A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc.
Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã
hội và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ
ngay từ lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong sự phát triển trẻ nhỏ về mọi mặt như: Thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực
và lao động. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật,
giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình
tượng nghệ thuật, trong các hình thức họat động nghệ thuật.
Hoạt động tạo hình bao gồm nhiều thể loại như: Vẽ, nặn, cắt, xé dán, gấp
giấy, trang trí, Thông qua hoạt động tạo hình góp phần đáng kể đến việc hình
thành ở trẻ những tri thức, ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển, hoàn thiện
cảm xúc thẩm mỹ, tính kiên trì, bền bỉ, khéo léo, giáo dục trẻ ý thức tập thể, biết
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cởi mở, hòa đồng và có tinh thần đoàn kết.
Hoạt động tạo hình tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật
về hình dáng, cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển
khả năng sáng tạo của trẻ. Biết được tầm quan trọng đó là một người giáo viên
chúng ta cần coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động
thiết thực nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như nhận
thức, tình cảm xã hội, thể chất, thẩm mỹ
+ Về nhận thức: Hoạt động tạo hình giúp trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên
cứu các đối tượng miểu tả để có được hiểu biết, Hoạt động tạo hình với các quá
trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả và sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện
phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và phát triển ở trẻ ngôn
ngữ mạch lạc.
và tổ chức các hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trờigiúp trẻ phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của mình trong hoạt động tạo hình. - Về phía giáo viên: Giáo viên trong lớp đều trẻ có trình độ chuyên môn trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ. Bản thân tôi, ngay từ bé đã rất yêu thích và có năng khiếu về hội họa, tôi được bố mẹ cho tham gia các lớp học vẽ. Khi lớn lên niềm đam mê hội họa của tôi vẫn luôn cháy bỏng và tôi rất muốn đem niềm đam mê, sự sáng tạo hội họa đó đến với các học sinh của tôi. Là một người giáo viên trẻ, được đào tạo chính quy tôi luôn tâm huyết yêu thương trẻ và nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục mầm non. Năm học 2017- 2018 tôi đã tham gia trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, phát huy những thành tích đã đạt được tôi luôn cố gắng tìm tòi sáng tạo các nguyên vật liệu mới, các hình thức tạo hình mới giúp trẻ tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình. - Về phía trẻ: Các cháu đều ở cùng lứa tuổi, khả năng nhận thức đồng đều như nhau nên việc truyền đạt, kĩ năng của cô cũng dễ dàng hơn. - Về phía phụ huynh: Phụ huynh luôn đồng hành, ủng hộ nhiệt tình các hoạt động giáo dục ở tại lớp và có sự kết hợp một cách đều tay trong mọi hoạt động. 1.2 Khó khăn. - Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn.( sơn dầu, giá vẽ, bút dạ hay phòng chức năng riêng cho trẻ hoat động) - Tài liệu tham khảo còn hạn chế. - Các bậc phụ huynh còn quá chú trọng đến việc làm ăn kinh tế ít quan tâm đến việc học tập của con nên khả năng tiếp cận nghệ thuật tạo hình của trẻ chưa tốt. - Môi trường giáo dục trong gia đình chưa sát sao cũng ảnh hưởng đến tâm hồn của trẻ khi cảm thụ trước cái đẹp. - Đa số trẻ vẫn chưa tích cực và chủ động trong học tập. Một số trẻ còn cầm bút vẽ bằng tay trái nên các kĩ năng vẽ, đánh nền tô mầu còn ẩu. Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình” 6/23 Đứng trước những thuận lợi và không ít những khó khăn đó, là một giáo viên tôi cố gắng tìm tòi để lựa chọn những biện pháp, hình thức tổ chức thích hợp giúp tất cả trẻ đều hứng thú và tích cực tham gia hoạt động tạo hình và tạo được sản phẩm đẹp và phong phú sau mỗi giờ hoạt động tạo hình. Với những kinh nghiệm và thực tế kiểm tra tại lớp mình trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau: III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Khảo sát khả năng tạo hình của trẻ. Khảo sát trẻ là việc làm đầu tiên và cần thiết. Có khảo sát trẻ giáo viên mới nắm bắt được các kiến thức và kỹ năng tạo hình của trẻ và từ đó có hướng bồi dưỡng từng đối tượng khá, giỏi, trung bình, yếu để luyện tập ở mọi lúc, mọi nơi. Mặt khác tôi nhận thấy đặc điểm của trẻ rất dễ nhớ, lại chóng quên, qua một số năm dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tôi thấy các cháu đã qua lớp mẫu giáo nhỡ, chuyển lên các kỹ năng tạo hình của trẻ còn hạn chế đặc biệt là kỹ năng gấp, cắt, xé dán, trang trí và kết hợp các nguyện liệu khác, và đặc biệt trẻ chưa biết nhận xét sản phẩm... Vậy để tạo ra sản phẩm đẹp có sáng tạo, nên ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá các kỹ năng về vẽ, nặn, cắt, xé dán, gấp giấy, trang trí phối hợp các nguyên liệu khác... của trẻ trong lớp với kết quả như sau: Tổng hợp khảo sát đánh giá các kỹ năng tạo hình (đầu năm học). STT Nội dung khảo sát Tổng số trẻ khảo sát Trẻ đạt Trẻ chưa đạt Số trẻ % Số trẻ % 1 Kỹ năng vẽ 36 17 47 19 53 2 Kỹ năng cắt dán 36 15 42 21 58 3 Kỹ năng nặn 36 12 33 24 67 4 Kỹ năng gấp giấy 36 12 33 24 67 5 Kỹ năng xé dán 36 14 39 22 61 6 Kỹ năng trang trí 36 13 36 23 64 7 Kỹ năng phối hợp các nguyên vật liệu khác 36 11 31 25 69 2. Biện pháp 2: Phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ thông qua môi trường giáo dục. Như chúng ta đã biết, ngay từ nhỏ trẻ đã có phản xạ với cái đẹp bằng những biểu hiện như: hướng mắt về ánh sáng, thích ngắm những vật có màu sắc loè loẹt nổi bật, trẻ bắt đầu có ý thích ngắm nhìn các bức tranh, những hình thù ngộ nghĩnh và đa dạng, tuy nhiên chúng chưa thể nhận biết, phát hiện ra cái đẹp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình” 7/23 của những tác phẩm ấy. Điều đó có thể nói rằng, trẻ luôn có những xúc cảm rất đặc biệt với những sự vật hình tượng xung quanh, nó mang lại cảm xúc và ấn tượng mạnh đối với trẻ. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng bởi vì xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là trực quan sinh động thì thu hút và hấp dẫn trẻ, thúc đẩy trẻ hoạt động tích cực tốt hơn, để đạt được điều đó tôi cho trẻ xem nhiều tranh, nhiều tác phẩm tạo hình có giá trị như tranh vẽ, hay xem băng đĩa có các cảnh quan đẹp rõ nét. Đồng thời hướng dẫn trẻ quan sát để nhận thấy cái đẹp đơn giản nhất trong những tác phẩm đó... Căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp, đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi cũng như số lượng và thời gian thực hiện chủ đề tôi tiến hành như sau: - Trò chuyện: cùng trẻ trò chuyện để tìm hiểu xem trẻ đã biết và chưa biết điều gì về chủ đề sau đó mở rộng thêm vốn hiểu biết cho trẻ bằng cách cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình, chơi trò chơi Giao một số nhiệm vụ cho trẻ thực hiện: tô, vẽ, cắt dán để làm tranh chủ đề, mang các nguyên vật liệu gia đình sẵn có như tranh ảnh, chai, lọ, vỏ sò, ốc các loại để trang trí lớp theo chủ đề. - Sử dụng sản phẩm của trẻ để trang trí lớp. Môi trường xunh quanh lớp chủ yếu là nơi cho trẻ hoạt động được trang trí đơn giản, màu sắc hài hòa, đều được trang trí theo hình thức mở và được thay đổi thường xuyên theo các chủ đề.một hoạt động tạo hình. Vì như thế sẽ làm cho một giờ hoạt động khô khan và không đạt ở trẻ sự hứng thú tích cực, mà đặc biệt với sự áp dụng chương trình giáo dục mầm non mới nó đòi hỏi một giờ hoạt động phải nhẹ nhàng và chủ động trên trẻ nhiều hơn trong đó người giáo viên chỉ là người định hướng cho trẻ. Vì vậy tôi để trẻ lựa chọn nguyên liệu và ý tưởng tạo hình của trẻ trong giờ “hoạt động tạo hình, hoạt động góc (ở góc tạo hình), góc khám phá, hoạt động ngoài trời” để trẻ được thỏa sức thể hiện ý tưởng của mình mà không theo một khuôn mẫu nào. Tôi đưa STEM vào góc tạo hình để trẻ học hỏi tìm hiểu cái mới. Vì vậy xây dựng môi trường hoạt động tạo hình phong phú, hấp dẫn là khâu rất quan trọng giúp trẻ hình thành tốt khả năng quan sát, trí tưởng tượng, sáng tạo, yêu thích cái đẹp. Vì vậy trong lớp tôi đã trang trí tranh ảnh cô và trẻ tự làm bằng các nguyên vật liệu khác nhau với nội dung phong phú và phù hợp với các chủ đề trên các mảng tường. Ở góc hoạt động tôi luôn trang trí trên mảng tường đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện với các tên gọi gần gũi như “Sản phẩm của bé, bé là họa sĩ tí hon,.”. và một số những bức tranh và những đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong chủ điểm. Từ những trải nghiệm thực tế đó cùng với sự gợi mở của cô tôi thấy trẻ lớp lôi rất say mê tạo ra sản phẩm trong các hoạt động. Sau khi áp dụng biện pháp tạo môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình tôi nhận thấy sản phẩm của trẻ có nhiều nét tiến bộ. Trẻ chủ động tạo ra sản phẩm trong giờ hoạt động tạo hình, hoạt động góc, hoạt động chiều hay những buổi Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình” 8/23 làm đồ dùng đồ chơi cho giờ học mà cô không cần phải khơi gợi cho trẻ xác định đề tài hay chuẩn bị nguyên liệu và chọn nguyên liệu tạo hình. 3. Biện pháp 3: Xây dựng nề nếp học tập trong giờ hoạt động tạo hình. Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật. Kết quả sau khi rèn nề nếp cho trẻ, tôi nhận thấy giờ hoạt động tạo hình trẻ không nói chuyện, rất say mê hứng thú tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bài. Sản phẩm hoàn thành đúng thời gian của giờ học và có nhiều sản phẩm đẹp và sáng tạo. Trong hoạt động cắt dán, xé dán, trang trí bằng các nguyện liệu khác nhau, trẻ biết nhặt giấy vụn bỏ vào rổ không làm rơi vãi ra nền nhà. Trong hoạt động nặn trẻ rất có ý thức, không tranh nhau đất nặn hay lấy qua nhiều đất nặn, không miết đất nặn ra bảng ra nền nhà, biết chia sẽ đất nặn với bạn trong nhóm để tạo ra sản phẩm có nhiều màu sắc. Vậy xây dựng nề nếp học tạo hình là bước đầu giúp trẻ tạo ra sản phẩm đa dạng phong phú mà không mất thời gian thu dọn sau khi kết thúc hoạt động tạo hình. 4. Biện pháp 4: Sưu tầm và sử dụng phối hợp các nguyên liệu tạo hình. Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Vậy nguyên liệu lấy ở đâu, ngoài những nguyên vật liệu mua mà nhà trường cấp phát cho lớp như: giấy vẽ, bút dạ, bút lông, màu nước, màu xáp, giấy màu, hồ dán, kéo, đất nặn, tôi còn sưu tầm thêm những nguyên liệu đã qua sử dụng và kết hợp cùng với phụ huynh sưu tầm cho trẻ như khuyu áo, đĩa nhựa ăn một lần, vải vụn, len vụn, các loại hộp, bìa, giấy bọc quà, giấy bọc hoa, hạt nhựa ở những đồ dùng cũ, các loại hạt như: hạt na , hạt bưởi, hạt gấc, hạt đỗ,Các loại củ quả Ngoài ra tôi còn sưu tầm thêm những bàn trải răng đã sử dụng cho trẻ vẽ lá cây, cây cỏ, lông cho con vật được dễ ràng mà tạo được độ đậm nhạt trong tranh, in hình ảnh rỗng các con vật, đồ vật, đồ chơi cho trẻ làm tranh bằng hột hạt, khắc những con dấu (bằng cao su, nhựa mền, mút, gỗ, khoai ) cho trẻ in những hình đó lên giấy. Mục đích của việc phối hợp hài hòa các nguyên vật liệu trong hoạt động tạo hình: + Giúp cho sản phẩm của trẻ đa dạng phong phú theo trí tưởng tượng của trẻ. + Gây hứng thú cho trẻ, thôi thúc trẻ tạo ra sản phẩm để trẻ được sử dụng các nguyên liệu khác vào bài tạo hình mà không chỉ vẽ là sử dụng màu nước, màu sáp và trẻ còn được gắn đính thêm những phụ kiện khác vào sản phẩm của trẻ + Phát triển óc tư duy và khả năng sáng tạo của trẻ . Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình” 9/23 + Giúp trẻ nhận biết màu sắc độ tương phản làm nổi bật sản phẩm tạo hình, tạo nên sản phẩm có sức sống hơn. + Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay giúp các cơ khớp vận động linh hoạt hơn. Như vậy phối hợp hài hòa các nguyên vật liệu tạo hình là tạo ra sản phẩm có hồn, có sức sống, tạo ra sự đa dạng phong phú và phát triển ở trẻ óc tư duy và khả năng sáng tạo của trẻ. Ví dụ: Với bài vẽ trang phục của bé trẻ vẽ, tô màu xong cô có thể gợi ý cho trẻ gắn thêm các khuyu áo cho sản phẩm hấp dẫn hơn. Nguyên liệu tạo hình không chỉ là màu nước, vẽ trên giấy, sử dụng trên giấy thông thường mà cô luôn tìm tòi những nguyên liệu tạo hình đa dạng khác cho trẻ hứng thú hoạt động. Nguyên vật liệu phụ kiện là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm như lá cây, cánh hoa, phế liệu, vỏ hộp, thùng cát tông, quần áo cũ, bông, vải vụn, các loại củ quả Đồ dùng được sản xuất như: giấy, hồ dán, kéo,.. Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để trẻ lựa chọn và để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ.Vì từng đồ dùng, đồ chơi còn nhiều hạn chế tôi luôn huy động phụ huynh tìm kiếm những nguyên vật liệu, phế thải có sẵn ở địa phương để cho trẻ hoạt động tạo hình vào những bài sắp tơi được thuận lợi hơn. Ví dụ cho trẻ in hình các con vật đồ vật, đồ chơi như lá cây, các loại vỏ, củ, quả đã được cắt làm đôi hoặc để nguyên hoặc cô có thể khắc những củ, quả, xốp, nhựa, gỗ tạo nên hình các con vật, đồ vật, đồ chơi, hình người cho trẻ chấm màu và in trên giấy. Cô có thể gợi ý cho trẻ vẽ tranh bằng dấu vân tay, hình bàn tay, bàn chân của trẻ, tranh thổi màu nước, chuẩn bị những vật thật như lọ hoa, quả bóng ấm pha trà, cái cốc, cho trẻ tạo hình theo vật thật Như vậy ngoài việc phối hợp các nguyên liệu tạo hình sao cho phù hợp thì việc sưu tầm và gợi ý cho trẻ sử dụng những nguyên liệu trong hoạt động tạo hình là điều rất quan trọng giúp trẻ tạo được nhiều sản phẩm đẹp và phong phú. Kết quả khi trẻ đã biết phối hợp các nguyên liệu tạo hình tôi thấy trẻ tạo ra sản phẩm có nhiều nét sáng tạo, màu sắc hài hòa, sản phẩm đa dạng phong thú và trẻ rất thích thú khi sản phẩm của mình được phối hợp các nguyên liệu tạo hình khác. Trẻ phải tri giác khi bắt đầu tạo sản phẩm xem nguyên liệu phối hợp là gì sau đó trẻ sẽ tìm màu sắc để đánh màu, đánh nền và hình ảnh vẽ, cắt, xé dán, trang trí không quá nhỏ để trẻ phối hợp các nguyên liệu khác được rễ dàng và hợp lý cho sản phẩm. Cách sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình. + Đối với những nguyên liệu nhẹ dễ dán như: Khuyu áo, nhũ màu, hạt gạo, hạt đỗ loại nhỏ tôi sử dụng hồ dán. Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình” 10/23 + Đối vơi nguyên liệu nặng hơn khó dán như: những loại hạt to, vỏ hến, lá cây, đất nặn, tôi cho trẻ sử dụng gim bấm, băng dính 2 mặt , tăm tre. 5. Biện pháp 5: Linh hoạt sáng tạo trong phương pháp, hình thức, nghệ thuật sư phạm và nhận xét sản phẩm trong hoạt động tạo hình. Bên cạnh chuẩn bị cho trẻ những tiền đề làm phong phú vốn hiểu biết, thì khả năng lôi cuốn trẻ đi vào hoạt động cũng rất quan trọng. Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần phải tìm tòi những sáng kiến mới, những nghệ thuật sư phạm và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn, điều đó muốn nói đến khả năng ứng xử của người giáo viên cũng như ngôn ngữ và phong cách đứng lớp thật tự tin, dí dỏm, vui vẻ, ngộ nghĩnh gây sự chú ý của trẻ vào hoạt động. Đặc biệt người giáo viên cũng phải có khả năng tạo hình và tạo ra những tác phẩm đẹp, vì trẻ học đa số dựa trên sự bắt trước là chủ yếu. Vì thế đòi hỏi người giáo viên cũng phải đưa ra những hình mẫu đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao. Trong giờ học nói chung và giờ hoạt động tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn. * Đối với tiết mẫu: Là giờ học giáo viên cho trẻ quan sát và thao tác theo mẫu của cô. Đây là một hình thức hoạt động rất quan trọng không thiếu được, bởi lẽ nó có vai trò là nền tảng, là môi trường bồi dưỡng ở trẻ óc quan sát, khả năng phân tích, nhận biết các đặc điểm đa dạng về hình thái, khả năng cảm thụ tính thẩm mỹ và nét độc đáo của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Vì vậy việc làm của cô phải chính xác, hình mẫu phải đảm bảo, cần cho trẻ tìm hiểu và phân tích các đặc điểm cơ bản của hình mẫu, vừa làm vừa giải thích rõ ràng, kết hợp giữa lời nói và động tác tuy nhiên tránh việc làm mẫu quá lâu sẽ làm mất hứng thú tạo hình của trẻ. *Hoạt động tạo hình theo đề tài: Là giờ học giáo viên cho trẻ thể hiện nhiều sự vật hiện tượng khác nhau trong mối quan hệ không gian chặt chẽ, đây còn là hình thức tạo hình mang tính tự do ít phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức này cô trao đổi với trẻ về nội dung đề tài, giúp trẻ phát triển trí nhớ hình tượng. Dạy trẻ biết lựa chọn đối tượng thể hiện phù hợp với đề tài đã cho, và tạo sản phẩm theo ấn tượng của trẻ, củng cố những kiến thức kĩ năng đã học. Với tình yêu của các con dành cho bà, mẹ và chị gái thì các con rất say sưa, hứng thú tự tay làm ra những tấm thiếp chúc mừng bà và mẹ nhân ngày 8-3 và tôi thấy sản phẩm của trẻ có hiệu quả nghệ thuật cao. Và cuối buổi hôm đó cô cho trẻ mang Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình” 11/23 những tấm thiệp do tự tay trẻ làm mang về tặng bà hoặc mẹ và tôi thấy phụ huynh rất phấn khởi khi được con yêu của mình tặng những món quà ý nghĩa đó. * Hoạt động tạo hình theo ý thích: Là giờ học mà giáo viên cho trẻ thể hiện theo ý thích cá nhân. Dưới hình thức hoạt động này, trẻ được chủ động tích cực, tự lựa chọn và thể hiện nội dung miêu tả (đề tài cụ thể ) mà mình thích theo dự định tạo hình của cá nhân, không áp đặt trẻ vẽ theo ý đồ của giáo viên. * Hoạt động tạo hình theo thể loại trang trí: Là giờ học giáo viên dạy cho trẻ cách trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng . + Trang trí cơ bản: trang trí hình tròn, hình vuông, trang trí hình chữ nhật, hình tam giác + Trang trí ứng dụng: Trang trí váy búp bê, trang trí lọ hoa, trang trí cái bát * Mục đích: + Kiến thức: Củng cố, cung cấp cho trẻ về biểu tượng về hình và vật được trang trí, cung cấp, mở rộng cho trẻ phương thức trang trí về các loại trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng . + Kỹ năng: củng cố kỹ năng vẽ, tô màu, các kỹ năng xé, cắt, dán trang trí. Dạy trẻ quy định sắp xếp bố cục và tô màu hợp lý. Hình thành cảm xúc thẩm mĩ khi trẻ được tri giác. * Nhận xét sản phẩm trong giờ hoạt động tạo hình. Bên cạnh những định hướng, những phương pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình, thì có một điều không thể thiếu được, đó chính là sự khích lệ động viên kịp thời của cô giáo đối với những sản phẩm mà trẻ làm ra, hay đối với những trẻ chưa làm tốt hay chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố gắng hơn nữa trong giờ hoạt động lần sau. Việc nhận xét sản phẩm của giáo viên đối với sản phẩm của trẻ cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ rút được những kinh nghiệm để làm tốt hơn vào lần sau, bên cạnh đó, trong các giờ hoạt động nhận xét sản phẩm tôi luôn đặt những câu hỏi như “Con thấy thích sản phẩm nào nhất? Vì sao con lại thích sản phẩm đó nhất?. Để làm nên sản phẩm này thì con phải làm như thế nào?” để hình thành ở trẻ những tiền đề đánh giá, nhận xét sản phẩm. Tuy nhiên, việc đánh giá sản phẩm của trẻ cũng cần phải chính xác, phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ cũng như cách cảm nhận của trẻ đối với tác phẩm nghệ thuật của mình. Khi đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ tôi luôn căn cứ vào các điểm sau: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tạo được sản phẩm đẹp trong các hoạt động tạo hình” 12/23 + Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi: ở mỗi lứa tuổi đều có một mức độ khả năng tạo hình khác nhau, vì thế để đánh giá được khả năng của trẻ thì chúng ta phải nhìn vào khả năng của trẻ từng độ tuổi làm được gì. + Dựa vào nội dung của hoạt động tạo hình để đánh giá năng lực của trẻ, cũng như sự tiến bộ dần của quá trình từ đầu năm học cho đến cuối năm để thấy được sự chuyển biến rõ rệt ở khả năng tạo hình trên trẻ. Khi nhận xét việc khen chê cũng phải khéo léo, lời lẽ nhận xét sản phẩm phải gây cho trẻ niềm vui sướng vì những gì chúng đã tạo nên, phải nhấn mạnh những thành công sáng tạo, những ý định tạo tình thú vị của trẻ, phải chỉ cho trẻ thấy sự gống nhau giữa sự vật với hình ảnh được miêu tả và giúp cho trẻ thể hiện tình cảm, thái độ trước kết quả hoạt động. Trong một giờ tạo hình việc nhận xét không thể nói hết sản phẩm của từng trẻ vì vậy cần có sản phẩn lưu cho trẻ cảm nhận và các trẻ khác cũng biết được sản phẩm của bạn và phụ huynh cũng biết được khả năng tạo hình của con mình và từ đó có hướng bồi dưỡng cho con tại nhà. Hiểu được điều đó nên lớp tôi cũng đã chuẩn bị giá tạo hình phụ thuộc và từng đề tài. 6. Biện pháp 6: Hoạt động tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi. Để giúp trẻ củng cố kỹ năng về tạo hình thì giáo viên phải tận dụng mọi lúc mọi nơi và ở các hoạt động như giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ quan sát các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên Tôi thường xuyên cho trẻ tham gia vào những hoạt động trang trí ngày hội lễ cùng với cô như trang trí phông và làm các lãng hoa cho ngày hội đến trường của bé, Bé vui tết trung thu, Ngày hội của các thầy cô, Cùng múa hát mừng xuân, mừng ngày hội 8-3, Từ đó trẻ được quan sát cách trang trí, được làm ra những bức tranh chung và có ý thức hoàn thành sản phẩm. 7. Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh. Bên cạnh sự tác động hỗ trợ của nhà trường, cô giáo, thì một thành phần không thể thiếu đó chính là các bậc phụ huynh. Muốn cho con em phát triển một cách hài hoà và toàn diện thì sự kết hợp hài hoà giữa nhà trường và gia đình cũng rất
Tài liệu đính kèm: