* Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học
Giáo viên chủ nhiệm lớp thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học.
Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp.
Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.
* Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể. Học sinh coi giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ thứ hai của mình, đoàn kết với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.
Giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời các em.
* Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp
Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ.
Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm.
Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tiến hành thường xuyên Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp.
ng với học sinh. Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh. + Chủ động phối kết hợp với đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan đến hoạt động giảng dạy và giáo dục. - Nắm vững mục tiêu, chương trình nội dung cấp học, mục tiêu đào tạo giáo đục về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh. GVCN là cầu nối giữa Ban giám hiệu, các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn, phụ huynh, các tổ chức xã hội và tập thể lớp chủ nhiệm, nói cách khác GVCN là người đại diện của hai phía, một mặt đại diện cho lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác là đại diện cho tập thể học sinh. - Với tư cách là nhà sư phạm, GVCN có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh lớp chủ nhiệm tất cả những yêu cầu, kế hoạch của nhà trường, không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của GVCN để đạt được mục tiêu giáo dục, để được học sinh chấp nhận một cách tự giác. Mặt khác, GVCN là người tập hợp ý kiến nguyện vọng của từng học sinh trình lên Ban gám hiệu, Đội TNTP Hồ Chí Minh, GV chuyên biệt, ngoài ra GVCN còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi của học sinh lớp mình. - GVCN là cố vấn tổ chức hoạt động tập thể, chức năng này có ý nghĩa rất quan trọng, vai trò định hướng, điều chỉnh, điều khiển của GVCN đối với họat động tự quản của lớp, GV không trực tiếp tham gia, không làm thay các em nhưng phải bằng nghệ thuật sư phạm kích thích tư duy sáng tạo, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn có ở học sinh, bao gồm cả việc điều chỉnh tư duy thái độ, tình cảm, hành vi hoạt động của học sinh. - Như vậy, công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Do đó, người giáo viên chủ nhiệm lớp cần chú ý, quan tâm và có kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp một cách chi tiết, cụ thể, phù hợp với tình hình địa phương, nhà trường đảm bảo được yêu cầu mục tiêu của bậc học. Khi công tác chủ nhiệm lớp được mỗi giáo viên quan tâm, chú trọng sẽ góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường hiện nay. Có thể nói người giáo viên chủ nhiệm ở bậc Tiểu học có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em. Do đặc điểm lứa tuổi nên học sinh Tiểu học thường đặt niềm tin tuyệt đối ở giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm ngoài việc dạy học còn phải làm sao cho trường thực sự là một gia đình thứ hai, tạo điểm tựa, niềm tin và dẫn dắt mỗi học sinh trong thời gian các em học tập tại trường và đôi khi là cả ở nhà. Định hướng đúng đắn cho các em học lên bậc học cao hơn. Do đó phẩm chất và năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp là nhân tố quyết định đối với việc đảm bảo chất lượng giáo dục. d. Những yếu tố của một giáo viên chủ nhiệm lớp * Tố chất để làm nên một giáo viên chủ nhiệm tốt: GVCN rất cần phải có các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh tế, tâm lý giỏi, có khả năng xây dựng lớp học sinh nền nếp chăm ngoan tích cực, GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học sinh. Tố chất quan trọng của GVCN lớp là tố chất của một con người hành động. GVCN lớp phải nghiêm túc và có bộ óc kế hoạch hóa, thấy đúng thì tổng kết và áp dụng, thấy sai thì phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc hủy bỏ theo quy trình: Xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch - kiểm tra kế hoạch - tổng kết và vạch kế hoạch mới. Giáo viên chủ nhiệm cần phải có: Hiểu biết học sinh về tâm lý lứa tuổi, tâm lí học sư phạm, giáo dục học ở Tiểu học. Năng lực tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh. Năng lực cảm hóa, phán đoán, thuyết phục học sinh. Năng lực giao tiếp với học sinh và cha mẹ học sinh. Yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện và lợi ích của học sinh Có khả năng nghiệp vụ về công tác Đội, phối hợp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của trẻ, đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có khả năng vận động và phối hợp các tổ chức hoạt động ở trong và ngoài trường. Phối hợp xây dựng và thống nhất kế hoạch hoạt động giáo dục. Xây dựng “Bộ máy tự quản” của lớp mình như: Sao nhi đồng, phân đội, chi đội, đội cờ đỏ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ tự quản. Xây dựng nề nếp học tập, hoạt động, tổ chức các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, * Giáo viên chủ nhiệm lớp là tấm gương sáng cho học sinh noi theo Trong lớp học, cách hành động, suy nghĩ, cư xử của GVCN sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học sinh. GVCN phải luôn giữ tác phong gương mẫu trước học sinh. GVCN tận tâm thì học sinh càng cố gắng học tập. Khi nói, dùng câu, từ dễ hiểu, phù hợp với học sinh. Biết lắng nghe học sinh nói. Và hơn hết GVCN phải là người hiểu biết sâu rộng, có năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu của giáo dục. * Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học Giáo viên chủ nhiệm lớp thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học. Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học. * Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể. Học sinh coi giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ thứ hai của mình, đoàn kết với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời các em. * Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm. Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tiến hành thường xuyên Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp. * Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất. Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp. e. Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 Thành công của giáo viên là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó, có nề nếp tốt, học tập tốt và tích cực tham gia vào các phong trào do nhà trường, Đội. Công tác chủ nhiệm lớp quả thật nặng nề và phức tạp. Người giáo viên phải vừa như người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi, trọng tài phân minh. * Tìm hiểu để nắm vững tình hình đối tượng giáo dục: Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu: ĐIỀU TRA THÔNG TIN CÁ NHÂN HỌC SINH 1. Họ và tên:Nam ( Nữ)..Dân tộc:. 2. Sinh ngày.tháng.năm.Nơi sinh 3. Chỗ ở hiện nay:................................................................................ 4. Hộ khẩu thường trú:......................................................................... 5. Tình trạng sức khỏe:........................................................................ 6. Có năng khiếu:................................................................................ 7. Họ tên cha:...................................................................................... 8. Nghề nghiệp:................................................................................... 9. Họ và tên mẹ:.................................................................................. 10. Nghề nghiệp:.................................................................................. 10. Số điện thoại liên hệ:...................................................................... 11. Gia đình có mấy con:...................................................................... Là con thứ mấy:................................................................................. 12. Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt:....................................................... Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục học sinh. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. * Xây dựng nề nếp tự quản: Giờ sinh hoạt lớp đầu tiên, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học
Tài liệu đính kèm: