Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học

* Mục đích –yêu cầu

- Cần cho trẻ nhận biết không khí xung quanh.

- Trẻ nhận biết nến cháy nhờ có khí ôxi. Khi khí ôxi hết thì nến sẽ bị tắt.

- Trẻ rút được ra nhận xét : cây nến nào cháy lâu nhất, tại sao ? Ôxi- không khí duy trì sự sống.

 * Chuẩn bị

- 3 cây nến, bật lửa.

- 2 ly thuỷ tinh lớn và nhỏ

 * Tiến hành:

Bước 1:

- Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị

- Hỏi trẻ: gắn cây nến lên đĩa bằng cách nào?

- Sau khi gắn xong đặt 1 đĩa nến ở ngoài, 1 đĩa còn lại được úp bởi 1 cái ly nhỏ. Cô hỏi trẻ : hiện tượng gì xảy ra ? cây nến nào cháy lâu hơn ?

 

doc 25 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1130Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không đúng quy cách, còn hơi chật hẹp nên trong quá trình sắp xếp đồ dùng đồ chơi để áp dụng dạy mọi lúc mọi nơi còn hạn chế. 
b. Thành công, hạn chế
Sau khi thực hiện, áp dụng vào một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học. Trẻ tham gia tích cực trong mọi hoạt động vui vẻ. Trẻ 
thích được học môn khám phá khoa học, trẻ biết sử dụng được một số kỷ năng cơ bản về về máy tính (Nhấp chuột, di chuột, bấm chuột...) 
Trẻ tự tin khi đứng trước mọi người, trả lời dõng dạc, biết cách trình bày ý kiến của mình với bạn bè và cô giáo.
Bản thân tôi cùng với bạn bè đồng nghiệp để rút ra một số kinh nghiệm, đồng thời xây dựng phiếu điều tra để tìm ra các biện pháp rèn luyện như sau:
Hiệu quả qua kiểm tra chất lượng kiến thức của trẻ tính ra số trẻ giỏi, trẻ khá, trẻ trung bình, trẻ yếu. Từ đó, tôi xây dựng phiếu điều tra, lên kế hoạch xây dựng biện pháp ôn luyện bằng nhiều hình thức trong các tiết học và ngoài các tiết học dưới mọi hình thức tôi thấy đạt kết quả tốt hơn so với đầu năm. Trẻ giỏi khá nhiều hơn, trẻ trung bình giảm bớt, trẻ yếu không có.
c. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh
 Trẻ được tham gia vào khám phá thế giới quanh mình một cách thoải mái vô tư thả sức khám phá thế giới quang trẻ và đã mạnh dạn trình bày ý kiến 
 Trẻ có cơ hội để được trò chuyện, được thể hiện mình, được làm người lớn, được giúp đỡ bạn bè
Rèn cho trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp
Qua các hoạt động trẻ thực hiện cô nắm được đặc điểm tâm sinh lý cũng như tính cách, nhận thức của trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ tốt hơn
 Qua đó thể hiện sự thân thiện giữa cô và trẻ. Quá trình theo dõi của cô thông qua các hoạt động của trẻ góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
* Mặt yếu
Lớp có 40 cháu nhưng có một số cháu chưa qua lớp mầm và lớp chồi nên kỷ năng khám phá của trẻ còn hạn chế 
Trong lớp có 5 cháu cá biệt, cháu không chú ý, mặt nhận thức của cháu hạn chế hơn nhiều so với trẻ khác. Dẫn đến thời gian hoạt động dành cho những cháu yếu hơi nhiều.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Được sự chỉ đạo của của Phòng GD&ĐT, của ban giám hiệu trường Mầm Non Krông Ana đã tổ chức chuyên đề về chương trình đổi mới về ngành học mầm non nói chung và môn học khám phá khoa học nói riêng.
Sự quan tâm, cách nhìn nhận của phụ huynh với con em mình về bậc học mầm non cũng như môn khám phá khoa học giữ vai trò vô cùng quan trọng. Luôn trăn trở mong muốn trẻ học tốt môn khám phá khoa học.
Là giáo viên mầm non để nhận thức của trẻ về môn khám phá khoa học cũng như việc đổi mới của ngành học mầm non hiện nay là rất phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước, đòi hỏi giáo viên mầm non phải học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp và tiếp cận với chương trình đổi mới để thực hiện dể dàng hơn, ngoài ra cần nhiệt, năng động và sáng tạo và có tâm huyết với nghề. 
Việc giúp trẻ khám phá khoa học rất quan trọng vì môn học này giúp trẻ tích luỹ một số vốn kiến thức sơ đẳng vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của trẻ có cái nhìn về thế giới quan tươi đẹp và sinh động hơn cho tương lai trẻ sau này. 
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
	Để dạy trẻ nắm vững một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học. Trẻ tham gia tích cực trong mọi hoạt động vui vẻ, thoải mái. Trẻ thích được học môn khám phá khoa học, trẻ biết sử dụng được một số kỷ năng cơ bản về máy tính (Làm quen với các thao tác trên máy tính) trẻ biết được thế giới quanh trẻ biết bao điều mới lạ và diệu kỳ. Để cho trẻ áp dụng vào thực tế cho tương lai sau này của trẻ.
Xác đinh loại tiết để chọn phương pháp thích hợp, lấy trẻ làm trung tâm: Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý, kích thích trẻ họat động, sáng tạo tích cực.
Phát huy tính tích cực cho trẻ: Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ suy nghỉ và tự hành động, thậm chí còn để trẻ tự suy nghỉ cả bài mới là biện pháp kích thích gợi mở hương dẫn để trẻ hoạt động tích cực (dựa vào sự nhận thức của học sinh) Dạy học vừa sức: Để đảm bảo tình vừa sức cho trẻ những kiến mới truyền đạt cho trẻ cần được phức tạp dần được cũng cố dần qua các bài tập luyện phong phú và được ứng dụng vào các dạng hoạt động khác nhau của trẻ như vậy sự mở rộng dần, phức tạp dần nội dung dạy học sẻ giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức và kỹ năng tạo cho trẻ hứng thú khám phá khoa học. Kiến thức suy luận thông qua hoạt động mà tư duy và ý thức phát triển tốt 
Sử dụng đồ dùng trực quan: Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắc kích thước phong phú. Đồ dùng trực quan “Là biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả, gây sự hứng thú chính là đồ dùng trực quan nhằm giúp trẻ lĩnh hội, nội dung học tập, mặt khác việc sử dụng đồ dùng trực quan đẹp cộng với sự khéo léo của giáo viên sẻ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác và khắc sâu vào tâm trí của trẻ hơn. 
Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi: Thông qua các môn học khác lồng ghép đan cài các hoạt động. Trong quá trình sử dụng lồng ghép đan cài cô nên sử dụng trực quan và thực hành, thiết kế hình thức “Học mà chơi, chơi mà học” thông qua hình ảnh chơi nhẹ nhàng để trẻ hứng thú và tích cực hoạt động thì hiệu quả học đếm tốt hơn. Sử dụng trò chơi: Nhằm tạo cho trẻ thoải mái ''Học mà chơi, chơi mà học''
Củng cố các kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ vận dụng các kiến thức vào trong cuộc sống, ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là cách hữu hiệu giúp cho chất lượng dạy học ngày càng nâng lên. Tôi luôn chú trọng đến việc ôn tập cho trẻ vì đặc điểm của trẻ là mau nhớ nhưng cũng rất mau quên nên phải thường xuyên củng cố. 
Hệ thống câu hỏi giúp trẻ phát huy được tính tích cực sáng tạo, giúp trẻ nắm được kiến thức một cách lôgic, câu hỏi đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Trao đổi với phụ huynh thống nhất phương pháp dạy. Lập kế hoạch kèm cháu yếu
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
Xác đinh loại tiết để chọn phương pháp thích hợp. Sử dụng đồ dùng trực quan: Tăng cường làm đồ dùng, tìm tranh ảnh phù hợp và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng hình ảnh đa dạng phong phú.
Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi .
Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ kiến thức khám phá thế giới xung quanh 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Hệ thống câu hỏi, phù hợp với đặc điểm của từng cháu để cháu hiểu và nắm rỏ kiến thức cần truyền đạt.
Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý, kích thích họat động, sáng tạo tích cực.
Tăng cưòng làm đồ dùng hình ảnh sinh động và và chú trọng sử dụng trực quan. Biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả là gây sự chú ý của trẻ bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của giáo viên khi sử dụng hình ảnh trực quan giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, có tu duy và độ chính xác cao. 
Thông qua các môn học khác lồng ghép đan cài các hoạt động. Củng cố các kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ vận dụng các kiến thức vào trong cuộc sống, ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là cách hữu hiệu giúp cho chất lượng dạy học ngày càng nâng lên. Tôi luôn chú trọng đến việc ôn tập cho trẻ vì đặc điểm của trẻ là mau nhớ nhưng cũng rất mau quên nên phải thường xuyên củng cố. 
Biện pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất :
 Đồ dùng , trực quan, đồ chơi phục vụ tiết học như : Bàn ,ghế ,bảng ,tranh, mô hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, vật mẫu ... Cần phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt động. Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ, tôi thường sử dụng đồ thật, vật thật hoặc hình ảnh động cho tiết học sinh học .
Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghị với BGH nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ dùng dạy học như : Bảng , tranh ảnh, lôtô, và với mỗi tiết cần có đồ dùng để phục vụ thật đầy đủ. Với các bậc phụ huynh vận động họ mua thêm đồ dùng , tranh ,truyện , đặc biệt là tranh, sách, ảnh về các con vật, cây cối, hoa lá, quả ... Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, đồng dao để làm phong phú vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ . 
Với chính bản thân mình tôi tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như : vải vụn làm dối , cọng rơm khô làm mái nhà, sưu tầm lá khô với nhiều màu sắc , hoa ép khô ,vỏ cây khô để làm tranh ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò ... để bổ xung gia đồ chơi của trẻ
Biện pháp 2: Bổ xung đồ chơi 
 Được nhà trường cấp cho tranh dạy môi trường xung quanh, lô tô các loại... Ngoài ra tôi còn tự làm đồ dùng phục vụ tiết dạy, các loại tranh ảnh, hình ảnh các con vật, cây cỏ, hoa lá ... Sưu tầm tranh có hình ảnh đẹp sử dụng trong việc cho trẻ LQVMTXQ . Tận dụng các hình ảnh ở đốc lịch, bìa, hoạ báo, ảnh cũ..., vừa trang trí lớp vừa làm đồ dùng đồ chơi .
 Tôi tận dụng bìa cát tông có dây dật thật sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú với trẻ. Sau đó để trẻ tự điều khiển, để trẻ biết con vật này có chân hay có cánh, có chân thì biết chạy có cánh thì biết bay .
 Tôi để cho trẻ tự làm một sản phẩm như tranh vẽ về các con vật, cỏ cây, hoa lá, hoặc các sản phẩm nặn những đồ vật xung quanh trẻ, các sản phẩm tạo hình, tranh từ những phế liệu, cô và trẻ cùng làm thể hiện vốn hiểu biết phong phú của trẻ về MTXQ .
 Tôi sưu tầm những bài thơ về môi trường xung quanh, sau đó dùng hình ảnh minh hoạ và có chữ viết đi cùng. Vừa giúp trẻ củng cố hình ảnh vừa để trẻ rèn luyện ngôn ngữ. Từ đó tư duy của trẻ cũng phát triển.
Với những đồ dùng, đồ chơi được phát và tự làm khi tôi đưa vào sử dụng trong tiết dạy môi trường xung quanh, tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú học, trẻ hiểu biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa ra, so sánh và phân loại cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ rất phát triển, trẻ thuộc rất nhiều thơ ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các câu đố về các con vật, các cây hoa, các loại quả ...Tư duy của trẻ cũng nhanh và chính xác hơn .
Biện pháp3: Xây dựng góc “bé với thiên nhiên ” 
 Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi tìm đọc các loại sách về thiên nhiên, các tranh ảnh về thế giới tự nhiên .
 Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như: cây vạn niên thanh , cây hoa hồng, cây hoa đồng tiền Dàn dây leo.
 Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách về con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt  Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách (có que chỉ cho việc đọc sách). Đọc sách theo từng chữ, từng dòng, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô hoa lá ép khô, các loại hạt Có ngắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ rễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những dồ chơi ấy. Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc trai ,sò  vỏ trứng vệ sinh sạch sẽ vừa làm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm .
 Các tranh , lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm .
 Ví dụ : Tôi phân loại lô tô : 
 - Lô tô con vật xếp vào một ô .
 - Lô tô các loại quả xếp vào một ô. 
 Đối với tranh đều có chữ cái tương ứng ở dưới cũng được phân loại xếp gọn gàng và rễ kiếm .
 Tôi cố gắng tạo cho trẻ có góc chơi rộng rãi với các nguyên vật liệu khác nhau để trẻ được trải nghiệm .
Biện pháp4: Làm giàu vốn hiểu biết về môi trường xung quanh
 Biểu tượng về thế giới xung quanh, đưa đến với trẻ qua nhiều hình thức :
 Câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, tranh ảnh, đồ vật, vật thật  Giúp trẻ không bị nhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá thành biểu tượng của mình.
Ví dụ : Cho trẻ làm quen với con gà: 
“ Con gì mào đỏ.
Lông mượt như tơ
Sáng sớm tinh mơ.
Gọi người thức dậy (Con gà)
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với con cua:
“ Con gì mặc yếm đội mai. 
 Hai càng tám cẳng suốt đồi bò ngang”
 Trẻ đoán ngay được đó là con cua . Nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con cua được chính sác là con cua có hai càng to, có tám chân này, lại bò ngang nữa. 
 Cho trẻ làm quen với con cá, tôi dùng câu đố :
“Nhỡn nhơ bơi lội lượng vòng 
Đuôi mềm như giải lụa hồng xòe ra
Không đi trên cạn mà bơi dới hồ” 
 Trẻ trả lời đó là con cá. Nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm cụ thể, có vây có đuôi, vẩy, môi trường sống của chúng
 Từ đó trẻ có thể so sánh xem con cá và con cua có đặc điểm gì giống nhau, có đặc điểm gì khác nhau? Sau đó trẻ có thể phân nhóm .
 Ngoái ra tôi còn dùng cách khác để vào bài cung cấp biểu tượng thế giới xung quanh cho trẻ, qua hình ảnh mô hình, con vật thật, làm giàu biểu tượng cho trẻ bằng cách làm các thí nghiệm 
VD: Cuộc chạy đua cua ba cây nến
 * Mục đích –yêu cầu
- Cần cho trẻ nhận biết không khí xung quanh. 
- Trẻ nhận biết nến cháy nhờ có khí ôxi. Khi khí ôxi hết thì nến sẽ bị tắt.
- Trẻ rút được ra nhận xét : cây nến nào cháy lâu nhất, tại sao ? Ôxi- không khí duy trì sự sống.
 * Chuẩn bị
- 3 cây nến, bật lửa.
- 2 ly thuỷ tinh lớn và nhỏ
 * Tiến hành:
Bước 1:
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị
- Hỏi trẻ: gắn cây nến lên đĩa bằng cách nào?
- Sau khi gắn xong đặt 1 đĩa nến ở ngoài, 1 đĩa còn lại được úp bởi 1 cái ly nhỏ. Cô hỏi trẻ : hiện tượng gì xảy ra ? cây nến nào cháy lâu hơn ?
 Bước 2:
- Cô tiếp tục đốt 1 cây nến nữa và úp lên bởi cái ly lớn. Cô hỏi trẻ : hiện tượng gì xảy ra ? cho trẻ dự đoán cây nến nào cháy lâu nhất trong 3 cây nến ?
 Bước 3:
 - Cô cho trẻ quan sát cho đến khi 2 cây nến ở trong ly tắt dần. Cho trẻ rút ra kết luận. Nến với nhiều không khí xung quanh có thể tiếp tục cháy sau khi hai cây nến ở trong ly đã tắt. Cây nến trong ly lớn có nhiều không khí hơn nên sẽ cháy lâu hơn cây nến trong ly nhỏ.
 Trong quá trình thực hiện, tôi thấy trẻ rất hứng thú, phát triển khả năng tư duy cao. Trẻ biết đặt ra những câu hỏi “Tại sao” trước những hiện tượng lạ, từ đó thu nhận được những hiểu biết, những vốn kinh nghiệm nhất định để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những giờ thí nghiệm, tập trung cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả. Qua đó khơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá. Trẻ bắt đầu để ý những biến đổi của sự vật hiện tượng xung quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan và có sự trao đổi với cô, với bạn.
 Biện pháp5: Rèn trẻ thông qua tiết dạy 
Vì cho trẻ LQVMTXQ, nên trong mỗi tiết với mỗi mẫu vật, hay clip, tôi đều cho trẻ quan sát kỹ, cho tẻ đưa ra nhiều ý kiến nhận xét để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm vật mẫu .
Ví dụ : Làm quen với con cua, trẻ đã tìm được đặc điểm của con cua có hai càng to, tám chân Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “ các con có biết con cua nó đi như thế nào không? ” Trẻ trả lời được là con cua bò ngang, tôi dùng que chỉ rõ, cua có mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng.
Như vậy không những trẻ biết được cua có những đặc điểm gì mà trẻ còn biết môi trường sống của chúng, cách vận động, (Đi như thế nào ?) các bộ phận cơ thể ra sao. Nắm rõ đặc điểm trẻ quan sát dễ hơn, từ đó so sánh rất rõ ràng và phân loại cũng rất tốt.
Trong tiết dạy môi trường xung quanh tôi lồng ghép thích hợp các môn khác như : Toán , âm nnhạc , tạo hình ,văn học để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề sâu và rộng hơn.
Ví dụ : Trong tiết dạy làm quen với động vật sống dưới nước.
Tôi cho trẻ thi “ đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn. 
“ Nhà hình soắn lằm ở dước ao
Chỉ có một cửa ra vào mà thôi
Mang nhà đi khắp mọi nơi
Không đi đóng cửa nhỉ ngơi một mình .”
 ( con ốc ) 
Cũng gọi là quả 
Chẳng ở trên cây
Có vẩy có vây
Bơi lội suốt ngày
Giữa dòng nước mát
 ( con cá quả)
Như vậy trẻ được câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích thích tư duy, làm phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc... Trong tiết dạy tôi cũng lồng ghép toán sơ đẳng, LQ với con cua, cô và trẻ cùng đếm số chân cua .
Tôi đưa âm nhạc xen kẽ giữa các phần chuyển tiếp trong tiết dạy để tiết dạy thêm hào hứng, sôi động.
Trong tiết dạy tôi cũng kích thích khẳ năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ bằng cách gắn hoặc dán để hoàn thiện bức tranh .Tôi thường tổ chức các trò chơi trong tiết học. Các trò chơi động, trò chơi tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, tiết dạy vui tươi, trẻ thêm phần hoạt bát nhanh nhẹn. Với mỗi hình ảnh cho trẻ làm quen đều có từ tương ứng ở dưới để rễ nhận biết được chữ cái mình đã học .
Biện pháp6: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ.
Biết được kỹ năng và nghệ thuật dạy trẻ làm quen với MTXQ cũng chưa thật sáng tạo, nên bản thân tôi khắc phục bằng cách: Thường xuyên học tập bạn bè đồng nghiệp, luyện tập giọng nói sao cho thật truyền cảm, tác phong dạy sao cho nhẹ nhàng, linh hoạt.Về kiến thức phải nắm vững phương pháp dạy, cung cấp cho trẻ kiến thức dù đơn giản  nhưng cũng phải thật chính xác. Tận dụng mọi thời gian để tự rèn luyện mình, dù ở lớp hay ở nhà . Sử dụng bộ tranh cho trẻ LQVMTXQ, theo nội dung từng bài, theo đúng chương trình. Luôn nắng nghe, tiếp thu ý kiến nhận xét, của BGH sau mỗi tiết dạy, để từ đó phát huy những mặt tốt, khắc phục những hạn chế.
+ Về cách tiến hành :
Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những cách vào bài khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ. có thể dùng câu đố, bài hát Để trẻ nhận biết đối tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình.
Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, trẻ được quan sát thật kỹ, trẻ biết đưa ra ý kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu hỏi gợi mở của cô, cứ mỗi lần làm quen như vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài. Trẻ không những hiếu về vật đó mà còn có cách ứng xử, hành động với chúng. Sau khi trẻ được làm quen đối tượng( trong 1bài ) tôi cho trẻ so sánh 2 đối tượng một, để trẻ có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ phân loại trong các trò chơi. Tổ chức các trò chơi trong mỗi tiết dạy, tôi tổ chức đan xen trò chơi động với trò chơi tĩnh, làm cho không khí tiết dạy vui tươi hào hứng và hiệu quả. Trong các tiêt học khác tôi cũng lồng ghép kiến thức môi trường xung quanh để củng cố vốn hiểu biết về biểu tượng đã có của trẻ.
 Ví dụ : Trong tiết làm quen với chữ cái I ,T , C 
Cô đưa tranh hình “con voi ” Cô và trẻ cùng đàm thoại về con voi để trẻ biết được hình dạng, môi trường sống, thức ăn và cách vận động của nó. Trong hoạt động khác của trẻ, tôi có thể cung cấp kiến thức cũ, tận dụng mọi lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ. Trong hoạt động góc, trẻ được chơi ở góc thiên nhiên. trẻ tưới cây, nhặt lá, bắt sâu, xem sách về môi trường xung quanh. Đặc biệt trẻ được chơi nhiều đồ vật thật, khi được hoạt động nhiều với đồ vật thật, trẻ được nhìn, sờ, nắm, ngửi  Từ đó có hình ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh trẻ, không thế mà tôi còn phát huy tính sáng tạo của trẻ bằng cách cho tẻ làm tranh từ nguyên liệu thiên nhiên như : Hoa, lá ép khô, vỏ cây, coọng rơm, vỏ thuỷ sản . Qua các buổi dạo chơi ,thăm quan , hoạt động ngoài trời , dã ngoại  khi trẻ quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra chọn vẹn đối tượng đó .
Ví dụ : Cô và trẻ quan sát cây hoa hồng, hướng trẻ nhận biết màu sắc cánh hoa. Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn, các mép của lá có răng cưa. Đưa hoa nên ngửi có mùi thơm. Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh.
Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá thế giới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Tôi cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của mỗi người , về mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục Bảo vệ môi trường. Với trẻ mặc dù kiến thức rất đơn giản như tạo cho trẻ thói quen vứt rác đúng nơi quy định và ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
Biện pháp7: Kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh
Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ quên, nếu không được luyện tập thường xuyên thì sau ngày nghỉ sẽ quên lời cô dạy.Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu được tính cách trẻ và để phụ huynh luyện thêm cho trẻ .
Cháu Tuấn , cháu Hoàng rất thích đọc câu 

Tài liệu đính kèm:

  • doc50SKKN Phạm Thị Ngọc MN Krông Ana.doc