Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen môi trường xung quanh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen môi trường xung quanh

Hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy làm quen môi trường xung quanh là rất cần thiết. Vì có những hình ảnh mà ta không thể cho trẻ xem bằng một bức tranh vẽ thông thường (ví dụ: mưa rơi, sắm sét, nước chảy .)

Vì thế mà ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy làm quen môi trường xung quanh là một giải pháp vô cùng hữu ích. Nó giúp cho hình ảnh sinh động hơn, từ đó sẽ thu hút sự chú ý của trẻ hơn trong tiết học hơn so với một tiết học ta dùng những tranh vẽ thường.Sử dụng công nghệ thông tin vào những tiết dạy sẽ kích thích khả năng tìm tòi, suy nghĩ của trẻ. Từ đó cũng giúp cho giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức đến với trẻ hơn.(Ví dụ: dạy về hiện tượng tự nhiện nếu nước trẻ nhận biết được mưa rơi thì có âm thanh thế nào? Hay là tiếng nước chảy . thì nếu ta ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách lồng ghép tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy thì sẽ giúp trẻ dễ dàng nhận biết được đều đó. Còn với tiết dạy mà ta không dùng ứng dụng công nghệ thông tin thì trẻ chỉ biết qua lời nói của cô thôi mà trẻ không thể cảm nhận bằng chính giác quan của mình)

 

docx 9 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 8780Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen môi trường xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên nội dung sáng kiến: 
“Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen môi trường xung quanh”
Xuất xứ:
Hiện nay, theo chương trình giáo dục mầm non mới và chương trình phổ cập trẻ em 5 tuổi, theo bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi. Thì giáo dục mầm non đặc biệt là lứa tuổi 5 - 6 tuổi đã trở thành nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục. Vì giáo dục là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong đó giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trong chương trình giáo dục mầm non mới đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm giúp giáo viên dạy tốt các môn học trong đó có bộ môn làm quen với môi trường xung quanh (hay còn gọi là bộ môn khám phá khoa học). Khi nghe nói đến “Trẻ mầm non Khám Phá Khoa Học”, mọi người đều rất ngạc nhiên và tự hỏi: “Trẻ mầm non chứ có phải là cấp II, cấp III hay Đại học đâu mà Khám phá khoa học? ” Bản thân tôi lúc đầu cũng nghĩ như vậy nhưng sau khi đi học và bước vào công việc dạy học thì tôi mới biết được tằm quan trọng của bộ môn làm quen môi trường xung quanh cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuồi. Hiện nay, việc dạy cho trẻ 5 – 6 tuổi được đánh giá theo bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi vì thế để giúp trẻ học tốt môn làm quen với môi trường xung quanh đã trở nên cần thiết và cấp bách. Vì cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên (cây cỏ, hoa lá, các hiện tượng tự nhiên .) đến với môi trường xã hội (công việc của mọi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau.). và đặc biệt hơn là trẻ tìm hiểu về chính bản thân mình. Nhưng hiện nay việc cho trẻ làm quen môi trường xung quanh còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế về cơ sở vật chất cũng như về những điều kiện khách quan khác. Nếu giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạo trong việc dạy học thì hiệu quả của tiết dạy sẽ không đạt hiệu quả. Trên thực tế hiện nay, các tiết học làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 5 – 6 tuổi còn rất nhiều hạn chế, trong tiết dạy giáo viên chưa thực sự gây hứng thú và dạy tốt môn học này vì thế qua quá trình giảng dạy cho các cháu ở độ tuổi 5 – 6 tuổi tôi có suy nghĩ và ý tưởng đề ra sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen môi trường xung quanh” nhằm chia sẽ với mọi người về một số biện pháp nhằm năng cao chất lượng giảng dạy cuả bộ môn làm quen môi trường xung quanh.
Hiệu quả
Từ thực tế trong công tác giảng dạy của chính bản thân tôi đang phụ trách dạy lớp 5 – 6 tuổi. Tổng số học sinh trong lớp tôi là 36 trẻ, trong một năm vừa qua thì tôi thấy sự tiếp thu của các cháu về bộ môn làm quen môi trường xung quanh còn rất hạn chế qua một vài số liệu thực tế của lớp tôi như sau:
 Bảng 1: số liệu trước khi thực hiện các giải pháp
STT
Khả năng tiếp thu của trẻ
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ
1
Loại tốt
6
16,7%
2
Loại khá
10
27,8%
3
Loại trung bình
12
33,3%
4
Loại yếu
8
22,2%
Từ những số liệu như thế nên tôi đã có một số biện pháp như sau:
Xây dựng cơ sở vật chất:
Để một tiết dạy làm quen môi trường xung quanh đạt hiểu quả thì đồ dùng trực quan, đồ chơi phục vụ tiết học như: bàn, ghế, trang, mô hình cần phải đầy đủ cho cô và trẻ và là điều cần thiết và quan trọng. Vì trong một tiết dạy làm quen môi trường xung quanh thì cô không thể nào chỉ dùng lời nói mà không cần đến các đồ dùng trực quan hình ảnh được.
Không chỉ đơn thuần là có đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho học tập là được mà nó còn hướng tới nhu cầu của thẫm mỹ. Đó là đồ dùng cho trẻ cần phải đẹp, hấp dẫn, phong phú và sinh động nhằm kích thích hứng thú, sự tò mò lòng ham hiểu biết ở trẻ thì tôi thường sử dụng vật thật, đồ thật, hình ảnh mang tính chất động cho tiết học (ví dụ: khi làm các con vật thì ta phải hướng đến tính động của nó, tức là nó phải bay được như con bướm hoặc bò như con cua..)
Dựa vào thực tế của lớp mình tôi đề nghị với Ban Giám Hiệu nhà trường trang bị thêm nhiều thiết bị dạy học, đồ dùng cho tiết học như: đèn chiếu, tivi, một số đồ dùng thí nghiệm.
Bên cạnh đó các bậc phụ huynh của lớp cũng đã đóng góp thêm một số đồ dùng như: tranh, truyện. những hình ảnh sưu tầm về các hình ảnh cho các cháu làm quen với môi trường xung quanh.
Với chính bản thân tôi thì tôi luôn tận dụng những nguyên vật liệu có sẵng ở địa phương như: rơm khô, lá khô, tre, vải vụn, vỏ hộp sữa. đề làm tranh ảnh cho tiết dạy, sưu tầm làm thêm một số con vật, đồ vật từ vỏ sò, chai nhựa. để bổ sung đồ dùng đồ chơi cho trẻ tìm tòi và khám phá (ví dụ: từ vỏ hộp sữa mà trẻ uống hằng ngày thì tôi có thể lấy làm xe phục vụ cho chủ đề phương tiện giao thông, từ đồ dùng đó trẻ vùa được học trên vật thật và được chơi những đồ dùng đó chứ không chỉ riêng là nhìn bằng mắt và lắng nghe bằng tai
Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất cho lớp học thì tôi cũng đã bổ sung đồ dùng đồ chơi cho các cháu như:
Bổ xung đồ dùng đồ chơi
Vì là lớp 5 – 6 tuổi nên lớp tôi có thuận lợi hơn là được nhà trường cung cấp và trang bị cho đồ dùng phổ cập nên đồ dùng của lớp tương đối đầ đủ như: bảng, tranh, lô tô về cây cỏ và các con vật. Ngoài ra tôi còn sưu tầm thêm tranh có hình ảnh đẹp sử dụng trong việc dạy cho trẻ làm quen môi trường xung quanh. Tận dụng các hình ảnh đẹp ở các bốc lịch, ở các bìa học báo, ảnh cũ để trang trí lớp và làm đồ dùng đồ chơi
Tôi tận dụng các bìa cát tông để làm đồ dùng có dây dạt thật sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú với trẻ. Sau đó cho trẻ tự điều khiển các đồ dùng đó để trẻ tự khám phá ra tại sao con này lại biết bay còn con kia thì không.(Ví dụ: làm con bướm thì phải bay được vì nó có cánh chứ không đơn thuần là vẽ một con bướm như tranh vẽ..)
Bên cạnh đó tôi cho trẻ tự làm một số sản phẩm như tranh vẽ các con vật, cây cỏ, hoa lá, hoặc nặn những đồ vật xung quanh mà trẻ thích. Có các nguyên vật từ các đồ phế liệu cô và trẻ cùng làm đồ dùng sẽ giúp cho vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ phong phú hơn
Với những đồ dùng đồ chơi được phát và tự làm, khi tôi đưa vào sử dụng trong tiết dạy môi trường xung quanh thì tôi thấy các cháu rất hứng thú trong tiết học, trẻ hứng thú hoạt động hơn trong giờ học từ đó giúp trẻ hiểu biết nhiều hơn, quan sát tốt hơn, tìm rất nhanh các đồ vật mà cô yêu cầu, trẻ biết phân tích so sánh một cách rành mạch và rõ rang hơn, ngôn ngữ trong lời nói cũng phát triển hơn rất nhiều đặc biệt là khả năng tư duy của trẻ cũng nhanh và chính xác hơn.
