PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐÊ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trẻ em là mầm non của đất nước, là niềm tự hào và niềm hy vọng của gia
đình và xã hội. Cha mẹ, thầy cô và cả xã hội đều dành những gì tốt đẹp cho
chúng với niềm mong mỏi là các em sẽ sớm trưởng thành, trở thành những có
người hữu ích cho xã hội. Những người lớn chúng ta đang làm và cố gắng làm
để điều đó sớm thành hiện thực. Tiếc thay, môi trường sống của các em không
chỉ có sự yêu thương, đùm bọc, chở che mà còn có sự lợi dụng, xâm hại gây ảnh
hưởng đến quá trình phát triển của các em. Do vậy, trẻ em phải luôn luôn được
sự che chở bảo vệ của người lớn mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta cũng cần phải đặt ra
câu hỏi phải làm gì để bảo vệ các em và phải làm gì để các em biết tự bảo vệ
mình?
Ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có con số thống kê đầy đủ với vấn đề xâm
hại trẻ em vì có rất nhiều lý do khách quan và chủ quan khiến cho việc điều tra
xâm hại trẻ em khó khăn. Ví dụ như có rất nhiều trẻ em bị xâm hại nhưng phụ
huynh không dám lên tiếng hay tố cáo hoặc cũng chính bố mẹ của trẻ em bị xâm
hại không biết là con của mình đã từng bị xâm hại. Tuy nhiên những báo cáo
hiện nay đang cho thấy vấn đề xâm hại trẻ em trở nên nghiêm trọng và có xu
hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê từ Bộ Công An năm 2018, có tới hơn
1.500 trẻ em bị xâm hại tình dục và cho đến nay những con số thực tế còn lớn
hơn như vậy rất nhiều. Đây là một con số đáng báo động, nó để lại những hậu
quả nặng nề không chỉ về mặt sức khỏe sinh sản mà cả tinh thần của trẻ, khiến
các bé khó hòa nhập với gia đình và xã hội, tự ti, mặc cảm. Những bảng thống
kê này cũng chỉ ra rằng đến 97% vụ xâm hại trẻ em thì các đối tượng đều là
người quen của nạn nhân. Đây là một vấn đề rúng động khiến cho chúng ta phải
suy nghĩ và nhìn nhận lại hành vi đạo đức của con người ngày càng đồi trụy và
xuống cấp
khác. Hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em có ảnh hưởng rất xấu đến quá trình phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ. Hậu quả về thể chất: Tổn thương bộ phận sinh dục, nhất là ở trẻ còn nhỏ; có thai ngoài ý muốn; Tàn tật suốt đời, các em gái có thể mất khả năng làm mẹ về sau và thậm chí có thể dẫn đến cái chết... Hậu quà về tâm lý, xã hội: Suy sụp tinh thần, hoảng loạn, nhút nhát, cảm giác bị mọi người khinh rẻ, bị cô lập, không có lối thoát, thậm chí có xu hướng muốn tự tử hay tự hủy hoại mình,... Vì sao đứa trẻ bị xâm hại tình dục lại không thể kể chuyện cho chúng ta? Các bậc cha mẹ có thể cảm thấy đau khổ, tức giận vì con em mình đã không kể lại với mình chuyện trẻ bị xâm hại. Bởi kẻ xâm hại tình dục lại luôn tìm cách bắt buộc trẻ phải giữ bí mật về chuyện đó. Chúng thuyết phục trẻ rằng chính bản thân trẻ sẽ bị kết tội về việc xâm hại đó rằng: Sẽ không ai tin dù trẻ có nói ra, trẻ sẽ bị rắc rối(ví dụ như trẻ có thể bị hàng xóm xa lánh, chê cười..), bố mẹ, người thân trong gia đình sẽ tức giận, trẻ có thể bị mắng mỏ, trừng phạt... Trẻ có thể trở lại bình thường về mặt tinh thần được không? Trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ phải trải qua một thời kỳ khó khăn. Nhưng khi trẻ đã được giúp đỡ, được mọi người cảm thông và bảo vệ khỏi bị tiếp tục xâm hại, thì trẻ có thể dần dần lấy lại được sự thăng bằng về mặt tinh thần. Vì vậy, điều hết sức quan trọng là cha mẹ phải biết cách quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ con em mình, nhất là về mặt tinh thần để trẻ có thể vượt qua thời kỳ khó khăn đó. Bạn có thể làm gì để phòng ngừa xâm hại tình dục cho con em bạn và các trẻ khác? Xâm hại tình dục thường xảy ra bất ngờ, có thể vào bất cứ lúc nào, ở mọi nơi. Trong khi đó, các bậc cha mẹ, người lớn lại không thể luôn luôn bên cạnh để bảo vệ trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần nói cho con em mình biết những thông tin đúng đắn, chính xác về khi nào, ở đâu trẻ dễ bị xâm hại tình dục và ai là người có thể xâm hại trẻ. II/ THỰC TRẠNG. 1.Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao kịp thời của lãnh đạo UBND, Phòng GD & ĐT Huyện Gia Lâm, sự quan tâm phối kết hợp của chính quyền địa phương, trường mầm non có cơ sở vật chất khang trang, trường được xây dựng với 10 phòng học và đặc biệt là có đầy đủ các phòng chức năng, được trang bị đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng dạy học và được công nhận là trường chuẩn quốc gia đó cũng là một niềm vinh dự cho nhà trường và là niềm khích lệ động Một số biện pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi phòng tránh xâm hại tình dục 5/15 viên tập thể cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường luôn cố gắng phấn đấu hết mình để nhiều năm liền trường đạt tập thể lao động tiên tiến Huyện. - Ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn. Thường xuyên phát động phong trào thi đua khích lệ giáo viên trong trường năng động, sáng tạo tăng cường đưa kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào các buổi hoạt động trong ngày. - Giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết năng động, sáng tạo, yêu nghề mến trẻ, hăng say trong công việc các cô luôn nghiên cứu tìm tòi phương pháp giáo dục để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thông qua hoạt động - Trong năm học 2019-2020 lớp mẫu giáo Lớn A4 do tôi phụ trách có 27 trẻ, trong đó 16 trẻ nam và 11 trẻ nữ. Đa số trẻ đều ngoan, có nề nếp, trẻ đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực trong các hoạt động và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ. - Đa số bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học của các con, nhiệt tình ủng hộ các hoạt động học của nhà trường - lớp 2. Khó khăn: - Giáo viên đôi khi còn ngại nói về vấn đề xâm hại tình dục trước trẻ, chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng, tài liệu, sách báo về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ để giáo viên nghiên cứu. - Đa số trẻ chưa biết về giới tính, chưa biết ai là người được phép chạm và không được chạm vào vùng kín của mình. Trẻ chưa được bố mẹ, cô giáo dạy về giới tính, chưa hiểu việc bị xâm hại tình dục là gì. - Nhiều gia đình luôn bao bọc, nuông chiều, cho con, ít gần gũi trò chuyệnvà chơi với con và cho rằng lứa tuổi này còn quá nhỏ, dạy con về giới tính và những kỹ năng phòng chống, tự bảo vệ bản thân nên kinh nghiệm ứng phó còn ngại ngùng, hạn chế. 3. Điều tra thực trạng Từ thực tế đó vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát 27 trẻ theo các nội dung sau: Phiếu 1: Kết quả khảo sát đầu năm Từ kết quả như trên, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu nhiều biện pháp để giúp trẻ hiểu biết và có một số kỹ năng phòng chống xâm hại. Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau: Một số biện pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi phòng tránh xâm hại tình dục 6/15 III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH. 1. Biện pháp 1: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân Cứ mỗi dịp hè phòng GD luôn tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên chúng tôi được tham gia các buổi tập huấn các chuyên đề, nâng cao trình độ chuyên môn, giao lưu học hỏi đồng nghiệp và hè năm học 2018-2019 tôi đã được tham gia tập huấn chuyên đề phòng chống xâm hại trẻ em. Ngoài tham gia tập huấn các chuyên đề do phòng GD tổ chức, tôi còn thường xuyên đọc trên sách báo, trên internet về những kiến thức kỹ năng cơ bản về xâm hại nói chung và xâm hại tình dục nói riêng để từ đó để tôi có nền tảng để có hướng xây dựng kế hoạch, nội dung giáo dục giới tính và xâm hại tình dục vào chương trình giáo dục trong năm học 2019-2020. 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch, nội dung giáo dục giới tính vào chương trình giáo dục. Nói đến giáo dục ở trường mầm non thì không thể không nói đến việc thực hiện chương trình, chương trình là phương tiện cơ bản để giáo dục toàn diện. Muốn thực hiện tốt chương trình thì đòi hỏi phải nắm nội dung chương trình. Để thực hiện chương trình giáo dục hiệu quả, tôi đã xây dựng chương trình kế hoạch năm, tháng, tuần theo từng tháng và kế hoạch năm nay có đặc biệt hơn là tôi đã đưa ra một số nội dung về đề tài về giới tính và một số kiến thức, kỹ năng về phòng chống xâm hại tình dục lồng ghép vào một số hoạt động hay vào một số hoạt động chung... phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức của trẻ lớp tôi phụ trách. * Ví dụ: Xây dựng nội dung kế hoạch tháng 10 hướng chủ để bản thân - Hoạt động chung: Khám phá Xã hội: Đề tài: Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục - Hoạt động ngoài trời: Cho trẻ quan sát về cùng nhạy cảm hay vùng kín của trẻ - Hoạt động góc: Cho trẻ làm về nững hành vi đúng sai, nên – không nên về xâm hại... - Hoạt động chiều: Cô trò chuyện và đưa ra một số tình huống cho trẻ xử lý về xâm hại... 3. Biện pháp 3: Cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp trẻ phòng chống xâm hại tình dục. Cách tốt nhất để giúp trẻ tự bảo vệ là dạy cho trẻ những kiến thức kỹ năng giúp phòng tránh nguy cơ bị xâm hại. Chúng ta nên dạy cho trẻ những kỹ năng phòng tránh xâm hại ngay từ khi trẻ còn nhỏ để hạn chế tối đa nguy cơ trẻ bị lạm dụng. Tùy theo độ tuổi và sự hiểu biết của các bé mà có thể dạy cho bé những kỹ năng dù đơn giản nhất nhưng vẫn tạo được hiệu quả giúp trẻ tự bảo vệ mình. Một số biện pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi phòng tránh xâm hại tình dục 7/15 * Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm Kỹ năng đầu tiên là dạy cho trẻ là kiến thức về giới tính của mình: Con là bạn trai hay bạn gái? Giải thích rõ cho các con biết một số đặc điểm rõ nét phân biệt bạn trai, bạn gái. Nếu là trai thì phải như thế nào? Trang phục như thế nào cho phù hợp... Và tiếp theo là dạy trẻ kiến thức về vùng nhạy cảm trên cơ thể là: miệng, ngực, vùng giữa hai đùi và mông. Nhiều trường hợp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết. Dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích. Để cho trẻ hiểu rõ hơn tôi đã cho trẻ xem hình ảnh, hay những đoạn video vì trẻ 5- 6 tuổi đặc điểm tâm sinh lý của trẻ dễ nhớ nhanh quên và tư duy hình tượng là chủ yếu và ở tuổi mẫu giáo lớn trẻ thường thích tìm tòi, khám phá, trẻ có nhu cầu rất cao về việc nhận thức, trẻ say mê chơi, thích nhìn, quan sát và thích hỏi. Ví dụ: Trong hoạt động chiều tôi tổ chức cho trẻ hoạt động chiều, tôi đã đưa ra hình ảnh bé trai, bé gái mặc đồ bơi sau đó cho trẻ quan sát và đàm thoại - Trên cơ thể các em có những bộ phận nào? - Cho trẻ quan sát hình ảnh bé trai, bé gái + Vùng kín bao gồm những bộ phận nào trên cơ thể các con? (Cô hỏi 2- 3 trẻ )- Các em biết vì sao gọi là vùng kín không? Ảnh 1: Hình ảnh cơ thể bé trai bé gái mặc đồ bơi * Dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản phòng tránh xâm hại tình dục - Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm Sau khi trẻ đã có một số kiến thức cơ bản nhất định về vùng nhạy cảm, bước tiếp theo tôi dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ ai chạm, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ, cần dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu. Những kẻ xấu thường chọn những vùng nhạy cảm trên cơ thể của các em để cho việc bắt đầu xâm hại.Vì vậy các con phải ghi nhớ nguyên tắc 3 không đối với vùng nhạy cảm của mình: 1- Không cho kẻ khác nhìn và không nhìn vào phần nhạy cảm của người khác Một số biện pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi phòng tránh xâm hại tình dục 8/15 2- Không để người khác nói về vùng nhạy cảm của mình và không nói về vùng nhạy cảm của người khác. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ h vô tình kích thích thú tính của kẻ xấu. 3- Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm của mình và không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác. - Tránh xa người lạ mặt Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đồng thời, chúng ta nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo. Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ. - Quy tắc bàn tay giao tiếp (Quy tắc 5 ngón tay) Quy tắc bàn tay giao tiếp là một trong những quy tắc cực kì quan trọng trong việc giúp trẻ nhận thức được sự quan trọng trong từng mối quan hệ được tiếp xúc thế nào và từ đó ngăn ngừa trẻ bị xâm hại bởi những người không đáng tin. Chúng ta cần dạy bé biết quy tắc 5 ngón tay và cho trẻ xem hình ảnh cụ thể sau đây: Ảnh 2: Quy tắc 5 ngón tay Ngón cái đưa lên: Chỉ ôm hôn với những người thân ruột thịt trong 1 nhà (anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà) mới được ôm hôn mình để thể hiện tình yêu thương thôi con nhé. Ngón trỏ đưa lên: Chỉ khoác tay, nắm tay với những người trong họ hàng, thầy cô, bạn bè nhé. Nếu ai vượt hơn giới hạn này như ôm hôn con thì phải có bố mẹ, nếu không hãy nói KHÔNG. Ngón giữa đưa lên: Con chỉ bắt tay giao thiệp khi gặp người mà mình quen biết nhé. Ngón áp út đưa lên: Vẫy tay xin chào thể hiện sự thân thiện và hiếu khách nếu gặp người lạ đến nhà hoặc ngoài phố. Ngón trỏ – ngón áp út đưa lên: Hãy nhắc trẻ luôn nhớ ngón này. Trẻ cần xua tay từ chối để phòng tránh nguy hiểm, tránh xâm hại nếu người lạ đang muốn tiếp xúc, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu có người lạ tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật quá mức khiến trẻ bất an, khó chịu. Một số biện pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi phòng tránh xâm hại tình dục 9/15 Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cần chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ. - Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, bạn nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn, cầu cứu người xung quanh. Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy, chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. - Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào. Cần dạy cho trẻ rằng các bé không phải cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết. Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm. Cha mẹ sau khi nghe con chia sẽ, hãy tin tưởng con và cố gắng tâm sự với con để con bớt lo lắng và đề phòng. - Một số kỹ năng thoát hiểm khi trẻ bị xâm hại Nếu trẻ không may bị kẻ xấu tấn công hay xâm hại ví dụ như ôm, hôn, bế lên... vậy trẻ phải làm gì để có thể thoát hiểm? Tôi đã đưa ra cho trẻ một số tình huống giả định và cùng trẻ thực hiện kĩ năng thoát hiểm bằng những động tác dễ thực hiện: kêu, la hét,chạy, vặn tay, ấn vào mắt kẻ xấu... Vì thế, trẻ rất vui vẻ tập luyện với tâm lý thoải mái. Đây là cách thức dễ dàng nhất để trẻ tiếp nhận và rèn luyện ý thức tự bảo vệ. Phụ huynh nên áp dụng phương pháp này, giúp trẻ tập luyện mỗi ngày để khi gặp kẻ xấu, con sẽ phản ứng nhanh nhạy, bố mẹ nên dạy con phòng tránh xâm hại tình dục với các nội dung đơn giản như không nhận quà của người lạ, báo bố mẹ khi đi chơi, không để ai động vào vùng đồ lót... Ảnh 3: Một số kỹ năng thoát hiểm khi bị xâm hại 4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục mọi lúc mọi nơi. * Xây dựng môi trường giáo dục. Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ Một số biện pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi phòng tránh xâm hại tình dục 10/15 đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường trong lớp học rất cần thiết để làm nổi bật nội dung giáo dục trẻ đặc biệt là nội dung phòng chống xâm hại và tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, tự tin và nhận thức đúng đắn khi nói về vùng kín vùng nhạy cảm hay về giới tính ... Bên ngoài lớp học tôi có trang trí hình ảnh quy tắc 5 ngón tay có những hình ảnh cụ thể để trẻ dễ hiểu, còn phía trong lớp góc kỹ năng tôi có sưu tầm tranh ảnh một số tình huống nên- không nên, hay một số kỹ năng thoát hiểm khi bị xâm hại, hay trong tháng 10, hướng chủ đề bản thân, trang trí mảng tường góc khám phá hình ảnh bé trai bé gái mặc đồ bơi cho trẻ cùng nhau khám phá, tìm hiểu về cơ thể, giới tính, vùng kín, vùng nhạy cảm,... Ngoài xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ về giới tính, về cơ thể, ...tôi còn chủ động lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi, cũng như tất cả các hoạt động trong một ngày của trẻ. * Hoạt động vui chơi Đối với trẻ lứa tuổi này, trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn. Tôi đã tiến hành lồng ghép kỹ năng phòng chống xâm hại vào hoạt động vui chơi, qua đó trẻ được thực hành, tự giải quyết vấn đề khi có tình huống nguy hiểm xảy ra. Ví dụ: Trong hoạt động góc: Ở góc kỹ năng ngoài chơi các trò chơi rèn kỹ năng: đan, sử dụng kéo, mặc áo, cách gấp quần áo,..., tôi còn cho trẻ làm những bài tập: nối, gạch chân... về tình huống thể hiện rõ những hành vi đúng sai của người khác ( những hình ảnh cụ thể: động chạm cơ, nhận quà ...) hay những quy tắc giao tiếp của bé hỏi trẻ nên hay không nên...Từ đó rèn luyện kỹ năng tự biết bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục. Trong giờ hoạt động góc, trẻ tự phân vai, tự thỏa thuận vai chơi với các bạn chứ cô giáo không hề áp đặt. Khi chơi trẻ còn được phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, biết hợp tác với bạn để giải quyết những vấn đề xảy ra trong thực tế mà không có người lớn bên cạnh. Trong quá trình chơi, tôi quan sát, hướng dẫn, gợi ý để trẻ tự giải quyết vấn đề. Khi tham gia các hoạt động ngoài trời hay giao lưu với lớp bạn, tôi luôn giáo dục các con kỹ năng giữ an toàn cá nhân, kỹ năng tránh xa với người lạ mặt, không quen biết. Biết gọi sự trợ giúp từ những người đáng tin cậy như bác bảo vệ, chú công an, các cô bán hàng quanh khu vực đấy * Hoạt động học tập Một số biện pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi phòng tránh xâm hại tình dục 11/15 Tôi chủ động lồng ghép 1 số tiết học giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại vào chương trình học của trẻ. Tôi trang bị cho trẻ thêm một số kiến thức về giới tính, dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay và dạy trẻ một số kỹ năng tự bảo vệ mình phòng chống xâm hại. Qua bài học, trẻ biết giới tính và những vùng kín của bản thân, biết có hành vi thân mật với từng người khác nhau. Với mỗi một kỹ năng phòng chống xâm hại, tôi đều cho cá nhân hoặc nhóm trẻ lên thực hành để trẻ ghi nhớ một cách chủ động và khắc sâu nhất. Ví dụ: Trong giờ hoạt động khám phá: Đề tài Khám phá cơ thể bé. Sau khi cho trẻ khám phá về thể bé, tôi lồng ghép giáo dục trẻ: cơ thể là của con, tuyệt đối không cho người khác động chạm, sờ, ...khi chưa được cho phép, mà nếu có thì hãy kể ngay với mẹ, người thân ... Ví dụ : Trong giờ tạo hình: Đề tài: Trang trí chiếc váy Ổn định tổ chức tôi cho một số bạn gái biểu diễn một số trang phục (Mẫu), và cho trẻ nhận xét, sau khi trẻ tôi GD trẻ: Khi mặc trang phục là váy hay quần áo... các con chú ý không nên mặc hở hang, cần phải mặc kín đáo. Tôi không chỉ lồng ghép giáo dục trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục vào các hoạt động vui chơi, các hoạt động học mà tôi còn còn xây dựng trong hoạt động Khám phá Ví dụ: Hoạt động Khám phá xã hội với đề tài: Bảo vệ bé khỏi xâm phạm tình dục. Trong phần phương pháp, hình thức tổ chức tôi lần lượt dạy trẻ Tìm hiểu về vùng kín (hay vùng nhạy cảm) trên cơ thể bé; Kĩ năng bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại tình dục. Trong mỗi nội dung tôi sử dụng nhiều hình thức khác nhau: xem video, hình ảnh, tình huống cụ thể ...để thu hút trẻ vào hoạt động, trẻ thích được hoạt động, giúp trẻ hiểu có có kỹ năng xử lý. Ảnh 4: Cô và trẻ trong hoạt động khám phá * Hoạt động khác: Ngoài lồng ghép vào các hoạt động vui chơi, hay hoạt động học tập mà tôi còn thường trò chuyện với trẻ vào các hoạt động chiều, hay giờ đón trả trẻ bằng cách kể chuyện và tạo ra tình huống cho trẻ, mà những tình hướng đó không phải là hình ảnh trừu tượng mà bằng hành động cụ thể, cho trẻ đưa ra cách xử lý, sau đó cô và trò cùng bàn luận và đi đến thống nhất những cách tốt nhất để trẻ được trải nghiệm, rút kinh nghiệm, có kiến thức kỹ năng cơ bản phòng tránh xâm hại. Ví dụ: Tôi dẫn dắt vào một câu chuyện: Hôm nay là sáng chủ nhật An được nghỉ An được nghỉ, bạn xin phép mẹ sang nhà bác hàng xóm chơi, bé chạy vội sang, và cô đã đóng làm bác hàng xóm, lại gần trẻ, trò chuyện với trẻ và cho Một số biện pháp giúp trẻ MG 5-6 tuổi phòng tránh xâm hại tình dục 12/15 trẻ đồ chơi, sau đó bác bế phốc An lên gì bạn An xuống và sờ, ôm.. Sau đó cô hỏi trẻ: Trong trường hợp này các con sẽ làm gì? Sau khi thoát nguy hiểm con sẽ làm gì ?(Tôi cho nhiều trẻ nói, và cho trẻ lên thực hành theo ý kiến) Sau khi cho nhiều trẻ nói và một số trẻ lên thực hành Tôi đã đưa ra hướng giải quyết và 2 cô cùng thực hành và cho trẻ thực hành: Sẽ lấy tay hất ra, kêu, và chạy một mạch về n
Tài liệu đính kèm: