Giáo viên sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học đạo đức để làm gì ?
* Phương pháp này có lợi ở chỗ:
	- Học sinh được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
	- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.
	- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh.
	- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức.
	- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
* Cách tiến hành:
	- Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm và quy định thời gian chuẩn bị.
	- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai 3 phút – 5 phút.
	- Các nhóm lên đóng vai 5 phút – 10 phút.
	- Lớp thảo luận, nhận xét:
	+ Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở chỗ nào?
	+ Cảm xúc của học sinh khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách ứng xử đúng hoặc sai.
	- Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
	Ví dụ: Dạy bài: “Có trách nhiệm về việc làm của mình”.
Giáo viên tổ chức đóng vai thảo luận nhóm. Truyện “Chuyện của bạn Đức”. 
	Mỗi nhóm cử 3 bạn đóng vai bà Doan, bạn Đức và bạn Hợp.
	- Các nhóm khác nhận xét.
	- Giáo viên uốn nắn, sửa chữa kịp thời, nêu những hành vi tốt cho học sinh noi theo và không nên trốn tránh trách nhiệm khi mình làm điều gì sai trái.
3.7. Nên tổ chức các loại trò chơi trong tiết đạo đức.
	- Trò chơi để dạy học đạo đức rất phong phú, đa dạng, nhằm giúp học sinh học mà chơi – chơi mà học phù hợp với nội dung bài học.
	+ Những trò chơi vận động. Ví dụ như trò chơi “Đèn hiệu”, “Ai đi đúng luật”, “Đèn xanh, đèn đỏ”, “Vòng tròn chào hỏi”, “Văn minh, lịch sự”
	+ Những trò chơi đố vui như trò chơi 
 “Nếu ... thì..”, “Đoán hành động không lời”, “Hái hoa dân chủ”, “Đoán xem con gì”; “Xem hình đoán tên”
	+ Những trò chơi tiếp sức như: viết tên các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các danh nhân Việt Nam.
	+ Các trò chơi khác như trò chơi: “Tặng hoa bạn tốt”; 
“Tặng lời khen cho bạn”, “Vòng tròn giới thiệu tên” 
	Ví dụ: Dạy bài “Tôn trọng phụ nữ”. Tổ chức thảo luận nhóm và chơi trò chơi tiếp sức.
	- Các nhóm hãy tiếp sức nhau lên viết tên các phụ nữ Việt Nam thành đạt trong xã hội mà em biết.
	Ví dụ: Dạy bài “Em yêu tổ quốc Việt Nam” tổ chức cho các nhóm đố vui. Tìm những hình ảnh về Việt Nam trong các tranh ảnh ở bài tập 2 trang 36.
	Ví dụ: Dạy bài “Em là học sinh lớp 5” tổ chức chơi trò chơi “Vòng tròn giới thiệu tên” để các em biết tên nhau cho dễ xưng hô vào đầu năm học.
	- Mục đích tổ chức trò chơi có thể là để khởi động, giới thiệu bài, có thể là để học sinh tìm hiểu, phát hiện nội dung bài có thể để rèn luyện thái độ, kỹ năng ứng xử cho học sinh, có thể để củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh.
3.8. Giáo viên cần có những loại phương tiện nào để nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức?
	Ngày nay các phương tiện kỹ thuật hiện đại đang được đưa vào dạy học ở tiểu học nói chung và dạy học môn Đạo đức nói riêng. Phương tiện gồm các loại sau:
	+ Phương tiện in vẽ: Các loại tranh, ảnh, hình vẽ minh họa cho các tình tiết, tình huống, hành vi của truyện kể đạo đức (để học sinh rút ra bài học đạo đức), hoặc được đưa ra để học sinh đánh giá, xử lý trong quá trình thực hành.
	+ Các phương tiện là đồ vật, mô hình: Ví dụ để sắm vai cụ già cần có gậy, kính, mũ nón 
	+ Các phương tiện nghe nhìn như Video, đầu đĩa 
	Ví dụ: Video cho học sinh xem phim có nội dung: Trật tự an toàn giao thông, 15 phút ở bệnh viện Chợ Rẫy, Tác hại của tiêm chích ma túy, phong cảnh của Tổ quốc Việt, 
3.9. Trong dạy học môn Đạo đức giáo viên nên sử dụng những hình thức tổ chức nào ?
	Dạy môn Đạo đức có thể phân biệt rõ tiết 1 và tiết 2. Ngoài hình thức bài lên lớp, giáo viên có thể vận dụng những hình thức tổ chức sau:
	+ Dạy học tại hiện trường: Ví dụ tiến hành dạy bài “Kính già, yêu trẻ” các em biết giúp đỡ các em lớp 1, lớp 2 như xếp hàng khi chào cờ, tập thể dục giữa giờ 
	+ Tham quan: Khi dạy bài “Nhớ ơn tổ tiên” Ngoài việc giáo dục các em viếng mộ ông bà, giáo viên còn tổ chức cho các em viếng thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm khu di tích,  Tham quan Ủy ban nhân dân xã khi dạy bài “Ủy ban nhân dân xã (phường) em”.
	+ Dạy học theo nhóm: Ví dụ thảo luận theo nhóm, điều tra theo nhóm.
	Ví dụ: Tổ chức cho học sinh điều tra theo nhóm để tìm hiểu về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh gặp các cựu chiến binh ở địa phương. Khi dạy bài “Em yêu hòa bình”.
	+ Dạy học cá nhân: Tổ chức cho từng em học sinh làm bài tập đạo đức theo phiếu học tập cá nhân, làm bài tập trong vở bài tập.
	+ Tổ chức cho học sinh tự học. (học sinh tự trả lời những câu hỏi, tự thực hiện những hành vi đạo đức )
3.10. Giáo viên cần kết hợp dạy học theo lớp, theo nhóm, cá nhân thế nào?
	- Hình thức cá nhân được áp dụng chủ yếu khi tổ chức cho học sinh làm bài tập đạo đức theo phiếu học tập hoặc theo sách giáo khoa.
	- Dạy học theo nhóm có thể vận dụng khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, tham gia trò chơi
	- Dạy học toàn lớp thường được sử dụng khi giáo viên kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, giao nhiệm vụ cho nhóm hay cá nhân, tổ chức cho học sinh trình bày kết quả hoạt động trước lớp, tiến hành một số phương pháp kể chuyện, nêu gương
* Giáo viên cần ưu tiên vận dụng hình thức nhóm – Tạo điều kiện cho học sinh được trao đổi với nhau, giúp đỡ nhau, hợ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_MON_DAO_DUC_LOP_5_da_sua.doc