Không chỉ tìm tòi học hỏi ở các đồ dùng đồ chơi mà tôi còn cho các cháu làm quen với môi trường xung quanh qua góc thiên nhiên.
Xây dựng góc thiên nhiên:
Góc thiên nhiên là nơi dành cho các cháu hoạt động chăm sóc cây cối của lớp như: tưới nước, nhặc lá, bắt sâu
Vì thế tôi đã xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh và hoa như: cây vạn niên, cây sống đời, hoa mười giờ, hoa dừa cạn.
Bên cạnh góc thiên nhiên tôi bố trí kệ sách chủ yếu là sách nói về cây cối, hoa cỏ. kệ sách vừa tầm với trẻ để trẻ có thể tự lấy xem và đọc sách. Để tiện cho việc tìm và đọc các loại sách thì tôi đã gắn nhãn cho từng loại sách bằng hình ảnh rõ rang cho trẻ dễ nhận thấy (ví dụ: những quyển sách nói về các loài hoa thì tôi sẽ gắn biểu tượng bông hoa hay quyển sách nói về sự phát triển của cây thì tôi sẽ gắn biểu tượng là một cây xanh.) tư đó trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những đồ chơi ấy.
Để mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh thì không chỉ ở trường học. Mà tôi còn tổ chức cho các cháu tìm hiều về môi trường xung quanh thông qua các buổi tham quan ngoại khóa
Tổ chức các buổi tham quan ngoại khóa:
Biểu tượng về môi trường xung quanh đối với trẻ rất phong phú không đơn thuần là những hình ảnh hay những kiến thức mà cô cung cấp cho trẻ trong những tiết học.Vì thế để giúp trẻ hiểu thêm về những mối quan hệ trong một xã hội rộng lớn thì tôi đã tổ chức cho trẻ tham gia những buổi tham quan ngoại khóa ngắn hạn (1 buôi hoặc 1 ngày) nhằm cho trẻ có cơ hội khám phá, tìm tòi những hình ảnh, mối quan hệ rộng lớn hơn từ đó hình thành những tu duy trừu tượng cao hơn. Thông qua các buổi tham quan còn giúp trẻ mở mang nhận thức của mình cao hơn so với những gì được cô dạy ở trường.
Ví dụ: cho trẻ đi tham quan biển (Sẽ giúp trẻ nhận thấy sự rộng lớn của biển bằng mắt thường và hiểu hơn về biển so với việc học trên lớp chỉ được nhìn biển qua tranh ảnh và lời nói của cô.)
Thông qua các buổi ngoại khóa còn giúp trẻ thích thú với hoạt động học và còn giúp trẻ gằn gũi với các bạn trong lớp hơn, đặc biệt là sự thích thú tìm tòi, khám phá của trẻ
Tuy nhiên không phải lúc nào tôi cũng tổ chức cho các cháu đi tham quan được. Vì thế mà có những tiết học làm quen môi trường xung quanh cần đến một ứng dụng mà ứng dụng đó hiện nay đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các môn học của tất cả các bậc học mà không riêng gì bậc học mầm non. Đó chính là ứng dụng của công nghệ thông tin trong làm quen môi trường xung quanh.
 Ứng dụng công nghệ thông tin:
Hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy làm quen môi trường xung quanh là rất cần thiết. Vì có những hình ảnh mà ta không thể cho trẻ xem bằng một bức tranh vẽ thông thường (ví dụ: mưa rơi, sắm sét, nước chảy.)
Vì thế mà ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy làm quen môi trường xung quanh là một giải pháp vô cùng hữu ích. Nó giúp cho hình ảnh sinh động hơn, từ đó sẽ thu hút sự chú ý của trẻ hơn trong tiết học hơn so với một tiết học ta dùng những tranh vẽ thường.Sử dụng công nghệ thông tin vào những tiết dạy sẽ kích thích khả năng tìm tòi, suy nghĩ của trẻ. Từ đó cũng giúp cho giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức đến với trẻ hơn.(Ví dụ: dạy về hiện tượng tự nhiện nếu nước trẻ nhận biết được mưa rơi thì có âm thanh thế nào? Hay là tiếng nước chảy. thì nếu ta ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách lồng ghép tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy thì sẽ giúp trẻ dễ dàng nhận biết được đều đó. Còn với tiết dạy mà ta không dùng ứng dụng công nghệ thông tin thì trẻ chỉ biết qua lời nói của cô thôi mà trẻ không thể cảm nhận bằng chính giác quan của mình)
Qua đó cho ta thấy hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy làm quen môi trường xung quanh đã trở nên cần thiết như thế nào. 
Tuy nhiên không phải bất kì ai cũng thành thạo và ứng dụng được công nghệ thông tin vào tiết dạy. Vì vậy, nó đòi hỏi chính bản thân của giáo viên phải luôn tìm tòi, học tập nhằm nâng cao trình độ và chất lượng trong từng tiết dạy làm quen môi trường xung quanh của mình.
Đối với bộ môn làm quen môi trường xung quanh không chỉ đơn thuần là lời nói hay hình ảnh mà có còn đòi hỏi sự thực hành trực tiếp. Vì học phải đi đôi với hành tức học rồi phải làm thì mới giúp trẻ nhớ lâu hơn từ đó mà tôi đã áp dụng phương pháp thí nghiệm cho tiết dạy của mình.
Thực hành thí nghiệm:
Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điề thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho cháu được hoạt động, được trải nghiệm, được thử đúng - sai và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ. 
Từ đó mà tôi luôn tự nghĩ và đã đưa một vài tiết thực hành thí nghiệm vào để dạy cho trẻ như:
Thí nghiệm: Dạy về không khí
Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ:
Trò chơi 1: “Bịt mũi”
Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? → không thở được
Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được
Cho cháu đứng vào chổ cô quy định, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? → Không khí ở xung quanh chúng ta.
Tôi kết luận: NHƯ VẬY KHÔNG KHÍ CÓ Ở XUNG QUANH CHÚNG TA.
 Tôi tiếp tục đặt tình huống: THẾ KHÔNG KHÍ CÓ BẮT ĐƯỢC KHÔNG? → Có cháu nói được có cháu nói không.
Tôi hỏi tiếp: LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BẮT ĐƯỢC KHÔNG KHÍ? → Lúc này các cháu đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp, để bắt không khí.
Tôi phát cho mỗi cháu một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắt không khí vào túi” → mỗi cháu đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi. Nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi.
Tôi tiếp tục gợi ý: “Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ” → Cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại.
 Sau đó tôi giải thích: KHÔNG KHÍ ĐANG Ở TRONG TÚI CỦA CÁC CON ĐẤY”.
Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí.(Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát → đó là không khí.)
Tiết học sôi động và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được.
Với tiết học này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm. Lại thêm một lần nữa tôi đã tác động vào các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc mình đang làm.
 Đối với tôi, tôi đã áp dụng nhiều vào tiết học của cháu về những đề tài khám phá khoa học và tất cả đều được sự hưởng ứng nhiệt tình, say mê của cách cháu. Tôi đã tự tin hơn khi tìm các đề tài cho trẻ sau này như:
Nhanh chậm
Thấm mau
Đổi màu
Đã được tôi đưa vào dạy và đạt kết quả cao, phụ huynh cũng đã đến kể cho tôi nghe về những thành quả cháu đã thí nghiệm ở nhà như: hoa đổi màu, nhuộm quảTôi thật sự phấn khởi với những phương pháp, biện pháp khi cho chúa thí nghiệm và điều tôi thích nhất là các cháu mang về nhà làm thí nghiệm cho bố mẹ xem.
Trong tất cả các biện pháp mà tôi thực hiện thì bản thân tôi cũng cần có sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường đặc biệt là sự phối hợp với phụ huynh trong lớp.
Phối hợp với phụ huynh:
Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục trẻ em. Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.
Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ ngay từ đầu thông qua các buổi họp phụ huynh tôi thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh vè nội dung chương trình học của bé cũng như tuyên truyền cho phụ huynh về bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi. Trong đó tôi đã đặc biệt chú trọng tới những chỉ số có liên quan tới bộ môn làm quen môi trường xung quanh như (chỉ số: 27, 28, 29, 82, 93, 94, 95, 96, 97, 98) và thống nhất một số biện pháp chăm sóc và dạy trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm cho trẻ khi ở nhà
Ngoài ra tôi kết hợp với ban phụ hunh của lớp và phối kết hợp cùng với nhà trường tổ chức các buổi dự giờ kiến tập về bộ môn làm quen mô trường xung quanh cho phụ huynh dự. Thông qua đó phụ huynh có thể hiểu hơn về bộ môn này và sẽ định ra hướng đúng để hướng dẫn cho trẻ khi ở nhà thông qua bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi mà tôi đã tuyên truyền cho phụ huynh.
Trong thời gian qua khi tôi áp dụng các biện pháp trên ứng dụng vào dạy cho trẻ bộ môn làm làm quen với môi trường xung quanh thì lớp tôi đã đạt được hiệu quả như sau:
 Bảng 2: số liệu sau khi thực hiện các giải pháp
STT
Khả năng tiếp thu của trẻ
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ
1
Loại tốt
10
27,7%
2
Loại khá
18
50%
3
Loại trung bình
5
14%
4
Loại yếu
3
8,3%
Từ bảng 2 cho ta thấy: kết quả sau khi áp dụng các biện pháp thì khả năng tiếp thu của trẻ trong bộ môn làm quen môi trường xung quanh tăng lên đáng kể (Loại tốt từ 6 trẻ tăng lên 10 trẻ, đạt tỷ lệ 11%, loại khá từ 10 trẻ tăng lên 18 trẻ, đạt tỷ lệ 22,2%). Bên cạnh đó thì tỷ lệ những trẻ tiếp thu kém bộ môn làm quen môi trường xung quanh cũng giảm đi đáng kể (Loại trung bình từ 13 trẻ giảm xuống còn 5 trẻ, đạt tỷ lệ 19,3%, loại yếu từ 8 trẻ đã giảm xuống còn 3 trẻ, đạt tỷ lệ 13, 9%).
Vậy qua thời gian tôi áp dụng các giải pháp trên cho lớp của tôi thì tôi thấy những giải pháp trên thật sự có hiệu quả, bằng chứng là sự thay đổi rõ rệt về khả năng nhận thức của trẻ thông qua bảng 1 và bảng 2.
Từ kết quả nêu trên bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
Bài học kinh nghiệm:
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy cho trẻ nên tôi rất quan tâm đến việc học tập của trẻ, tôi luôn cập nhận kịp thời những đồ dùng của lớp nhằm bổ xung thêm khi cần thiết
Bên cạnh việc giảng dạy hằng ngày ở trường thì tôi luôn dành thời gian để sưu tầm, tìm kiếm các tranh ảnh, đồ vật, con vật, hay tự tay làm những đồ dùng từ nguyên vật liệu địa phương để bổ xung thêm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ. Nhằm làm cho đồ dùng đồ chơi trong lớp thêm đa dạng và phong phú hơn.
Luôn tìm hiểu những nơi an toàn, gằn gủi để có thể hướng dẫn cho các cháu tham quan một cách thuận tiện mà đạt hiệu quả tốt nhất.
Là một giáo viên mới vào nghề nên tôi luôn tìm tòi học tập từ các chị em đồng nghiệp đi trước. Nhằm nắm vững kiến thức về chuyên môn, đặc biệt tôi luôn trao dòi kiến thức về công nghệ thông tin vì đây là một yêu cầu cần thiết và mang tính cấp bách trong công tác giảng dạy hiện nay.
Luôn tìm tòi, tạo ra những buổi học mang tính thực hành nhiều hơn để trẻ có thể tham gia một cách tích cực và hứng thú hơn so với tiết học làm quen môi trường xung quanh bằng hình ảnh và lời giảng của cô
Việc quan trọng hơn hết đó là sự phối hợp với phụ huynh của lớp tôi. Vì nếu cho trẻ làm quen ở trường không thì không thể nào đáp ứng được nhu cầu học hỏi của trẻ. Vì thế sự quan tâm của phụ huynh được tôi chú trọng rất nhiều
Trên đây là một số biện pháp, kinh nghiệm mà tôi đã thực nghiệm để “Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 5 – 6 tuổi”, để nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh phân loại ở trẻ khi được làm quen với môi trường xung quanh. 
Từ một số giải pháp và bài học nêu trên mà tôi đã đặt ra “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen môi trường xung quanh” thì tôi có một số kiến nghị như sau:
Kiến nghị
Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
 Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập cho bộ môn làm quen môi trường xung quanh như: tranh ảnh các con vật, hoa cỏ, cây cối., một số trang thiết bị phục vụ trong công tác giảng dạy như: đèn chiếu, tivi, đầu đĩa.để phục vụ cho công tác giảng dạy
 Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy cho giáo viên
Trên đây là “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen với môi trường xung quanh” mà tôi đã thực hiện. Vì thế, bản thân tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban Giám Hiệu nhà trường để tôi có thể tiếp tục đống góp những ý kiến của mình cho công tác giảng dạy nhiều hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn!
 Nhận xét của hội đồng sáng kiến Người viết
 Lê Thị Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docxthu1_8106.docx