Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 nhận biết được từ loại “danh từ”

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 nhận biết được từ loại “danh từ”

Các trò chơi học tập:

 Thông qua trò chơi góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập của học sinh và nhằm làm cho việc hình thành tri thức và rèn luyện kĩ năng cho các em bớt đi vẻ khô khan, tăng thêm phần sinh động hấp dẫn, kích thích thi đua học tập giữa các học sinh với nhau.

 Ví dụ 1: Trò chơi “Tìm danh từ chỉ sự vật”, tôi tổ chức cho 2 nhóm học sinh mỗi nhóm 4 em học sinh được chơi nhiều lượt.

 Cách chơi: Mỗi người chơi có một tờ giấy đã chép sẵn đoạn thơ chỉ sự vật sau:

“Tay em đánh răng

 Răng trắng hoa nhài

 Tay em chải tóc

 Tóc ngời ánh mai”

 Giáo viên yêu cầu:

 -Tìm nhanh từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ và gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật đó.

 -Trong thời gian như nhau, em nào xác định đúng nhiều từ ngữ nhất là người thắng cuộc.

 -Các em tìm được các từ chỉ sự vật: tay, em, răng, răng, hoa nhài, tay, em, tóc, tóc, ánh mai.

 Ví dụ 2: Trò chơi “Đặt câu với danh từ cho sẵn”

 Cách chơi: Học sinh tham gia tách thành hai nhóm, mỗi nhóm 4 em. Một học sinh nhóm thứ nhất nêu lên một danh từ rồi chỉ định một học sinh trong nhóm thứ hai đặt câu với từ đó, lần hai sẽ đổi phiên giữa các nhóm, nhóm thứ hai nêu từ, nhóm thứ nhất đặt câu. Nhóm nào có người không nêu được danh từ hoặc đặt câu sai, cả nhóm sẽ phải nhảy lò cò. Hết thời gian chơi, nhóm nào ít bị nhảy hơn sẽ thắng cuộc và được cả lớp tuyên dương.

 Chú ý: Khi chơi 2 nhóm không tìm từ trùng lấp nhau và trong quá trình chơi các em phải luôn tự giác có kỉ luật.

 

doc 25 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 3666Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 nhận biết được từ loại “danh từ”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu đề tài có kết quả khả quan, tôi đã chọn các phương pháp sau để phù hợp với nội dung của đề tài:
 1/ Nghiên cứu tài liệu:
 Tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, sau đó hệ thống từng 
dạng để từ đó có phương pháp dạy phù hợp.
 Hệ thống đổi mới phương pháp với định hướng “nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng và hiệu quả” là định hướng đạt được của đề tài.
 2/ Điều tra:
 + Dự giờ: Tôi thường xuyên dự giờ các anh chị đồng nghiệp để học hỏi thêm phương pháp giảng dạy áp dụng cho lớp.
 + Đàm thoại: Tôi thường trao đổi với tổ chuyên môn, với anh chị giáo viên để có thêm kinh nghiệm giảng dạy tốt. Song song đó, tôi còn trò chuyện với các 
em học sinh trong lớp để biết được cách học của các em từ đó có định hướng dạy tốt hơn.
 + Kiểm tra, đối chiếu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 4/3 như sau:
 Hướng dẫn học sinh nắm vững lí thuyết về từ loại danh từ và luyện tập để tìm danh từ trong câu sau đó kiểm tra xem các em nắm bài thế nào.
 Chẳng hạn:
 Danh từ là gì?
 Danh từ có những loại nào?
 Tìm các danh từ trong câu sau: Chị rướn đôi tay bị còng chụp một con bướm bay qua.
 Sau hai tiết học tôi kiểm tra khả năng hiểu biết của các em thì thấy có một số em trả lời được danh từ là: chị, tay, con bướm còn phần đông học sinh không nêu được từ chị.
 + Các phương pháp dạy học:
 Phương pháp luyện tập theo mẫu: Tôi giới thiệu cho học sinh những 
dạng bài tập mẫu trong sách, rồi sau đó làm theo mẫu.
 Phương pháp luyện tập kĩ năng: Sau khi nhận diện từng dạng bài tập, tôi cho các em luyện tập thật thành thạo để chiếm lĩnh tri thức.
 3/ Giả thuyết khoa học:
 Nếu giáo viên dạy từ loại danh từ trong các tiết Luyện từ và câu tốt thì sẽ nâng cao chất lượng nhận biết danh từ cho học sinh lớp 4/3.
B/ NỘI DUNG:
 I/ Cơ sở lí luận:
 Trong quyển Phong cách học và Từ điển tu từ Tiếng Việt trang 194 có nêu: “Từ ngữ là một hệ thống mở, phong phú hơn gấp bội các đơn vị khác của ngôn ngữ đứng về mặt số lượng đơn vị cũng như mặt đặc điểm tu từ. cho nên bất cứ ai cũng thấy trong vận dụng ngôn ngữ thì sử dụng từ ngữ là điều khó khăn nhất. Cái hay cái dở trong vận dụng ngôn ngữ thể hiện trước nhất và tập trung nhất ở sử dụng từ ngữ.”
 Song song đó, từ là một thực thể tồn tại rất hiển nhiên mà bất cứ một người bản ngữ nào cũng có thể ý thức được sự tồn tại của nó. Trong một chuỗi lời nói, cụ thể là một trong một câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ chúng ta có thể vận dụng từ để nói hoặc viết. Từ là đơn vị nhỏ nhất và là đơn vị để tạo thành câu, thành văn bản. Trong một văn bản, các câu các từ được sắp xếp theo một trật tự nhất định và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự chi phối lẫn nhau. Khi đứng trong từ điển thì các từ có nghĩa bình đẳng nhưng khi được dùng trong văn bản thì mỗi từ sẽ bộc lộ giá trị khác nhau. Tùy theo đối tượng, hoàn cảnh từ có khả năng bộc lộ riêng tạo những nét độc đáo riêng cho mình.
 Trong Tiếng Việt, từ loại được coi là vấn đề thuộc phạm trù từ vựng ngữ pháp, hiểu đơn giản là phạm trù ngữ pháp của các từ. Khi có một từ nào đó 
mang ý nghĩa “chỉ vật” thì từ đó là danh từ. Từ loại danh từ là một lớp lớn và đa 
dạng về ý nghĩa khái quát, về khả năng kết hợp, về công dụng thực tiễn, nên 
thường được phân ra thành những lớp nhỏ theo những tiêu chuẩn khác nhau, thích hợp ở từng bước phân loại. Trong câu – đoạn, danh từ luôn được sử dụng, luôn xuất hiện với tần số cao.
 II/ Cơ sở thực tiễn:
 Danh từ là lớp từ có tính chất thật hoàn hảo có thể làm thành tố chính của cụm từ chính phụ và thường giữ vai trò thành phần chính chủ ngữ trong câu nên 
có thể gọi danh từ là từ loại chủ yếu. Nhưng trên thực tế học sinh sử dụng và nắm bắt các tiểu loại và chức năng của danh từ chưa chắc chắn. Đây là khó khăn lớn nhất mà học sinh phải vượt qua khi làm các bài tập về danh từ. Chính vì vậy, dạy học sinh nắm được cách sử dụng từ ngữ nhất là sử dụng danh từ là điều cần thiết.
 Trong những năm học trước, khi giảng dạy tôi thấy các em nắm danh từ chưa tốt nên kết quả học tập về từ loại này chưa cao. Đầu năm học này, sau khi khảo sát lớp 4/3 kết quả như sau:
Năm học
Lớp
TSHS
Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu
2008-2009
4/3
20
12
60%
8
40%
(Đây là bảng thống kê số liệu học sinh đạt từ trung bình trở lên)
 Qua kết quả trên tôi thấy học sinh học chưa tốt, còn sai về danh từ do thiếu kiến thức. Giáo viên cần có biện pháp tích cực để giảng dạy cho học sinh dạt kết quả tốt hơn.
 III/ Nội dung vấn đề:
 1/ Vấn đề dặt ra:
 Hiện nay cách dạy mới làm sao phát huy được tính tích cực, sáng tạo cho học sinh từ đó giúp các em chiếm lĩnh tri thức mà người giáo viên đóng vai trò gợi mở, dẫn dắt học sinh. Vì thế học sinh chính là chủ thể trong quá trình học tập. Trong phân môn Luyện từ và câu, giáo viên cần làm tốt khâu rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
 * Sơ lược quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:
 Sau khi chọn đề tài, tôi đã tiến hành thực hiện các bước như sau:
a/ Điều tra thực trạng.
b/ Tìm đọc và nghiên cứu tài liệu.
c/ Thống kê so chiếu.
d/ Viết đề cương và lập kế hoạch.
e/ Tiến hành nghiên cứu, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
f/ Đánh giá kết quả, so sánh đối chiếu, điều chỉnh bổ sung.
g/ Kiểm tra đánh giá cuối cùng hoàn thành đề tài.
h/ Viết đề tài.
 2/ Những biện pháp giúp học sinh lớp 4/3 Trường Tiểu học Định Hiệp nhận biết được từ loại “danh từ”:
 Việc xác định đúng từ loại danh từ là việc làm tương đối quen thuộc đối với học sinh. Tuy nhiên nhiều em chưa nắm chắc kiến thức nên thực hiện chưa đầy đủ yêu cầu đề ra nên giáo viên cần có những biện pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh.
 * Bước chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a/ Chuẩn bị của giáo viên: Tôi nghiên cứu trước bài dạy, xác định kiến thức 
trọng tâm của bài:
 -Tôi xem bài ở nhà để xác định yêu cầu, kiến thức, kĩ năng của từng bài, xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp.
 -Tôi tiến hành soạn Kế hoạch bài học với hệ thống câu hỏi chặt chẽ, sau đó lựa chọn phương pháp cho phù hợp với nội dung bài dạy.
 Ví dụ:
 + Khi dạy các danh từ: giáo viên, kĩ sư, công nhân, bác sĩ, tôi có thể cho học sinh xem tranh ảnh về những người đó.
 + Hay khi dạy các danh từ: thước, bảng, quạt, bàn, tôi cho các em quan sát các vật thật xung quanh các em. Bên cạnh, tôi còn sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở để học sinh trả lời nắm bắt tri thức. Ngoài ra, tôi còn áp dụng phương pháp luyện tập để rèn kĩ năng cho học sinh. Đây là bước quan trọng cần chú ý để hướng dẫn học sinh nắm tốt bài học.
 -Hình thức tổ chức dạy học cũng là vấn đề quan trọng góp phần thành công cho tiết dạy. Chính vì vậy, tôi đã áp dụng các hình thức: cá nhân, nhóm, trò chơi, để học sinh hứng thú học tập hơn.
 b/ Chuẩn bị của học sinh:
 -Tôi dặn các em xem kĩ và chuẩn bị bài học trước ở nhà.
 -Trả lời hoặc làm bài tập yêu cầu trong sách giáo khoa.
 -Đọc kĩ phần ghi nhớ (nếu thuộc lòng được thì càng tốt).
 * Bước lên lớp:
 Mỗi tiết Luyện từ và câu đều có ba phần:
-Nhận xét
-Ghi nhớ
-Luyện tập
 1/ Ghi nhớ: Phần này được thực hiện sau khi học sinh đã nắm được bài tập nhận xét. Đây là phần chốt lại những vấn đề cần ghi nhớ sau khi đã học xong bài.
 2/ Phần nhận xét và luyện tập: Gồm các dạng bài tập tương tự như nhau nhưng ở phần luyện tập có nâng cao hơn mặc dù vậy hai phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm, tôi tiến hành hướng dẫn các em một số dạng bài tập như sau:
 a/ Bài tập nhận biết:
 Ví dụ 1: Gạch một gạch dưới các danh từ trong đoạn thơ sau:
“Trường em lợp ngói đỏ
Bên hàng cây xanh xanh
Ngày ngày em đến lớp
Thiết tha yêu hòa bình”
 Tôi hướng dẫn học sinh gạch dưới các từ là danh từ như: trường, em, ngói, hàng cây, ngày ngày, em, lớp, hòa bình.
 Ví dụ 2: Cho các từ thuộc các từ loại danh từ, động từ, tính từ và yêu cầu học sinh nhặt ra các từ là danh từ.
 Em hãy tìm các từ là danh từ trong những từ sau: quần áo, chơi đùa, học tập, vui vẻ, anh em, vườn, sung sướng, tốt.
 Học sinh nhặt ra các danh từ là: quần áo, anh em, vườn.
 b/ Bài tập vận dụng:
 Tôi tiến hành cho học sinh làm các dạng như sau:
 * 1/ Tìm 3 danh từ là từ đơn rồi đặt câu với mỗi từ tìm được.
 Ví dụ: nhà, mẹ, anh
 Đặt câu:
-Nhà em có 5 người.
-Mẹ em là bác sĩ.
-Nam là anh của Hồng.
 * 2/ Tìm 3 từ ghép là danh từ, đặt câu với mỗi danh từ đó.
 Ví dụ: học sinh, giáo viên, anh em.
 Đặt câu: 
-Học sinh lớp 4/3 đang lao động.
-Ba em là giáo viên.
-Anh em phải biết thương yêu nhau.
 * 3/ Tìm 3 danh từ nói về nhà trường, học tập.
 Ví dụ: trường, lớp, thư viện.
 * 4/ Tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành danh từ trừu tượng:
 Sự., niềm tin.., trận, cuộc
 Học sinh điền được:
 Sự cố gắng, niềm tin yêu, trận chiến đấu, cuộc thi.
 * 5/ Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 câu tả một cảnh đẹp mà em yêu thích, gạch chân dưới các danh từ trong đoạn văn.
 Học sinh viết được đoạn văn như sau:
 Tây Ninh nổi tiếng với thắng cảnh núi Bà Đen. Ngọn núi cao chót vót nhìn từ xa như cái nón úp xuống cánh đồng. Hàng năm cứ đến tháng giêng, hội xuân diễn ra nơi đây thật nhộn nhịp. Mọi người từ các nơi nườm nượp về dự lễ.
 Đoạn văn có các danh từ: Tây Ninh, cảnh, núi Bà Đen, ngọn núi, cái nón, cánh đồng, năm, tháng giêng, hội xuân, người, nơi, dự lễ.
 Ở dạng bài tập này giáo viên định hướng dẫn học sinh viết đoạn văn ngắn theo qui trình:
-Bước 1: Định hướng
-Bước 2: Lập dàn ý đoạn văn.
-Bước 3: Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
-Bước 4: Kiểm tra
 Sau khi viết đoạn văn, học sinh chỉ ra được các danh từ được sử dụng trong đoạn văn.
 c/ Bài tập dạng trắc nghiệm: Ở dạng bài tập này tôi cho học sinh làm bài trên phiếu học tập.
 Ví dụ 1: Đánh dấu X vào ô trước các ý em cho là danh từ:
 ăn uống, mùa xuân, vui vẻ
 chị em, ông bà, nhà cửa
 quần áo, vui đùa, trẻ
 Học sinh chọn ô thứ hai đánh dấu X : chị em, ông bà, nhà cửa.
 Ví dụ 2: Câu Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh có bao nhiêu danh từ? 
 3 danh từ
 4 danh từ
 5 danh từ
 Học sinh chọn ô thứ nhất 3 danh từ để đánh dấu X.
 Ví dụ 3: Từ nào là danh từ chung?
 Kim Đồng
 Cậu bé
 Lê Văn Tám
 Học sinh đánh dấu X vào ô thứ hai: cậu bé
 d/ Các trò chơi học tập:
 Thông qua trò chơi góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập của học sinh và nhằm làm cho việc hình thành tri thức và rèn luyện kĩ năng cho các em bớt đi vẻ khô khan, tăng thêm phần sinh động hấp dẫn, kích thích thi đua học tập giữa các học sinh với nhau.
 Ví dụ 1: Trò chơi “Tìm danh từ chỉ sự vật”, tôi tổ chức cho 2 nhóm học sinh mỗi nhóm 4 em học sinh được chơi nhiều lượt.
 Cách chơi: Mỗi người chơi có một tờ giấy đã chép sẵn đoạn thơ chỉ sự vật sau:
“Tay em đánh răng
 Răng trắng hoa nhài
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai”
 Giáo viên yêu cầu:
 -Tìm nhanh từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ và gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật đó.
 -Trong thời gian như nhau, em nào xác định đúng nhiều từ ngữ nhất là người thắng cuộc.
 -Các em tìm được các từ chỉ sự vật: tay, em, răng, răng, hoa nhài, tay, em, tóc, tóc, ánh mai.
 Ví dụ 2: Trò chơi “Đặt câu với danh từ cho sẵn”
 Cách chơi: Học sinh tham gia tách thành hai nhóm, mỗi nhóm 4 em. Một học sinh nhóm thứ nhất nêu lên một danh từ rồi chỉ định một học sinh trong nhóm thứ hai đặt câu với từ đó, lần hai sẽ đổi phiên giữa các nhóm, nhóm thứ hai nêu từ, nhóm thứ nhất đặt câu. Nhóm nào có người không nêu được danh từ hoặc đặt câu sai, cả nhóm sẽ phải nhảy lò cò. Hết thời gian chơi, nhóm nào ít bị nhảy hơn sẽ thắng cuộc và được cả lớp tuyên dương.
 Chú ý: Khi chơi 2 nhóm không tìm từ trùng lấp nhau và trong quá trình chơi các em phải luôn tự giác có kỉ luật.
 * Để học sinh nắm được “danh từ” vững chắc, tôi thường xuyên yêu cầu và cung cấp các kiến thức liên quan đến “danh từ”:
 -Kiểm tra học sinh về khái niệm danh từ, các tiểu loại danh từ và chức năng ngữ pháp của nó trong câu vào 15 phút đầu giờ, trong các tiết Luyện từ và câu có liên quan đến danh từ. Muốn các em nắm được, trước đó tôi cần phải cung cấp các kiến thức về danh từ như sau:
Danh từ riêng và danh từ chung:
 Danh từ riêng là tên riêng của một loại sự vật. Ví dụ: Lê Lợi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Định Hiệp, Bình Dương,
 Danh từ chung là tên gọi chung của một loại sự vật. Đây là mảng từ lớn và đa dạng. Ví dụ : cây cối, bạn bè, xe cộ, trâu bò,
Danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp:
 Ví dụ: 
 - Danh từ tổng hợp: nhà cửa, ông bà, quần áo, ăn uống,
 Danh từ tổng hợp không đứng trực tiếp sau số từ được, phải thông qua trung gian của danh từ đơn vị: không nói: hai quần áo, hai đạn dược, mà có thể nói: hai bộ quần áo, hai tấn đạn dược,
 - Danh từ không tổng hợp: (cái) cây, (cây) tre, (người) bạn, (con) trâu,
Danh từ vật thể, danh từ chất thể, danh từ tượng thể:
 Ví dụ:
 * Danh từ vật thể gồm:
 -Danh từ chỉ đồ vật, thực vật, động vật: con mèo, sư tử, cỏ, lúa, bàn, ghế,
 -Danh từ chỉ người: người, thợ, học sinh, giáo viên,
 -Danh từ chất thể chỉ các chất thuộc cả ba thể: rắn, lỏng và khí như: sắt, đá, đường, muối, nước,
 * Danh từ tượng thể chỉ các vật tưởng tượng hay trừu tượng, các khái niệm trừu tượng như: thần thánh, ma, quỉ, hồn, tính, thói, tật, trí tuệ, lí luận.
Danh từ đơn vị: trong số danh từ vật thể có thể tách ra những từ sẵn 
chứa trong mình ý nghĩa “đơn vị rời”, “cá thể” chúng có thể tập hợp lại dưới cái 
tên chung là danh từ đơn vị. Đặc điểm chung của danh từ đơn vị là dễ dàng đứng trực tiếp sau số từ đếm được (một số danh từ vật thể cũng có đặc điểm này).
 Danh từ đơn vị gồm hai nhóm lớn:
 -Danh từ đơn vị đại lượng qui ước: mẫu, sào, hecta, a, mét, mét khối, mét vuông, lít,
 -Danh từ đơn vị rời: cục, hòn, viên, tấm, bức, đàn, bọn, lũ, bó, nắm, sải,
Danh từ đếm được và không đếm được:
 -Danh từ đếm được: cái, con, cây, người, bức, tờ, quyển, sợi, thanh, cục, tấm, bộ, mẩu, bọn, lũ, đàn, tụi, ban, tổ, đoàn, đội, thợ,
 -Danh từ không đếm được:
 + Danh từ thể chất: muối, dầu, hơi, Ví dụ: hai lít dầu, hai phao dầu, hai tấn sắt,
 + Danh từ tổng hợp: áo quần, binh lính, xe cộ, máy móc, Ví dụ: bốn bộ quần áo, ba đám trẻ con,
Danh từ có thể giữ chức vụ khác nhau trong câu:
 -Danh từ làm chủ ngữ: Học sinh đến trường.
 CN
 -Danh từ làm vị ngữ: Anh đã ăn cơm nước gì chưa?
 VN
 -Danh từ làm trạng ngữ: Hôm qua, trời trở rét.
 TN
 -Danh từ làm định ngữ: Cha mẹ học sinh rất vui mừng về kết quả học tập của các em. ĐN 
 -Danh từ làm bổ ngữ: Cô rất yêu quí học sinh.
 BN
 -Danh từ làm hô ngữ: Học sinh, nghiêm!
 HN
 -Danh từ làm thành phần chú thích: Minh, một học sinh xuất sắc, đã được học bổng. 
 CT
 * Để giúp học sinh xác định đúng “danh từ” trong câu, trong đoạn, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện các cách sau:
 -Thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng (1, 2,10, ; vài, dăm, những, các,) được không. Nếu được thì đó là danh từ.
 Ví dụ 1: Danh từ học sinh: thêm vào: 2 học sinh
 từ chỉ số lượng DT
 Ví dụ 2: Danh từ mét: thêm vào: 2 mét gỗ
 từ chỉ số lượng từ chỉ đơn vị DT
 -Có thể thêm vào sau đó một từ chỉ trỏ (này, ấy, kia, đó,) được không. Nếu được thì đó là danh từ.
 Ví dụ: Học sinh này
 DT từ chỉ trỏ
 Gỗ ấy
 DT từ chỉ trỏ
 Với cách hướng dẫn trên, học sinh dễ dàng nhận ra được từ nào là danh từ.
Cũng như động từ, tính từ, danh từ cũng có sự chuyển hóa từ loại, nếu 
học sinh không nhận ra điều này sẽ dẫn đến nhầm lẫn với động từ, tính từ. Chính vì thế tôi đã hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh như sau:
Danh từ chuyển hóa thành động từ:
 Ví dụ: Cái cày: danh từ - cày ruộng : động từ
 Cày (cái cày) có nghĩa từ vựng gắn với sự vật.
 Cày (cày ruộng) có nghĩa từ vựng gắn với hành động.
Danh từ chuyển hóa thành đại từ:
 Ví dụ: Bác Tư, bác đi đâu đấy?
 Bác: danh từ - chuyển thành đại từ
 Đồng chí có làm được việc này không?
 đại từ
Danh từ chuyển hóa thành tính từ:
 Khi thấy trước hoặc sau danh từ xuất hiện các từ chỉ mức độ: rất, khá, quá, 
lắm, thì đó là danh từ chuyển thành tính từ.
 Ví dụ: Anh chiến sĩ ấy có một ý chí sắt đá.
 Tính từ
 Ba Tòng là một đứa rất cáo.
 Tính từ
Danh từ chuyển hóa thành quan hệ từ:
 Ví dụ: Giữa rẫy, một ngọn lửa bập bùng cháy suốt đêm.
 Quan hệ từ
 Hay là: Trên trời, dưới cánh đồng, ngoài vườn, trong nhà
Bên cạnh một số động từ, tính từ lại chuyển hóa thành danh từ 
khi ta kết hợp trước động từ, tính từ với các từ: cái, sự, việc, nỗi, lòng, 
 Ví dụ: Sự suy nghĩ, cuộc đấu tranh, nỗi buồn, cái đẹp, danh từ.
 -Trong từng tiết học, tôi giúp học sinh nắm được đặc trưng cơ bản của danh từ nhằm để tránh sự nhầm lẫn giữa danh từ với các từ loại khác.
 -Tôi cung cấp cho các em một số vốn từ về danh từ để từ đó hướng dẫn các kĩ năng sử dụng danh từ Tiếng Việt.
 -Tôi luôn nghiên cứu bài dạy thật kĩ để nắm vững nội dung cần dạy cho học sinh, tôi áp dụng những phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phân tích ngữ liệu mẫu, từ đó từng bước nhận ra những dấu hiệu của khái niệm, lĩnh hội nội dung bài học. Kế tiếp tôi hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập (với các dạng bài tập đã nêu ở trên) bằng nhiều hình thức tổ chức lớp học sau:
 + Học theo lớp: tổ chức học chung toàn lớp.
 + Học theo nhóm: tổ chức nhiều nhóm trao đổi bàn bạc về một nội dung bài học.
 + Học cặp đôi: hai học sinh gần nhau (cùng bàn) cùng trao đổi thảo luận về một nội dung, một câu hỏi được giáo viên nêu ra.
 + Học cá nhân: từng cá nhân làm việc độc lập để cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập.
 -Tôi thường xuyên dự tính trước những khó khăn mà học sinh có thể vấp phải hoặc những tình huống có thể xảy ra trên lớp để khi soạn giáo án có biện pháp giải quyết kịp thời. Tùy từng loại bài tập mà tôi có những cách gợi ý, hướng dẫn học sinh sao cho thích hợp và có hiệu quả.
 -Tôi thực hiện một cách nghiêm túc việc hình thành cho học sinh ý thức thói quen và năng lực tự phát hiện, tự sửa chữa bài làm của mình, tránh ỷ lại vào thầy cô, bạn bè. Tôi thường xuyên vận dụng hợp lí các hình thức khen thưởng kịp thời, nhằm khuyến khích học sinh mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham học và ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập của học sinh.
 -Cuối cùng là việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tôi luôn thận trọng khi nhận xét chỗ sai của học sinh, nhẹ nhàng động viên để các em làm lại và khắc phục tốt hơn trong lần sau.
 3/ Kết quả:
 Qua thực hiện nghiên cứu và áp dụng đề tài trong năm học trước và năm học này tôi đã từng bước nâng dần chất lượng giảng dạy của bản thân và sự nhận biết các danh từ trong câu, đoạn cho học sinh lớp tôi như sau:
 -Về giáo viên: Bản thân tôi đã đổi mới được phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng, có thêm kiến thức, kĩ năng giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của lớp.
 -Về học sinh: Học sinh chủ động học tập. Chất lượng giờ học Luyện từ và câu được nâng dần, đa số học sinh nhận biết danh từ với các từ loại khác ngày càng tốt hơn, chính xác hơn.
 Sau khi khảo sát, tôi thu được kết quả ở lớp như sau:
Năm học
Lớp - TSHS
Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu
TS
%
TS
%
2007 - 2008
4/1 – 37
35
94.6%
2
5.4%
2008 - 2009 
4/3 – 20 
20
100%
0
0
(Đây là bảng thống kê số liệu học sinh đạt từ trung bình trở lên)
 IV/ Kết luận:
 1/ Bài học kinh nghiệm:
 Từ các vấn đề được nêu trong đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 nhận biết được từ loại “danh từ” tôi nhận thấy để học Luyện từ và câu đạt hiệu quả cao thì bản thân người giáo viên phải có bước chuẩn bị tốt nội dung bài dạy, chú ý khâu soạn Kế hoạch bài học; học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo, phải có nhu cầu ham học, ham thực hành với từng loại bài tập cụ thể. Với sự áp dụng các biện pháp dạy học thích hợp, tôi nhận thấy học sinh năm nay có nhiều tiến bộ hơn so với những năm học trước, các em hiểu được cách trình bày bài làm dễ hiểu rõ ràng và đúng yêu cầu đề ra. Nhờ có nhiều nỗ lực nên tôi đã thu được một kết quả khả quan. Các em có hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn, biết rõ từ loại danh từ trong câu và cách vận dụng nó để đặt câu, viết đoạn.
 Giáo viên cần có thái độ mẫu mực, tận tụy, kiên nhẫn, đối xử công bằng giúp đỡ học sinh học tập. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, theo dõi học sinh, tạo hứng thú cho học sinh học tập. Khêu gợi sự tò mò, tìm tòi , thói quen đặt câu hỏi, của

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_n.doc