Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Theo triết học Mac- Lênin: ngôn ngữ là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã

hội. Tư duy và ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong quá trình lao động

Như Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng

quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó.”

Ngôn ngữ là tiếng nói, có một vị thế hết sức quan trọng đối với sự phát

triển toàn diện của một con người nói chung và trẻ em nói riêng. Nó là một trong

những cơ sở, tiền đề để cho trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần.

Ngôn ngữ giúp cho sự phát triển tư duy của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện giúp

cho trẻ em giao tiếp với mọi người và giúp trẻ dễ dàng hoà đồng vào cuộc sống

một cách thân thiện nhất. Đồng thời, thông qua giao tiếp giúp trẻ phát triển trí

tuệ để nhận biết thế giới xung quanh và phát triển tình cảm của trẻ.

Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của

trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những

kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu tiên

là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt

động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần

chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nó

thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể

có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát

triển hơn.

pdf 31 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 2378Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mùa 
xuân 
- Thả đỉa ba ba, cưỡi nghựa 
nhong nhong 
- Hái hoa bỏ giỏ 
- Lộn cầu vồng 
- Hoạt động ngoài trời 
 3 
Thực vật 
- Trò chơi: Gieo hạt. hái hoa bỏ 
giỏ 
- Bổ quả cam 
- Trồng cây chuối 
- Hoạt động ngoài trời 
- Hoạt động chièu 
 4 
Động vật 
- Trò chơi: Con thỏ;Thả đỉ ba 
ba; Méo đi câu cá; Chú thỏ con 
- Con muỗi, con nhện 
- Hoạt động ngoài trời 
- Hoạt động chiều 
 5 
Mùa hè, thủ 
đô hà nội và 
Bác Hồ 
- Trời nắng, trời mưa 
- Bịt mắt bắt dê 
- Hoạt động ngoài trời 
4.2. Biện pháp 2: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi trẻ nhà 
24 – 36 tháng tuổi. 
Như chúng ta biết kho tàng các trò chơi Việt Nam vô cùng phong phú và 
đa dạng, nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ. Vì thế giáo viên 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 7
nên có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi, cách chơi đơn 
giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Giáo viên không nên chọn trò chơi có nội dung quá khó vì 
những trò chơi phức tạp không những không giúp trẻ phát triển mà ngược lại trẻ 
sẽ rất lúng túng, thụ động, chán nản trong quá trình chơi. 
Bên cạnh đó đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi lại khác nhau. Mỗi độ 
tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì 
thế các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp từng độ tuổi, đặc 
điểm tâm sinh lý của trẻ. 
Cụ thể như : 
Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 -36 tháng tuổi : khả năng chú ý có chủ định còn 
kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi dễ, 
đơn giản mang tính bắt chước và luật chơi không quá phức tạp như: “ Chi chi 
chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “ Dung dăng dung dẻ v..v.. 
* Khi lựa chọn các trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ, tôi thực 
hiện theo các tiêu chí sau: 
 - Trò chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Lời đồng dao ngắn gọn. 
 - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm. 
 - Trò chơi phải gây được sự hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ. 
 - Trò chơi khi tổ chức cho trẻ chơi phải có sự tham gia của tập thể lớp hoặc 
nhóm trẻ trong lớp. 
 - Trò chơi giúp củng cố tư duy, phát triển ngôn ngữ, vận động và kỹ năng 
cho trẻ. 
 Từ những tiêu chí trên tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ nhà trẻ: 
“ Kéo cưa lừa xẻ”, “ Chi chi chành chành”, “Lộn cầu vồng”, “ Nu na nu nống”, 
“ Dung dăng dung dẻ”, “Thả đỉa ba ba”, “ Cô giáo’, 
 4.3 Biện pháp 3. Sử dụng trò chơi dân gian để rèn luyện phát âm và phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. 
 Trò chơi: Chi chi chành chành 
 Chi chi chành chành 
 Cái đanh thổi lửa 
 Con ngựa đứt cương 
 Ba vương ngũ đế 
 Cắp kế đi tìm 
 ù à – ù ập ! 
1. Mục đích: 
 - Kích thích trẻ đọc thông qua cách gieo vần điệu của lời thơ. 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 8
 - Luyện phát âm bằng các từ ngữ được lặp đi lặp lại (chi chi, chành chành, 
ù à, ù ập) 
 - Trò chơi được kết hợp giữa lời nói và hành động nên kích thích trẻ chơi, 
đặc biệt khi chính trẻ phát âm. 
2. Cách tiến hành: 
 Cô cho trẻ ngồi xung quanh cô, tay trái của cô xoè ra, ngón trỏ phải cô và 
cháu chấm vào lòng bàn tay trái của cô theo nhịp đọc, khi đọc đến câu cuối cô 
đọc chậm rồi nắm tay trái lại ngón trỏ nhấc lên thật nhanh (khi thì nắm chắc 
được ngón trỏ, khi thì không nắm được tạo cho trẻ sự thích thú). 
Ảnh: Cô và trẻ chơi trò chơi “Chi chi chành chành” 
 Trò chơi: Dung dăng dung dẻ 
1. Mục đích: 
 - Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói. 
 - Trẻ biết chơi cùng bạn, Phát triển vận động ở trẻ. 
2. Cách tiến hành: 
 Cô giáo và 5 – 6 trẻ dắt tay nhau đi quanh phòng vừa đi vừa đọc. 
 Dung dăng dung dẻ 
 Dắt trẻ đi chơi 
Đến ngõ nhà trời 
Lạy cậu lạy mợ 
Cho cháu về quê 
 Cho dê đi học 
 Cho cóc ở nhà 
Cho gà bới bếp 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 9
 Xì xà xì xụp 
 Đến câu cuối “xì xà xì xụp” cô và trẻ cùng ngồi xuống. Sau đó trò chơi lại 
được lặp lại. 
Ảnh: Cô và trẻ chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ” 
Trò chơi : Nu na nu nống 
1. Mục đích: 
 - Luyện tập phản ứng nhanh khi thay đổi tư thế vận động. 
 - Luyện tập cho trẻ nói nhanh lưu loát. 
2. Cách tiến hành: 
 Cô cho 6 – 8 trẻ ngồi thành hình vòng cung hai chân duỗi thẳng. Cô ngồi 
đối diện với trẻ, vừa đọc thơ vừa lần lượt dùng tay chạm hết chân trẻ này đến 
chân trẻ khác. Khi đọc đến từ “Chạy” tất cả trẻ chạy trốn mưa. Nhưng lần đầu cô 
đứng lên chạy và khuyến khích trẻ chạy theo. 
 Nu na nu nống 
Thấy động mưa rào 
Rủ nhau chạy vào 
Chạy ! Chạy ! Chạy! Chạy 
Cô nói “tạnh mưa rồi” trẻ chạy lại chỗ chơi như trước. 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 10 
Ảnh: Cô và trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống” 
Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ 
1. Mục đích: 
 - Trẻ tập phối hợp với nhịp điệu. 
 - Luyện phát âm cho trẻ . 
2. Cách tiến hành: 
 Cô cho trẻ ngồi đối diện nhau từng đôi một trẻ cầm tay nhau từ từ kéo về 
một phía rồi lại đẩy ra theo nhịp đọc: 
Kéo cưa lừa xẻ 
 Ông thợ nào khoẻ 
Về ăn cơm vưa 
 Ông thợ nào thua 
 Về bú tí mẹ. 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 11 
Ảnh Cô và trẻ chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ 
Trò chơi: Lộn cầu vồng 
1. Mục đích: 
 - Kích thích hứng thú ở trẻ khi trẻ chơi 
 - Luyện khả năng phát âm, khả năng đọc lưu loát ở trẻ. Trẻ biết phối hợp 
chơi cùng bạn. 
2. Cách tiến hành: 
 Từng đôi trẻ đứng đối diện nhau đu đưa sang hai bên theo nhịp thơ, mỗi 
lần đưa tay sang là ứng với một tiếng. 
Lộn cầu vồng 
 Nước trong nước chảy 
 Có cô mười bảy 
 Có chị mười ba 
 Hai chị em ta 
 Ra lộn cầu vồng. 
 Đọc đến câu cuối “Ra lộn cầu vồng” cả hai cùng giơ tay lên đầu, chui qua 
tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau, hạ tay xuống dưới rồi tiếp tục đọc lần 
hai, cách vung tay cũng giống như lần một đọc đến tiếng cuối cùng lại chui qua 
tay nhau, lộn trở lại tư thế ban đầu. 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 12 
 Ảnh: Cô và trẻ chơi trò chơi “Lộn cầu vồng” 
4.4. Biện pháp 4: Chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết trước khi tổ chức 
cho trẻ chơi các trò chơi. 
a. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các trò chơi. 
 Đồ dùng, đồ chơi của các trò chơi cũng vô cùng đa dạng và phong phú, nó 
mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò 
chơi. Mỗi trò chơi có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu 
nó trò chơi không thể tiến hành được. 
 Ví dụ: Trong trò chơi : “Bịt mắt bắt dê” đòi hỏi phải có dải vải hoặc dải 
khăn để bịt mắt: trò chơi “Tập tầm vông” không thể diễn ra nếu thiếu một đồ vật 
nhỏ để cho trẻ đoán 
 Chính vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nào đó giáo viên 
cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi, cũng như việc phải chuẩn bị 
những loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi đó. 
 Lựa chọn cho trẻ chơi trò chơi giáo viên cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo, 
nhưng phải lấy mục tiêu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi của 
trẻ là tiêu chí quan trọng. Giáo viên có thể thay đổi hình thức chơi, đồ dùng, 
dụng cụ của trò chơi với chất liệu khác hiện đại, an toàn hơn nhưng vẫn đảm bảo 
nội dung chủ yếu và tác dụng giáo dục của trò chơi. 
b. Dạy trẻ đọc thuộc lời ca của trò chơi (đối với những trò chơi có lời đồng 
dao). 
 Đặc trưng của trò chơi đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ miệt mài thực 
hiện các vận động của mình mà trẻ thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng 
dao nào đó. Các lời đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 13 
hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, xong bài nào cũng 
phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. 
 Ví dụ như chơi : “ Chi chi chành chành” 
 Trẻ hát : Chi chi chành chành 
 Cái đanh thổi lửa 
 Con ngựa đứt cương 
 Ba vương ngũ đế 
 .. 
Câu hát không có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không 
thể tiến hành. 
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì 
vậy tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước 
khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động 
ngoài trời, hoạt động chiềuKhi trẻ đã thuộc lời đồng dao tôi tổ chức cho trẻ 
chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó vì vậy trẻ chơi rất hứng thú và 
tích cực tham gia trò chơi. 
c. Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi 
 Mỗi trò chơi có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi 
vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi 
đông và đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng như: “ Rồng rắn lên mây”, “Cưỡi ngựa 
nhong nhong”, “ Dung dăng dung dẻ”Nhưng cũng có trò chơi tĩnh trẻ hay 
chơi theo các nhóm nhỏ như: “ Kéo cưa lừa xẻ”, “ Tập tầm vông”, “ Chi chi 
chành chành”, “ Nu na nu nống” 
 Chính vì vậy giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của 
từng trò chơi, để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ 
chơi. 
 4.5. Biện pháp 5: Sáng tạo một số trò chơi nhằm phát triển khả năng nghe, 
phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ và tổ chức các trò chơi phù hợp với 
các hoạt động trong ngày. 
 Tổ chức các trò chơi cho trẻ phù hợp với các hoạt động trong ngày là rất quan 
trọng. Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế 
hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ 
chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ 
được gần gũi với thiên nhiên khám phá các hiện tượng thiên nhiên và phát triển 
thể chất, còn ở hoạt động chơi với đồ chơi trẻ lại được mở rộng thêm về kinh 
nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy giáo viên cần chú ý lựa 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 14 
chọn thời điểm tổ chức các trò chơi cho phù hợp với từng hoạt động trong ngày 
cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non. 
*Hoạt động vui chơi ngoài trời: 
Tận dụng không gian rộng và thoáng mát, giáo viên nên tổ chức cho trẻ 
chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như: “Bịt 
mắt bắt dê”, “Cưỡi ngựa nhong nhong”, “Dung dăng dung dẻ” 
*Hoạt độngchơi- tập buôỉ sáng và hoạt động chơi tập buổi chiều 
(chủ yếu diễn ra trong phòng nhóm): Nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tĩnh 
nhằm phát triển nhận thức cho trẻ chơi “Tập tầm vông” 
Ảnh 6: Cô và trẻ chơi chơi “Tập tầm vông” 
*Hoạt động chơi với đồ chơi : 
Nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm nhỏ trong một 
 không gian hẹp như: “ Kéo cưa lừa xẻ”, “ Chi chi chành chành”, “ Dệt vải” 
Đặc biệt khi tích hợp trò chơi trong hoạt động chung giáo viên cần lực 
chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực. 
 Ví dụ: 
Với lĩnh vực phát triển thể chất: Nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm 
rèn luyện thân thể khỏe mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ 
phải mạnh mẽ, nhanh chân nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới 
có thể tham gia vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và 
năng động. 
Trò chơi: “ Chi chi chành chành” yêu cầu trẻ phải nhanh tay, nhanh 
miệng vì nếu câu cuối bài là “ ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không rút kịp tay 
ra, ngón tay của trẻ bị giữ lại như thế là thua. 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 15 
Với trò chơi: “ Dung dăng dung dẻ” trẻ nắm tay nhau dàn hàng ngang đọc 
hết bài đồng dao thì cùng nhau ngồi thụp xuống, rồi lại đứng lên đọc tiếp. Như 
vậy trẻ phải được tham gia thường xuyên giúp trẻ rèn luyện và phát triển các vận 
động tinh và vận động thô. Từ đó trẻ có cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn để tham 
gia tốt các trò chơi. 
Trò chơi: “ Cưỡi ngựa nhong nhong”: Trẻ vừa chạy vừa làm động tác 
cưỡi ngựa. Qua trò chơi rèn luyện thân thể khỏe mạnh, hoạt bát và năng động. 
Với lĩnh vực nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt, văn học khi lựa chọn 
các trò chơi cần đáp ứng được các tiêu chí sau: 
+ Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. 
+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
+ Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ. 
+ Cung cấp cho trẻ những kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ 
dùng, đồ chơi. 
Ví dụ: 
 Lời đồng dao của trò chơi “ Cưỡi ngựa nhong nhong” 
 Nhong nhong nhong 
 Ngựa ông đã về 
 Cắt cỏ bồ đề 
 Cho ngựa ông ăn” 
 Lời đồng dao đã giúp trẻ nhận biết được con vật quen thuộc. 
 Trò chơi : “Tập tầm vông” giúp trẻ nhận biết được đồ vật quen thuộc, màu 
sắc của đồ vật. 
Với lĩnh vực âm nhạc ; nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như 
các trò chơi : “ Kéo cưa lừa xẻ” , “ Tập tầm vông” 
Ngoài ra, khi lựa chọn các trò chơi trong hoạt động chơi - tập buổi sáng, 
một điều cần lưu ý đó là: phải lựa chọn phù hợp với đề tài và chủ đề của bài dạy. 
Chủ đề: Các bác các cô trong trường mầm non 
 - Mục đích: 
 + Luyện cho trẻ khả năng nhận biết, phân biệt được các đồ dùng của cô 
giáo, các bác cấp dưỡng. 
 + Trẻ nói được tên một số đồ dùng của cô giáo, các bác cấp dưỡng nhằm 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
 - Hướng dẫn: 
 + Tập cho trẻ đọc thuộc lời của trò chơi. 
 + Trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa của trò chơi. 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 16 
 * Trò chơi: Nấu ăn 
 Cái chảo cái nồi (2 tay làm hình vòng tròn to và nhỏ). 
 Cái chiên cái nấu (2 tay làm động tác cầm xan xới). 
 Cái to cái nhỏ (2 tay đưa trước ngực xòe ra (to),chụm lại (nhỏ)). 
 Giúp bé nấu cơm (1 tay làm động tác cầm bát, 1 tay làm động tác cầm thìa 
xúc cơm). 
 * Trò chơi: Cô giáo 
 Cô giáo em 
Là lá la (2 tay vỗ vào vai) 
 Cô hay cười (2 tay chỉ lên miệng) 
 Đầu rung rung (lắc đầu rung rung) 
 Ảnh: Cô và trẻ chơi trò chơi “Cô giáo” 
 Chủ đề : Bé và các bạn 
 - Mục đích: 
 + Giúp trẻ ôn lại đặc điểm một số bộ phận trên cơ thể, nhận dạng hình 
dáng đặc trưng, vị trí và mối quan hệ của bản thân và các bạn. 
 + Giúp trẻ thư giãn trong các hoạt động nhận thức. 
 + Phát triển ngôn ngữ, thể lực, rèn cơ quan phát âm cho trẻ. 
 - Hướng dẫn: 
 + Tập cho trẻ đọc thuộc lời của bài thơ. 
 + Tập cho trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa của lời của trò chơi. 
 * Trò chơi: Bè bạn 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 17 
 Bé và bạn (Đưa 2 bàn tay chỉ vào mình và bạn). 
 Oẳn tù xì (2 trẻ quay vào nhau và oẳn tù tì). 
 Chơi bắn bi (Làm động tác bắn bi). 
 Ôi thích quá (vỗ tay). 
* Trò chơi: Hai bàn tay 
 Bàn tay nắm lại 2lần (lần lượt nắm từng bàn tay đưa lên trước ngực). 
 Đập bàn tay nhé (vỗ tay). 
 Bàn tay nắm lại 2lần (lần lượt nắm từng bàn tay đưa ngang vai). 
 Lắc chúng xoay đi nào (hai tay ngang vai và xoay tròn bàn tay). 
 Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của lớp bé 
 – Mục đích: 
 + Luyện cho trẻ khả năng phân biệt các đồ dùng trong lớp. 
 + Trẻ gọi tên được một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp nhằm phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ. 
 - Hướng dẫn: 
 + Tập cho trẻ đọc thuộc lời của trò chơi. 
 + Trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa của trò chơi. 
 * Trò chơi: Ghế ngồi 
 Bé có cái ghế (1 chân đứng, chân còn lại bắt chéo qua như ngồi ghế). 
 Lúc thấp, lúc cao (trẻ ngồi xuống rồi đứng lên). 
 Giúp bé học bài (làm động tác viết bài). 
 Điểm mười thật vui (vỗ tay). 
 * Trò chơi: Cái ca 
 Con có cái ca (nắm 1 bàn tay đưa ra phía trước). 
 Cô cắt quả cà (2 bàn tay xòe ra và đánh lên đánh xuống). 
 Con cầm cái ca (2 tay nắm lại). 
 Cùng cười ha ha (Trẻ đọc và cười). 
Với chủ đề : Bé và gia đình 
 - Mục đích: 
+ Giúp trẻ ôn lại đặc điểm một số đồ dùng, nhận dạng hình dáng đặc 
 trưng, vị trí và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình mình. 
 + Giúp trẻ thư giãn trong các hoạt động nhận thức. 
 + Phát triển ngôn ngữ, thể lực, rèn cơ quan phát âm cho trẻ.. 
 - Hướng dẫn: 
 + Tập cho trẻ đọc thuộc lời của bài thơ. 
 + Tập cho trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa của lời của trò chơi. 
* Trò chơi: Chiếc quạt máy 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 18 
 Nhà em có cây quạt (2 tay nắm lại tạo thành 1 chiếc quạt to). 
 Quay nhanh rồi quay chậm ( 2 tay quay chậm trước ngực). 
 Mang gió đến mọi người (2 tay rung cao và đưa qua đưa lại). 
* Trò chơi: Mẹ và bé 
 Tùng dinh tùng dinh (đưa 2 tay làm như đang đánh trống). 
 Con đẹp con xinh (2 tay múa qua 2 bên). 
 Như hoa hồng nhỏ (2 tay chụm lại như nụ hoa). 
 Mẹ hôn mỗi ngày(2 tay chỉ lên má). 
* Trò chơi : “ Cái gì? Dùng để làm gì? 
 - Mục đích của trò chơi này là tôi muốn trẻ nhận biết được một số đồ dùng 
quen thuộc và biết tác dụng của những đồ chơi từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng 
được phát triển : 
* Chuẩn bị: 
 + Đồ dùng để ăn uống ( Bát , thìa, cốc , ca) 
 + Đồ dùng để mặc (Quần, áo, khăn, mũ) 
 + Mỗi trẻ một tranh lô tô đồ dùng khác nhau. 
 * Tiến hành: 
 - Tôi cho trẻ ngồi chiếu xung quanh cô. Cô nhắc tên đồ dùng nào thì trẻ 
phải nói nhanh đồ dùng đó dùng để làm gì? 
 - Cô nói: 
 + Cái bát dùng để làm gì? ( Cái bát đựng cơm) 
 + Cái cốc dùng để làm gì? (Dùng để uống nước) 
 + Cái mũ để làm gì? ( Cái mũ để đội) 
 + Cái áo để làm gì? ( Cái áo để mặc) 
 - Sau khi hỏi trẻ xong tôi vận dụng trò chơi này để rèn sự nhanh nhẹn và tư 
duy của trẻ. Tôi phát cho mỗi trẻ một lô tô đồ dùng khác nhau. Tôi yêu cầu trẻ 
gọi tên đồ dùng và xác định nơi cất đồ dùng đó trong lớp. Sau đó tôi hô: 1,2,3 
yêu cầu trẻ chạy nhanh về đúng nơi đồ dùng. 
Chủ đề: PTGT 
 *Trò chơi: Bắt trước tiếng kêu của các PTGT 
 - Qua trò chơi này trẻ sẽ kể được một số phương tiện giao thông quen thuộc 
như : ô tô, xe đạp , xe máy, tàu hoả. Từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
 * Chuẩn bị: 
 + Mô hình các PTGT: ô tô , xe máy, xe đạp, tàu hỏa v..v 
 + Tranh , ảnh các loại PTGT trên máy vi tính 
 + Đàn, đài có thu âm thanh tiếng kêu của các PTGT cho trẻ đoán 
 * Tiến hành: 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 19 
 Trong trò chơi này tuỳ thuộc vào thời gian rảnh rỗi tôi có thể cho trẻ 
chơi. Có thể là giờ đón trẻ, trả trẻ, giờ chơi buổi chiềutôi có thể đàm thoại với 
trẻ về các loại PTGT mà trẻ biết như : 
 + Hôm nay, ai đưa con đến trường? 
 + Mẹ con đưa đến trường bằng PT gì? 
- Cho trẻ xem hình ảnh của các PTGT và bắt trước tiếng kêu của các phương 
tiện giao thông đó. Hoặc cho trẻ nghe tiếng kêu của các PTGT rồi đoán tên các 
PTGT từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
 Chủ đề: Thực vật 
 - Mục đích: 
 + Luyện cho trẻ khả năng phân biệt màu sắc của những bông hoa. 
 + Trẻ gọi tên được một số loài hoa nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
 - Hướng dẫn: 
 + Tập cho trẻ đọc thuộc lời của trò chơi. 
 + Trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa của trò chơi. 
 * Trò chơi: Hái hoa 
 - Cô cho trẻ xem giỏ hoa và cho trẻ gọi tên từng loại hoa, yêu cầu trẻ lấy 
những bông hoa có màu sắc đúng theo yêu cầu của cô và gọi tên bông hoa đó. 
Hái hoa bỏ giỏ 
Hoa đỏ giỏ đỏ 
 Hoa vàng giỏ vàng 
 Hoa xanh giỏ xanh 
 Nhiều hoa đẹp quá. 
Chủ đề : Những con vật đáng yêu 
 - Mục đích: 
 + Trẻ ôn lại các biểu tượng, đặc điểm về các con vật, tiếng kêu, hình dáng 
và ích lợi của chúng đối với con người. 
 + Giúp trẻ thư giãn các hoạt động nhận thức. 
 + Phát triển ngôn ngữ, rèn luyện cơ quan phát âm cho trẻ. 
 - Hướng dẫn: 
 + Tập cho trẻ đọc thuộc lời ca của trò chơi. 
 + Trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa của trò chơi. 
* Trò chơi: Chú thỏ con 
 Năm chú thỏ con mà tôi được biết (đưa 5 ngón tay phía trước và lắc qua 
lắc lại). 
 Thỏ nhảy qua bên phải (đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua phải). 
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi 
 20 
 Thỏ nhảy qua bên trái (đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua trái). 
 Thỏ nhặt quả rụng là thỏ nhặt quả rụng (1 tay chống hông làm giỏ, tay còn 
lại làm động tác bỏ quả vào giỏ). 
 Thỏ rung cây quả rụng (đọc 2 lần)(2 tay đưa lên cao làm động tác rung 
cây). 
 Nhiề

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.pdf