Câu văn là một bộ phận của đoạn văn. Trong một đoạn văn, các câu văn phải liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức Ngoài sự liên kết về nội dung, giữa các câu trong đoạn phải được liên kết bằng những dấu hiệu hình thức nhất định. Về hình thức, người ta thường liên kết các câu bằng các phép liên kết. Vì thế để giúp học sinh diễn đạt câu văn mạch lạc trôi chảy tôi củng cố hệ thống lại các phép liên kết đã học để học sinh dễ dàng ghi nhớ và vận dụng
* Liên kết câu: Lặp từ ngữ
Thay thế từ ngữ
Dùng từ ngữ để nối
* Phép lặp:
– Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng bằng cách lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước nó.
– Khi sử dụng phép lặp tôi cũng nhấn mạnh: cần phối hợp với các phép liên kết khác để tránh lặp lại từ ngữ quá nhiều khiến cho câu văn không hay.
* Phép thế :
– Ta có thể liên kết một câu với câu đứng trước nó bằng cách dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước.
– Việc sử dụng đại từ hoặc từ đồng nghĩa liên kết câu làm cho cách diễn đạt thêm đa dạng, hấp dẫn.
* Phép nối:
– Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,
– Việc sử dụng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng kết nối giúp ta nắm được mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn, bài văn.
Sau đó tôi hướng dẫn học sinh các bài tập thực hành để giúp các em biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành.
? Khi học sinh nắm vững được cấu tạo của câu, tác dụng của các quan hệ từ, cặp quan hệ từ thì việc dùng quan hệ từ để nối các vế câu ghép các em nắm bắt dễ dàng hơn. Giáo viên cho học sinh phân tích cấu tạo của câu ghép để học sinh nắm được các vế câu ; chủ ngữ –vị ngữ của từng vế và quan hệ từ giữa các vế . Để giúp cho học sinh thực hiện nhiệm vụ phân tích mẫu được dễ dàng, giaùo vieân có thể tách các câu hỏi, các nhiệm vụ nêu trong sách giáo khoa ra thành những câu hỏi, nhiệm vụ nhỏ hơn. Ví dụ: Yêu cầu của bài tập 1 phần nhận xét của bài “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”. Phân tích cấu tạo của câu ghép: Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm. Giáo viên hỏi: Câu ghép này gồm mấy vế câu? Xác định chủ ngữ – vị ngữ của từng vế câu? Giữa các vế câu có quan hệ từ nối nào? Chẳng những /Hoàng/ chăm học/mà bạn ấy/còn rất chăm làm. QHT CN VN QHT CN VN Ngoài những tiết tiếp theo giáo viên chỉ cần nêu: Phân tích cấu tạo của câu ghép là học sinh tiến hành phân tích theo các yêu cầu đó. – Về hình thức tổ chức: Tuỳ từng bài, từng nhiệm vụ cụ thể giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sau đó trình bày kết quả phân tích trước lớp. Liên kết câu : Câu văn là một bộ phận của đoạn văn. Trong một đoạn văn, các câu văn phải liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức Ngoài sự liên kết về nội dung, giữa các câu trong đoạn phải được liên kết bằng những dấu hiệu hình thức nhất định. Về hình thức, người ta thường liên kết các câu bằng các phép liên kết. Vì thế để giúp học sinh diễn đạt câu văn mạch lạc trôi chảy tôi củng cố hệ thống lại các phép liên kết đã học để học sinh dễ dàng ghi nhớ và vận dụng * Liên kết câu: Lặp từ ngữ Thay thế từ ngữ Dùng từ ngữ để nối * Phép lặp: – Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng bằng cách lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước nó. – Khi sử dụng phép lặp tôi cũng nhấn mạnh: cần phối hợp với các phép liên kết khác để tránh lặp lại từ ngữ quá nhiều khiến cho câu văn không hay. * Phép thế : – Ta có thể liên kết một câu với câu đứng trước nó bằng cách dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước. – Việc sử dụng đại từ hoặc từ đồng nghĩa liên kết câu làm cho cách diễn đạt thêm đa dạng, hấp dẫn. * Phép nối: – Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời, – Việc sử dụng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng kết nối giúp ta nắm được mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn, bài văn. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh các bài tập thực hành để giúp các em biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành. Ví dụ: Tìm từ trùng lặp có thể thay thế được bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa. Hãy thay thế và chép lại đoạn văn : Páp – lốp nổi tiếng là người làm việc nghiêm túc. Páp- lốp có thói quen làm việc rất thận trọng. Các thí nghiệm của Páp- lốp thường được lặp lại rất nhiều lần Học sinh có thể dễ dàng nhận thấy một số từ lặp lại nhiều lần như từ : Páp – lốp, làm việc. Các em có thể thay thế từ Páp – lốp bằng đại từ ông, từ làm việc thay thế bằng từ đồng nghĩa như xử lí công việc. Dấu câu Trong chương trình tiểu học đang hiện hành, nội dung về dấu câu được học từ lớp 2. Có 10 dấu câu thường dùng và được học ở tiểu học là : dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm phẩy và dấu ba chấm. Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau. Nếu sử dụng dấu câu sai dẫn đến việc người đọc, người nghe hiểu sai nội dung diễn đạt. Vì thế, dạy cho học sinh sử dụng đúng các loại dấu là yêu cầu quan trọng của giáo viên tiểu học. Để giúp học sinh học tốt trước hết giáo viên thông qua các bài tập để rèn kĩ năng thực hành sử dụng dấu. + Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống. + Tìm dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống. + Đoạn văn đã sử dụng dấu câu sai, hãy sửa lại cho đúng. + Điền dấu và giải thích tác dụng sử dụng của dấu câu đó trong câu. + Tập viết đoạn văn theo chủ đề có sử dụng các dấu câu đã học. Luôn kết hợp ôn luyện về cách sử dụng dấu với đọc. Qua đọc, hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi, nâng cao, hạ thấp giọng, nhấn giọng để thể hiện đúng giọng đọc của từng kiểu câu. Điều đó hỗ trợ tốt cho việc rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết cho học sinh tiểu học Mặt khác trên cơ sở các bài tập về dấu câu tôi tự xác định và chia các loại bài tập thành 3 loại như sau để phát triển và nâng cao: + Loại bài tập nhận biết: Loại bài tập này đòi hỏi các em chỉ ra được một đặc điểm khác nào đó của từ, ngữ, câu đã nêu. + Loại bài tập sửa chữa: Loại bài tập này đòi hỏi các em phải vận dụng các kiến thức ngữ pháp đã học để phát hiện chỗ sai và viết lại cho đúng một câu, một đoạn văn. + Loại bài tập sáng tạo: Loại bài tập này đòi hỏi phải tự tìm tòi và nêu lên một cách dùng từ, đặt câu nào đó theo yêu cầu cụ thể về ngữ pháp. Ví dụ: Điền dấu phẩy vào đoạn văn sau đây và cho biết tác dụng của mỗi trường hợp sử dụng. Hôm qua mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập. Nào bút mực cặp vở sách giáo khoa. Sách Tiếng Việt rất dày sách đạo đức thì mỏng vở mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá! Ở bài tập này, yêu cầu học sinh phải giải thích cách sử dụng dấu. Cách trình bày bài làm có thể như sau: Hôm qua, (1) mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập. Nào bút, (2) mực, (3) cặp, (4) vở, (5) sách giáo khoa. Sách Tiếng Việt rất dày, (6) sách đạo đức thì mỏng, (7) vở mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá! (1) : Dấu phẩy ngăn cách bộ phận chính với trạng ngữ . ( 2, 3,4, 5) : Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ có ý liệt kê. ( 6,7 ) : Dấu phẩy ngăn cách các vế của câu ghép. Ngoài việc sử dụng hệ thống bài tập phù hợp, trong quá trình giảng dạy về dấu câu, tôi hướng dẫn học sinh ghi nhớ cách sử dụng các loại dấu câu thông thường. Khi có kiến thức chắc chắn về vấn đề này, các em sẽ có thói quen sử dụng, sử dụng đúng chỗ, như một kĩ xảo khi viết. Dấu chấm: Đặt cuối câu kể. Khi kết thúc đoạn văn thì dấu chấm được gọi là dấu chấm xuống dòng. Dấu chấm hỏi: Đặt cuối câu hỏi. Dấu chấm cảm: Đặt cuối câu cảm và câu khiến. Dấu chấm phẩy: Đặt giữa các vế câu trong câu ghép. Dấu hai chấm: Báo hiệu dùng kèm dấu dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang để dẫn lời nói trực tiếp hoặc lời giải thích. Dấu gạch ngang : Đặt trước câu hội thoại, trước bộ phận liệt kê, tách rời phần giải thích với các bộ phận khác của câu, đặt giữa các tên riêng hoặc các con số để chỉ sự liên kết. Dấu ngoặc đơn : Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn, chỉ ra lời giải thích . Dấu ngoặc kép : Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật, đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Dấu ba chấm: Biểu thị lời nói bị đứt quãng, ghi chỗ kéo dài của âm thanh, chỉ ra người nói chưa nói hết Dấu phẩy: Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu, các từ ngữ có ý liệt kê, từ ngữ cùng loại, ngăn cách các vế trong câu ghép. Tôi không cần phải yêu cầu học sinh học thuộc cách sử dụng mà chỉ thông qua bài tập, vừa thực hành vừa buộc học sinh giải thích vì sao lại sử dụng dấu câu này ở đó? Như vậy, đã giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng lại nắm được bản chất sử dụng của từng dấu câu Tiếng Việt. Ví dụ : Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau đây: Đêm trăng biển yên tĩnh một số chiến sĩ thả câu một số khác quây quần trên boong tàu ca hát thổi sáo bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi một người kêu lên cá heo anh em ùa ra vỗ tay hoan hô. Để hướng dẫn học sinh làm bài tập này, giáo viên phải thực hiện các bước: – Yêu cầu đọc thầm và điền dấu vào chỗ thích hợp – Sau 1,2 phút, qua theo dõi, nếu thấy còn nhiều học sinh chưa làm tốt , giáo viên dùng hệ thống câu hỏi sau: – Đoạn văn nói về việc gì? – Đoạn văn có mấy câu. Câu một từ đâu đến đâu? Câu hai... – Câu nào là lời của nhân vật ? Cần phải sử dụng dấu câu nào? – Có thể đặt dấu phẩy ở những chỗ nào? Vì sao? Như thế, khi học sinh trả lời được các câu hỏi nghĩa là các em đã điền được dấu câu vào đoạn văn. Đêm trăng, biển yên tĩnh. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong tàu ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi. Một người kêu lên: “Cá heo ”. Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô. Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học nâng cao hiệu quả phân môn luyện từ và câu Đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên cần chú ý đối với mọi đối tượng học sinh phân ra nhiều mức độ để có phương pháp dạy thích hợp. Muốn phát huy được tính tích cực của học sinh người giáo viên phải có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài thật cụ thể phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Giáo viên vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, Thường xuyên thay đổi các hình thức học tập cho học có thể tổ chức dạy học dưới hình thức trò chơi để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà các em không nhàm chán. -Việc đổi mới phương pháp dạy học có thành công, hiệu quả hay không là một phần phải có hình thức tổ chức học tập phong phú và đa dạng. Hình thức phải xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Hình thức phù hợp thì tạo nên tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao và phát huy được tính cực tự học, chủ động và tự sáng tạo của học sinh. Ví dụ: Khi dạy tiết Tiếng Việt: Mở rộng vốn từ nam và nữ Ở bài 1 các em được tự bày tỏ phẩm chất mà mình thích ở một bạn nam và ở một bạn nữ. Và tôi thấy em Hiền một học sinh rất nhút nhát ở lớp tôi mà em cũng đã chia sẻ với các bạn : “Mình thích phẩm chất dũng cảm ở bạn nam, phẩm chất đó thể hiện một bạn nam can đảm, không sợ nguy hiểm”. Mặc dù trả lời còn nhỏ chưa mạnh dạn lắm nhưng các bạn trong nhóm đã thưởng cho Hiền một tràng pháo tay lớn để động viên
Tài liệu đính kèm: