Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

Đã ba năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi phần nào đã có kinh nghiệm.

Nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất

khó khăn, phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm phải là một

giáo viên giỏi về chuyên môn, là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, xử lí các

tình huống sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên

không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn

thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối

sống của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những

năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo quy định. Tôi

luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm

lớp.

Thấu hiểu rõ vai trò của mình, bằng lòng nhiệt huyết và lương tâm trách

nhiệm nghề nghiệp, bản thân tôi luôn cố gắng nỗ lực hết mình để giúp đỡ các em

trở thành người có ích cho xã hội. Tôi luôn tâm niệm: “Các em như những trang

giấy trắng”, chúng sẽ là những tác phẩm hay hoặc dở đều phụ thuộc những gì ta

vẽ lên trang giấy. Bên cạnh đó, học sinh tiểu học còn chưa biết hành động độc

lập, giáo viên phải là người tổ chức hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có

được công việc thích hợp và bộc lộ khả năng của mình. Giáo viên tiểu học là

một trong những “thần tượng” của học sinh, là tấm gương của các em. Trong

những giờ tới trường, giáo viên tiểu học hầu như lúc nào cũng ở cạnh các em

nhỏ, rất sát sao học sinh, kiểm tra theo dõi được từng hành vi của các em. Bằng

tấm gương của mình kết hợp với việc truyền thụ những giá trị chuẩn mực thể

hiện trong nội dung các môn học, giáo viên tiểu học còn góp phần to lớn trong

việc hình thành và phát triển nhân cách của các em qua công tác chủ nhiệm lớp.

Năm học 2018 - 2019, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2C

lứa tuổi nhỏ thứ hai cấp tiểu học. Vấn đề đặt ra cho tôi bây giờ là làm sao để các

em luôn cảm thấy ở tôi sự mới lạ, không nhàm chán, hướng các em đến sự đam

mê học tập và phấn đấu rèn luyện năng lực, phẩm chất tốt hơn năm học trước.4

Từ những vấn đề trăn trở nêu trên, khi thực hiện tôi phải rút kinh nghiệm

qua từng năm, nghiên cứu, suy nghĩ tìm tòi, học hỏi những đồng nghiệp có uy

tín, có năng lực để công tác chủ nhiệm của mình đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ

những lí do trên, tôi đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp để góp phần làm tốt

công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp làm

tốt công tác chủ nhiệm lớp 2”.

pdf 40 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1490Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau 
khi xếp hàng vào lớp. 
 - Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp 
hàng tập thể dục. 
 - Giữ trật tự lớp khi giáo viên chữa bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi 
lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần. 
 - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc các Ban có 
thành tích tốt. 
* Nhiệm vụ của phó chủ tịch hội đồng tự quản (Phụ trách học tập, đối 
ngoại) 
- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ, giúp đỡ các bạn học yếu học bài, 
làm bài. 
- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học 
khi giáo viên yêu cầu. 
- Theo dõi việc học tập của lớp. 
- Làm mọi việc của chủ tịch khi chủ tịch vắng mặt hoặc nghỉ học. 
 * Nhiệm vụ của phó chủ tịch hội đồng tự quản ( Phụ trách văn nghệ, 
lao động, thể dục thể thao) 
 - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt 
điện, quạt, đóng cửa sổ khi ra về. Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các 
buổi lao động, các buổi hoạt động giữa giờ do trường, lớp tổ chức. 
Bước 4. Xây dựng nội quy lớp 
12 
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các em đưa ra nội quy lớp mình. 
(Nội quy lớp học: phần phụ lục ảnh 1) 
 2.3.2 Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” 
 Năm học 2018 - 2019, là năm học tiếp tục thực hiện phong trào “Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học 
sinh. Muốn phong trào này ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ 
nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều 
“lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học thân thiện, học 
sinh tích cực”. 
“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an 
toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là 
một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích 
cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ 
lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho 
học sinh. Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi 
tiến hành từng bước như sau: 
Bước 1. Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp 
 Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được 
trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. 
(Ảnh minh hoạ - phần phụ lục - Ảnh 2; Ảnh 3) 
 - Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. 
Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải sưu tầm tranh ảnh 
liên quan đến các môn học và chọn 5 bài vẽ đẹp nhất để trưng bày. Tranh, ảnh 
các em sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn theo từng môn học (Tự nhiên và xã 
hội, Mĩ thuật, Âm nhạc , Đạo đức) và được bao bên ngoài bằng giấy bóng trong 
suốt. Sau đó đóng lên vách tường xung quanh lớp. 
13 
 Tôi còn cùng với học sinh đề ra 10 yêu cầu cơ bản đối với học sinh của một 
lớp học thân thiện, học sinh tích cực. 
10 YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA MỘT 
 “LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC “ 
1. Không có học sinh chán học, bỏ học và nghỉ học không có lí do. 
2. Lớp học phải được trang trí đẹp, phù hợp, có tính thẩm mĩ và tính giáo 
dục cao. 
3. Phải sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học; 
sử dụng tiết kiệm điện, nước. 
 4. Lớp học phải sạch sẽ trong suốt buổi học, bàn ghế phải ngay ngắn, 
không có học sinh xả rác bừa bãi. 
 5. Có tập thể bạn học thân thiện: không nói tục, chửi tục, phải luôn hòa nhã 
với bạn bè và giúp đỡ nhau trong học tập. 
 6. Lớp học phải an toàn, không có nguy hiểm, không có tai nạn xảy ra. 
 7. Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng 
sống, giữ gìn vệ sinh môi trường, cam kết không vi phạm luật giao thông. 
 8. Học sinh học đủ các môn học theo qui định, chất lượng học tập ngày 
càng được nâng cao và vượt trội so với năm học trước. 
 9. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như: thăm hỏi bạn khi 
đau ốm, động viên chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, tặng sách cũ 
cho thư viện trường, 
 10. Lớp học là môi trường bình đẳng nam nữ, không phân biệt giàu nghèo, 
không có hiện tượng học sinh bị phạt, bị kiểm điểm phê bình trước toàn trường. 
Hằng ngày, tôi nhắc nhở các em thực hiện 10 yêu cầu của “lớp học thân 
thiện, học sinh tích cực”. Khi có học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, tôi yêu cầu 
em đó đọc lại 10 yêu cầu và nêu rõ nhiệm vụ nào mình chưa làm được để sửa 
14 
chữa, khắc phục. Nhờ vậy, các em mới tự giác thực hiện, số lượng học sinh vi 
phạm nội qui của nhà trường, của lớp ngày càng giảm dần. 
 Trưởng ban lao động phân công theo dõi các tổ làm trực nhật hàng ngày. 
Trưởng ban chịu trách nhiệm phân công, điều khiển các bạn trong tổ làm trực 
nhật. Nhưng một tuần đầu, tôi phải đi sớm để hướng dẫn các em làm vệ sinh lớp 
như: quét lớp từ trong ra ngoài, từ trên cửa sổ, trên bục giảng xuống dưới; cách 
cầm chổi và đưa chổi sao cho nhanh sạch nhưng không bụi; cách trải khăn bàn, 
cách lau bảng, cách sắp xếp bàn ghế,... Cứ sau mỗi giờ ra chơi, tổ trực nhật phải 
đổ rác và trà rửa sạch sọt rác rồi cất vào lớp. Sang tuần thứ hai, tôi mới giao cho 
trưởng ban vệ sinh sức khỏe kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày. Tổ nào 
không làm tốt, lớp phó lao động có quyền yêu cầu tổ đó làm trực nhật thêm một 
ngày. Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo 
dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học. 
Để tránh tình trạng các em mua nước mang vào lớp treo lên cửa sổ, để 
trong ngăn bàn hoặc để ngay trên mặt bàn làm đổ gây ướt sách vở, làm lớp học 
dơ bẩn gây mất trật tự và mất thời gian quét dọn, nhà trường đã có nước sạch 
ngay tại lớp học. Vì vậy, tôi qui định các em khi uống nước cần rót vừa đủ uống, 
và uống hết, không được để thừa, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không làm bẩn lớp, 
và còn hạn chế lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường. 
Đối với bồn hoa của lớp, mỗi tổ sẽ chăm sóc một tuần. Qui định bồn hoa 
phải sạch cỏ, đất không khô trắng, không có cành gãy và lá khô. Công việc kiểm 
tra, nhắc nhở là của lớp phó lao động. Tổ nào không làm tốt sẽ bị phạt chăm sóc 
bồn hoa thêm một tuần. 
 Bước 2. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp 
* Xây dựng mối quan hệ thầy - trò 
Theo quy luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước sau cũng sẽ 
được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái bao dung, đức vị tha của 
người thầy luôn có sức mạnh lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh: “ lớp học 
15 
thân thiện”chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng 
vì học sinh thân yêu của mình. Có như thế học sinh mới chăm ngoan, tích cực và 
ham thích đi học. 
Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa 
đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là 
nghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ 
bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc - học trò 
làm; tôi hướng dẫn - học trò thực hiện. 
Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách 
làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế 
nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì y thức 
kỉ luật cũng đến nơi đến chốn. 
Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình 
thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng, 
nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,... để học trò noi theo. 
Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả, qua loa trước mặt học 
sinh. 
 Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại 
chứ không nhận xét không tốt ngay. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại 
ngay tại lớp. Bởi tôi quan niệm rằng đối với học sinh tiểu học nhận xét kỹ không 
phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh mà nhằm phát hiện những chỗ chưa đúng 
của học sinh, giúp các em làm lại cho đúng, cho hoàn thiện hơn. Với cách nói 
đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những con người tự tin, trung 
thực, không gian dối. 
Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn 
trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ 
các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. 
16 
Ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm 
ảnh hưởng đến tâm hồn trẻ thơ. 
Qua các năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng một số những em 
có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là do các em. Có 
em ham chơi nên quên học bài, có em do bị mất căn bản từ các lớp dưới. Nhưng 
cũng có em học yếu, hoặc không học bài làm bài là do những điều kiện khách 
quan. Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc; đâu phải 
em nào cũng may mắn dược bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước học 
tập.Và có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm sống hoặc vì 
ăn chơi cờ bạc hay ốm đau bệnh tật,...nên không ngó ngàng gì đến việc học của 
con cái, thậm chí các em còn bị mắng chửi, bị đánh đập ... Những sóng gió đó đã 
tác động đến tâm lí trẻ thơ, cản trở việc học tập của các em. Nếu như giáo viên 
không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận đùng đùng, rồi la 
mắng, trừng phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy- trò sau này. Vì 
vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi 
không kết án trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng các 
em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc 
nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu nguyên 
nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em. 
 Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi 
những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra 
những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, 
tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng 
hoàn thiện hơn. 
 Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm 
của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một 
người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy 
trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao 
dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa 
17 
học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân 
hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy như 
vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học. 
* Xây dựng mối quan hệ bạn bè 
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia 
đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các 
em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và 
sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, 
em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, 
xấu hổ (Học thầy không tày học bạn). Nhưng trong thực tế, một lớp học thường 
xuất hiện nhiều nhóm học trò. Các em chia bè phái, phân biệt giàu nghèo, hay 
nói xấu hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay dỗi hay hờn giận. Còn các 
em nam thì hay nóng tính. Tuy các em chưa gây ra chuyện gì nghiêm trọng 
nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất lượng học tập của lớp. 
Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được 
mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, 
tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân 
thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. Để xây dựng 
mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong 
học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều 
học sinh. Cách làm cụ thể như sau: 
Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, 
các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn 
khác. Lúc đầu có em chưa chịu, tuy ngồi chung nhóm nhưng có em lại quay mặt 
ra chỗ khác, không ai chịu làm nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau không chịu ghi 
kết quả thảo luận vào phiếu, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Trước tình 
trạng đó, tôi sẽ nhận xét ghi nhận kết quả của từng nhóm và lấy kết quả đó 
chung cho tất cả các thành viên của nhóm. Do đó, những em hoàn thành tốt sẽ tự 
18 
giác giúp đỡ bạn. Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của học sinh trong lớp đã 
được cải thiện. 
Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc 
làm, cách cư xử của chủ tịch Hội đồng tự quản lớp, các phó chủ tịch hoặc của 
một bạn nào đó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào 
những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi 
tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều 
tra nẵm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp y riêng với những học sinh bị bạn phê 
bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa. 
Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp 
không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao 
đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân 
tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và 
bắt tay nhau vui vẻ trở lại. Đầu năm học, tôi thỏa thuận với cả lớp rằng nếu 
trong lớp mình có bạn nào đau ốm phải nằm viện thì cả lớp sẽ quyên góp tiền để 
mua quà đến thăm bạn, động viên bạn an tâm chữa bệnh, những em ở gần nhà sẽ 
thay nhau chép bài cho bạn. Khi bạn khỏi bệnh, những học sinh giỏi sẽ giúp đỡ 
bạn học tập để theo kịp chương trình. Vì vậy, trong năm học vừa qua, lớp tôi có 
em Thùy Dung bị bệnh tiểu đường. Em phải đi viện thường xuyên thế nên em 
được bạn bè giúp đỡ nên đã nhanh chóng theo kịp chương trình cùng với cả lớp. 
Để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỉ niệm sâu sắc của 
tuổi học trò, tôi tổ chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học trong giờ ra 
chơi. Những em có ngày sinh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì sẽ được tổ 
chức vào sáng thứ bảy. Hình thức tổ chức do các em trong Hội đồng tự quản lớp 
quyết định. Nhưng chủ yếu chỉ là múa hát, là những lời chúc mừng và một món 
quà nhỏ khoảng vài chục ngàn đồng do cả lớp đóng góp. Xã Hải Đông là xã 
thuần nông, gia đình học sinh chủ yếu làm nghề nông. Nhưng có nhiều gia đình 
đất đai ít, cha mẹ các em chủ yếu đi làm mướn. Có rất nhiều em không nhớ ngày 
sinh của mình. Bởi các em chưa bao giờ được cha mẹ tổ chức sinh nhật, chưa 
19 
bao giờ được nhận một món quà mang ý nghĩa sâu sắc. Vì vậy, khi được cả lớp 
tổ chức sinh nhật, nhiều em rất xúc động. 
 Bước 3. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành 
mạnh 
 Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở 
thích của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt 
tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi 
mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một 
cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài 
ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện 
nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc tổ chức 
các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với 
nhau. Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi 
có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt 
ngoài giờ lên lớp. 
* Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khóa 
Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, 
biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài,... 
Trong các tiết Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, tôi tổ chức cho các em chơi 
các trò chơi như: làm phóng viên; sắm vai xử lí các tình huống phòng tránh bị 
xâm hại, từ chối các chất gây nghiện, bày tỏ thái độ đối với người bị nhiễm 
HIV/AIDS,...và đóng vai xử lí các tình huống trong môn Đạo đức. Thông qua 
các hoạt động này, các em còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống 
cần thiết. Căn cứ vào phiếu điều tra đầu năm, tôi nắm được khả năng của từng 
em nên tôi phân công vai diễn, múa hát hoặc giao việc phù hợp với từng em, 
khuyến khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các 
tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các 
hoạt động vui chơi, các em được làm, được trải nghiệm như trong cuộc sống 
20 
thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một 
cách nhẹ nhàng nhưng lại hiệu quả. 
(Ảnh minh hoạ - phần phụ lục - Ảnh 4) 
 * Tổ chức các họat động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt 
động ngoài giờ lên lớp. 
Ở tiểu học, giáo dục ngoài giờ lên lớp được qui định trong chương trình 
chính khóa, không bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải lên tiết ngoài giờ lên lớp. 
Nhưng nếu các hoạt động này chỉ diễn ra ở các tiết học chính khóa trên lớp thì 
sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu như giáo viên vận dụng và tổ chức không khéo 
léo thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình giờ học. Do vậy, đối với những hoạt 
động chiếm nhiều thời gian, cần nhiều sức lực, tôi tổ chức cho học sinh tham 
gia trái buổi, mỗi tuần 1 buổi. 
Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung 
chuông vàng, hái hoa dân chủ, thi tìm hiểu về An toàn giao thông,... Nội dung 
thi được tôi soạn bằng chương trình powerPoint nên gây được sự thích thú, hào 
hứng cho học sinh mỗi lần tham gia. Bên cạnh đó, tôi luôn chú trọng dạy kỹ 
năng sống cho các em thông qua việc tích hợp vào các tiết học. 
Ví dụ: Dạy cho học sinh kỹ năng lựa chọ thực phẩm tốt cho sức khoẻ 
(Ảnh minh hoạ - phần phụ lục - Ảnh 5) 
Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập và làm báo tường, vẽ 
tranh chào mừng các ngày lễ lớn. 
Tổ chức cho học sinh xem phim tài liệu kỉ niệm các sự kiện lịch sử trọng 
đại của đất nước như: Kỉ niệm ngày thành lập Đảng, Cách mạng tháng Tám, Kỉ 
niệm ngày Quốc khánh, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày giải 
phóng miền Nam,...Những đoạn phim tài liệu này, tôi lấy trên mạng internet rồi 
kết nối với máy chiếu, chiếu lên cho học sinh xem.Sau đó, tôi kết hợp với phụ 
huynh học sinh, Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho các em đi trải nghiệm – 
học tâp – sáng tạo. 
21 
Ví dụ: Viếng nghĩa trang liệt sĩ xã Hải Đông 
 Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò 
chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều 
quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, 
học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học 
sinh ngày càng nâng cao. 
(Ảnh minh hoạ - phần phụ lục - Ảnh 6;7;8;9) 
 2.3.3 Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh, giáo viên và 
học sinh 
Để dễ dàng trao đổi với phụ huynh những thông tin cần thiết, ngay từ đầu 
năm học tôi đã vận động phụ huynh tham gia tin nhắn điện tử SMS. Hàng ngày 
tôi thường xuyên nhắn tin trao đổi tình hình học tập của các em cũng như ý thức 
của các em để phụ huynh kịp thời nắm bắt. Đồng thời tôi cũng tranh thủ trao đổi 
với phụ huynh vào giờ đưa, đón học sinh. 
 Hàng tháng tôi đều lên kế hoạch cụ thể để đi thăm gia đình của các em trong 
lớp. 
Biện pháp cụ thể 
 * Đối với người giáo viên chủ nhiệm 
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp 
về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và Ban giám hiệu theo định kì hoặc đột 
xuất nếu có vấn đề gì cần giải quyết trong phạm vi quyền h

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.pdf