Qua việc nghiên cứu một số biện pháp giúp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở lớp 2, chúng tôi rút ra một số nội dung sa:
- Giáo viên cần nắm vững mục tiêu, yêu cầu, các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề.
- Giáo viên xây dựng các kĩ năng cho học sinh như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giải quyết vấn đề,
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về mục tiêu, yêu cầu, cách thức tổ chức, cách thực hiện hoạt động,
- Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp ,hình thức tổ chức và các kĩ thuật dạy học khi thực hiện các chủ đề
- Tổ chức và duy trì hoạt động của hội đồng tự quản trong lớp học.
- Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo đồ dùng giảng dạy để tiết học được sinh động.
- Hoc sinh chuẩn bị sách học sinh, kéo, hồ,dán .cho các hoạt động trong chủ đề.
*Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở lớp 2 theo các bước sau:
Bước 1: Xác định chủ đề , mục tiêu chủ đề và đặt tên cho hoạt động
Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung và các hình thức hoạt động.
Bước 3:Xác định đối tượng tham gia và quy mô tổ chức.
Bước 4: Chuẩn bị hoạt động.
Bước 5: Tiến hành hoạt động.
Bước 6: Đánh giá kết quả hoạt động.
sống tình cảm, ý chí tạo động lực hoạt động, tích cực hóa bản thân của mỗi học sinh. Chúng tôi nhận thấy rằng Hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với các em học sinh. Vì vậy để tổ chức tốt môn học này,cũng như nâng cao hiệu quả giờ học chúng tôi đã xây dựng chuyên đề: “Một số biện pháp giúp tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở lớp2” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Khái niệm hoạt động trải nghiệm. * Khái niệm: -Trải nghiệm là quá trình cá nhân tiếp xúc trực tiếp với môi trường, với sự vật,hiện tượng, vận dụng vốn kinh nghiệm và các giác quan để quan sát, tương tác,cảm nhận về sự vật, hiện tượng đó. Trải nghiệm diễn ra dựa trên vốn kinhnghiệm của cá nhân về sự vật, hiện tượng. Những kinh nghiệm đã có luôn đượcbổ sung thường xuyên bởi trải nghiệm cá nhân. - Hoạt động trải nghiệm là quá trình từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạtđộng thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm,đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lựccho học sinh. II.Mục tiêu và nội dung phân phối chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở lớp 2. 1. Mục tiêu: - Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học nhằm hình thành cho học sinh thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà cũng như ở trường; có trách nhiệm tuân thủ các nội quy, quy định; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm, hình thành năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình hoạt động. - Hình thành những năng lực, phẩm chất chung và các năng lực đặc thù. 2. Nội dung. Nội dung được đưa vào giảng dạy trong suốt năm học với định lượng 1 tiết/ 1 tuần, gồm 9 chủ đề, mỗi chủ đề được dạy trong 4 tiết. Các chủ đề là: - Chủ đề 1:Tôi có thể làm được gì? - Chủ đề 2: Thực hiện nền nếp trong học tập. - Chủ đề 3: Bảo vệ cảnh quan trường học. - Chủ đề 4:Xây dựng tình bạn đẹp. - Chủ đề 5: Mua sắm. - Chủ đề 6:Sản vật quê tôi. - Chủ đề 7:Phòng tránh bị bắt nạt. - Chủ đề 8:Nghề nghiệp của những người xung quanh tôi. .- Chủ đề 9: Tập làm việc nhà. III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 1) Các phương pháp dạy học - Phương pháp gợi mở trực quan. - Phương pháp gợi mở vấn đáp. - Phương pháp trò chơi học tập. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp giải quyết vấn đề,. 2) Hình thức tổ chức dạy học. - Tổ chức dạy học theo cá nhân, theo cặp, theo nhóm. - Tổ chức trò chơi, đóng vai. - Tổ chức thi đua giữa các cá nhân, nhóm, IV. Một số biện pháp để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở lớp 2. -Thứ nhất: Giáo viên cần nắm chắc mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề. - Thứ hai: Xây dựng các kĩ năng cho học sinh, khi tham gia hoạt động trải nghiệm đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức kĩ năng, các phẩm chất năng lực để giải quyết nhiệm vụ. Các em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Do vậy mỗi giáo viên cần hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giải quyết vấn đề, - Thứ ba: Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề,giáo viên cần giới thiệu hướng dẫn cho học sinh hiểu về mục tiêu, nội dung, các hình thức, cách thức tổ chức hoạt động để từ đó học sinh có thể chủ động nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, hang hái tham gia hoạt động. - Thứ tư: Hoạt động trải nghiệm có các chủ đề rất phong phú, đa dạng mang tính tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và giáo dục. Vì thế khi dạy học trên lớp, giáo viên cần tổ chức bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, trò chơi, đố vui, các kĩ thuật dạy học tích cực, - Thứ năm: Tổ chức và duy trì tốt hoạt động của hội đồng tự quản lớp. - Thứ sáu: Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Thứ bảy: Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học: Ngoài đồ dùng có sẵn thì giáo viên cần phải sưu tầm thêm các tranh ảnh phục vụ tiết dạy. - Thứ tám: Học sinh cần có đủ sách học sinh và các phương tiện cần thiết như tranh ảnh, phiếu học tập, bút màu, kéo, hồ dán, V. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở lớp 2. Bước 1: Xác định chủ đề , mục tiêu chủ đề và đặt tên cho hoạt động Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung và các hình thức hoạt động. Bước 3:Xác định đối tượng tham gia và quy mô tổ chức. Bước 4: Chuẩn bị hoạt động. Bước 5: Tiến hành hoạt động. Bước 6: Đánh giá kết quả hoạt động. VI .Vận dụng vào bài dạy C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Qua việc nghiên cứu một số biện pháp giúp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở lớp 2, chúng tôi rút ra một số nội dung sa: - Giáo viên cần nắm vững mục tiêu, yêu cầu, các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề. - Giáo viên xây dựng các kĩ năng cho học sinh như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giải quyết vấn đề, - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về mục tiêu, yêu cầu, cách thức tổ chức, cách thực hiện hoạt động, - Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp ,hình thức tổ chức và các kĩ thuật dạy học khi thực hiện các chủ đề - Tổ chức và duy trì hoạt động của hội đồng tự quản trong lớp học. - Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo đồ dùng giảng dạy để tiết học được sinh động. - Hoc sinh chuẩn bị sách học sinh, kéo, hồ,dán.cho các hoạt động trong chủ đề. *Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở lớp 2 theo các bước sau: Bước 1: Xác định chủ đề , mục tiêu chủ đề và đặt tên cho hoạt động Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung và các hình thức hoạt động. Bước 3:Xác định đối tượng tham gia và quy mô tổ chức. Bước 4: Chuẩn bị hoạt động. Bước 5: Tiến hành hoạt động. Bước 6: Đánh giá kết quả hoạt động. Trên đây là một số biện pháp giúp tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở lớp 2, chúng tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy môn hoạt động trải nghiệm. Trong quá trình thực hiện bước đầu chúng tôi đã đạt được một số kết quả nhất định song không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo,các đồng chí trong Ban giám hiệu các nhà trường và của các bạn đồng nghiệp để chúng tôi giảng dạy ngày một tốt hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của nhà trường Hội Hợp, ngày 06 tháng 01 năm 2020 Người thực hiện Tổ 2+3 Phần II. Bài giảng. CHỦ ĐỀ 3: XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP( tiết 1 ) I.Mục tiêu. Giới thiệu được về những người bạn em yêu quý. Hiểu thế nào là một tình bạn đẹp. Cách xẩy dựng được một tình bạn đẹp. Nêu được nhưng hoạt động tạo sự gắn kết với bạn bè. Biết lắng nghe, chia sẻ giúp đỡ bạn. Hình thành và phát huy tinh thần đoàn kết, thương yêu, quý mến bạn bè. Hình thành và phát triển cho học sinh một số năng lực, phẩm chất: Năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, phẩm chất nhân ái. II.Đồ dùng dạy học. Phiếu thảo luận nhóm Tranh minh họa trong sách giáo khoa. Câu chuyện: Tám năm cõng bạn. III.Các hoạt động dạy và học. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1’ 3’ 34’ 2’ 1.Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. -Các tuần trước chúng ta đã học chủ đề nào? -Các em đã làm gì để bảo vệ cảnh quan nhà trường? -GV nhận xét. 3.Bài mới. a. Giới thiệu. -Chủ đề trước đã giúp chúng ta biết làm thế nào để bảo vệ cảnh quan nhà trường. Trước khi vào chủ đề mới, cô mời cả lớp cùng lắng nghe câu chuyện “Tám năm cõng bạn.” - Nội dung câu chuyện kể về điều gì? -Nghe xong câu chuyện em có suy nghĩ gì? -Vừa rồi chúng ta đã được lắng nghe câu chuyên Tám năm cõng bạn, cũng đã thấy được những cảm xúc rất chân thật của các em khi nghe xong câu chuyện kể về một tình bạn đẹp đầy xúc động giưa Minh và Hiếu. Các em ạ. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ngoài tình cảm anh em ruột thịt, bố mẹ ra thì tình cảm bạn bè là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi người. Nhưng một tình bạn đẹp, trong sáng là một tình bạn như thế nào? Có vai trò ra sao và làm thế nào để xây dựng lên một tình bạn đẹp đẽ, trong sáng thì không phải ai cũng hiểu và làm được điều đó. Vậy để giúp các em phân biệt được một tình bạn đẹp, trong sáng, biết cách xây dựng, giữ gìn nó thì cô trò chúng mình sẽ cùng nhau vào chủ đề học hôm nay: Xây dựng tình bạn đẹp. b.Hoạt động 1:Những người bạn của tôi. - Trong cuộc sống của mỗi con người, ai cũng có những người bạn thân, tri kỉ và ai cũng có những kỉ niệm vô cùng đẹp đẽ về tình bạn. Vậy để giúp các em có cơ hội được giớ thiệu về người bạn thân của mình cũng như chia sẻ những kỉ niệm đẹp về tình bạn của mình thì cô và các em cùng đi vào hoạt động thứ nhất: Những người bạn của tôi. -GV cho HS quan sát tranh vẽ những toa tàu và nêu yêu cầu: Hãy vẽ chân dung hoạc viết tên những người bạn mà em yêu quý vào mỗi toa tàu và viết ít nhất 2 điều em ấn tượng về mỗi bạn. - GV lưu ý: Những người bạn ở đây không nhất thiết là người bạn ở trong lớp mà có thể là người bạn khác lớp hay là người bạn hàng xóm mà chơi thân với mình. -Mời một số HS giới thiệu về bạn của mình. - Qua lời giới thiệu của các bạn trong lớp chúng ta đươc thấy những người bạn ở đây, bạn nào cũng đáng qúy đáng yêu. Tình bạn của các em rất đẹp và trong sáng. Vây theo em hiểu một tình bạn đẹp, trong sáng là một tình bạn như thế nào? - GV kết luận: Tình bạn đẹp, trong sáng cần phải có sự quan tâm, thấu hiểu, chân thành, biết hi sinh, giúp đỡ nhau khi bạn gặp khó khăn; tha thứ, bao dung khi bạn mắc lỗi. - GV cho 2,3 hs nhắc lại - Một tình bạn đẹp có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống mỗi con người? -GV kết luận: Tình bạn đẹp giúp con người cảm thấythêm yêu cuộc sống. Nó tiếp thêm sức mạnh để con vượt qua khó khăn và tự hoàn thiện bản thân hơn để xứng đáng với bạn bè. -GV nhận xét: Tình bạn có một vai trò lớn lao như vậy trong cuộc sống con người. Vậy làm thế nào để xây dụng lên một tình bạn đẹp thì cô và các em cùn
Tài liệu đính kèm: