Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình (trẻ 4 - 5 tuổi)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình (trẻ 4 - 5 tuổi)

Để được trang trí bức tranh này, yêu cầu các con phải lựa chọn giâý xé vụn thành những mẩu giấy nhỏ rồi mới được tham gia vào dán làm những chiếc giỏ để đựng các loại rau ở siêu thị. Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ từng bước tạo cho trẻ thấy thoải mái, vui vẻ, hoạt động vừa sức làm cho trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia vào hoạt động. Trẻ khá làm những thao tác khó hơn, với những trẻ chưa có kỹ năng tôi khuyến khích trẻ ngồi bôi hồ rồi cùng trẻ dán. Với cách làm như vậy tôi nhận thấy tất cả trẻ đều đã có sự góp sức chung, trẻ cảm thấy yêu thích hoạt động, không bị tự ti vì mình không biết làm. Cô vẽ tranh nét, chuẩn bị vật liệu cùng làm với trẻ, trẻ chọn giấy xé vụn giáy và dán trang trí những chiếc giỏ và quả, cắt chọn những loại quả, tô màu quả, xé dán các quả

- Trẻ làm tranh bằng nhiều vật liêu khác nhau, làm theo nhóm để tạo ra sản phẩm chung. Với những trẻ nhút nhát, khả năng tập trung chưa cao tôi phải giành thời gian nhiều hơn hướng dẫn trẻ từng bước nhỏ, có hình thức khen kịp thời để khuyến khích trẻ mạnh dạn. Tôi cũng tranh thủ những giờ hoạt động vui chơi, những giờ hoạt động chiều gần gũi giúp trẻ cảm nhận các sản phẩm đẹp để khuyến khích trẻ yêu thích nghệ thuật tạo hình. Tôi cũng kết hợp với phụ huynh hướng dẫn khích lệ trẻ để trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Ngoài ra tôi cũng tạo điều kiện cho trẻ kết hợp cùng nhau tạo những sản phẩm đẹp theo dây chuyền – trẻ khá tôi cho trẻ thực hiện những kỹ năng khó, trẻ yếu hơn làm những thao tác đơn giản hơn.

VD: Với chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi cho trẻ khá chọn các mảng mầu trong bìa lịch, xé vụn thật đều, trẻ yếu hơn tôi cho trẻ bôi hồ dán làm tranh con ngựa trang trí ngày tết “Giáp ngọ”.

- Tôi cũng vẽ nét mờ cho trẻ vẽ theo làm hình ảnh những bông pháo hoa. Bức tranh được treo ở cửa lớp cùng với những họa tiết hoa đào ngày tết, và nhiều hoa lá xung quanh. Khi tôi cùng trẻ trang trí xong tôi cảm thấy trẻ lớp tôi rất tự hào về khả năng của mình, trẻ phấn khởi khoe với bố mẹ về những thành quả của mình. Điều này càng làm cho phụ huynh quan tâm hơn tới những hoạt động của con ở lớp và trẻ cũng có ý thức giữ gìn lớp hơn. Hình ảnh “con ngựa”, biểu tượng của năm Giáp ngọ đang hí vang trên nền pháo hoa chào xuân mới, cùng muôn hoa đua nở. Không những thay đổi về hình thức tổ chức, tôi còn thay đổi cả phương pháp rèn kỹ năng cho trẻ trẻ, Có những kỹ năng thì tôi gần gũi hướng dẫn trẻ theo nhóm, tập thể lớp nhưng cũng có những kỹ năng tôi có thể hướng dẫn tỷ mỷ cho một số trẻ khá để trẻ hướng dẫn lại bạn trong nhóm nhỏ 2,3 trẻ.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1004Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình (trẻ 4 - 5 tuổi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y 100% học sinh lớp Lá 3 đều có kỹ năng sống .
 * Hạn chế.
Khi thực hiện đề tài này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh nhưng một số phụ huynh do gia đình mâu thuẫn, bố một nơi, mẹ một nơi bỏ bê con cái, một số gia đình lo làm ăn kinh tế không để ý đến quá trình học tập của con cáinên chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu 
* Mặt mạnh.
Khi áp dụng đề tài với các phương pháp dễ hiểu phù hợp với nhận thức của trẻ, các trò chơi hấp dẫn, các buổi đi thực tế để trẻ quan sát như đi thăm vườn hoa, chăm sóc rau. tạo được hứng thú cho trẻ, trẻ tích cực hoạt động và đạt kết quả cao.
* Mặt yếu.
Môi trường để trẻ trải nghiệm thực tế còn hạn chế, chưa phát huy hết mặt mạnh của đề tài đưa ra.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
* Nguyên nhân của sự thành công.
Nguyên nhân thành công khi áp dụng đề tài là đa số các cháu là học sinh Thị trấn, được đi học từ các lớp mầm, chồi cộng thêm sự quan tâm giáo dục kỹ năng cảm thụ cái đẹp cho trẻ ngay từ nhỏ của phụ huynh đã giúp tôi thực hiện thành công đề tài này. Hơn 
nữa trẻ mầm non rất thích cái đẹp, luôn tìm tòi những cái đẹp, đây cũng là một thành công không nhỏ trong việc phát triển thẩm mĩ thong qua hoạt động tạo hình.
* Nguyên nhân của sự hạn chế.
Bên cạnh đó vẫn còn một số phụ huynh không quan tâm tới việc học của con cái, xem thường bộ môn tạo hình, họ cứ nghĩ học giỏi môn toán, văn là được, không cần phải học môn tạo hình. Chính vì vậy để trẻ thành công thì phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh, có như vậy thì trẻ mới có như vậy thì trẻ mới phát triển được các kỹ năng về tạo hình.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Có thể nói hiện nay ngành học Mầm non đang được rất nhiều sự quan tâm của các ngành, các cấp và của toàn xã hội. Đặc biệt là đối với học sinh 5 tuổi. Điều này được thể hiện: Nhà nước đang tiến hành Phổ cập Giáo dục trẻ 5 tuổi, cấp đồ dùng đồ chơi đầy đủ, hỗ trợ tiền ăn trưa, tiền học cho các cháu 5 tuổi, đưa vào thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổicác cháu lớp 5 tuổi là độ tuổi cuối cùng của lứa tuổi học mầm non, các cháu cần được chuẩn bị tốt về mọi mặt để bước lên lớp 1 một cách vững tin nhất, đặc biệt là cần rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ để trẻ có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường học mới.
3. Giải pháp, biện pháp.
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài "Một số biện pháp kích thích trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Tạo hình" hướng dẫn bé tham gia vào các hoạt động tạo hình từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp giúp trẻ yêu thích cái đẹp, luôn hướng tới cái đẹp, có một số kỹ năng tạo ra những sản phẩm đẹp và biết tôn trọng gìn giữ những cái đẹp xung quanh mình. 
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Những biện pháp, giải pháp nêu ra trong đề tài nhằm mục đích giúp trẻ rèn luyện kỹ năng cắt, dán, vẽ, nặn, tô màu cho trẻ. Trẻ có thể phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt động. Đồng thời trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. 
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Như chúng ta đã biết, ngay từ nhỏ trẻ đã có phản xạ với cái đẹp bằng những biểu hiện như: hướng mắt về ánh sáng, thích ngắm những vật có màu sắc loè loẹt nổi bật, trẻ bắt đầu có ý thích ngắm nhìn các bức tranh, những hình thù ngộ nghĩnh và đa dạng, tuy nhiên chúng chưa thể nhận biết, phát hiện ra cái đẹp của những tác phẩm ấy. Điều đó có thể nói rằng, trẻ luôn có những xúc cảm rất đặc biệt với những sự vật hình tượng xung quanh, nó mang lại cảm xúc và ấn tượng mạnh đối với trẻ thôi thúc trẻ muốn khám phá và muốn sáng tạo ra cái đẹp. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, sự kiên trì và khả năng chú ý của chúng chưa được tốt nên cũng dễ dẫn đến sự nhàm chán và không hào hứng với công việc được giao trong một thời gian ngắn, và chính người lớn chúng ta cũng không thể nào ép buộc trẻ hoàn thành nhiệm vụ được, xuất phát từ những đặc điểm đó để hướng dẫn trẻ đi vào một hoạt động tạo hình, tôi không yêu cầu trẻ thực hiện ngay. Vì như thế sẽ làm cho một giờ hoạt động khô khan và không đạt ở trẻ sự hứng thú tích cực, mà đặc biệt với sự áp dụng chương trình giáo dục mầm non mới nó đòi hỏi một giờ hoạt động phải nhẹ nhàng và chủ động trên trẻ nhiều hơn trong đó người giáo viên chỉ là người định hướng cho trẻ. Cùng với trẻ xem tranh minh hoạ trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi. 
Biện pháp 1: Hình thành, cung cấp biểu tượng ban đầu cho trẻ mọi lúc mọi nơi:
 Để trẻ mạnh dạn, hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình thì việc hình thành, cung cấp cho trẻ kỹ năng cơ bản để trẻ có hành trang mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động tạo hình là cần thiết. Sau khi khảo sát đầu vào tôi thấy các kỹ năng tạo hình của trẻ : Kỹ năng vẽ, nặn, xé dán theo yêu cầu của lứa tuổi, kỹ năng quan sát nhận xét đánh giá sản phẩm, kỹ năng sử dụng mầu sắc, bố cục tranh....chưa cao, chưa đồng đều... tôi đã kết hợp cùng đồng nghiệp trong lớp hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng thông qua nhiều hoạt động khác nhau: 
- Tận dụng ngay những giờ đón trả trẻ tôi cho trẻ làm quen các bức tranh mẫu của cô, các sản phẩm đẹp của các anh chị để cùng trò chuyện với trẻ về các đường nét, bố cục, mầu sắc, khuyến khích trẻ tập đánh giá sản phẩm và cùng trò chuyện với trẻ về cách vẽ, cách chọn mầu, cách sắp xếp bố cục với những sản phẩm nặn, xé dán, đồ chơi.... thì tôi cùng trẻ trò chuyện các bước tiến hành để tạo thành sản phẩm. 
- Những giờ hoạt động góc, hoạt động chiều tôi thường cho trẻ chia nhóm rèn các kỹ năng chuẩn bị cho hoạt động sau đạt kết quả. Để thực hiện được điều này tôi cũng phải thay đổi nhiều hình thức khác nhau để cung cấp kiến thức, rèn kỹ năng cho trẻ Với những loại tiết vẽ theo đề tài, ý thích tôi thường tận dụng những hoạt động ngoài giờ học để củng cố kỹ năng cho những trẻ yếu, làm giầu vốn kiến thức cho trẻ khá trước khi trẻ thực hiện hoạt động học. Tôi cũng chia trẻ theo nhóm cho trẻ khá khướng dẫn trẻ yếu cùng nhau vẽ tranh, xé dán bức tranh theo nhóm. Tôi cũng cho trẻ quan sát tìm hiểu các loại sản phẩm khác nhau, cùng nhau khám phá cách thực hiện. 
- Tôi cũng có thể cung cấp cho trẻ một số mẫu khác nhau để làm phong phú đề tài, ý thích của trẻ. Cho trẻ luyện tập kỹ năng cho trẻ để trong giờ hoạt động trẻ tự tin thể hiện ý tưởng của mình. 
VD: Trước giờ hoạt động “Vẽ vườn cây ăn quả” tôi tạo điều kiện cho trẻ quan sát, cảm nhận những vẻ đẹp tự nhiên của các loại cây ăn quả: 
Quan sát cây sân trường, quan sát hình ảnh vườn cây trên màn hình, nghe cảm nhận qua bài hát, cung cấp một số kỹ năng vẽ các loại cây ăn quả.Cho trẻ làm tranh về vườn cây... Khi được chuẩn bị chu đáo trước cho các hoạt động tôi thấy trẻ rất tự tin, mạnh dạn tham gia vào hoạt động và kết quả là sản phẩm của trẻ cũng luôn phong phú. Để thực hiện được ý tường này thời gian đầu tôi chia trẻ ra thành nhóm nhỏ hướng dẫn yêu cầu trẻ thực hiện các kỹ năng đơn giản rồi dần dần khuyến khích trẻ sử dụng các sản phẩm của mình để tạo thành sản phẩm chung trang trí lớp. 
VD: Tôi hỏi trẻ: Có muốn cùng cô trang trí góc siêu thị không? Ở siêu thị người ta hay bầy bán giới thiệu những gì nhỉ? Vậy thì cô cháu mình sẽ trang trí như thế nào cho đẹp? 
- Để được trang trí bức tranh này, yêu cầu các con phải lựa chọn giâý xé vụn thành những mẩu giấy nhỏ rồi mới được tham gia vào dán làm những chiếc giỏ để đựng các loại rau ở siêu thị. Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ từng bước tạo cho trẻ thấy thoải mái, vui vẻ, hoạt động vừa sức làm cho trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia vào hoạt động. Trẻ khá làm những thao tác khó hơn, với những trẻ chưa có kỹ năng tôi khuyến khích trẻ ngồi bôi hồ rồi cùng trẻ dán... Với cách làm như vậy tôi nhận thấy tất cả trẻ đều đã có sự góp sức chung, trẻ cảm thấy yêu thích hoạt động, không bị tự ti vì mình không biết làm. Cô vẽ tranh nét, chuẩn bị vật liệu cùng làm với trẻ, trẻ chọn giấy xé vụn giáy và dán trang trí những chiếc giỏ và quả, cắt chọn những loại quả, tô màu quả, xé dán các quả 
- Trẻ làm tranh bằng nhiều vật liêu khác nhau, làm theo nhóm để tạo ra sản phẩm chung... Với những trẻ nhút nhát, khả năng tập trung chưa cao tôi phải giành thời gian nhiều hơn hướng dẫn trẻ từng bước nhỏ, có hình thức khen kịp thời để khuyến khích trẻ mạnh dạn. Tôi cũng tranh thủ những giờ hoạt động vui chơi, những giờ hoạt động chiều gần gũi giúp trẻ cảm nhận các sản phẩm đẹp để khuyến khích trẻ yêu thích nghệ thuật tạo hình. Tôi cũng kết hợp với phụ huynh hướng dẫn khích lệ trẻ để trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Ngoài ra tôi cũng tạo điều kiện cho trẻ kết hợp cùng nhau tạo những sản phẩm đẹp theo dây chuyền – trẻ khá tôi cho trẻ thực hiện những kỹ năng khó, trẻ yếu hơn làm những thao tác đơn giản hơn. 
VD: Với chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi cho trẻ khá chọn các mảng mầu trong bìa lịch, xé vụn thật đều, trẻ yếu hơn tôi cho trẻ bôi hồ dán làm tranh con ngựa trang trí ngày tết “Giáp ngọ”. 
- Tôi cũng vẽ nét mờ cho trẻ vẽ theo làm hình ảnh những bông pháo hoa. Bức tranh được treo ở cửa lớp cùng với những họa tiết hoa đào ngày tết, và nhiều hoa lá xung quanh. Khi tôi cùng trẻ trang trí xong tôi cảm thấy trẻ lớp tôi rất tự hào về khả năng của mình, trẻ phấn khởi khoe với bố mẹ về những thành quả của mình. Điều này càng làm cho phụ huynh quan tâm hơn tới những hoạt động của con ở lớp và trẻ cũng có ý thức giữ gìn lớp hơn. Hình ảnh “con ngựa”, biểu tượng của năm Giáp ngọ đang hí vang trên nền pháo hoa chào xuân mới, cùng muôn hoa đua nở. Không những thay đổi về hình thức tổ chức, tôi còn thay đổi cả phương pháp rèn kỹ năng cho trẻ trẻ, Có những kỹ năng thì tôi gần gũi hướng dẫn trẻ theo nhóm, tập thể lớp nhưng cũng có những kỹ năng tôi có thể hướng dẫn tỷ mỷ cho một số trẻ khá để trẻ hướng dẫn lại bạn trong nhóm nhỏ 2,3 trẻ. 
- Khi quan sát thấy trẻ hướng dẫn và trao đổi với nhau về cách làm đồ chơi, cách vẽ, giúp đỡ nhau cùng tạo nên sản phẩm tôi mới thấy được hiệu quả của hình thức này. Ở lứa tuổi này trẻ rất thích được các bạn chơi với mình, muốn bạn cho nhập hội, rất muốn thể hiện vai trò của mình trong nhóm. Nắm được yếu tố tâm lý này nên tôi đã giao nhiệm vụ trẻ trẻ khá trong nhóm phải hướng dẫn và làm cùng bạn sao cho được sản phẩm theo nhóm. Qua cách hoạt động này tôi nhận thấy trẻ lớp tôi gắn kết nhau hơn, biết cùng bảo nhau, tự giác hướng dẫn nhau cách thực hiện các yêu cầu của cô. Trẻ cũng mạnh dạn gần gũi nhau hướng dẫn, có lúc làm hộ nhau, rồi cùng nhau làm, cùng nhau thực hiện các yêu 
cầu của cô. Nhóm trẻ đang hướng dẫn nhau và cùng nhau làm hoa tăng mẹ nhân ngày quố tế phụ nữ 8/3 bằng giấy.Trẻ đang say sưa hướng dẫn nhau làm tranh vườn cây ăn quả bằng đất nặn ở chủ đề “thực vật”. Bức tranh vườn cây ăn quả đã được nhóm trẻ hoàn thành bằng đất nặn. 
Các bé đang hăng say cùng nhau làm tranh vườn hoa trang trí lớp bằng đất nặn Vườn hoa trông thật rực rỡ trong nắng vàng 
- Cho trẻ tiếp xúc, cảm nhận vẻ đẹp môi trường xung quanh và những sản phẩm đẹp. Cùng với việc rèn trẻ nề nếp, thói quen, kỹ năng, tôi cũng muốn tạo cho trẻ yêu trường lớp thông qua cảm giác yêu thích vẻ đẹp môi trường trường lớp thân yêu của mình. Tranh thủ những giờ hoạt động ngoài trời tôi tạo điều kiện cho trẻ quan sát cảm nhận vẻ đẹp trường học thân yêu của mình, những hình ảnh ngộ nhĩnh được trang trí ở các biểu bảng, những khóm hoa trang trí, những vẻ đẹp tự nhiên. 
- Những lúc có điều kiện cho trẻ ra ngoài tiếp xúc thiên nhiên tôi cũng gợi ý hướng dẫn trẻ cảm nhận hình dáng các loại cây, nhành hoa, bãi cỏ.... Trẻ thật mải mê ngắm nhìn những khóm hoa đang nở rộ trong công viên Ở lớp học tôi xây dựng các góc tuyên truyền có hình ảnh gần gũi, có mầu sắc nổi bật, cho trẻ hiểu được ý nghĩa của những hình ảnh được trang trí trong lớp học. Cho trẻ cảm nhận vẻ đẹp khi có những hình ảnh trang trí, nhận xét đường nét, mầu sắc, bố cục của hình ảnh.
 VD: Góc tuyên truyền bài học hàng ngày của bé, tôi để tiêu đề “Tuần này bé học gì” - Hình ảnh những quả táo chín ngon mang kiến thức ngọt lành đến cho trẻ, trẻ như những chú chim non đang vui vầy quanh cành táo chín để hưởng thụ vị ngọt từ những trái táo. Với những góc chơi tôi cũng muốn tạo điều kiện cho trẻ được tham gia trang trí cùng cô để trẻ cảm nhận và thấy được vai trò của mình ở lớp học “Hình ảnh minh họa vai chơi của góc “Bé tập làm cấp dưỡng” do cô và cháu cùng vẽ và tô mầu trang trí. 
Biện pháp 2: Cho trẻ cảm nhận sự thay đổi hàng ngày của lớp: 
Từ sự sắp xếp đồ dùng đồ chơi, sự bài trí lớp học, rồi đần dà là các hình ảnh trang trí, những hình ảnh của chủ đề mới.... Khi bức tranh có bàn tay góp sức của trẻ được treo lên để trang trí lớp, tôi cảm nhận thấy niềm vui sướng của trẻ, trẻ quan sát, cùng nhau nhận xét và có ý thức hơn, mong muốn được góp sức cùng cô làm tranh trang trí. Những sản phẩm của trẻ được trang trí lớp lại phục vụ được nhu cầu vui chơi của trẻ tôi cảm giác trẻ tự tin vui vẻ hơn khi tới lớp, cũng từ đây ý thức giữ gìn lớp học cũng được nâng lên, trẻ biết giữ gìn những hình ảnh, đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp, biết cùng nhau chơi, cất và sắp xếp đồ dùng đúng như theo hướng dẫn của cô. Biết ngắm nhìn sắp xếp lại đồ chơi khi chưa gọn gàng Sau khi trẻ được cùng cô tạo nên những sản phẩm trang trí lớp thi tôi cảm thấy nhu cầu, hứng thú của trẻ mong muốn được tham gia vào hoạt động tạo hình được tăng lên rõ rệt. 
Biện pháp 3: Sử dụng nhiều nguyên vật liệu đa dạng, phong phú gây hứng thú cho trẻ: 
Để luôn tạo cảm giác mới, gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động tạo hình, tránh tình trạng nhàm chán do lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một hình 
thức hay cùng một đề tài tôi đã tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với các loại sản phẩm tạo hình khác nhau với các hình thức hoạt động khác nhau. Ngay cả trong những hoạt động học tôi cũng tìm tòi mở rộng thêm nội dung, hình thức để thu hút trẻ. Đầu năm học khi kỹ năng của trẻ chưa có nhiều tôi đã lựa chọn hoạt động vừa sức với trẻ: Tôi cho trẻ lựa chọn vật liệu hình ảnh để trang trí đồ dùng: mũ, đồng hồ, bờm, ... vừa dạy trẻ kỹ năng lựa chọn hình ảnh hợp lý, cách phối mầu, rèn kỹ năng bôi hồ và dán sao cho khéo léo; và hơn cả là tự tay trẻ có thể tạo ra được những sản phẩm hoàn chỉnh để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chính hoạt động hàng ngày của trẻ. Trẻ đang háo hức chú ý cô giới thiệu sản phẩm mẫu 
- Trẻ đang chăm chú lựa chọn vật liệu hình ảnh phù hợp để trang trí đồ dùng của mình. Trẻ rất tự hào về những sản phẩm mình tự tay làm được. 
- Tôi thấy được nét mặt trẻ rất vui vẻ khi sử dụng những sản phẩm của mình trong hoạt động hàng ngày. Khi trẻ đã có các kỹ năng hoạt động tạo hình thì tôi thường tổ chức cho trẻ các hoạt động học theo nhóm, trẻ có thể cùng cô thảo luận về cách thực hiện các yêu cầu ở tiết đề tài, ý thích trước khi trẻ về nhóm tiến hành thực hiện bài tập của mình. Khi trẻ hoạt động theo nhóm, trẻ yếu thường hay học tập trẻ khá cách thực hiện yêu cầu của cô, trẻ đua nhau để có được sản phẩm đẹp. Hoạt động theo nhóm cũng khuyến khích trẻ khá sáng tạo, thể hiện vai trò của mình, khi trẻ yếu kỹ năng còn lúng túng thì những trẻ khá dẫn hướng dẫn trẻ chậm hơn, trẻ gợi ý nhau cách làm. Vào giữa các chủ đề tôi thường hướng dẫn gợi ý trẻ vẽ về chủ đề để trang trí thêm vào mảng mở của chủ đề và cũng là để củng cố, mở rộng hiểu biết của trẻ về chủ đề. Thỉnh thoảng những hoạt động chiều tôi lại cho trẻ thi vẽ tranh về chủ đề và cho trẻ mang tranh về nhà khoe bố mẹ - thấy con mình ngày càng tiến bộ phụ huynh cũng phấn khởi quan tâm đến hoạt động của con nhiều hơn. 
Biện pháp 4: Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện khuyến khích trẻ làm phong phú vật liệu tạo hình để thể hiện cảm xúc và sáng tạo:
Ngoài việc cung cấp cho trẻ các kỹ năng cần thiết thì việc tạo điều kiện cho trẻ thể hiện cảm xúc của mình cũng là rất quan trọng. Để trẻ hứng thú hơn trong hoạt động tạo hình tôi đã lôi cuốn trẻ vào việc tham gia chuẩn bị cho các hoạt động mới. Tôi cho trẻ quan sát một số sản phẩm tự tạo bằng các nguyên vật liệu khác nhau, trò chuyện với trẻ về các vật liệu cần thiết, cho trẻ tư duy tìm tòi, đóng góp những vật liệu để chuẩn bị cho các hoạt động mới. 
- Hoạt động này cũng rất hiệu quả vì nó đã hình thành cho trẻ ý thức chuẩn bị cho các hoạt động ở lớp. Ban đầu chỉ có một vài trẻ là nhớ lời cô dặn, sau dần dà trẻ có ý thức hơn, tôi cũng thường xuyên khen ngợi tinh thần có ý thức của trẻ để khuyến khích động viên trẻ kịp thời. Tôi cũng tạo cho trẻ một môi trường mở để trẻ tự lựa chọn hình thức hoạt động khi chơi, cho trẻ thấy được những giá trị của vật liệu mà trẻ đóng góp. 
- Trong những giờ hoạt động vui chơi tôi cũng tạo điều kiện cho trẻ được tham gia thường xuyên, khích lệ trẻ chưa có kỹ năng vào chơi cùng những trẻ khá để trẻ cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Cũng có những hoạt động tôi đã dùng hình thức giao nhiệm vụ để trẻ có ý thức với hoạt động của mình. 
- Hình ảnh góc chơi tạo hình được trẻ cùng cô tạo lên bằng những vât liệu khác nhau: Lịch cũ, len, mầu nước, rơm, giấy mầu, xốp mầu. Mảng chủ đề mở cũng được trẻ 
thường xuyên quan tâm tìm hiểu và đóng góp công sức. Tôi cũng cho trẻ làm những bông hoa cùng cô để trang trí giàn hoa .
Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời:
- Với trẻ mầm non thì việc biểu dương và khen thưởng kịp thời có hiệu quả rất cao trong việc khích lệ tinh thần của trẻ. Ngay từ đầu năm học góc tuyên truyền của lớp tôi đã có hình thức vừa tuyên truyền tới phụ huynh vừa khuyến khích trẻ. Hàng tuần tôi cho trẻ luyện tập thi đua nhận xét tìm ra những sản phẩm đẹp, việc sắp xếp sản phẩm tôi cũng có hình thức khuyến khích rõ ràng, những bài đẹp được các bạn lựa chọn sẽ được treo lên cao, cho vào khung tranh, còn lại những bài khác được treo giá phía dưới để trẻ có ý thức cố gắng. Một số bức tranh được trẻ lựa chọn để cô treo lên cao trẻ rất mong muốn và cố gắng. 
- Hình thức này trang trí phù hợp với địa hình của lớp tôi, chỗ này là cửa sổ bên dưới là chỗ phụ huynh thường xuyên lấy ba lô, giầy dép hàng ngày. Những bức tranh này cũng đẹp nhưng chưa được các bạn lựa chọn vì đã hết chỗ ở trên, các bạn cố gắng hơn ở lần sau nhé! Mỗi khi trẻ nhìn thấy bài của mình được treo trong khung tranh, được bố mẹ khen là trẻ thấy rất tự hào và có những cố gắng cho lần hoạt động sau. 
- Những trẻ chưa được lựa chọn cũng có vẻ hơi buồn hơn một chút, trẻ cũng hứa với mẹ lần sau con sẽ cố gắng hơn để bố mẹ thưởng. Bố mẹ thấy con mình chưa vẽ đẹp bằng bạn thì cũng có ý thức cho con luyện tập ở nhà. Mỗi tuần tôi thường cố gắng tổ chức cho trẻ thi đua vẽ tranh một lần để luyện kỹ năng cho trẻ và cũng là để phụ huynh biết được sự tiến bộ của con mình sau mỗi tuần học. 
Biện pháp 6: Đi sâu bồi dưỡng các đối tượng yếu kém và có năng khiếu tạo hình.
- Ngoài việc giảng dạy trong tiết học, tôi còn chia trẻ thành các nhóm đối tượng giỏi, khá , trung bình, yếu để tập luyện mọi lúc mọi nơi. Với những trẻ yếu, tôi thường hướng dẫn trẻ xem bức tranh và gợi ý trẻ vẽ những bức tranh từ đơn giản đến phức tạp.
- Đối với trẻ nhút nhát, tôi thường phối hợp với gia đình động viên trẻ vẽ những bức tranh mà tranh mà trẻ yêu mến để tặng ông, bà, cha, mẹ. Với những trẻ khá, giỏi, tôi gợi ý, yêu cầu cao hơn để trẻ phát huy khả năng sáng tạo.
 Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh:
 - Được thấy con mình tự tin vui vẻ mỗi khi đến trường là điều mà phụ huynh và giáo viên ai cũng mong muốn. Tuy nhiên để làm tốt được công việc này bao giờ cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh về mong muốn của mình và những việc làm tưởng như đơn giản nhưng không được xem nhẹ vì nó có hiệu quả rất lớn trong việc hình thành xây dựng ý thức ban đầu cho trẻ. 
- Để trẻ yêu thích lớp học, thích đến trường lớp, có ý thức giữ gìn lớp học của mình thì ngay cả ở nhà hay ở những nơi vui chơi trẻ cũng phải có được ý thức đó. Trẻ biết yêu cái đẹp, có ý thức giữ gìn môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. Ở nhà, trẻ biết thu gọn đồ chơi của mình sau khi chơi, không bầy bừa ra nhà. 
- Trẻ biết cảm nhận những hình ảnh đẹp nơi công cộng, có ý thức giữ gìn đồ dùng, cảnh quan nơi công cộng không tự 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_2015-2016_ H_RA CEL NIE_HOA_SEN.doc